intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học Toán tại lớp 1/3, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đánh giá hiệu quả của việc vận dụng PPTQ trong dạy học Toán tại lớp 1/3, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Để thực hiện việc đó, chúng tôi tìm hiểu về thực trạng sử dụng PPTQ trong dạy học Toán lớp 1 tại trường; thiết kế kế hoạch dạy học môn Toán lớp 1 có sử dụng PPTQ và tiến hành thực nghiệm bài dạy tại lớp 1/3; thiết kế bài khảo sát đánh giá kết quả thực nghiệm và cho học sinh thực hiện bài khảo sát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học Toán tại lớp 1/3, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

  1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC TOÁN TẠI LỚP 1/3, TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG, THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG Phạm Thanh Thủy1, Mai Quang Vinh2* 1. Lớp D20GDTH06, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một * Liên hệ email: vinhmq@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Phương pháp dạy học phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy học Toán đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù thông qua việc học môn Toán ở cấp Tiểu học. Có nhiều phương pháp có thể được vận dụng trong quá trình dạy học Toán, bao gồm phương pháp trực quan (PPTQ). Trong báo cáo này, chúng tôi đánh giá hiệu quả của việc vận dụng PPTQ trong dạy học Toán tại lớp 1/3, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Để thực hiện việc đó, chúng tôi tìm hiểu về thực trạng sử dụng PPTQ trong dạy học Toán lớp 1 tại trường; thiết kế kế hoạch dạy học môn Toán lớp 1 có sử dụng PPTQ và tiến hành thực nghiệm bài dạy tại lớp 1/3; thiết kế bài khảo sát đánh giá kết quả thực nghiệm và cho học sinh thực hiện bài khảo sát. Kết luận về hiệu quả được đưa ra dựa trên dữ liệu thu được từ kết quả thực hiện bài khảo sát của học sinh. Từ khóa: Phương pháp trực quan, phương pháp dạy học, Toán, Tiểu học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018) của Bộ Giáo dục và Đạo tạo (GD&ĐT), Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng cơ bản của Toán học đã giúp con người giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Chính vì thế, việc tìm ra một phương pháp giúp dạy học Toán đạt hiệu quả cao là một điều vô cùng quan trọng trong việc phát triển các năng lực đặc thù môn Toán ở cấp Tiểu học như năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Dương Huy Cẩn cho rằng “Học sinh tiểu học ở lứa tuổi 6 đến 11 tuổi có trí nhớ trực quan phát triển hơn là trí nhớ từ ngữ” (Dương Huy Cẩn, 2022). Trong (Trần Thúy Ngà, 2022), tác giả kết luận rằng “Sử dụng đa phương tiện thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, tạo môi trường học tập tương tác tích cực cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức hoạt động dạy học lấy người học làm trung tâm”. Đặc trưng của môn Toán là mang tính logic, trừu tượng, khái quát. Do đó, việc sử dụng những hình ảnh trực quan để minh họa cho “thứ trừu tượng” đó, biến nó trở trở nên dễ hiểu hơn là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp các em ghi nhớ và khắc sâu bài học một cách dễ dàng hơn. Để vận dụng phương pháp trực quan (PPTQ) vào dạy học môn Toán một cách hiệu quả, đòi hỏi cá nhân người giáo viên phải hiểu rõ về phương pháp dạy học trực quan, triển khai tốt các hoạt động có sử dụng PPTQ hiệu quả, biết cách sử dụng những phương tiện trực quan (PTTQ). Dĩ nhiên, phù hợp với tâm lý học sinh là điều bắt buộc phải có (Bùi Văn Huệ và nnk., 2012). Với sự phát triển của 270
  2. công nghệ ngày nay, càng ngày càng có nhiều ứng dụng và phần mềm phục vụ cho việc tạo ra PTTQ như văn bản, hình ảnh, video, … Do đó, việc khai thác sự phát triển của các tài nguyên và ứng dụng đó trong việc vận dụng PPTQ trong dạy học môn Toán ở Tiểu học trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, “Trong thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên vẫn chưa hiểu rõ, chưa sẵn sàng sử dụng đa phương tiện vào dạy học.” (Trần Thúy Ngà, 2022). Điều này cho thấy việc vận dụng PPTQ trong dạy học Toán ở tiểu học vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm để đạt hiệu quả cao. Do vậy, việc vận dụng PPTQ trong dạy học Toán tiểu học thực tế là một chủ đề rất hấp dẫn và lôi cuốn. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ đánh giá hiệu quả của việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học Toán tại lớp 1/3, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. Phần còn lại của báo cáo được sắp xếp như sau: Mục 2 trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng, Mục 3 thảo luận về một số kết quả đạt được, và một số kết luận sẽ được đưa ra trong Mục 4. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Tham gia quan sát, ghi nhận quá trình dạy và học sử dụng PPTQ trong dạy học Toán ở Tiểu học Lê Hồng Phong. - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu về thực trạng sử dụng PPTQ trọng dạy học Toán ở Tiểu học tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Tìm hiểu về cách tiếp nhận của học sinh khi được học PPTQ. - Phương pháp thực nghiệm: Vận dụng PPTQ vào dạy học Toán ở Tiểu học. - Phương pháp phân tích dữ liệu với thống kê mô tả. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái niệm phương pháp trực quan Theo (Đặng Vũ Hoạt và nnk., 2020), phương pháp dạy học trực quan bao gồm phương pháp quan sát và phương pháp trình bày trực quan. Hai phương pháp này có mối liên hệ với nhau, cụ thể là khi trình bày trực quan, học sinh tiến hành quan sát chúng một cách có khoa học dưới vai trò chủ đạo của giáo viên. PPTQ là phương pháp trong đó giáo viên và học sinh sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học. Phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của PPTQ. Khi sử dụng PPTQ, giáo viên cần xác định phương tiện trực quan phải phù hợp với nội dung, mục tiêu, chủ đề bài học và đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình dạy học. Giáo viên không chỉ dừng lại ở việc biểu diễn, minh họa bài giảng mà còn sử dụng các phương tiện trực quan như là một phương tiện của quá trình nhận thức, giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá tri thức mới. Trong dạy học theo phương pháp trực quan, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, học sinh chủ động khám phá, khai thác, phát hiện kiến thức dựa vào đồ dùng và PTTQ. 3.2. Các bước vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học Toán Bước 1: Giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học đảm bảo tính sư phạm, phù hợp với mục tiêu, nội dung bài giảng. Bước 2: Giáo viên giới thiệu PTTQ, nêu nhiệm vụ học tập yêu cầu học sinh quan sát. Bước 3: Học sinh thực hiện các thao tác trên PTTQ để khai thác, thảo luận, nhận xét, bổ sung và trình bày kết quả. Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh, củng cố lại kiến thức bài học. 3.3. Thực trạng sử dụng phương pháp trực quan lớp 1 tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong 271
  3. Để nắm rõ hơn về thực trạng sử dụng PPTQ trong quá trình dạy học môn Toán ở Tiểu học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 6 giáo viên đang giảng dạy lớp 1 tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chúng tôi khảo sát ý kiến về một số khía cạnh như sau: tần suất sử dụng phương pháp trực quan, sự cần thiết của phương pháp trực quan trong dạy học Toán lớp 1, loại phương tiện trực quan hay được sử dụng, ứng dụng/phần mền hay được sử dụng trong tạo ra phương tiện trực quan trong dạy học và nguồn học liệu hay được sử dụng. Sau khi tiến hành khảo sát, chúng tôi phân tích kết quả về tần suất sử dụng như được trình bày trong Hình 1. Hình 1: Mức độ sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Toán lớp 1 tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Hình 1 cho thấy 66.7% giáo viên thường xuyên sử dụng phương tiện trực quan, 33.3% giáo viên sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng và không có giáo viên nào không sử dụng phương pháp trực quan. Như vậy, qua khảo sát chúng ta có thể thấy rằng việc sử dụng PPTQ trong dạy học toán được diễn ra khá thường xuyên tại các lớp 1 trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Hình 2: Kết quả khảo sát ý kiến về sự cần thiết của phương pháp trực quan trong dạy học Toán lớp 1 tại trường tiểu học Lê Hồng Phong. Kết quả phân tích khảo sát ý kiến giáo viên về sự cần thiết của phương tiện trực quan trong quá trình dạy học môn toán lớp 1 tại cơ sở thực nghiệm được trình bày trong Hình 2. Có thể thấy có tới 83.3% giáo viên cho rằng nó rất cần thiết, 16.7% giáo viên cho rằng PPTQ cần thiết trong một số trường hợp, không có ý kiến nào cho rằng PPTQ không cần thiết nhưng cũng tốt hay rất không cần thiết. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng PPTQ được vận dụng rất nhiều và nó có vai trò quan trọng trong dạy học Toán đối với học sinh lớp 1. 272
  4. Hình 3: Loại phương tiện trực quan mà giáo viên hay sử dụng trong quá trình dạy học môn Toán lớp 1 tại trường tiểu học Lê Hồng Phong. Trong quá trình sử dụng PPTQ trong dạy học Toán ở Tiểu học, có nhiều phương tiện và hình thức để giáo viên có thể sử dụng như sơ đồ, hình ảnh, video. Qua khảo sát chúng tôi có thể thấy rằng 6/6 giáo viên đều sử dụng loại phương tiện bằng hình ảnh (chiếm 100%), tiếp đến là dạng vật thật 4/6 giáo viên sử dụng (chiếm 66.7%), cuối cùng là dạng video và sơ đồ có 2/6 giáo viên sử dụng (chiếm 33.3%). Điều này khá dễ hiểu vì PTTQ dạng hình ảnh dễ dàng hơn trong việc thiết kế và tìm kiếm nguồn tài nguyên phong phú. Sử dụng hình ảnh giúp tiết kiệm thời gian, mang lại hiệu quả cao trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh; xem Hình 3. Hình 3 cũng cho thấy video và vật thật cũng được sử dụng với tỷ lệ cao lần lượt là 33.3% và 66.7%. Có lẽ việc thiết kế PTTQ bằng video sẽ mất nhiều thời gian hơn là việc thiết kế PTTQ bằng hình ảnh nên giáo viên thường ít sử dụng hơn nhưng nó vẫn chiếm tỉ lệ phần trăm khá cao (33.3%). Hình thức sử dụng vật thật cũng được nhiều giáo viên lựa chọn (66.7%) bởi nó có tính trực quan khá cao, kích thích được nhiều giác quan của học sinh, giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn, mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Hình 4: Ứng dụng/phần mềm trực quan mà giáo viên thường sử dụng trong thiết kế và xây dựng phương tiện trực quan trong dạy học Toán lớp 1 tại trường tiểu học Lê Hồng Phong. 273
  5. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, có rất nhiều những ứng dụng/phần mềm mà giáo viên có thể sử dụng để thiết kế các phương tiện trực quan. Hình 4 trình bày kết quả phân tích ý kiến về các phần mền hay được sử dụng trong thiết kế phương tiện trực quan. Có thể thấy 6/6 giáo viên (chiếm 100%) đều thiết kế phương tiện trực quan bằng phần mềm Powerpoint, đây là phần mềm đã có từ rất lâu và được sử dụng rất phổ biến cho đến ngày hôm nay. Đứng thứ hai là trang web Canva với 4/6 giáo viên (chiếm 66.7%) sử dụng để thiết kế phương tiện trực quan trong dạy học môn Toán. Canva cũng là một trang web khá phổ biến trong những năm gần đây bởi sự tiện lợi cũng như nguồn tài nguyên phong phú, tạo điều kiện cho giáo viên sáng tạo nên nhiều phương tiện trực quan hơn. Kế đó là phần mềm Capcut, với phần mềm này chỉ có 1/6 giáo viên (chiếm16.7%) sử dụng để thiết kế phương tiện trực quan bởi lẽ nó tốn khá nhiều thời gian và công sức cũng như là dung lượng của thiết bị. Ngoài ra, một số web và phần mền khác cũng được sử dụng như: Wonder Filmora, Adobe Express và Animaton. Hình 5: Nguồn học liệu mà giáo viên thường sử dụng để vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Toán lớp 1 tại trường tiểu học Lê Hồng Phong. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 5/6 giáo viên (chiếm 83.3%) sẽ tự thiết kế các PTTQ nhằm phục vụ cho việc dạy học môn Toán, 5/6 giáo viên (chiếm 83.3%) sử dụng những chia sẻ miễn phí trên internet, có 3/6 giáo viên (chiêm 50%) sẽ trả phí trên một số nền tảng và không có giáo viên nào nhờ người khác thiết kế theo ý tưởng của mình; xem Hình 5. Từ các phân tích trên, có thể thấy rằng nhu cầu sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Toán là rất lớn. Hầu hết giáo viên có thể tự thiết kế các PTTQ cho bản thân mình, điều này cho thấy rằng việc sử dụng PPTQ trong dạy học Toán có thể góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học. Vì thế, họ sẵn sàng không ngừng học hỏi thêm nhiều cách thức để thiết kế nên các PTTQ trong dạy học Toán. Hiện nay, dưới sự phát triển của công nghệ hiện đại và các trang mạng xã hội, việc tìm kiếm các PTTQ là một điều không còn xa lạ. Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm các PPTQ trên mạng internet. Một điều càng khẳng định hơn tầm quan trọng của PTTQ trong dạy học Toán mà chúng ta có thể thấy rằng có tới 50% câu trả lời rằng giáo viên sẵn sàng trả phí để sử dụng các PPTQ trong dạy học môn Toán lớp 1. Đối với phương pháp dạy học nào cũng vậy, điều mà chúng ta quan tâm nhất đó chính là tính hiệu quả của mỗi phương pháp. Hiệu quả rõ nhất mà chúng ta có thể thấy được đó là “Tạo được hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập”, với 100% giáo viên đều hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Hứng thú học tập sẽ đóng vai trò cốt lõi, quyết định đến hiệu quả của hoạt động học tập của học sinh. Từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, phương pháp trực quan “Giúp tăng khả năng ghi nhớ của học sinh”. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 88.3% giáo viên đều hoàn toàn đồng ý, 16.7% giáo viên đồng ý với ý kiến này. Ý kiến đánh giá tính hiệu về “Huy động được sự tham gia của các giác quan học sinh” có 274
  6. 66.7% câu trả lời là hoàn toàn đồng ý, 33.3% là đồng ý. Về việc “Giúp học sinh dễ dàng hình thành các khái niệm Toán học” cũng có 50% giáo viên hoàn toàn đồng ý, 50% giáo viên đồng ý (Bảng 1). Bảng 1: Kết quả khảo sát ý kiến về hiệu quả của PPTQ trong dạy học môn Toán. Mức độ Hiệu quả Hoàn toàn Không Hoàn toàn Đồng ý đồng ý đồng ý không đồng ý Giúp học sinh dễ dàng hình thành các 50% 50% 0% 0% khái niệm toán học Huy động sự tham gia của các giác 66.7% 33.3% 0% 0% quan của học sinh Giúp tăng khả năng ghi nhớ của học 83.3% 16,7% 0% 0% sinh Tạo hứng thú cho học sinh trong quá 100% 0% 0% 0% trình học tập. Qua khảo sát đánh giá về tính hiệu quả của PPTQ trong dạy học môn Toán lớp 1, hầu hết các ý kiến của giáo viên đều đồng ý cho tới hoàn toàn đồng ý về tính hiệu quả của phương pháp trực quan, không có ý kiến nào là không đồng ý về tính hiệu quả của nó. Từ đó chúng ta càng khẳng định hơn được tầm quan trọng của PPTQ trong dạy học môn Toán lớp 1. Qua phân tích kết quả khảo sát về Thực trạng sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Toán lớp 1 tại Trường Tiều học Lê Hồng Phong, có thể thấy rằng việc sử dụng PPTQ trong dạy học Toán hiện nay là rất phổ biến và diễn ra thường xuyên. Việc sử dụng PTTQ trong dạy học Toán có nhiều lợi thế trong thực tế dạy học ngày nay, đặc biệt ở các vùng thành thị. Việc thiết kế các PTTQ cũng trở nên dễ hơn và hầu hết các giáo viên đang giảng dạy lớp 1 tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong hiện nay cũng có thể tự thiết kế được các PPTQ cho riêng mình. Họ không ngừng học hỏi những cái mới để có thể tạo ra những phương tiện trực quan đa dạng và phong phú hơn. Các PTTQ cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên trong quá trình truyền đạt kiến thức cho học sinh và phương pháp trực quan cũng mang lại những hiệu quả cao trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. 3.4. Thực nghiệm sư phạm 3.4.1. Mục tiêu thực nghiệm Mục tiêu của thực nghiệm nhằm đánh giá về sự hứng thú của học sinh khi được học tập bằng PPTQ; đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng PPTQ trong quá trình dạy học môn Toán lớp 1 qua việc tiếp thu kiến thức tại lớp của học sinh. Kết quả thực nghiệm có thể góp phần làm sáng tỏ vai trò của PPTQ trong dạy học Toán Tiểu học nói chung và dạy học Toán lớp 1 nói riêng. 3.4.2. Đối tượng, thời gian thực nghiệm Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 1/3 tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Thời gian thực nghiệm: Tháng 3/2024. 3.4.3. Xây dựng kế hoạch bài dạy có sử dụng phương pháp trực quan TOÁN PHÉP CỘNG DẠNG 14 + 3 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: 275
  7. - Biết cách tìm kết quả các phép cộng dạng 14 + 3. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển một số năng lực toán học như năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực sử dụng công cụ phương tiện toán học. 2. Năng lực chung - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua hoạt động làm việc nhóm, học sinh hăng hái đưa ra ý kiến của bản thân mình. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Học sinh nêu ra được một số cách thực hiện phép cộng dạng 14 + 3. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Học sinh có tinh thần tự học, có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của mình ở hoạt động làm việc nhóm. - Chăm chỉ: Rèn luyện đức tính chăm chỉ thông qua việc thực hiện một số bài tập về phép cộng dạng 14 + 3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Powerpoint bài giảng, clip tình huống toán học. - Các chấm tròn đỏ, chấm tròn xanh. - Giấy A4, A2, keo dán. - Một số tình huống đơn giản có phép cộng dạng 14 + 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (2 phút) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS để bắt đầu vào tiết học. - GV cho HS nhảy bài tập đếm. - HS nhảy bài tập đếm. - GV hỏi HS: Bài hát có nhắc đến phép tính gì? - HS trả lời: Bài hát có nhắc đến phép cộng. - GV nhận xét, dẫn vào bài mới. - HS lắng nghe. 2. Khám phá (15 phút) - GV chiếu video chiếc chong chóng: https://s.pro.vn/XNnZ - GV hỏi HS: - HS trả lời: + Ban đầu, bạn nhỏ có bao nhiêu chong chóng + Có 14 chong chóng đỏ. đỏ? + Bạn nhỏ có thêm bao nhiêu chong chóng + Có 3 chong chóng xanh. xanh? + Để biết được có bao nhiêu chong chóng thì + Thực hiện phép tính cộng: 14 + 3. chúng ta thực hiện phép tính gì? 276
  8. - GV mời HS nhận xét. - HS nhận xét - GV nhận xét. - HS lắng nghe - GV giới thiệu 14 chấm tròn đỏ tượng trưng cho - HS quan sát và lắng nghe. 14 chong chóng đỏ, 3 chấm tròn xanh tượng trưng cho 3 chong chóng xanh. Hình ảnh về chấm tròn (Nguồn: hoc10.vn) - GV hỏi HS: Để biết được có tất cả bao nhiêu chấm tròn, ta thực hiện phép tính gì? - HS trả lời: Thực hiện phép tính cộng. - GV mời HS nhận xét. - GV nhận xét. - HS nhận xét. - GV yêu cầu HS lấy mô hình chấm tròn để tìm - HS lắng nghe. kết quả của phép tính 14 + 3. - HS lấy chấm tròn và thực hiện tìm kết quả - GV mời HS trình bày kết quả thảo luận của phép tính. nhóm mình. - HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm - GV hỏi HS: mình. + Làm thế nào để em biết đc có 17 chấm tròn? + HS trả lời: em đếm số chấm tròn đỏ, - GV mời HS nhận xét phần thảo luận của nhóm chấm tròn xanh em đếm thêm. bạn. - HS nhận xét. - GV hướng dẫn HS cách đếm chấm tròn bằng cách: - HS quan sát và lắng nghe. + Đếm thêm bằng tay. + Cộng hàng đơn vị với hàng đơn vị, hàng chục chuyển qua. - GV quay lại bức tranh chong chóng và hỏi HS: Chúng ta có tất cả bao nhiêu chiếc chong chóng? - HS trả lời: Có tất cả 17 chong chóng. Ta thực hiện phép tính: 14 + 3 = 7 - GV hỏi HS: + Số 14 là số gồm mấy chữ số? Số 3 là số có - HS trả lời: mấy chữ số? + Số 14 là số có 2 chữ số, 3 là số có 1 chữ - GV kết luận: Đây là phép tính cộng 2 chữ số số. với số có 1 chữ số. - HS lắng nghe. 277
  9. 3. Luyện tập (13 phút) - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài. đề bài. - GV cho HS phân tích bức tranh. - HS trả lời: - GV hỏi HS: + Bức tranh có bao nhiêu chấm tròn đỏ? Bao + Có 15, 16, 13 chấm tròn đỏ. Có 1,2,4 nhiêu chấm tròn xanh chấm tròn xanh. + Chúng ta thực hiện phép tính gì để biết được + Thực hiện phép tính cộng. có tất cả bao nhiêu chấm tròn? - GV cho HS làm bảng con. - HS làm vào bảng con. 4. Vận dụng (4 phút) Trò chơi: Cùng khỉ hái táo - HS trả lời: Câu 1: 16 + 3 = …. 16 + 3 = 19 Câu 2: 12 + 4 = …. 12 + 4 = 16 Câu 3: 13 + 4 = …. 13 + 4 = 17 Củng cố, dặn dò (1 phút) - Hôm nay chúng ta học bài gì? - HS trả lời: Phép cộng dạng 14 + 3 - Ôn bài, chuẩn bị bài cho tiết 2. - HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY …………………………………………………………………………………………….......... …………………………………………………………………………………………….......... …………………………………………………………………………………………….......... …………………………………………………………………………………………….......... …………………………………………………………………………………………….......... …………………………………………………………………………………………….......... ❖ Phân tích tình huống trực quan trong kế hoạch bài dạy • Hoạt động cho học sinh xem video trong hoạt động khám phá: Nội dung video ở đây là một tình huống thực tế: Bạn nhỏ có 14 cái chong chóng màu đỏ, bạn mang thêm 3 cái chong chóng màu xanh, hỏi bạn có tất cả bao nhiêu cái chong chóng? Khi giáo viên cho học sinh quan sát video, học sinh sẽ hình dung rõ hơn được nội dung của tình huống nêu trên. Khi thấy bạn nhỏ mang thêm 3 chong chóng màu xanh, ngay lập tức, học sinh sẽ biết được rằng chúng ta phải sử dụng “phép cộng” cho bài toán này. Như vậy, học sinh sẽ hiểu rõ hơn được rằng ý nghĩa của phép cộng là “thêm vào”. • Hoạt động cho học sinh sử dụng chấm tròn: Trong hoạt động này, chúng tôi tiến hành cho học sinh sử dụng mô hình vật thật để tìm ra kết quả của phép cộng dạng 14 + 3. Đây là bài đầu tiên trong phần “Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 278
  10. 100” của chương trình Toán lớp 1. Vì vậy, việc sử dụng mô hình vật thật trong quá trình hình thành kiến thức cho học sinh là một điều cần thiết. Khi giáo viên cho học sinh thực hành trên những chấm tròn, để tìm ra được kết quả của phép cộng 14 + 3, dự tính học sinh sẽ thực hiện những cách sau đây: + Đếm tất cả có 17 chấm tròn. + Đếm thêm những chấm tròn màu xanh: 15, 16, 17 chấm tròn. + Nếu học sinh xếp 10 chấm tròn đỏ ở hàng trên, hàng dưới là 4 chấm đỏ và 3 chấm tròn xanh, học sinh sẽ tiến hành cộng 4 chấm tròn đỏ với 3 chấm tròn xanh, thêm 10 chấm tròn hàng trên là 17 chấm tròn. Như vậy, học sinh đã tiến hành cộng hàng đơn vị với hàng đơn vị. Khi sử dụng mô hình vật thật, học sinh sẽ được trực tiếp quan sát cũng như là được “sờ” vào những chấm tròn, điều này sẽ huy động được các giác quan của học sinh như thị giác, xúc giác, thính giác. Qua đó, giúp gây ấn tượng trong trí nhớ cho học sinh và giúp học sinh khắc sâu bài học hơn. • Hoạt động hướng dẫn học sinh cách thực hiện phép cộng 14 + 3: Với hoạt động này, chúng tôi tiến hành cho học sinh quan sát cách thực hiện phép cộng dạng 14 + 3 như sau: Khi sử dụng 2 màu sắc khác nhau giữa hàng chục và hàng đơn vị nhằm giúp cho học sinh có thể dễ dàng phân biệt hai hàng của phép cộng. Từ đó học sinh sẽ biết cách thực hiện phép cộng dạng 14 + 3 bằng cách cộng hàng đơn vị với hàng đơn vị, hàng chục chúng ta chuyển qua. Nhờ có màu sắc mà học sinh có thể dễ dàng ghi nhớ và biết cách thực hiện các phép tính khác dạng 14 + 3. 3.4.4. Tiến hành thực nghiệm và đánh giá thực nghiệm tại lớp Sau khi xây dựng Kế hoạch bài dạy cho bài “Phép cộng dạng 14 + 3” trong chương trình môn Toán lớp 1, chúng tôi tiến hành đưa bài dạy vào thực nghiệm tại lớp 1/3, trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Ngày dạy: 18/03/2024. Lớp dạy: 1/3 Trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Sĩ số: 38 học sinh. Qua quan sát quá trình học tập của học sinh, qua các hoạt động có sử dụng PTTQ, đầu tiên mà chúng tôi nhận thấy rằng PPTQ mang lại sự hứng thú học tập và sự tập trung lớn cho học sinh. Ở các hoạt động có sử dụng PPTQ như hoạt động xem video, hoạt động sử dụng những chấm tròn, các em đều rất tập trung, thích thú và tham gia tích cực vào các hoạt động này. Điều này góp phần rất lớn trong việc mang lại hiệu quả trong quá trình tiếp thu kiến thức của các em. Qua các câu hỏi vấn đáp 279
  11. có liên quan đến bài học và khi học sinh tiến hành thực hiện các phép tính có dạng 14 + 3 thì chúng tôi thu lại kết quả là hầu hết kết quả các em đều thực hiện tốt các phép tính mà giáo viên đưa ra. 3.4.5. Khảo sát và đánh giá kết quả thực nghiệm Để đánh giá rõ hơn về tính hiệu quả của PPTQ trong dạy học môn Toán lớp 1 tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, chúng tôi đã tiến hành cho học sinh thực hiện một khảo sát chất lượng về bài học “Phép cộng dạng 14 + 3”. Thời gian khảo sát: 20/3/2023. Lớp khảo sát: 1/3 trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Số lượng khảo sát: 38 học sinh. Hình 6 trình bày kết quả bài khảo sát đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng PPTQ trong dạy học môn Toán lớp 1 tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, cụ thể là bài “Phép cộng dạng 14 + 3”. Có thể thấy rằng số học sinh đạt 9 – 10 điểm là 31 học sinh (chiếm tỷ lệ 81.5%), tiếp đến số lượng học sinh đạt 7 – 8 điểm là 4 học sinh (chiếm tỷ lệ l0.5%), số học sinh đạt 5 – 6 điểm là 2 học sinh (chiếm tỷ lệ 5.2%), chỉ có 1 học sinh có số điểm dưới 5 điểm (chiếm tỷ lệ 26%). Hình 6: Kết quả khảo sát hiệu quả của việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học Toán lớp 1 tại trường tiểu học Lê Hồng Phong. Có 31 bài kiểm tra đạt điểm 9-10; bốn bài kiểm tra đạt điểm 7-8; hai bài kiểm tra đạt điểm 5-6 và một bài kiểm tra đạt điểm dưới 5. Các em hầu hết thực hiện các phép tính rất tốt, có sai sót ở một số trường hợp nhưng không đáng kể, cần phải có thời gian để các em có thể luyện tập thêm. PPTQ được vận dụng kết hợp thêm nhiều phương pháp khác sẽ làm tăng tính hiệu quả trong quá trình hình thành kiến thức cho học sinh. Kết quả khảo sát tính hiệu quả của PPTQ trong dạy học môn Toán lớp 1 sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau, đặc biệt là phụ thuộc vào năng lực của mỗi em. Tuy nhiên, từ phân tích kết quả khảo sát có thể kết luận rằng việc vận dụng PPTQ vào dạy học Toán lớp 1 một cách thích hợp góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Toán lớp 1 tại trường tiểu học Lê Hồng Phong. 3.5. Giới thiệu về ứng dụng Canva trong thiết kế phương tiện trực quan 280
  12. Kết quả thực nghiệm sư phạm và khảo sát đánh giá hiệu quả của việc vận dụng PPTQ vào dạy học Toán tại lớp 1/3, trường Tiểu học Lê Hồng Phong, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho thấy rằng khi vận dụng PPTQ vào dạy học Toán một cách phù hợp có thể mang lại sự hứng thú học tập và hiệu quả cao trong hoạt động học tập của học sinh. Những phương tiện trực quan (PTTQ) là yếu tố không thể bỏ qua khi vận dụng PPTQ trong quá trình dạy học môn Toán. Những PTTQ đó đóng vai trò gần như quyết định tính hiệu quả khi vận dụng PPTQ vào dạy học. Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng sử dụng những trang web, phần mềm nhằm thiết kế hình ảnh, video trực quan. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một trang web giúp giáo viên có thể thiết kế các PPTQ phục vụ cho các hoạt động giảng dạy có sử dụng PPTQ. Đó là trang web Canva. Canva là một trang web thiết kế đồ họa khá phổ biến hiện nay, giúp giáo viên có thể thiết kế ra các phương tiện trực quan. Các phương tiện trực quan mà giáo viên có thể thiết kế là các hình ảnh, video, các bài giảng điện tử, …. không chỉ được sử dụng trong dạy học môn Toán mà còn cho các môn học khác. 3.5.1. Sử dụng Canva để thiết kế bài giảng điện tử Bài giảng điện tử hiện nay không còn xa lạ đối với giáo viên trong công việc giảng dạy. Nếu trước đây khi dạy học Toán và các môn học khác, giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng dạy học như tranh ảnh, bảng phụ, … điều này sẽ làm tốn thời gian, công sức và tiền bạc trong việc in ấn. Bài giảng điện tử tạo thuận lợi cho giáo viên rất nhiều trong việc trình bày các hình ảnh, video, âm thanh cần sử dụng trong quá trình dạy học. Với Canva, chúng ta có thể tìm được rất nhiều mẫu có sẵn cho các bài thuyết trình, các bài giảng điện tử cho môn Toán. Nhờ đó mà giáo viên có thể sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử cho riêng mình, phục vụ cho quá trình dạy học môn Toán. Hình 7: Giao diện Canva với đa dạng các mẫu thuyết trình. Hình 8: Thiết kế Bài giảng điện tử với Canva. 281
  13. 3.5.2. Sử dụng Canva để thiết kế hình ảnh và bài tập Trong dạy học môn Toán ở Tiểu học, phương tiện hình ảnh là phương tiện được sử dụng nhiều nhất bởi tính đơn giản, dễ thiết kế, đặc biệt là mang lại hiệu quả cao trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức cho học sinh. Vì vậy, thiết kế được các hình ảnh trực quan góp phần chủ động hơn trong quá trình giảng dạy. Với Canva, chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm những biểu tượng để biểu trưng những đơn vị đại lượng có trong các bài Toán với nguồn tài nguyên trực quan phong phú và đa dạng. Nhờ vậy, chỉ với vài thao tác đơn giản, chúng ta có thể sáng tạo nhiều hình ảnh trực quan khác nhau phục vụ cho việc dạy học môn Toán. Chẳng hạn, ta có một bài Toán như sau: “Có 12 cây bút chì, thêm 4 cây bút chì, hỏi có tất cả bao nhiêu cây bút chì?”. Trong thời gian đầu khi học sinh lớp 1 mới làm quen đến dạng Toán này, giáo viên phải sử dụng những hình ảnh minh họa để giúp các em có thể hiểu rõ hơn được tình huống của bài Toán. Ở đây, chúng ta muốn tìm kiếm hình ảnh “cây bút chì” để tượng trưng cho tình huống đưa ra thì với Canva thì chúng ta có thể dễ dàng làm được điều đó. Hình 9: Dễ dàng tìm kiếm các biểu tượng trực quan với Canva. Hình 10: Sản phẩm hình ảnh trực quan của tình huống có trong bài toán. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng trang web Canva để thiết kế các hình ảnh trực quan cho các bài tập nhằm giúp các em có thể hiểu rõ bản chất của bài tập cũng như đa dạng hơn về mặt hình thức trình bày, giúp tạo hứng thú hơn trong quá trình làm bài của học sinh. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần 282
  14. lưu ý giảm dần mức độ trực quan nhằm phát triển tư duy logic của học sinh khi thiết kế bài tập. Ví dụ, trong bài tập về “Điền dấu >,
  15. Hình 13: Sử dụng Canva để thiết kế video trực quan. 4. KẾT LUẬN Với nhiều nghiên cứu về việc vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học nói chung, trong dạy học Toán học nói riêng, nhiều kết luận đã được rút ra. Tuy nhiên, vận dụng phương pháp trực quan trong hoạt động dạy học Toán có hiệu quả cao không phải là một việc dễ dàng, đòi hỏi nhiều nỗ lực cũng như sự tinh tế. Để góp phần làm phong phú thêm minh họa cho việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Toán ở tiểu học, chúng tôi tiến hành thực nghiệm vận dụng PPTQ vào dạy học Toán lớp 1 tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Trong thực nghiệm này, khảo sát ý kiến của giáo viên về vai trò cũng như một số khía cạnh khác liên quan đến phương pháp trực quan đã được thực hiện. Đa số các ý kiến đều cho phản hồi tích cực và ủng hộ việc vận dụng phương pháp này trong dạy học Toán lớp 1. Bên cạnh đó, thực nghiệm sư phạm và khảo sát kết quả thực nghiệm cũng đã được thực hiện. Phân tích kết quả khảo sát thực nghiệm thu được cho thấy kết quả học tập của học sinh khá cao và những hiệu ứng tích cực của học sinh khi tham gia hoạt động dạy học. Điều này cho thấy khi vận dụng PPTQ một cách phù hợp góp phần phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù môn Toán đồng thời tạo ra được được môi trường học tập phát huy được tính tích cực của học sinh. Việc vận dụng PPTQ vào dạy học môn Toán có hiệu quả cao đòi hỏi sự vững chắc về phương pháp dạy học trực quan, thành thạo các quy trình khi sử dụng PPTQ trong các hoạt động dạy học. Cùng với đó, việc thiết kế và lựa chọn phương tiện trực quan phù hợp là không thể thiếu. Do đó, sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ (ví dụ, Canva) thiết kế phương tiện trực quan là một lợi thế. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên tuyệt đối hóa PPTQ khi dạy học. Nói cách khác, không có phương pháp nào là toàn năng, cần phải biết cách sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau, tránh sử dụng một phương pháp liên tục, sẽ gây nhàm chán giảm tính hiệu quả trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. Mặc dù kết quả đạt được trong thực nghiệm này là đáng khích lệ, nhưng thực hiện các thực nghiệm tiếp theo là rất cần thiết để xác thực độ tin cậy của kết quả cũng như làm tăng độ khả tín của kết luận trong báo cáo này. Chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội để thực hiện trong tương lai gần. TÀI LIỆU THAM KHẢO 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán. Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT, ngày 26/12/2018. 3. Dương Huy Cẩn (2022). Khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trong dạy học các môn tự nhiên-xã hội ở tiểu học. Dong Thap University Journal of Science, 11(3), 107-114. 4. Đặng Vũ Hoạt và Phó Đức Hòa (2020). Giáo dục học Tiểu học I. NXB Đại học Sư phạm. 5. Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa (2020). Giáo dục học Tiểu học II. NXB Đại học Sư phạm. 6. Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, và Nguyễn Xuân Thức (2012). Giáo trình Tâm lí học Tiểu học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 7. Trần Thúy Ngà (2022). Một số vấn đề về sử dụng đa phương tiện trong dạy học môn Toán ở trường tiểu học (Chương trình 2018). Tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam 18(07). 284
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2