intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Đề cương học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng giải bài tập, tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2022- 2023 TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG Môn: Vật lí 10 Câu 1. Hiệu suất là tỉ số giữa A. năng lượng hao phí và năng lượng có ích. B. năng lượng có ích và năng lượng hao phí. C. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần. D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần. Câu 2. Hiệu suất càng cao thì A. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn. B. năng lượng tiêu thụ càng lớn. C. năng lượng hao phí cang ít. D. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít. Câu 3. Khi quạt điện hoạt động thì phần năng lượng hao phí là A. điện năng. B. cơ năng. C. nhiệt năng. D. hóa năng. Câu 4. Khi con lắc đồng hồ dao động thì A. cơ năng của nó bằng không. B. động năng và thế năng được chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhờ công của lực căng dây treo. C. động năng và thế năng được chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhờ công của trọng lực. D. động năng và thế năng được chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhờ công của lực ma sát. Câu 5. Hiệu suất của một quá trình chuyển hóa công được kí hiệu là H. Vậy H luôn có giá trị A. H > 1. B. H = 1. C. H < 1. D. 0  H  1 Câu 6. Trong mỗi giây, một tấm pin mặt trời có thể hấp thụ 750 J năng lượng ánh sáng, nhưng nó chỉ có thể chuyển hóa thành 120 J năng lượng điện. Hiệu suất của tấm pin này bằng A.84%. B. 16%. C. 13,8%. D. 86,2%. Câu 7. Một động cơ xăng có hiệu suất 30%. Nếu động cơ này nhận được một nhiệt lượng 50 kJ từ nhiên liệu bị đốt cháy thì phần nhiệt lượng bị hao phí có giá trị là A. 15 kJ. B.50 kJ. C. 30 kJ. D. 35 kJ. Câu 8. Trong một chu trình của động cơ nhiệt, động cơ thực hiện một công bằng 2.10 J và nhiệt lượng mà động cơ nhận được từ 3 nhiên liệu bằng 6.103 J. Hiệu suất của động cơ đó gần bằng với giá trị nào nhất? A. 33%. B. 80%. C. 65% D. 25%. Câu 9. Động cơ xăng của ô tô có hiệu suất là 27%. Điều này có nghĩa là chỉ 27% năng lượng được lưu trữ trong nhiên liệu của ô tô được sử dụng để ô tô chuyển động (sinh công thắng lực ma sát). Biết một lít xăng dự trữ năng lượng 30 MJ. Năng lượng trong 1 lít xăng mà ô tô sử dụng được để chuyển động là bao nhiêu MJ? A. 8,0 MJ B. 8,1 MJ C. 11,1 MJ D. 111 MJ. Câu 10. Một động cơ điện được thiết kế để kéo một thùng than khối lượng 400 kg từ dưới mỏ có độ sâu 1200 m lên mặt đất trong thời gian 2 phút. Hiệu suất của động cơ là 80%. Lấy g  9,8 m s 2. Công suất toàn phần của động cơ là A. 7,8 kW. B. 9,8 kW. C. 31 kW. D. 49 kW. Câu 11. Trên công trường xây dựng, người công nhân sử dụng ròng rọc để đưa vật liệu lên cao  Hình IV.2 .
  2. Do ảnh hưởng của thời tiết nên hệ thống ròng rọc và dây nối bị bẩn và rỉ sét. Người công nhân phải dùng lực có độ lớn 90 N để nâng vật có trọng lượng 70 N lên độ cao 8 m. Tính hiệu suất của ròng rọc. A. 70% B. 77,78% C. 76,7% D. 78,3% Câu 12. Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5kW kéo một vật có trọng lượng 12kN lên cao 30m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ bằng A. 100%. B. 80%. C. 60%. D. 40%. Câu 13. Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5kW kéo một vật có trọng lượng 12kN lên cao 30m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ này bằng A. 100% B. 80% C. 60%. D. 40%. Câu 14. Biết động cơ của ô tô có công suất 45 kW, hiệu suất 25 %; 1 kg xăng đốt cháy hoàn toàn tỏa ra nhiệt lượng bằng 46.106 J/kg và khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3. Một ô tô chuyển động với vận tốc 54 km/h khi tiêu thụ hết 60 lít xăng thì có thể đi được đoạn đường dài gần bằng với giá trị nào nhất? A.180 km. B. 160 km. C. 170 km. D. 150 km. Câu 15. Thác nước cao 45m, mỗi giây đổ 180m nước. Lấy g=10m/s . Người ta dùng thác nước làm trạm thủy điện với hiệu suất 3 2 85%. Biết khối lượng riêng của nước là D=103 kg/m3. Công suất của trạm thủy điện bằng A.68,85MW. B. 81,00MW. C. 95,29MW. D. 76,83MW. Câu 16. Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vectơ động lượng p và vận tốc v của một chất điểm. A. Cùng phương, ngược chiều. B. Cùng phương, cùng chiều. C. Vuông góc với nhau. D. Hợp với nhau một góc   0. Câu 17. Véc tơ động lượng là véc tơ A. cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc. B. có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kỳ. C. có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc. Câu 18. Động lượng có đơn vị đo là A. N.m / s. B. kg.m / s. C. N.m. D. N / s. Câu 19. Đơn vị của động lượng là A. N/s. B. N.s. C. N.m. D. N.m/s. Câu 20. Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức: A. p  m.v . B. p = m.v. C. p = m.a. D. p  m.a . Câu 21. Nếu một lực F không đổi tác dụng lên một vật có khối lượng m trong khoảng thời gian ∆t làm cho động lượng của vật biến thiên một lượng  p thì ta có p p A. F  m.p.t. B. F  . C. F  p.t. D. F  m. . t t Câu 22. Khi vận tốc của một vật tăng 2 lần thì động lượng của vật A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần. Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Động lượng là đại lượng vectơ. B. Động lượng của một vật không đổi khi vật chuyển động thẳng đều. C. Động lượng là đại lượng vô hướng. D. Động lượng của một vật tỉ lệ thuận với vận tốc. Câu 24. Phát biểu nào sau đây sai A. Động lượng là một đại lượng vectơ. B. Xung lượng của lực là một đại lượng vectơ. C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật. D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi. Câu 25. Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?
  3. A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra. B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát. C. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó. D. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu. Câu 26. Chọn câu phát biểu sai? A. Hệ vật – Trái Đất luôn được coi là hệ kín. B. Hệ vật – Trái Đất chỉ gần đúng là hệ kín. C. Trong các vụ nổ, hệ vật có thể coi như gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng. D. Trong va chạm, hệ vật có thể coi gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng. Câu 27. Hệ vật –Trái Đất chỉ gần đúng là hệ kín vì A. Trái Đất luôn chuyển động. B. Trái Đất luôn luôn hút vật. C. vật luôn chịu tác dụng của trọng lực. D. luôn tồn tại các lực hấp dẫn từ các thiên thể trong vũ trụ tác dụng lên vật. Câu 28. Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp A. hệ có ma sát. B. hệ không có ma sát. C. hệ kín có ma sát. D. hệ cô lập. Câu 29. Định luật bảo toàn động lượng tương đương với A. định luật I Niu-tơn. B. định luật II Niu-tơn. C. định luật III Niu-tơn. D. không tương đương với các định luật Niu-tơn. Câu 30. Chuyển động bằng phản lực tuân theo A. định luật bảo toàn công. B. Định luật II Niu-tơn. C. định luật bảo toàn động lượng. D. định luật III Niu-tơn. Câu 31. Sở dĩ khi bắn súng trường (quan sát hình ảnh) các chiến sĩ phải tì vai vào báng súng vì hiện tượng giật lùi của súng có thể gây chấn thương cho vai. Hiện tượng súng giật lùi trên trên liên quan đến A. chuyển động theo quán tính. B. chuyển động do va chạm. C. chuyển động ném ngang. D. chuyển động bằng phản lực. Câu 32. Trường hợp nào sau đây có thể xem là hệ kín? A. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. B. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nghiêng. C. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí. D. Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Câu 33. Một vật có khối lượng 500 g chuyển động dọc theo trục toạ độ Ox với vận tốc 36 km/h. Động lượng của vật bằng A. 9 kg.m/s. B. 5 kg.m/s. C. 10 kg.m/s. D. 4,5 kg.m/s. Câu 34. Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng theo chiều âm trục toạ độ x với tốc độ 12 m / s. Động lượng của vật có giá trị là A. 6 kg.m / s. B. 3kg.m / s. C. 6 kgm / s. D. 3kg.m / s. Câu 35. Xe A có khối lượng 1000 kg, chuyển động với vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000 kg, chuyển động với vận tốc 30 km/h. Độ lớn động lượng của A. xe A bằng xe B. B. không so sánh được. C. xe A lớn hơn xe B. D. xe B lớn hơn xe A. Câu 36. Một xe tải có khối lượng 1,5 tấn chuyển động với tốc độ 36 km/h và một ô tô có khối lượng 750 kg chuyển động ngược chiều với tốc độ 54 km/h. So sánh độ lớn động lượng của hai xe. A. xe tải nhỏ hơn xe ô tô. B. xe tải lớn hơn xe ô tô. C. hai xe có động lượng bằng nhau. D. không so sánh được. Câu 37. Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F  0,1 N. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t  3 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
  4. A. 30 kg.m/s. B. 3 kg.m/s. C. 0, 3 kg.m/s. D. 0, 03 kg.m/s. Câu 38. Một chất điểm có khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi 𝛼 là góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t là A. p  mg.sin.t. B. p  mgt. C. p  mg.cos.t. D. p  g.sin.t. Câu 39. Trên Hình 29.1 là đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một vật có khối lượng 3 kg. Động lượng của vật tại thời điểm t1 = 1s và thời điểm t 2 = 5s lần lượt bằng A. p1 = 4kg.m / s và p 2 = 0. B. p1 = 0 và p2 = 0. C. p1 = 0 và p2 = - 4kg.m / s. D. p1 = 4kg.m / s và p2 = - 4kg.m / s. Câu 40. Một vật nhỏ có khối lượng 1,5 kg trượt nhanh dàn đều xuống một đường dốc thẳng, nhẵn. Tại một thời điểm xác định vật có vận tốc 3 m/s, sau đó 4s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3s vật có động lượng là A. 15 kg.m/s. B. 7 kg.m/s. C. 12 kg.m/s. D. 21 kg.m/s. Câu 41. Cho hệ hai vật có khối lượng bằng nhau m1 = m2 = 1 kg. Vận tốc của vật 1 có độ lớn v1 = 1 m/s, vận tốc của vật 2 có độ lớn v2 = 2 m/s. Khi vectơ vận tốc của hai vật cùng hướng với nhau, tổng động lượng của hệ có độ lớn là A. 1 kg.m/s. B. 2 kg.m/s. C. 3 kg.m/s. D. 0,5 kg.m/s. Câu 42. Hai vật có khối lượng m1  2 kg và m 2  3kg chuyển động ngược chiều nhau với tốc độ lần lượt bằng 8 m/s và 4 m/s. Độ lớn tổng động lượng của hệ bằng: A. 16 kg.m/s. B. 12 kg.m/s. C. 30 kg.m/s. D. 4 kg.m/s. Câu 43. Một hệ gồm 2 vật có khối lượng m1 = 1kg, m2 = 4kg, có vận tốc v1 = 3m/s, v2 = 1m/s. Biết 2 vật chuyển động theo hướng vuông góc nhau. Độ lớn động lượng của hệ là A. 5 kg.m/s. B. 10 kg.m/s. C. 20 kg.m/s. D. 14 kg.m/s. Câu 44. Cho hệ hai vật có khối lượng bằng nhau m1 = m2 = 1 kg. Vận tốc của vật 1 có độ lớn v1 = 1 m/s, vận tốc của vật 2 có độ lớn v2 = 2 m/s. Khi vectơ vận tốc của hai vật hợp với nhau một góc 600 thì tổng động lượng của hệ có độ lớn là A. 2,65 kg.m/s. B. 26,5 kg.m/s. C. 28,9 kg.m/s. D. 2,89 kg.m/s Câu 45. Người ta ném một quả bóng khối lượng 500g cho nó chuyển động với vận tốc 20 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng là A. 10 N.s. B. 200 N.s. C. 100 N.s. D. 20 N.s. Câu 46. Một vật có khối lượng 1 kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với tốc độ 5 m / s đến đập vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm, vật bật ngược trở lại phương cũ với tốc độ 2 m / s. Thời gian tương tác lác là 4 s. Lực F do tường tác dụng lên vật có độ lớn bằng D. 1750 N. B. 17, 5 N. C. 175 N. D. 1, 75 N. 2 Câu 47. Một vật 2kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 2s(lấy g = 9,8 m / s ). Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là A. 40kg.m / s. B. 41kg.m / s. C. 38, 3kg.m / s. D. 39, 20kg.m / s. Câu 48. Một quả bóng khối lượng 250g bay tới đập vuông góc vào tường với tốc độ v1 = 4,5 m / s , và bật ngược trở lại với tốc độ v 2 = 3,5 m / s. Động lượng của vật đã thay đổi một lượng bằng A. 2kg.m / s. B. 5kg.m / s. C. 1, 25kg.m / s. D. 0, 75kg.m / s. 1 Câu 49. Một vật khối lượng 1kg chuyển động tròn đều với tốc độ 10m / s. Độ biến thiên động lượng của vật sau chu kì kể từ 4 lúc bắt đầu chuyển động bằng A. 20kg.m / s. B. 0kg.m / s. C. 10 2kg.m / s. D. 5 2kg.m / s.
  5. Câu 50. Một quả bóng khối lượng 0, 5kg đang nằm yên thì được đá cho nó chuyền động với vận tốc 40 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng A. 80N.s. B. 8N.s. C. 20N.s. D. 45N.s. Câu 51. Viên đạn khối lượng 20g đang bay với vận tốc 600m / s thì gặp một cánh cửa thép. Đạn xuyên qua cửa trong thời gian 0, 002s. Sau khi xuyên qua cánh của vận tốc của đạn còn 300m / s. Lực cản trung bình của cửa tác dụng lên đạn có độ lớn bằng A. 3 000N. B. 900N. C. 9 000N. D. 30 000N. Câu 52. Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc hai xe là: A. v1 = 0; v2 = 10m/s. B. v1 = v2 = 5m/s. C. v1 = v2 = 10m/s. D. v1 = v2 = 20m/s. Câu 53. Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300g và m2 = 2kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược chiều nhau với các vận tốc tương ứng v1 = 2m/s và v2 = 0,8m/s. Sau khi va chạm hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Bỏ qua sức cản. Độ lớn vận tốc sau va chạm là A. 0,63 m/s. B. 1,24 m/s. C. 0,43 m/s. D. 1,4 m/s. Câu 54. Cho hai viên bi chuyển động ngược chiều nhau trên cùng một đường thẳng quỹ đạo và va chạm vào nhau. Viên bi 1 có khối lượng 4 kg đang chuyển động với vận tốc 4 m/s và viên bi 2 có khối lượng 8 kg đang chuyển động với vận tốc v2. Bỏ qua ma sát giữa các viên bi và mặt phẳng tiếp xúc. Giả sử sau va chạm, viên bi 2 đứng yên còn viên bi 1 chuyển động ngược lại với vận tốc 3 m/s. Độ lớn vận tốc viên bi 2 trước va chạm là A. 4 m/s. B. 2,5 m/s. C. 6 m/s. D. 3,5 m/s. Câu 55. Vật I có khối lượng m1 = 2kg chuyển động thẳng đều với vận tốc v1 = 4m/s va chạm vào vật II đang đứng yên có khối lượng m2 = 4kg. Bỏ qua mọi ma sát. Sau va chạm, vật II chuyển động với tốc độ v2’ = 10m/s, vật I chuyển động A. cùng chiều với vật II với tốc độ 16m/s. B. cùng chiều với vật II với tốc độ 8m/s. C. ngược chiều với vật II với tốc độ 8m/s. D. ngược chiều với vật II với tốc độ 16m/s. Câu 56. Một đầu đạn khối lượng 10g được bắn ra khỏi nòng của một khẩu súng khối lượng 5kg với vận tốc 600m / s. Nếu bỏ qua khối lượng của đầu đạn thì vận tốc giật của súng là A. 1, 2cm / s. B. 1, 2m / s. C. 12cm / s. D. 12m / s. Câu 57. Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn, bắn đi một viên đạn theo phương ngang có khối lượng 10 kg với vận tốc 400 m / s. Coi như lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên. Tốc độ giật lùi của đại bác ngay sau đó bằng A. 3m / s. B. 2 m / s. C. 4 m / s. D. 1 m / s. Câu 58. Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m / s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60 % khối lượng của viên đạn và tiếp tục bay theo hướng cũ với vận tốc 25 m / s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là A. 12, 5m / s; theo hướng viên đạn ban đầu. B. 12, 5m / s; ngược hướng viên đạn ban đầu. C. 6, 25 m / s; theo hướng viên đạn ban đầu. D. 6, 25 m / s; ngược hướng viên đạn ban đầu. Câu 59. Một viên đạn đang bay ngang với vận tốc 100m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng là m1 = 8kg; m2 = 4kg. Mảnh nhỏ bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 225m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Tìm độ lớn vận tốc của mảnh lớn. A. 165,8 m/s. B. 201,6 m/s. C. 187,5 m/s. D. 234,1 m/s. Câu 60. Một viên đạn đang bay theo phương ngang với tốc độ 180 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng m1 = 2 kg và m2 = 3 kg. Mảnh m1 bay lên trên theo phương thẳng đứng với tốc độ 250 m/s. Mảnh m2 bay hợp với phương ngang một góc A. 350 và có tốc độ 343 m/s. B. 350 và có tốc độ 623 m/s. C. 290 và có tốc độ 623 m/s. D. 290 và có tốc độ 343 m/s. Câu 61. Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi đang hãm phanh. B. Chuyển động của một quả bóng đang lăn đều trên mặt sân. C. Chuyển động của điểm treo các ghế ngồi trên chiếc đu quay đang quay đều. D. Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện. Câu 62. Chọn phát biểu đúng.
  6. Trong các chuyển động tròn đều, A. chuyển động nào có chu kì quay nhỏ hơn thì tốc độ góc nhỏ hơn. B. chuyển động nào có chu kì quay lớn hơn thì có tốc độ lớn hơn. C. chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kì quay nhỏ hơn. D. chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn. Câu 63. Công thức nào sau đây biểu diễn không đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một vật chuyển động tròn đều? 2 r 2 r 2 A. f  . B. T . C. v  .r D.  v v T Câu 64. Chọn câu sai: chuyển động tròn đều có A. tốc độ góc thay đổi. B. tốc độ góc không đổi. C. quỹ đạo là đường tròn. D. tốc độ dài không đổi. Câu 65. Chu kì trong chuyển động tròn đều là A. thời gian vật chuyển động. B. số vòng vật đi được trong 1 giây. C. thời gian vật đi được một vòng. D. thời gian vật di chuyển. Câu 66. Biểu thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa tốc độ dài, tốc độ góc và chu kì quay?  2 2  2 A. v = ωR = 2πTR. B. v   R. C. v  R  R. D. v   R T T R TR Câu 67. Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc  với chu kỳ T và giữa tốc độ góc  với tần số f trong chuyển động tròn đều là 2 A.  ;   2f . B.   2T ;   2f . T 2 2 2 C.   2T ;   . D.  ;  . f T f Câu 68. Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động của pittông trong động cơ đốt trong. B. Chuyển động của một mắt xích xe đạp. C. Chuyển động của đầu kim phút. D. Chuyển động của con lắc đồng hồ. Câu 69. Vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều có A. phương trùng với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều ngược chiều chuyển động. B. phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo, chiều ngược chiều chuyển động. C. phương vuông góc với tiếp tuyến đường tròn quỹ đạo, chiều cùng chiều chuyển động. D. phương tiếp tuyến với quỹ đạo, chiều cùng chiều chuyển động. Câu 70. Tìm tốc độ góc của Trái Đất quay trục của nó. Biết Trái Đất quay một vòng quanh trục của nó mất 24 giờ. A. 7, 27.10-4 rad/s. B. 7, 27.10-5 rad/s. C. 6, 2.10-6 rad/s. D. 5, 42.10-5 rad/s. Câu 71. Một điểm trên vành bánh xe quay một vòng có tần số 200 vòng/phút. Vận tốc góc của điểm đó là A. 31,84 rad/s. B. 20,93 rad/s. C. 1256 rad/s. D. 0,03 rad/s. Câu 72. Một bánh xe có bán kính vành ngoài là 25 cm. Bánh xe chuyển động tròn với tốc độ 10 m/s. Tốc độ góc của một điểm trên vành ngoài bánh xe là A. 10 rad/s. B. 2,5 rad/s. C. 0,4 rad /s. D. 40 rad/s. Câu 73. Một quạt trần quay với tần số 300 vòng/phút. Cánh quạt dài 0,75 m. Tốc độ dài của một điểm ở đầu cánh quạt là A. 23,55 m/s. B. 225 m/s. C. 15,25 m/s. D. 40 m/s. Câu 74. Hai điểm A và B trên cùng một bán kính của một vô lăng đang quay đều, cách nhau 20 cm. Điểm A ở phía ngoài có tốc độ vA  0, 6 m / s , còn điểm B có vB  0, 2 m / s . Tốc độ góc của vô lăng và khoảng cách từ điểm B đến trục quay là A. 2 rad/s; 10 cm. B. 3 rad/s; 30 cm. C. 1 rad/s; 20 cm. D. 4 rad/s; 40 cm. Câu 75. Trên mặt một chiếc đồng hồ treo tường, kim giờ dài 10 cm, kim phút dài 15 cm. Tốc độ góc của kim giờ và kim phút là: A. 1,52.10-4 rad/s; 1,82.10-3 rad/s. B. 1,45.10-4 rad/s; 1,74.10-3 rad/s. C. 1,54.10-4 rad/s; 1,91.10-3 rad/s. D. 1,48.10-4 rad/s; 1,78.10-3 rad/s.
  7. Câu 76. Chọn đáp án đúng khi nói về vectơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều. A. Có độ lớn bằng 0. B. Giống nhau tại mọi điểm trên quỹ đạo. C. Luôn cùng hướng với vectơ vận tốc. D. Luôn vuông góc với vectơ vận tốc. Câu 77. Câu nào sau đây nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều là sai? A. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo. v2 B. Độ lớn của gia tốc a , với v là tốc độ, R là bán kính quỹ đạo. R C. Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc. D. Vectơ gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc ở mọi thời điểm. Câu 78. Phát biểu nào sau đây là đúng? Trong chuyển động tròn đều A. vectơ vận tốc luôn không đổi, do đó gia tốc bằng 0. B. gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỉ lệ nghịch với bình phương tốc độ. C. phương, chiều và độ lớn của vận tốc luôn thay đổi. D. gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỉ lệ với bình phương tốc độ góc. Câu 79. Một chất điểm chuyển động tròn đều thì giữa tốc độ dài và tốc độ góc, giữa gia tốc hướng tâm và tốc độ dài có sự liên hệ (r là bán kính quỹ đạo). v2  v2 A. v  r; a ht  B. v ;a ht  r r r  C. v  r;a ht  v 2 r D. v  ;a ht  v r 2 r Câu 80. Một chiếc xe đạp chạy với tốc độ 40 km/h trên một vòng đua có bán kính 100 m. Độ lớn gia tốc hướng tâm của xe bằng A. 0,11 m/s2. B. 0,4 m/s2. C. 1,23 m/s2. D. 16 m/s2. Câu 81. Một vật chuyển động theo đường tròn bán kính r = 100 cm với gia tốc hướng tâm aht = 4 cm/s2. Chu kì T của chuyển động đó là A. 8 ( s ). B. 6 ( s ). C. 12 ( s ). D. 10 ( s ). Câu 82. Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất, mỗi vòng hết 90 phút. Vệ tinh bay ở độ cao 320 km so với mặt đất. Biết bán kính của Trái Đất là 6380 km. Tốc độ và gia tốc hướng tâm của vệ tinh là A. 7 792 m/s; 9,062 m/s2. B. 7 651 m/s; 8,120 m/s2. 2 C. 6 800 m/s; 7,892 m/s . D. 7 902 m/s; 8,960 m/s2. Câu 83. Một chất điểm M thực hiện chuyển động tròn đều như hình. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. A là vectơ vận tốc, B là vectơ gia tốc. B. B là vectơ vận tốc, A là vectơ gia tốc. C. B là vectơ vận tốc, D là vectơ gia tốc. A. C là vectơ vận tốc, D là vectơ gia tốc. Câu 84. Một chiếc xe đang chạy với tốc độ dài 36 km/h trên một vòng đĩa và có bán kính 100m. Độ lớn gia tốc hướng tâm của xe là A. 0,1 m/s2. B. 12,96 m/s2. C. 0,36 2 m/s . D. 1 m/s2. Câu 85. Tính gia tốc hướng tâm tác dụng lên một người ngồi trên ghế của một chiếc đu quay khi chiếc đu đang quay với tốc độ 5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3m. A. 8,2 m/s2. B. 2,96.102 m/s2. C. 29,6.102 m/s2. D. 0,82 m/s2. Câu 86. Một vật khối lượng m đang chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo bán kính r với tốc độ góc  . Lực hướng tâm tác dụng vào vật là mr A. Fht  m r . B. Fht  C. Fht  r 2 D. Fht  m 2 . 2  Câu 87. Một vật đang chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực hướng tâm F. Nếu tăng bán kính quỹ đạo gấp hai lần so với trước và đồng thời giảm tốc độ còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm A. giảm 8 lần. B. giảm 4 lần. C. giảm 2 lần. D. không thay đổi. Câu 88. Một vật nhỏ khối lượng 150 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,5 m với tốc độ 2 m/s. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là A. 0,13 N. B. 0,2 N. C. 1,0 N. D. 0,4 N.
  8. Câu 89. Chọn phát biểu sai? A. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm. B. Xe chuyển động vào một đoạn đường cong (khúc cua), lực đóng vai trò hướng tâm luôn là lực ma sát. C. Xe chuyển động đều trên đỉnh một cầu võng, hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc đóng vai trò lực hướng tâm. D. Vật nằm yên đối với mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh trục thẳng đứng thì lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm. Câu 90. Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều? A. Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm. B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm. C. Vật chỉ chịu tác dụng của lực hướng tâm. D. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát. Câu 91. Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích nào kể sau đây? A. Giới hạn vận tốc của xe. B. Tạo lực hướng tâm. C. Tăng lực ma sát. D. Cho nước mưa thoát dễ dàng. Câu 92. Chọn câu sai? A. Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì chuyển động thẳng đều nếu vật đang chuyển động B. Vectơ hợp lực có hướng trùng với hướng của vectơ gia tốc vật thu được C. Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau D. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn quanh Trái Đất là do Trái Đất và Mặt Trăng tác dụng lên vệ tinh 2 lực cân bằng. Câu 93. Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính R. Vận tốc xe không đổi. Lực đóng vai trò là lực hướng tâm lúc này là A. lực đẩy của động cơ. B. lực hãm. C. lực ma sát nghỉ. D. lực của vô – lăng (tay lái). Câu 94. Chọn phát biểu đúng? A. Lực hướng tâm là một loại lực cơ học tạo nên chuyển động tròn đều. B. Lực hướng tâm có phương trùng với vec tơ vận tốc của chuyển động tròn đều. C. Lực hướng tâm gây ra gia tốc trong chuyển động tròn đều. D. Lực hướng tâm luôn luôn là một loại lực cơ học duy nhất tác dụng vào vật chuyển động tròn đều. Câu 95. Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm A. vuông góc với vecto vận tốc. B. cùng phương, cùng chiều với vecto vận tốc. C. cùng phương, ngược chiều với vecto vận tốc. D. có hướng không đổi. Câu 96. Chọn phát biểu sai. A. lực hướng tâm có tác dụng làm thay đổi độ lớn của vecto vận tốc. B. lực hướng tâm có tác dụng làm thay đổi hướng của vecto vận tốc. C. lực hướng tâm có phương vuông góc với vecto vận tốc. D. lực hướng tâm có thể là hợp lực của nhiều lực. Câu 97. Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính 250m. Vận tốc xe không đổi có độ lớn là 50m/s. Khối lượng xe là 2. 103 kg. Độ lớn của lực hướng tâm của chiếc xe là: A. 10 N B. 4. 102 N C. 4. 103 N D. 2. 104 N Câu 98. Một vật nhỏ khối lượng 150 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,5 m với tốc độ dài 2 m/s. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là A. 0,13 N. B. 0,2 N. C. 1,0 N. D. 0,4 N. Câu 99. Một vật nhỏ khối lượng 250 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,2 m. Biết trong 1 phút vật quay được 120 vòng. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là A. 47,3 N. B. 3,8 N. C. 4,5 N. D. 46,4 N. Câu 100. Một ô tô có khối lượng 4 tấn chuyển động qua một chiếc cầu lồi có bán kính cong 100 m với tốc độ 72 km/h. Lấy g = 10m/s2. Áp lực của ô tô nén lên cầu khi nó đi qua điểm cao nhất (giữa cầu) là A. 36000 N. B. 48000 N. C. 40000 N. D. 24000 N.
  9. Câu 101. Lực đàn hồi xuất hiện tỉ lệ với độ biến dạng khi A. một vật bị biến dạng dẻo. B. một vật biến dạng đàn hồi. C. một vật bị biến dạng. D. ta ấn ngón tay vào một viên đất nặn Câu 102. Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi. A. Xuất hiện khi vật bị biến dạng. B. Luôn là lực kéo. C. Tỉ lệ với độ biến dạng. D. ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng. Câu 103. Một vật tác dụng một lực vào một lò xo có đầu cố định và làm lò xo biến dạng. Điều nào dưới đây là không đúng? A. Độ đàn hồi của lò xo có độ lớn bằng lực tác dụng và chống lại sự biến dạng của lò xo. B. Lực đàn hồi cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng. C. Lực đàn hồi lớn hơn lực tác dụng và chống lại lực tác dụng. D. Khi vật ngừng tác dụng lên lò xo thì lực đàn hồi của lò xo cũng mất đi. Câu 104. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi? A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng. B. Trong giới hạn đàn hồi, khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn. C. Lực đàn hồi có chiều cùng chiều của lực gây biến dạng. D. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với chiều của lực gây biến dạng. Câu 105. Điều nào sau đây là sai? A. Độ cứng của lò xo cũng được gọi là hệ số đàn hồi của lò xo B. Lò xo có độ cứng càng nhỏ càng khó biến dạng. C. Độ cứng cho biết sự phụ thuộc tỉ lệ của độ biến dạng của lò xo vào lực gây ra sự biến dạng đó D. Độ cứng phụ thuộc hình dạng, kích thước lò xo và chất liệu làm lò xo Câu 106. Chọn phát biểu sai về lực đàn hồi của lò xo? A. Lực đàn hồi của lò xo có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng B. Lực đàn hồi của lò xo dài có phương là trục lò xo, chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo C. Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn tuân theo định luật Húc D. Lực đàn hồi của lò xo chỉ xuất hiện ở đầu lò xo đặt ngoại lực gây biến dạng. Câu 107. Lực đàn hồi của lò xo có tác dụng làm cho lò xo A. chuyển động. B. thu gia tốc C. có xu hướng lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu. D. vừa biến dạng vừa thu gia tốc Câu 108. Dùng hai lò xo để treo hai vật có cùng khối lượng, lò xo bị dãn nhiều hơn thì độ cứng A. lớn hơn. B. nhỏ hơn. C. tương đương nhau. D. chưa đủ điều kiện để kết luận. Câu 109. Lò xo có độ cứng k, một đầu treo vào điểm cố định, đầu còn lại được gắn vào vật có khối lượng m. Khi vật cân bằng thì hệ thức nào sau đây được nghiệm đúng? k m g m l A.  B. mg = k∆l C.  D. k l g l k mg Câu 110. Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 22(cm). Lò xo được treo thẳng đứng, một đầu giữ cố định, còn đầu kia gắn một vật nặng. Khi ấy lò xo dài 27(cm), cho biết độ cứng lò xo là 100(N/m). Độ lớn lực đàn hồi bằng A. 500(N). B. 5(N). C. 20(N). D. 50(N) Câu 111. Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100N/m để lò xo dãn ra được 10cm? Lấy g = 10m/s2 A. 1kg. B. 10kg C. 100kg D. 1000kg Câu 112. Trong 1 lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21cm. Lò xo được giữ cố định tại 1 đầu, còn đầu kia chịu 1 lực kéo bằng 5,0N. Khi ấy lò xo dài 25cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu? A. 1,25N/m B. 20N/m C. 23,8N/m D. 125N/m Câu 113. Người ta treo một vật có khối lượng 0,3kg vào đầu dưới của một lò xo (đầu trên cố định), thì lò xo dài 31 cm. Khi treo thêm một vật 200g nữa thì lò xo dài 33 cm. Lấy g  10m / s 2 . Độ cứng của lò xo là: A. 9, 7 N / m B. 1N / m C. 100N / m D. 50N/m.
  10. Câu 114. Một lò xo có độ cứng k, độ dài tự nhiên l0 được treo thẳng đứng, đầu trên cố định. Khi người ta treo quả cân có khối lượng 200 g vào đầu dưới của lò xo. Khi vật cân bằng thì lò xo có độ dài dài 32 cm. Nếu treo thêm quả cân 500 g nữa vào đầu dưới của lò xo thì khi vật cân bằng, lò xo dài 37 cm. Lấy g = 10 m/s2. Độ dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là A. l0 = 30 cm; k = 1000 N/m B. l0 = 32 cm; k = 300 N/m C. l0 = 32 cm; k = 200 N/m D. l0 = 30 cm; k = 100 N/m. Câu 115. Chọn phát biểu đúng. A. Áp suất nước ở đáy bình chứa chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt đáy. B. Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của bình chứa. C. Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong chất lỏng có tác dụng như nhau theo mọi hướng. D. Tại một điểm bất kì trong chất lỏng, áp suất chất lỏng có chiều hướng xuống. Câu 116. Có ba bình như nhau đựng ba loại chất lỏng có cùng độ cao. Bình (1) đựng cồn, bình (2) đựng nước, bình (3) đựng nước muối. Gọi p1, p2, p3 là áp suất khối chất lỏng tác dụng lên đáy các bình (1), (2), (3). Điều nào dưới đây là đúng? A. p1 > p2 > p3. B. p2 > p1 > p3. C. p3 > p2 > p1. D. p2 > p3 > p1. Câu 117. Một cái đập ngăn nước, khoảng cách từ mặt nước xuống đến đáy đập là 5 m. Khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Lấy g = 10 m/s2. Áp suất do nước tác dụng lên chân đập là A. 5.104 N/m2. B. 5.10-4 N/m2. C. 2.104 N/m2. D. 2.10-4 N/m2. Câu 118. Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có khối lượng riêng 1 , chiều cao h1; bình thứ hai chứa chất lỏng có khối lượng riêng 2  1,51 , chiều cao h2 = 0,6h1. Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p1, lên đáy bình 2 là p2 thì A. p2  3 p1 B. p2  0,9 p1 C. p2  9 p1 D. p2  0, 4 p1 Câu 119. Tại sao khi ta lặn luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng? A. Vì lặn sâu tốn nhiều sức. B. Vì lặn càng sâu áp suất của nước tác dụng lên người càng lớn. C. Vì lặn càng sâu áp suất của nước tác dụng lên người càng nhỏ. D. Vì lặn càng sâu lực đẩy archimedes của nước tác dụng lên người càng lớn. Câu 120. Một người thợ lặn đang ở độ sâu 12 m so với mặt nước. Cho biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, diện tích bề mặt cơ thể người này là 2 m2. Lấy g = 10 m/s2. Áp lực do nước tác dụng lên người thợ lặn là A. 24.104 N. B. 24.103 N. C. 24.102 N. D. 24 N.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2