intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dấu ấn của chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học đương đại Trung Quốc Phần 2

Chia sẻ: Milu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

154
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu thuyết Tân tả thực Tiểu thuyết Tân tả thực bắt nguồn từ “tiểu thuyết tầm căn”, sau khi mọi giá trị lí tưởng đã mất đi, giá trị kinh tế biến thành trung tâm của mọi giá trị, văn học bước vào thời kì trầm lắng, tác gia không còn đứng trên đỉnh cao kim tự tháp để vẽ nên mọi ước mơ, lí tưởng mà là một người dân bình thường quan tâm đến cuộc sống đời thường, và thế là tiểu thuyết Tân tả thực đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu đó. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dấu ấn của chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học đương đại Trung Quốc Phần 2

  1. Dấu ấn của chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học đương đại Trung Quốc Phần 2
  2. Tiểu thuyết Tân tả thực Tiểu thuyết Tân tả thực bắt nguồn từ “tiểu thuyết tầm căn”, sau khi mọi giá trị lí tưởng đã mất đi, giá trị kinh tế biến thành trung tâm của mọi giá trị, văn học bước vào thời kì trầm lắng, tác gia không còn đứng trên đỉnh cao kim tự tháp để vẽ nên mọi ước mơ, lí tưởng mà là một người dân bình thường quan tâm đến cuộc sống đời thường, và thế là tiểu thuyết Tân tả thực đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu đó. Tiểu thuyết Tân tả thực được đánh dấu bằng sự xuất hiện của hai tác phẩm cùng viết năm 1987:Phong cảnh của Phương Phương và Cuộc đời buồn khổ của Trì Lợi. Tiểu thuyết Tân tả thực kế thừa truyền thống của chủ nghĩa hiện thực, tái hiện một cách chân thực, chuẩn xác sự đa hình đa vẻ của cuộc sống hiện thực. Tuy nhiên, tiểu thuyết Tân tả thực lại không giống văn học chủ nghĩa hiện thực trước kia, chúng không mang phong cách phê phán sắc bén của chủ nghĩa hiện thực, không mang phong cách đầy nhiệt huyết của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa mà phần lớn các tác phẩm này đều thể hiện khuynh hướng xóa bỏ chủ thể, bình diện hóa, tính đa nguyên, tính không xác định..., các khuynh hướng này đã thể hiện lập trường giá trị và nền tảng mĩ học của chủ nghĩa Hậu hiện đại. Các tiểu thuyết gia Tân tả thực gồm Phương Phương, Trì Lợi, Lưu Hằng, Lí Hiểu, Liêm Thanh, Chu Mai Thâm, Dương Tranh Quang, Lưu Chấn Vân, Chử Phúc Kim, Diêm Liên Khoa..., trong đó Lí Hiểu, Liêm Thanh, Đương Tranh Quang được một số người coi là tác gia Tiền phong, và một số tác phẩm của các nhà văn Tiền phong như Tô Đồng, Dư Hoa, Cách Phi, Diệp Triệu Ngôn cũng được liệt vào hàng các tác phẩm của tiểu thuyết Tân tả thực. Điều này cho thấy các tiểu thuyết gia Tiền phong và tiểu thuyết gia Tân tả thực đang có xu hướng “nhập dòng”. Tạp chí Chung sơn số 3 năm 1989 có định nghĩa: “Tiểu thuyết Tân tả thực, nói một cách đơn giản là không giống với chủ nghĩa hiện thực từng xuất hiện trong lịch sử, cũng không giống với văn học “phong trào Tiền phong” của chủ nghĩa hiện đại, mà là một khuynh hướng văn học mới xuất hiện trong vài năm gần đây, trong giai đoạn mà sáng tác tiểu thuyết rơi vào trạng thái trầm lắng. Phương pháp sáng tác của các tiểu thuyết Tân tả thực vẫn lấy việc tả thực
  3. làm đặc trưng chủ yếu, nhưng các tác phẩm này đặc biệt chú ý tới việc trả lại cho cuộc sống hiện thực diện mạo, hình thái ban đầu, thẳng thắn đối mặt với cuộc sống hiện thực. Mặc dù xét về tinh thần văn học tổng thể, vẫn có thể quy tiểu thuyết Tân tả thực vào phạm trù chủ nghĩa hiện thực, nhưng rõ ràng các sáng tác của tiểu thuyết Tân tả thực đã có sự gợi mở và nội hàm mới, hấp thu các ưu điểm về thành tựu nghệ thuật của các trường phái của chủ nghĩa hiện đại. Một đặc điểm khác của tiểu thuyết Tân tả thực trong quá trình quan sát cuộc sống, nắm bắt thế giới là không những có ý thức đương đại rõ nét mà còn thấm nhuần các ý thức lịch sử, triết học. Nó đã làm mờ nhạt màu sắc chính trị thể hiện rất rõ trong chủ nghĩa hiện thực giả tạo(2) trước kia và theo đuổi một thế giới văn học phong phú hơn, sâu rộng hơn”. Đoạn văn này đã chỉ ra sự khác biệt giữa tiểu thuyết tân tả thực và chủ nghĩa hiện thực truyền thống và sự khác biệt giữa tiểu thuyết Tân tả thực và chủ nghĩa hiện thực giả tạo, đồng thời cũng chỉ ra những ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại đối với tiểu thuyết Tân tả thực, nhưng tiểu thuyết Tân tả thực cũng không phải là chủ nghĩa hiện đại. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là phần giới thiệu về tiểu thuyết Tân tả thực này không đề cập tới mối quan hệ giữa chủ nghĩa Hậu hiện đại và Tân tả thực. Có lẽ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do giữa những năm 80-90 của thế kỉ XX, chủ nghĩa hiện đại đã gây ảnh hưởng lớn tới giới văn nghệ Trung Quốc, nhưng thực tế có một số yếu tố lại thuộc phạm trù chủ nghĩa Hậu hiện đại. Trong khoảng thời gian này, ở Trung Quốc, cả hai khái niệm: chủ nghĩa Hiện đại và chủ nghĩa Hậu hiện đại chưa được tách bạch rõ ràng, nhưng trong thực tế sáng tác, rất nhiều tác gia Trung Quốc đã âm thầm chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Hậu hiện đại. Vậy yếu tố Hậu hiện đại thể hiện trong tiểu thuyết Tân tả thực là gì? Các yếu tố Hậu hiện đại trong tiểu thuyết Tân tả thực chủ yếu được thể hiện trên các phương diện sau: Thứ nhất, lấy lối “tự sự độ không”(3) và “từ chối phán đoán”để thay thế sự can thiệp tình cảm của chủ thể và sự phán đoán giá trị của chủ nghĩa hiện thực truyền thống. Văn học không còn là cuốn sách giáo khoa của cuộc sống mà có cùng hơi thở, cùng số phận với cuộc sống đời thường. Ví dụ trong Cuộc đời buồn khổ, bằng lối kể chuyện đều đều như nước chảy, cuộc đời của nhân vật chính Ấn Gia Hậu được biến đổi cùng với sự biến đổi của các mối quan hệ phức tạp trong cuộc sống mà không có một trạng thái ổn định. Toàn bộ tác phẩm gây cho người ta cảm giác lặp đi lặp lại các câu chuyện thường ngày.
  4. Thứ hai, tiểu thuyết Tân tả thực không còn tin vào tín điều: văn học bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực nhưng cao hơn, đẹp hơn, lí tưởng hơn cuộc sống hiện thực, mà tập trung thể hiện sự tầm thường, vụn vặt của cuộc sống hàng ngày. Về vấn đề “tính chân thực”, chủ nghĩa hiện thực nhấn mạnh sự “chân thực” sau khi đã được điển hình hóa, chủ nghĩa hiện đại lại nhấn mạnh cái “chân thực” chủ quan, tâm lí, còn các tác gia chủ nghĩa Tân hiện thực lại hết sức đề phòng những cái thuộc về tô điểm, gia công, biến hình và khoa trương, họ tin rằng chỉ có những hình ảnh nguyên sơ mới là bức tranh “chân thực” nhất của cuộc sống. Trì Lợi từng nói rằng mình chỉ là người “làm công tác xếp chữ bản in chứ không phải là người cắt xén, gọt rũa, không thêm mắm thêm muối”. Họ chỉ là người đứng nhìn cuộc sống, thể hiện cuộc sống mà không phú cho cuộc sống những ý nghĩa, không đưa ra bất kì hệ thống quan niệm nào để phân tích hiện thực, để khai thác những cái gọi là “quy luật nội tại” của cuộc sống. Thứ ba, “nhân vật anh hùng” trong tác phẩm đã bị nhường chỗ cho các nhân vật nhỏ bé, bình thường. Chủ nghĩa Tân tả thực đã đi ngược với các lí luận kinh điển của chủ nghĩa hiện thực trong việc xây dựng nhân vật điển hình trong môi trường điển hình, tập trung miêu tả những người dân bình thường không ngừng vươn lên trong khó khăn, thể hiện những tình cảm tâm tư và cảnh ngộ của cuộc đời họ. Trong phương diện lựa chọn đề tài, tiểu thuyết Tân tả thực đã phá vỡ những đại tự sự của văn học truyền thống, không đan xen vào tác phẩm những yếu tố lịch sử hay chính trị, chỉ tập trung thể hiện những vấn đề chân thực mà trước kia bị coi là không đáng giá hoặc không được nghệ thuật “dòm ngó”. Ví dụ Khoảnh đất đầy lông gà chỉ viết về chuyện “nửa cân đậu phụ thiu”, Mặt trời đã lên ghi lại những khoảnh khắc, cảm nhận của nhân vật trong quá trình sinh nở, hay trong tác phẩm Sổ tay li hôn, li hôn vốn là vấn đề hết sức “trọng đại”, song tác giả lại không hề đề cập các khía cạnh đạo đức, giá trị... mà chỉ tường thuật lại một sự kiện hết sức bình thường bắt nguồn từ những chuyện vụn vặt... Tiểu thuyết Tân tả thực đồng thuận với một quan niệm quan trọng trong văn học Hậu hiện đại, đó là cuộc sống vốn được tạo bởi rất nhiều cách mảnh vụn màu xám không theo bất kì quy tắc nào, “vụn vặt” là tiêu chí chân thực của con người. Trong các tác phẩm tiểu thuyết Tân tả thực, xuất hiện trước mắt độc giả đều là những chuyện hết sức vụn vặt như những khó khăn gặp phải khi đi làm, tan ca, con ốm, con đi nhà trẻ, tìm người giúp việc, tiếp khách, vay tiền, xếp hàng mua đồ... phong cách tự sự cũng rất bình thường, mọi sự kiện không liên quan với nhau nhưng lại được ghép mảnh vào nhau. Đứng trước những hình ảnh hết sức chân thực, không hề nổi bật của cuộc
  5. sống, lối tự sự chủ nghĩa Tân tả thực đã từ chối những cái gọi là vẻ đẹp trong quan niệm kinh điển truyền thống, chính vì thế, cứt đái, đờm dãi, dòi bọ, bao cao su, nôn mửa, hôn nhau... thậm chí cả những hình ảnh “xấu xa” như xem tranh ảnh sexy của phụ nữ, tán gẫu với phụ nữ những chuyện sexy... đều lần lượt xuất hiện trong văn bản. Nếu chú ý một chút, chúng ta sẽ phát hiện ra điểm khác biệt quan trọng giữa văn học chủ nghĩa hiện đại và văn học chủ nghĩa Hậu hiện đại, đó chính là văn học chủ nghĩa Hậu hiện đại tập trung thể hiện kinh nghiệm trực tiếp, không cần đan xen bất kì lời giải thích nào, và dường như cũng chẳng thể hiện cho chúng ta thấy những nội dung quan trọng. Điểm này đã được tiểu thuyết Tân tả thực của Trung Quốc thể hiện rất đầy đủ. Tiểu thuyết Tân tả thực không tập trung vào khuynh hướng phát hiện và vạch trần các vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội thực tế, cũng không cố gắng vạch rõ bản chất phát triển của xã hội. Các tiểu thuyết gia Tân tả thực như những nhà quay phim hướng về cuộc sống đời thường đầy phức tạp, xem những người dân bình thường sinh sống ra sao, những lí giải về cuộc sống được tập trung vào các kinh nghiệm cuộc sống thường nhật. Nếu tiểu thuyết Tiền phong không coi trọng cốt truyện thì tiểu thuyết Tân tả thực lại khá chú trọng tới sự hoàn chỉnh trong kết cấu cốt truyện. Tuy nhiên, phong cách kể chuyện của loại tiểu thuyết này lại rất khác với tiểu thuyết truyền thống, thứ nhất, không có quá nhiều sự miêu tả và trình bày, lối tự sự đơn giản, ngắn gọn; thứ hai, dồn nén mọi tình cảm tự sự tới trạng thái độ không, người kể chuyện ngầm ẩn khiến tác phẩm đạt tới hiệu quả rất khách quan; và một điều nữa là tiểu thuyết Tân tả thực rất chú trọng tới việc vận dụng thủ pháp châm biếm để thể hiện sự hoang đường của cuộc sống, điểm này rõ ràng là chịu sự ảnh hưởng của tiểu thuyết “u mua màu đen” (black humor) Tóm lại, các tác gia tiểu thuyết Tân tả thực không còn viết về những câu chuyện ngụ ngôn và thần thoại của dân tộc mà quay về với cách viết cá nhân hóa, họ đã hoàn toàn từ bỏ mô hình chiều sâu lí tưởng cao xa mà hướng về sự thế tục hóa và bình diện hóa, đây là sự thể hiện tương đối đầy đủ của văn hóa Hậu hiện đại. Có thể nói, ba điểm nói trên của tiểu thuyết Tân tả thực đều có thể quy là những đặc điểm chính của chủ nghĩa Hậu hiện đại. Thơ ca thế hệ mới Tháng 10 năm 1986, Báo thơ ca của An Huy và Báo thanh niên Thâm Quyến đã liên kết tổ chức “Thi đàn Trung Quốc năm 1986, diễn đàn thơ hiện đại”, đây là điểm mốc đánh dấu sự
  6. xuất hiện của thơ ca mang màu sắc Hậu hiện đại ở Trung Quốc. Một nhóm các nhà thơ trẻ tuổi với những suy nghĩ dị đoan và trí tưởng tượng lạ lùng, gần như không được các tư tưởng truyền thống chấp nhận đã xuất hiện. Họ được các nhà phê bình văn học gán cho rất nhiều tên gọi, “thế hệ mới”, “thế hệ thứ ba”, “Hậu mông lung”... Nếu nói một cách khách quan thì các nhà thơ “thế hệ thứ ba” bước vào thi đàn trong một thời đại phức tạp, mở cửa. Sự du nhập của các nền văn hóa dị chất đã khiến các nhà thơ “thế hệ mới” mở rộng không gian tư duy, thay đổi mô thức tư duy, nâng cao khả năng cảm thụ nghệ thuật. Họ là thế hệ được lớn lên sau cuộc cách mạng văn hóa, quá trình từng trải của họ không giống với thời đại “thơ mông lung” của Bắc Đảo, Thư Đình, Cố Thành. Họ không phải là đối tượng gánh chịu nạn của cuộc cách mạng văn hóa, không phải là những tín đồ từng tin vào một lí tưởng giá trị nào đó... Trên đôi vai họ không có gánh nặng của lịch sử. Môi trường tự do, thoải mái đã khiến họ có được độ quan sát nhạy bén và tinh thần tìm tòi, khám phá cái mới. Sự du nhập của lí luận Hậu hiện đại vào Trung Quốc đã khiến họ trở nên hưng phấn hơn bao giờ hết. Họ không còn đi theo những cái cũ, không còn gánh nặng lịch sử mà các nhà thơ của “thơ mông lung” vẫn gánh vác trên vai mà sẵn sàng dùng một thái độ mở cửa để tiếp nhận sự va đập của văn hóa ngoại lai và từ đó tiến hành lựa chọn. Các nhà thơ “thế hệ mới” không hài lòng với việc “thơ mông lung” quá chú trọng tới việc trau chuốt, gọt giũa câu chữ một cách thái quá hoặc cố gắng chạy theo hình ảnh, chìm đắm trong biển sâu triết học, khiến tác phẩm xuất hiện các cảm giác huyễn hoặc, ức chế. Đồng thời, họ cảm thấy rất nghẹt thở trước việc “thơ mông lung” thể hiện quá nhiều trách nhiệm, sứ mệnh lịch sử, ý thức phê phán xã hội, ý thức quần thể cũng như tinh thần chủ nghĩa nhân đạo. Chính vì vậy, họ đã thay đổi một cách triệt để phong cách sáng tác của mình, trút bày tình cảm trong bầu không khí nhẹ nhàng, thể hiện tự ngã trong một cách rất tự nhiên. Họ đã bứng trồng, phát huy các tư tưởng của chủ nghĩa Hậu hiện đại và tiến hành tiêu hóa, sáng tác trong nền văn hóa bản quốc. Các nhà thơ tiêu biểu của thơ ca thế hệ mới chủ yếu gồm Hải Tử, Vu Kiên, Hàn Đông, Âu Dương Giang Hà, Tây Xuyên, Xa Tiền Tử... Trong tác phẩm của mình, họ đã thỏa sức thể hiện phương thức tư duy Hậu hiện đại của mình, tiến hành cắt dán một bức tranh Hậu hiện đại đủ màu đủ sắc. Tác phẩm của họ chú trọng thể hiện diện mạo sơ khai của cuộc sống cá thể, thơ ca từ chỗ can thiệp vào mọi bình diện chính trị, xã hội, lịch sử dần dần được quay về với xu hướng phát triển cá nhân hóa. Các nhà thơ thế hệ mới của Trung Quốc đã có sự va đập mạnh mẽ và có
  7. sự đồng cảm sâu sắc với lí luận xóa bỏ mô thức chiều sâu của chủ nghĩa Hậu hiện đại. Họ thực sự không còn hứng thú gì với chủ nghĩa anh hùng và chủ nghĩa nhân đạo được dày công xây dựng trong thơ ca từ bấy lâu nay, mong muốn tìm một phương thức mới để trút bày mọi tình cảm của mình. Ý thức bình dân, phản cao xa là ngọn cờ đầu tiên họ muốn giương cao. Họ lấy ý thức bình dân của mình để chống lại ý thức cao xa của chủ nghĩa anh hùng. Điều này được thể hiện rõ nét ở việc các nhà thơ thế hệ mới đã vận dụng rất nhiều ngôn ngữ của cuộc sống, biến văn viết thành văn nói và tiến hành đổi mới kết cấu tác phẩm thơ, phá vỡ những mô thức thơ ca đã có từ trước, nhấn mạnh tính cảm giác của thơ, phản đối những cách giải thích cứng nhắc. Họ chủ trương dùng ngôn ngữ đời thường để thay thế ngôn ngữ “lạ hóa” khiến ngôn ngữ của thơ không còn mang các đặc điểm quá nghiêm trang, thần thánh mà đầy tính gây cười, chế giễu thậm chí là rất “bỉ ổi”, có thể nói gần như không có ngôn ngữ gì là không xuất hiện với vẻ rất đàng hoàng trong thơ. Ngoài ra, các nhà thơ thế hệ mới của Trung Quốc từ chối các thủ pháp phức tạp như ẩn dụ, tượng trưng, phản đối việc quá chú trọng tới tính chất trữ tình trong thơ. Chúng ta có thể lấy một bài thơ khá tiêu biểu của nhà thơ Vu Kiên làm ví dụ. Hồ sơ 0 được viết vào năm 1992, đến năm 1994 được đăng trên tạp chí Mọi người, bài thơ tổng cộng gồm 290 dòng, 5659 chữ, nó chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Vu Kiên, gây một ảnh hưởng lớn trong lịch sử phát triển của thơ ca Trung Quốc thờ kỳ mới. Đây là một bài thơ dài không có dấu ngắt câu, mỗi hàng đều có một hai chỗ trống, giống như một “lỗ hổng” trong văn bản. Tập thơ Hồ sơ 0tổng cộng có năm phần, từ đầu đến cuối nó ghi lại toàn bộ mọi trải nghiệm của một người dân bình thường, từ lúc chào đời đến khi bước vào tuổi thành niên, kết hôn: phần một là Lịch sử chào đời, phần hai là lịch sử trưởng thành, phần ba là Lịch sử yêu đương; phần bốn là Cuộc sống thường nhật, kết hợp bốn nội dung này sẽ thấy chúng là tập hồ sơ ghi chép đầy đủ cuộc sống của một người dân vô danh sống ở một thành phố tại Trung Quốc. Ví dụ trong phần Lịch sử yêu đương có một đoạn rất tiêu biểu: Luật pháp quy định 18 tuổi có thể tính chuyện yêu đương bàn việc kết hôn Rồi nhận giấy đăng ký ....... Thời gian đến rồi mau lên thôi thời gian đến rồi mau lên thôi tạm biệt Pier
  8. Tạm biệt Lộ lần sau Mai lần sau Hoa tạm biệt Quế Trâm lần sau Lan Tổng kết: chữ viết thảo động từ bất cập vật tính từ danh từ trạng ngữ Phú tỉ hưng ngụ ngôn thần thoại phép nhân hóa châm biếm u mua màu đen ...... Thể hiện thái độ: hội lớn hội nhỏ ủy ban phường người đăng ký các đồng chí người thân bạn bè người gác cửa người phụ trách người ký tên người đóng dấu An toàn hay đấy tiện thể tốt ghê tuyệt quá yên tâm đẹp đôi Đồng ý gật đầu tán thành giơ tay vỗ tay ký tên Có thể hay đấy tốt quá tuyệt ghê được đấy nhất trí thông qua ...... Ngay từ khi ra đời, bài thơ đã gây nên một trấn động lớn và gây nhiều tranh cãi trong giới phê bình. Đã có rất nhiều lời khen chê, bình luận xung quanh bài thơ “kì cục” này, có người nói Hồ sơ 0 là một ngọn cờ trong cách mạng thơ ca; có người nói Hồ sơ 0 cũng chỉ là “một cuộc thử nghiệm ngôn ngữ của Vu Kiên”; có người nói đây là “phi thơ”; cũng có người nói “giá trị tồn tại của bài thơ này chỉ nằm ở chỗ nó cung cấp cho một vấn đề để nghiên cứu”. Những lời khen chê ồn ào này đã đẩy Vu Kiên lên vị trí trung tâm của thi đàn Trung Quốc. Ông được coi là một nhân vật đại diện cho “lối viết dân gian” đối lập với “lối viết tinh anh”, ông đã tự giác đứng trên lập trường dân gian để mở ra một không gian mới cho sự phát triển lành mạnh của thơ ca. Phong cách sáng tác của ông là dùng lối viết khẩu ngữ, thông tục, dễ hiểu để thể hiện những suy nghĩ của mình về cuộc sống đời thường, chính vì thế độc giả đọc thơ Vu Kiên cảm thấy rất dễ chịu, nhẹ nhàng. Phần lớn độc giả Trung Quốc khi tiếp xúc với bài thơ này đã phải đặt dấu hỏi, rốt cục đây là cái gì, lẽ nào thơ lại có thể viết như vậy? Hồ sơ vốn là một tài liệu liên quan mật thiết đến thân phận, quá trình từng trải của mỗi cá nhân, trong điều kiện lịch sử đặc biệt của xã hội Trung Quốc, hồ sơ mang một nội hàm văn hóa chính trị phong phú, đặc biệt. Nhưng trong bài thơ này, dường như tất cả mọi từ ngữ hay dùng trong đời sống thường nhật đã được Vu Kiên “bê” hết vào Hồ sơ 0, từ đó xóa bỏ vẻ thần bí mà bình thường con người phú cho hồ sơ. Chúng ta xem tiếp một đoạn thơ trích trong phần Lịch sử trưởng thành của Hồ sơ 0:
  9. ...... Một tuổi cai sữa hai tuổi đi nhà trẻ bốn tuổi đi mẫu giáo sáu tuổi thành người có văn hóa Lớp1 đến lớp 5 người làm chứng cô Trương lớp 6 đến lớp 9 người làm chứng cô Vương lớp 10 lớp 11 người làm chứng cô Lí cuối cùng anh đã tốt nghiệp đại học Một cuốn luận văn chủ đề rõ ràng bố cục phù hợp trình tự mạch lạc bằng trắc đúng luật đối ngẫu chỉnh tề ngôn từ xác đáng lời văn hiếm có văn phong tươi sáng ngôn chí trữ tình Nhận xét: tôn trọng thầy cô quan tâm bạn bè phản đối chủ nghĩa cá nhân không đi học muộn Tuân thủ kỉ luật yêu lao động không về sớm không nói bậy không trêu bạn gái Không nói dối diệt ruồi muỗi gián chuột giữ vệ sinh không tơ hào bất cứ cái gì của quần chúng tích cực chăm chỉ Giữ văn minh tâm hồn đẹp ăn mặc đẹp cắt móng tay gọi chú gọi cô Nâng ông đỡ bà trong giờ học khoanh tay lên bàn tích cực phát biểu có chí tiến thủ Khuyết điểm: không thích giờ thể dục có lúc trên lớp còn nói chuyện riêng không chăm chỉ đánh răng ...... Trong bài thơ dài này, nhà thơ đã miệt mài kể lại tường tận những hành động “bình thường” nhất, đồng thời cũng là những hành động nực cười nhất của một người trong cuộc sống hàng ngày. Dưới ngòi bút lạnh lùng của Vu Kiên, tất cả những cái tưởng chừng như thánh thiện nhất, thuần khiết nhất đã bị xóa bỏ, mất đi vẻ “đạo mạo” vốn có của mình, tất cả đã bị giải cấu một cách triệt để, không còn cái quyền uy, tất cả đều có thể gây cười. Không chỉ có thơ Vu Kiên, các tác phẩm khác của các nhà thơ thuộc trào lưu thơ ca thế hệ mới đều mang một phong cách chung, đời thường, châm biếm, hài hước, chủ trương khẩu ngữ hóa, theo đuổi một kết cấu tự nhiên, linh động, từ chối các thủ pháp phức tạp như ẩn dụ, tượng trưng, luôn cố gắng để từ chối và xóa bỏ các giá trị lí luận truyền thống. Tóm lại, nói một cách khách quan thì chủ nghĩa hậu hiện đại chưa hình thành được làn sóng lớn trên văn đàn đương đại Trung Quốc. Tuy nhiên, nó đã có những ảnh hưởng tương đối
  10. sâu rộng trong giới sáng tác. Giữa các nhà phê bình văn học đương đại của Trung Quốc từng diễn ra cuộc tranh luận hết sức gay gắt về vấn đề có nên quy một số hiện tượng văn học vào phạm trù văn học Hậu hiện đại hay không. Chẳng hạn như “hiện tượng Vương Sóc” là hiện tượng văn học nổi lên ở 20 năm cuối của thế kỉ XX. Một số cho rằng tính thông tục và thủ pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ xuất hiện trong các tác phẩm của ông có thể khiến các tác phẩm này trở thành hiện tượng văn hóa Hậu hiện đại. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng, tác phẩm của Vương Sóc thể hiện sự phủ định văn hóa, hoài nghi văn hóa, điều này khiến chúng hoàn toàn tách khỏi phạm trù văn hóa, chính vì thế không thể coi chúng là một hiện tượng văn hóa nghiêm túc để nghiên cứu. Ngoài ra, hiện tượng một số nhà văn nữ như Vệ Tuệ, Miên Miên, Chu Văn Dĩnh, Kim Nhân Thuận... phát động phong trào “viết bằng ngôn ngữ cơ thể”, các tác phẩm của họ chủ yếu thể hiện những dục vọng, tình cảm cá nhân đầy màu sắc tình dục. Một số nhà phê bình cũng coi các tác phẩm này mang các yếu tố của văn học Hậu hiện đại, góp phần làm phong phú bức tranh văn học Trung Quốc đương đại. Nhưng do khuôn khổ bài viết có hạn nên chúng tôi chỉ xin tạm giới thiệu một số hiện tượng văn học tiêu biểu mang dấu ấn rõ nét của văn học Hậu hiện đại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2