Đề tài "Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế"
lượt xem 125
download
Đầu tư là gì? Đầu tư để làm gì? Vai trò của đầu tư? Đây là những câu hỏi mà bất kì 1 nền kinh tế, 1 nhà kinh tế nào cũng đều phải nghiên cứu và tìm ra lời đáp. Các trường phái kinh tế từ khi nền kinh tế mới hình thành đã nghiên cứu về đầu tư và đã khẳng đinh phần nào vai trò đầu tư trong tăng trưởng và phát triển kinh tê.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài "Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế"
- BÁO CÁO THỰC TẬP Đề tài "Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế" 1
- MỤC LỤC NỘI DUNG ............................................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ........................................................................ 4 1.2.1. Đầu t ư phát triển ............................................................................................................. 5 1.2.2. Đầu t ư tài chính và đầu t ư thương mại ............................................................................ 7 1.2.2.1. Đầu tư tài chính ........................................................................................................... 7 1.2.2.2. Đầu tư thương mại....................................................................................................... 7 1.2.3. Mối quan hệ giữa ba loại hình đ ầu tư .............................................................................. 7 1.3. Các lí thuyết kinh tế về đầu tư .......................................................................................... 7 k = ∆Y/ ∆I (1) ........................................................................................... 7 Trong đó: ∆Y: Mức gia tăng sản lượng .................................................................................... 8 ∆I : Mức gia tăng đầu tư................................ ................................ ................................ .......... 8 k : Số nhân đầu tư .................................................................................................................. 8 Từ công thức (1) ta đ ược ......................................................................................................... 8 I.Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam.............................................................................. 25 Bảng 3: Vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế ................................ ................. 32 2. Đầu tư tác động tới tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế ..................................................... 33 Y = C + I + G + X - M ........................................................................................................... 33 Q = F (K, L, T, R…) ................................................................ ................................ ............. 34 Trong đó: K: Vốn đầu tư ....................................................................................................... 34 3. Vai trò của đầu tư nước ngoài trong việc thúc đẩy nền kinh tế ............................................ 35 4. Vai trò củ a vốn đầu tư thông qua hệ số ICOR..................................................................... 36 2
- LỜI NÓI ĐẦU Đầu tư là gì? Đầu tư để làm gì? Vai trò của đầu tư? Đây là những câu hỏi mà bất kì 1 nền kinh tế, 1 nhà kinh tế nào cũng đều phải nghiên cứu và tìm ra lời đáp . Các trường phái kinh tế từ khi nền kinh tế mới hình thành đ ã nghiên cứu về đầu tư và đã khẳng đinh phần nào vai trò đ ầu tư trong tăng trưởng và phát triển kinh tê. Mác đã từng khẳng định: Vốn đầu tư là một trong những yếu tố cơ bản rạo ra sự tăng trưởng phát triển kinh tế quốc gia hay như A.Smith trong cuốn “Của cải các dân tộc” cũng cho rằng: “Vốn đầu tư là yếu tố quyết định chủ yếu đến số lao động hữu hiệu và hiệu quả” Ở V iệt Nam đặc biệt là sau Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986), vai trò của đầu tư đã thực sự được khẳng đ ịnh. Đầu tư tác đ ộng đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. Tăng quy mô đ ầu tư và sử dụng hợp lý là những nhân tố quan trọng góp phần làm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, làm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, tăng nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…Thông qua việc cải cách cơ chế đầu tư, thực hiện chính sách mở cửa,mức gia tăng vốn đầu tư vào Việt Nam ngày càng cao, kéo theo đó là tốc độ tăng trưởng nền kinh tế ngày gia tăng và ổn định hơn trong những năm qua. Những năm gần đây, vốn đầu tư vào Việt Nam đạt được mức cao đáng kể, tuy nhiên với mức gia tăng tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì có thể coi là thỏa đáng chưa? Vì thế vấn đề của Việt Nam hiện nay là phải làm sao để có chất lượng đầu tư cao hơn, mức gia tăng tốc độ kinh tế phải xứng đáng với vốn đầu tư bỏ ra, chính sách đ ầu tư phải tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư cả trong và ngo ài nước, đầu tư vào những lĩnh vực thế mạnh phù hợp với định hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá... Bằng việc ban hành các văn bản hướng dẫn,và thực hiện hàng loạt các biện pháp thẩm định, nâng cao chất lượng các luồng vốn đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực….đầu tư càng thể hiện rõ vai trò của mình trong tiến trình đến một nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tương lai gần. Tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế cùng những yêu cầu mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, chính phủ Việt Nam phải có những định hướng đúng cho nguồn vốn đầu tư để có được chất lượng tăng trưởng cao nhất. Việc huy động và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả sẽ là bàn đạp cho sự tăng trưởng kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Trong phạm vi đề tài: “D ựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế”, chúng em sẽ trình bày một số lí thuyết kinh tế về đầu tư, từ đó giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế; đồng thời phân tích, đánh giá tác động của đầu tư tới tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Trong quá trình nghiên cứu, tập thể nhóm xin chân thành cảm ơn thầy Từ Quang Phương và thầy Phạm Văn Hùng đ ã giúp đỡ hoàn thành đ ề tài. 3
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG I / Một số lí thuyết kinh tế 1. Lí thuyết cơ bản về đầu tư 1.1. Khái niệm: Đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lưc đã bỏ ra để đạt đươc các kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đ ạt được các kết quả lớn hơn với những hi sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Nguồn lực hi sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả sẽ đạt được đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn) tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn,quản lí…) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất XH. Loại đầu tư đem lại các kết quả không chỉ ngườ đầu tư mà cả nền kinh tế XH được hưởng thụ trên đây không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà cả của nền kinh tế chính là đầu tư phát triển. Còn các loại đầu tư chỉ trực tiếp làm tăng tài sản chính của người chủ đầu tư, tác động gián tiếp đến làm tăng tài sản của nền kinh tế thông qua sự đóng góp tài chính tích luỹ của các hoạt động đầu tư này cho đầu tư phát triển, cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư phát triển và thúc đẩy quá trình lưu thông phân phối các sản phẩm do các kết quả của đầu tư phát triển tạo ra, đó là đ ầu tư tài chính và đầu tư thương mại. Quá trình tiến hành một công cuộc đầu tư kể từ khi bắt đầu chi phí các nguồn lực cho đến khi các thành quả của quá trình đ ầu tư phát huy tác d ụng và ngừng hoạt động có rất nhiều công việc phải làm với tính chất kĩ thuật rất đa dạng, đòi hỏi phải sử dụng kiến thức của rất nhiều ngành kinh tế kĩ thuật khác nhau vào quá trình thực hiện đầu tư theo từng giai đoạn và toàn bộ các công cuộc đầu tư. Nguồn lực chi phí cho một công cuộc đầu tư là rất lớn, thời gian cần hoạt động của các kết quả đầu tư để có thể thu hồi vốn đã bỏ ra (đối với các công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh) ho ặc để các lợi ích thu được tương xứng và lớn hơn những hi sinh về nguồn lực mà nền kinh tế bỏ ra cũng rất lâu (đối với các công cuộc đầu tư công cộng). Có hai hình thức đầu tư mà ta xét: - Đầu tư trực tiếp là sự đầu tư thông qua sản xuất, cung cấp d ịch vụ, buôn bán tại nước nhận đầu tư. Hình thức đầu tư này thường dẫn đến sự thành lập một 4
- pháp nhân riêng như công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài. Đầu tư trực tiếp góp phần làm tăng tổng sản phẩm quốc nội, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và phương thức quản lý, kinh doanh tiên tiến, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề việc làm tại nước nhận đầu tư. - Đ ầu tư gián tiếp là sự đầu tư thông qua việc buôn bán cổ phiếu và các giấy tờ có giá trị, gọi chung là chứng khoán. Hình thức đầu tư này không dẫn đến việc thành lập pháp nhân riêng. Hình thức này mang tính đầu cơ nên có thể thu lãi rất lớn thông qua sự biến động giá chứng khoán (điều này lại liên quan đến nhiều yếu tố khác như tình hình chính trị, phát triển kinh tế, chính sách điều hành vĩ mô, v.v...), nhưng cũng chính vì thế mà có thể phải chịu những rủi ro khó lường trước. Đối với nước nhận đầu tư, hình thức đầu tư góp phần giải quyết sự khan hiếm vốn, nhưng khi các nhà đầu tư đồng loạt rút đi (bằng cách bán lại chứng khoán) sẽ dễ dẫn đến những biến động trên thị trường tiền tệ, ảnh hưởng tới nền kinh tế. 1.2. Các loại hình đầu tư 1.2.1. Đầu tư phát triển Khái niệm Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dung vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kĩ năng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc, thiêt bị, tài nguyên. N hư vậy, khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cần tính đúng tính đủ các nguồn lực tham gia. Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Trên quan điểm phân công lao động XH, có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đ ầu tư theo ngành và đ ầu tư thao lãnh thổ. Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia thành hai nhóm chính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận. Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thành: lo ại được khuyến khích đầu tư, loại không được khuyến khích đầu tư và loại cấm đầu tư. Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…) tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn…) và tài sản vô hình (phát minh, sáng chế…). Các kết quả đạt đ ược của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của XH. H iệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế XH thu được với chi phí chi ra để đạt đ ược kết quả đó. K ết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem xét cả trên phương diện chủ đầu tư và XH, đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chủ đầu tư, vai trò quản lí, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lí Nhà nước các cấp. Thực tế, có những khoản đầu tư tuy không trực tiếp tạo 5
- ra tài sản cố định và tài sản lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tư cho y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo… N hưng lại rất quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống và vì mục tiêu phát triển, d o đó cũng được xem là đầu tư phát triển. Mục đích Đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đ ầu tư. Trong đó, đầu tư Nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đ ời sống của các thành viên trong XH. Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực… Hoạt động của đầu tư phát triển là một quá trình diễn ra trong thời kì dài và tồn tại vấn đề “độ trễ thời gian”. Độ trễ thời gian là sự không trùng hợp giữa thời gian đầu tư và thời gian vận hành các kết quả đầu tư. Đầu tư hiện tại nhưng kết quả thường được thu trong tương lai. Đ ặc điểm này của đầu tư cần được quán triệt khi đánh giá kết quả ,chi phí và hiệu quả đầu tư phát triển. Đặc điểm của đầu tư phát triển: - Q uy mô tiền vốn vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn. Vốn đầu tư lớn nằm khô đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Lao động cần sử dụng cho cac dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia. - Thời kì đầu tư kéo dài: thời kì đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đ ến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian kéo dài hàng chục năm. - Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài: thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. - Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay nơi no được tạo dựng nên, d o đó, quá trình thực hiện đầu tư cung như thời kì vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, XH vùng. K hông thể dễ dàng di chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác, nên công tác quản lí hoạt động đầu tư phát triển cần phải quán triệt đặc điểm này trên một số nội dung sau: + Trước tiên, cần phải có chủ trương đ ầu tư và quyết định đầu tư đúng đ ắn. + Lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lí. - Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao, do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kì đầu tư kéo dài, thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo d ài… nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Nội dung của đầu tư phát triển: Hoạt động đ ầu tư phát triển bao gồm nhiều nội dung, tuỳ theo cách tiếp cận. Căn cứ vào lĩnh vực phát huy tác dụng, đầu tư phát triển bao gồm các nội dung sau: đ ầu tư phát triển sản xuất, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật chung của nền kinh tế, đầu tư phat striển văn hoá giáo dục y tế và dịch vụ XH khác, đ ầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và những nội dung phát triển khác. Cách 6
- tiếp cận này là căn cứ để xác định quy mô vốn đầu tư, đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động cho từng ngành lĩnh vực trong nền kinh tế q uốc dân. Theo khái niệm, nội dung đầu tư phát triển bao gồm: đầu tư những tài sản vật chất (tài sản thực) và đầu tư những tài sản vô hình. Đ ầu tư các tà sản vật chất gồm: đầu tư tài sản cố định (đầu tư xây dựng cơ bản) và đầu tư vào hàng tồn trữ. Đầu tư tài sản vô hình gồm các nội dung sau: đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học, kĩ thuật, đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng cáo. 1.2.2. Đầu tư tài chính và đầu tư thương mại 1.2.2.1. Đ ầu tư tài chính Đầu tư tài chính (đ ầu tư tài sản tài chính) là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá trên thị trường tiền tệ, thị truờng vốn để hưởng lãi suất định trước (g ửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lợi nhuận tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành (mua cổ phiếu…). Đầu tư tài sản tài chính là loại đầu tư không trực tiếp làm tăng sản phẩm thực (tài sản vật chất) cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính cho chủ đầu tư. Mua cổ phiếu (đầu tư cổ phiếu) gắn với việc chuyển quyền sở hữu và hoạt động cho vay dẫn đến chuyển quyền sử dụng,do vậy, hai loại đầu tư này đều thuộc hoạt động đầu tư d ịch chuyển. Đầu tư tài chính thường được thực hiện gián tiếp thông qua các trung gian tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán. Đầu tư tài chính còn có đặc điểm là: chủ đầu tư thường có kì vọng thu được lợi nhuận cao khi đầu tư nhưng thực tế lợi nhuận thu được có thể tăng giảm không theo ý muốn. Tuy nhiên, đầu tư tài chính là kênh huy động vốn rất quan trọng cho hoạt động đầu tư phát triển và là một trong những loại hình đầu tư lựa chọn để tối đa hoá lợi ích, giảm thiểu rủi ro cho chủ đầu tư. 1.2.2.2. Đ ầu tư thương mại Đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận cho chênh lệch giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. 1.2.3. Mối quan hệ giữa ba loại hình đầu tư Đầu tư phát triển, đầu tư tài chính và đầu tư thương m ại là ba lo ại hình đầu tư luôn tồn tại và có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Đầu tư phát triển tạo tiền đề để tăng tích luỹ, phát triển hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư thuơng mại. Ngược lại đầu tư tài chính và đầu tư thương m ại hỗ trợ và tạo điều kiện để tăng cường đầu tư phát triển. 1.3. Các lí thuyết kinh tế về đầu tư 1.3.1.Số nhân đầu tư Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng. N ó cho thấy sản lượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng 1 đơn vị . Công thức tính: k = ∆Y/ ∆I (1) 7
- Trong đó: ∆Y: Mức gia tăng sản lượng ∆I : Mức gia tăng đầu tư k : Số nhân đầu tư Từ công thức (1) ta được ∆Y = k * ∆I (2) Như vậy, việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuyếch đại sản lượng tăng lên số nhân lần. Trong công thức trên, k là số dương lớn hơn 1. Vì, khi I = S, có thể biến đổi công thức (2) thành: Y Y Y 1 1 1 k= = = = = = (3) C 1 MPC MPS I s Y C 1 Y Trong đó: C K huynh hướng tiêu dùng biên MPC = Y s K huynh hướng tiết kiệm biên MPS = Y Vì MPS < 1 nên k >1 Nếu MPC càng lớn thì k càng lớn, do đó, độ khuyếch đại của sản lượng càng lớn. Sản lượng càng tăng, công ăn việc làm càng tăng. Thực tế, gia tăng đầu tư, d ẫn đến cầu về các tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…) và quy mô lao động. Sự kết hợp hai yếu tố này làm cho sản xuất phát triển, kết quả là gia tăng sản lượng nền kinh tế. 1.3.2.Gia tốc đầu tư Số nhân đầu tư giải thích mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư gia tăng sản lượng hay việc gia tăng đầu tư có ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng. N hư vậy, đầu tư xuất hiện như một yếu tố của tổng cầu. Theo Keynes (nhà kinh tể học trong thập niên 30 thế kỉ trước), đầu tư cũng được xem xét từ góc độ tổng cung, nghĩa là, mỗi sự thay đổi của sản lượng làm thay đổi đầu tư như thế nào. Theo lí thuyết này, để sản xuất ra 1 đ ơn vị đầu ra cho trước cần phải có một lượng vốn đầu tư nhất định. Tương quan giữa sản lượng và vốn đầu tư có thể được biểu diễn như sau: K x= (4) Y Trong đó: K: Vốn đầu tư tại thời kì nghiên cứu Y: Sản lượng tại thời kì nghiên cứu x : Hệ số gia tốc đầu tư Từ công thức (4) suy ra: K=x*Y (5) Như vậy, nếu x không đổi thì khi quy mô sản lượng sản xuất tăng dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư tăng theo và ngược lại. Nói cách khác, chi tiêu đầu tư tăng 8
- hay giảm phụ thuộc nhu cầu về tư liệu sản xuất và nhân công. Nhu cầu các yếu tố sản xuất lại phụ thuộc vào quy mô sản phẩm cần sản xuất. Theo công thức (5), có thể kết luận:sản lượng phải tăng liên tục mới là cho đầu tư tăng cùng tốc độ, hay không đổi so với thời kì trước. * Ưu điểm của lí thuyết gia tốc đầu tư: - Lí thuyết gia tốc đầu tư phản ánh quan hệ giữa sản lượng với đầu tư. Nếu x không đổi trong kì kế hoạch thì có thể sử dụng công thức để lập kế hoạch khá chính xác. - Lí thuyết phản ánh sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến đầu tư. K hi kinh tế tăng trưởng cao, sản lượng nền kinh tế tăng, cơ hội kinh doanh lớn,dẫn đến tiết kiệm tăng cao và đầu tư nhiều. *Nhược điểm của lí thuyết gia tốc đầu tư: - Lí thuyết giả định quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng và đầu tưlà cố định.thực tế đại lượng này (x) luôn luôn biến động do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. - Thực chất lí thuyết đã xem xét sự biến động của đầu tư thuần (NI) chứ không phải sự biến động của tổng đầu tư do sự tác động của thay đổi sản lượng. Vì, từ công thức (5) có thể viết: + Tại thời điểm t: Kt = x * Y t (6) + Tại thời điểm (t-1): K(t-1) = x *Y(t-1) (7) + Lấy (6) trừ (7) ta được: Kt – K(t-1) = x*Yt – x*Y(t-1) = x*( Yt – Y(t-1)) (8) Trong đó: Kt – K(t-1): Đ ầu tư ròng và bằng (It – D) với D là khấu hao Do đó: It – D = K t – K (t-1) =x * (Yt – Y (t-1)) = x * Y (9) Và đầu tư ròng: (10) I x * Y Như vậy, theo lí thuyết này, đầu tư ròng là hàm của sự gia tăng sản lượng đầu ra. N ếu sản lượng tăng, đầu tư ròng tăng (lớn hơn x lần). Nếu sản lượng giảm, đầu tư thuần sẽ âm. N ếu tổng cầu về sản lượng trong thời gian dài không đổi, đầu tư ròng sẽ bằng 0. (Khi y 0 thì I =0) - Theo lí thuyết này toàn bộ vốn đầu tư mong muốn đều được thực hiện ngay trong cùng một thời kì. Đ iều này không đúng bởi nhiều lí do, chẳng hạn do việc cung cấp các yếu tố liên quan đến thực hiện vốn đầu tư không đáp ứng, do cầu vượt quá cung… Do đó, lí thuyết gia tốc đầu tư tiếp tuc được hoàn thiện qua thời gian.theo lí thuyết gia tốc đầu tư sau này thì vốn đầu tư mong muốn được xác định như là một hàm của mức sản lượng hiện tạivà quá khứ, nghĩa là, qui mô đầu tư mong muốn đ ược xác định trong d ài hạn. Nếu gọi: Kt và K (t-1) là vốn đầu tư thực hiện ở thời kì t và (t-1) K t* là vốn đầu tư mong muốn là một hằng số ( 0<
- Có nghĩa là, sự thay đổi đầu tư thực hiện giữa hai kì chỉ bằng một phần của chênh lệch giữa vốn đầu tư mong muốn thời kì t và vốn đầu tư thực hiện thời kì t - 1. N ếu 1 thì Kt = Kt*. Và lí thuyết gia tốc đầu tư hoàn thiện sau n ày cũng đã đ ề cập đến tổng đầu tư. Theo lí thuyết gia tốc đầu tư ban đầu thi đầu tư thuần: I It Dt Kt K (t 1). Theo lí thuyết gia tốc đầu tư sau này thì: K t – K(t-1) = * ( Kt * K (t 1)) . Và do đó: I * ( Kt * K (t 1)) Để xác định tổng đầu tư,chúng ta giả định: D t = * K (t 1) là hệ số khấu hao và 0 1 . Do đó: hoặc It –Dt = It - * K (t 1) * ( Kt * K (t 1)) It = * ( Kt * K (t 1)) * K (t 1) (11) It chính là tổng đầu tư trong kì và là hàm của vốn mong muốn và vốn thực hiện. Lí thuyết gia tốc đầu tư và số nhân đầu tư giải thích mối quan hệ qua lại giữa đầu tư và sản lượng. Mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo việc gia tăng bổ sung lao động,nguyên vật liệu sản xuất… dẫn đến gia tăng sản phẩm (giải thích qua số nhân đầu tư). Sản lượng gia tăng,dẫn đến gia tăng tiêu dung (do thu nhập người tiêu dùng tăng), tăng cầu hàng hóa và dịch vụ nên lại đòi hỏi gia tăng đầu tư mới (giải thích qua mô hình gia tốc đầu tư). Gia tăng đầu tư mới dẫn đến gia tăng sản lượng, gia tăng sản lượng lại là nhân tố thúc đẩy gia tăng đầu tư. Quá trình này diễn ra liên tuc, dây chuyền. 1.3.3.Quỹ nội bộ của đầu tư Theo lí thuyết này,đầu tư có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực tế: I = f (lợi nhuận thực tế). Do đó, dự án đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao sẽ được lựa chọn. Vì lợi nhuân cao, thu nhập giữ lại cho đầu tư sẽ lớn và mức đầu tư sẽ cao hơn. Nguồn vốn cho đầu tư có thể huy động bao gồm: Lợi nhuận giữ lại, tiền trích khấu hao, đi vay các loại trong đó bao gồm cả việc phát hành trái phiếu và bán cổ phiếu. Lợi nhuận giữ lại và tiền trích khấu hao tài sản là nguồn vốn nội bộ của doanh nghệp, còn đi vay và phát hành trái phiếu, bán cổ phiếu là nguồn vốn huy động từ bên ngoài. V ay mượn thì phải trả nợ, trường hợp nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, doanh nghiệp có thể không trả được nợ và lâm vào tình trạng phá sản. Do đó việc đi vay không phải là điều hấp dẫn, trừ khi được vay ưu đãi. Cũng tương tự, việc tăng vốn đầu tư bằng phát hành trái phiếu cũng không phải là biện pháp hấp dẫn. Còn bán cổ phiếu để tài trợ cho đầu tư chỉ được các doanh nghiệp thực hiện khi hiệu quả của dự án đầu tư là rõ ràng và thu nhập do dự án đem lại trong tương lai lớn hơn các chi phí đ ã bỏ ra. Chính vì vậy, theo lí thuyết quỹ nôi bộ của đầu tư, các doanh nghiệp thường chọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn nội bộ và chính sự gia tăng của lợi nhuận sẽ làm cho mức đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn. Sự khác nhau giữa lí thuyết gia tốc đầu tư và lí thuyết nàydẫn đến việc thực thi các chính sách khác nhau để khuyến khích đầu tư. Theo lí thuyết gia tốc đầu 10
- tư, chính sách tài khóa mở rộng sẽ làm cho mức đầu tư cao hơn và do đó sản lượng thu được cũng sẽ cao hơn. Còn việc giảm thuế lợi tức của doanh nghiệp không có tác dụng kích thích đầu tư. N gược lại, theo lí thuyết quỹ nội bộ của đầu tư thì việc giảm thuế lợi tức của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận từ đó tăng đầu tư và tăng sản lượng, mà tăng lợi nhuận có nghĩa là tăng quỹ nội bộ. Q uỹ nội bộ là một yếu tố quan trọng để xác định lượng vốn đầu tư mong muốn, còn chính sách tài khóa mở rộng không có tác dụng trực tiếp làm tăng đầu tư theo lí thuyết này. 1.3.4.Lí thuyết tân cổ điển Theo lí thuyết này thì đầu tư bằng tiết kiệm (ở mức sản lượng tiềm năng). Còn: tiết kiệm S = s*y trong đó 0 s 1 . s: Mức tiết kiệm từ 1 đơn vị sản lượng(thu nhập) và tỷ lệ tăng trưởng của lao động bằng với tỷ lệ tăng dân số và kí hiệu là n. Theo hàm sản xuất,các yếu tố của sản xuất là vốn và lao động có thể thay thế cho nhau trong tương quan sau đây: y = A* E ( ) * K ( ) * N (1 ) (12) Trong đó: y : Sản lượng K ( ) : Vốn đầu tư N (1 ) : Lao động A* E ( ) biểu thị ảnh hưởng của yếu tố công nghệ. và (1 ) là hệ số co giãn thành phần của sản xuất với các yếu tố vốn và lao động (thí d ụ nếu =0.25 thì 1% tăng lên của vốn sẽ làm cho sản lượng tăng lên 25%). Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì và (1 ) biểu thị phần thu nhập quốc dân từ vốn và lao động. Từ hàm sản xuất Cobb Douglas trên đây ta có thể tính được tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng như sau: g = r + * h (1 ) * n (13) Trong đó: g: Tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng h: Tỷ lệ tăng trưởng của vốn n: Tỷ lệ tăng trưởng lao động Biểu thức trên cho thấy:tăng trưởng của sản lượng có mối quan hệ thuận với tiến bộ của công nghệ và tỷ lệ tăng trưởng của vốn và lao động. Trong một nền kinh tế ở “thời đại hoàng kim”có sự cân bằng trong tăng trưởng của các yếu tố sản lượng,vốn và lao động. Gọi đầu tư ròng là I và I K K S s * Y suy ra K s * Y Chia cả 2 vế cho K, ta được: K s * Y K K 11
- Y Hoặc: h =s* K Y Khi h không đổi,s không đổi thì cũng không đổi và Y phải tăng trưởng K cùng tỷ lệ như h và K. Khi đó: g = r * g (1 ) * n Ở đ ây g là tỷ lệ tăng trưởng ở “thời đại hoàng kim”. Suy ra: g - * g r (1 ) * n (1- ) * g r (1 )*n r Hay g= (14) n 1 Như vậy, trong “thời đại hoàng kim”, tỷ lệ tăng trưởng g phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng của công nghệ và lao động. Điều này cho thấy,không thể có thu nhập trên đầu người tăng nếu không có sự tiến bộ của công nghệ. 1.3.5.Mô hình Harrod - Domar Mô hình Harrod - Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư. Để xây dựng mô hình, các tác giả đưa ra 2 giả định: - Lao đ ộng đầy đủ việc làm, không có hạn chế với cung lao động. - Sản xuất tỷ lệ với khối lượng máy móc. Nếu gọi: Y Là sản lượng năm t : Y Tốc độ tăng trưởng kinh tế g= : Yt Sản lượng gia tăng trong kì : Y Tổng tiết kiệm trong năm S : S Tỷ lệ tiết kiệm/GDP s= : Yt Tỷ lệ gia tăng của vốn so với sản lượng ICOR : K Từ công thức: ICOR = Y I Nếu K I , ta có : ICOR = Y Ta lại có: I = S =s *Y. Thay vào công thức tính ICOR,ta có: K s * Y s *Y Từ đây suy ra: Y ICOR = Y Y ICOR Phương trình phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế: Y s *Y g :Y Y ICOR s Cuối cùng ta có: g ICOR Như vậy, theo Harrod - Domar, tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ g thì cần duy trì tỷ lệ tích luỹ để đầu tư trong GDP là s với hệ số ICOR không đổi. Mô hình thể hiện S là nguồn vốn 12
- của I, đầu tư làm gia tăng vốn sản xuất ( K), gia tăng vốn sản xuất sẽ trực tiếp gia tăng Y. Cũng lưu ý rằng, do nghiên cứu ở các nước tiên tiến,nhằm xem xét vấn đề: để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 1% thì đầu tư phải tăng bao nhiêu, nên những kết luận của mô hình cẩn đ ược kiểm nghiệm kỹ khi nghiên cứu đối với các nước đang phát triển như ở nước ta. Ở những nước đang phát triển, vấn đề không đơn thuần chỉ là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế như cũ m à quan trọng là phải tăng với tốc độ cao hơn. Đồng thời do thiếu vốn, thừa lao động, họ thường sử dụng nhiều nhân tố khác phục vụ tăng trưởng. 2/ Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế 2.1. Một số quan điểm Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy, mỗi quốc gia tuỳ theo quan niệm khác nhau của các nhà lãnh đạo đã lựa chọn con đường phát triển khác nhau. Nhìn một cách tổng thể có thể hệ thống sự lựa chọn ấy theo ba con đ ường: nhấn mạnh tăng trưởng nhanh; coi trọng vấn đề b ình đẳng, công bằng xã hội và phát triển toàn diện. 2.1.1. Quan điểm nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế Các nước phát triển theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa trước đây thường lựa chọn con đ ường nhấn mạnh tăng trưởng nhanh. Sự phát triển kinh tế của các nước Mehico, các nước OPEC và kể cả Philipin, Malaysia, Indonesia đi theo sự lựa chọn này. Nội dung: Chính phủ tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội. Các vấn đề về bình đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ đ ược đặt ra khi tăng trưởng thu nhập đã đ ạt được một trình độ khá cao. Kết quả: Nhiều quốc gia thực hiện theo mô hình này đã làm cho nền kinh tế rất nhanh khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân năm rất cao. Hạn chế: - Bất bình đ ẳng về kinh tế xã hội ngày càng gay gắt, các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường không được quan tâm, một số giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống của dân tộc và đạo đức thuần phong mỹ tục tốt đẹp của nhân dân bị phá huỷ. - Việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh trước mắt đã nhanh chóng dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên, huỷ hoại môi trường sinh thái, chất lượng tăng trưởng kinh tế không bảo đảm và vi phạm những yêu cầu phát triển bền vững. Chính những hạn chế này đã tạo ra lực cản cho sự tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn sau. 2.1.2. Quan điểm nhấn mạnh công bằng xã hội Đây là mô hình khá nổi bật của các nước đi theo mô hình Chủ nghĩa xã hội trước đây, trong đó có cả Việt Nam. Nội dung: Đ ưa ra yêu cầu giải quyết các vấn đề xã hội ngay từ đầu trong điều kiện thực trạng tăng trưởng thu nhập ở mức độ thấp. Các nguồn lực phát triển, phân phối thu nhập cũng như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, văn hoá được quan tâm và thực hiện theo phương thức dàn đều, b ình quân cho mọi ngành, mọi vùng và các tầng lớp dân cư trong x ã hội. 13
- Kết quả: Các nước đã đạt được một mức độ khá tốt về các chỉ tiêu xã hội. Công b ằng xã hội cao. Hạn chế: Nền kinh tế thiếu các động lực cần thiết cho sự tăng trưởng nhanh, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nền kinh tế lâu khởi sắc và ngày càng trở nên tụt hậu so với mức chung của thế giới. Các chỉ tiêu xã hội thường chỉ đạt cao về mặt số lượng mà có thể không bảo đảm về chất lượng. 2.1.3. Quan điểm phát triển toàn diện Hiện nay, nền kinh tế mở cửa, hội nhập cho phép nhiều nước đang phát triển tận dụng lợi thế lịch sử để thực hiện một sự lựa chọn tối ưu hơn bằng con đường phát triển toàn diện. Hàn Quốc, Đài Loan là những nước đã thực hiện theo sự lựa chọn này. Trong quá trình cải tổ nền kinh tế, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự lựa chọn theo hướng phát triển toàn diện. Nội dung: Đi đôi với thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, đưa ra mục tiêu giải quyết vấn đề công bằng xã hội ngay từ đầu và trong toàn tiến trình phát triển. Theo mô hình này, Chính phủ các nước, một mặt đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh, khuyến khích dân cư làm giàu, phát triển kinh tế tư nhân và thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp nguồn lực; mặt khác, cũng đồng thời đặt ra vấn đề b ình đẳng, công bằng và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. * Việc hệ thống hoá các con đường phát triển kinh tế mặc dù mang nội dung tương đối, nhưng nó là cần thiết để giúp các nước, căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị trong và ngoài nước ở từng giai đoạn cụ thể để lựa chọn hướng đi thích hợp cho mình. 2.2. Khái niệm 2.2.1.Tăng trưởng kinh tế Phúc lợi vật chất đ ược đo lường bằng giá trị hàng hoá và dịch vụ m à nền kinh tế sản xuất ra. Nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế là nghiên cứu về khả năng của các nền kinh tế sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ. Khi một nước có tăng truởng kinh tế, thì dân cư trong nước nhìn chung sẽ có cuộc sống sung túc hơn. Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng về mặt thu nhập của một nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định, thường tính là một năm. Nhìn chung,tăng trưởng kinh tế được tính bằng % thay đổi của mức sản lượng quốc dân. gt = ( Yt - Y(t-1))/Y(t-1) *100% Trong đó: gt :Tốc độ tăng trưởng của thời kì t Y :GDP thực tế của thời kì t Thước đo đó có thể gây nhầm lẫn nếu như dân số tăng rất nhanh trong khi GDP thực tế lại tăng trưởng chậm. Một định nghĩa khác có thể thích hợp hơn về tăng trưởng kinh tế theo mức sản lượng bình quân đầu người được tính bằng tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ đ ược tạo ra trong năm chia cho dân số. gt(PC) = ( yt - y(t-1))/y(t-1) *100% Trong đó: gt(PC): Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đ ầu người của thời kì t 14
- : GDP thực tế bình quân đầu người y Khi các nhà kinh tế nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, họ quan tâm đến tăng trưởng của sản lượng thực tế qua một thời kì dài đ ể có thể xác định được các yếu tố làm tăng GDP thực tế tại mức tự nhiên trong dài hạn. Các nguồn lực của tăng truởng kinh tế: Yếu tố hàng đầu quyết định tăng trưởng là năng suất. Nhưng các yếu tố quyết định năng suất và do đó tăng truởng kinh tế là nguồn nhân lực, tích luỹ tư b ản, tài nguyên thiên nhiên và tri thức công nghệ. Các nhân tố đó có thể khác nhiều giữa các nước và một số nước có thể kết hợp chúng hiệu quả hơn các nước khác. Các chính sách của chính phủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: - Chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nước. - Chính sách thu hút đầu tư từ nước ngoài. - Chính sách về vốn nhân lực. - Xác định quyền sở hữu tài sản và sự ổn định chính trị. - Chính sách mở cửa nền kinh tế. - Chính sách kiểm soát tăng dân số. - Nghiên cứu và triển khai công nghệ mới. Tăng trưởng bền vững: Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng đ ể hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Theo Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sình thái mà còn đ i vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ. Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững. Như vậy, khái niệm "Phát triển bền vững" đ ược đề cập trong báo cáo Brundtlanđ với một nội hàm rộng, nó không chỉ là nỗ lực nhằm hoà giải kinh tế và môi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nội dung khái niệm còn bao hàm những khía cạnh chính trị xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội. Với ý nghĩa này, nó được xem là "tiếng chuông" hay nói cách khác là "tấm biển hiệu” cảnh báo hành vi của loài người trong thế giới đương đại. 2.2.2. Khái niệm phát triển Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như quá trình biến đổi cả lượng và chất, nó là sự kết hợp 1 cách chặt 15
- chẽ quá trình hoàn thiện của 2 vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Như vậy, phát triển phải là 1 quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quy định. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo 3 tiêu thức: - Sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập trên 1 đầu người. Nó thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của 1 quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển. - Sự biến đổi theo đúng xu hướng của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất. H iện nay cơ cấu kinh tế thương được thay đổi theo hướng: thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá; giảm vai trò của ngành nông nghiệp; thay đổi sản phẩm thương mại; tăng cường ứng dụng vốn con người và vốn tri thức trong sản xuất; tiến hành thay đổi thể chế. Để phân biệt các giai đoạn phát triển hay đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế. - Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Đây là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia. Đó là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh duỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục… * Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển, và là mục tiêu mà bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn hướng tới. 2.2.3. Khái niệm phát triển bền vững Theo thời gian, quan niệm về phát triển bền vững ngày càng được hoàn thiện. Năm 1987, vấn đề về phát triển bền vững được Ngân hàng thế giới (WB) đề cập lần đầu tiên, theo đó phát triển bền vững là: “…Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Ngày nay, quan niệm về phát triển bền vững được đề cập một cách đ ầy đủ hơn, b ên cạnh yếu tố môi trường tài nguyên thiên nhiên, yếu tố môi trường x ã hội đ ược đặt ra với ý nghĩa quan trọng. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững năm 2002 đã xác đ ịnh: Phát triển kinh tế bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Đảng cộng sản Việt Nam đã thể hiện rất rõ quan điểm về phát triển bền vững trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước tới năm 2010: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”, gắn sự phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế 2.3.1. Tổng giá trị sản xuất(GO Gross output) Tổng giá trị sản xuất (GO) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định 16
- (thường là một năm). Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất có thể được tính theo hai cách. Thứ nhất, đó là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế Quốc Dân. Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA). Công thức tính: GO = Chi phí trung gian + giá trị gia tăng = IC + VA 2.3.2. Tổng sản phẩm quốc nội(GDP_Gross domestic product) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên pham vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất định. Để tính GDP, có ba cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất, tiêu dùng, phân phối. Theo cách tiếp cận từ sản xuất, GDP là giá trị gia tăng tính cho to àn bộ nền kinh tế. Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế. Như vậy: V Ai = GOi - ICi Trong đó: GO i là tổng giá trị sản xuất, ICi là chi phí trung gian của ngành i. Tiếp cận từ chi tiêu, GDP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình (C), chi tiêu của chính phủ (G), đầu tư tích luỹ tài sản (I) và chi tiêu qua thương mại quốc tế, tức là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X-M). GDP = C + G + I + (X – M) Nếu tiếp cận từ thu nhập, GDP đ ựơc xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: Thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (W); thu nhập của người có đất cho thuê(R); thu nhập của người có tiền cho vay (In); thu nhập của người có vốn (Pr); khấu hao vồn cố định (Dp) và cuối cùng là thuế kinh doanh (Ti). GDP = W + R + In + Pr + Dp + Ti 2.3.3. Tổng thu nhập quốc dân(GNI_Gross national income) Tổng thu nhập quốc dân(GNI): Đây là chỉ tiêu xuất hiện trong bảng SNA năm 1993 thay cho chỉ tiêu GNP sử dụng trong bảng SNA năm 1968. Về nội dung thì GNI và GNP là như nhau, tuy vậy khi sử dụng GNI là muốn nói theo cách tiếp cận từ thu nhập chứ không phải nói theo góc độ sản phẩm sản xuất như GDP. Hiểu theo khía cạnh trên, GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công nhân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này bao gồm các khoản hình thành thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính đến cả các khoản từ nước ngo ài về và chuyển ra nước ngoài. Như vậy, GNI hình thành từ GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và được điều chỉnh theo con số chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngo ài. GNI = GDP + Chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngo ài Chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài = Thu nhập lợi tức nhân tố với nước ngoài - Chi trả lợi tức nhân tố ra nước ngoài. 17
- Sự khác nhau về lượng giữa GDP và GNI là ở phần chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài. Ở các nước đang phát triển thì GNI thường nhỏ hơn GDP vì thông thường phần chênh lệch này nhận giá trị âm. 2.3.4.Thu nhập quốc dân(NI_National income) Thu nhập quốc dân (NI): Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.NI chính là tổng thu nhập quốc dân (GNI) sau khi đã trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế (Dp). NI = GNI - Dp 2.3.5.Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI_Natonal disposable income) Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI): Là phần thu nhập của cả quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ thuần trong một thời kì nhất định. Chỉ tiêu này được hình thành sau khi thực hiện phân phối thu nhập lần thứ hai, thực chất nó là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đ ã điều chỉnh các khoản thu, chi về chuyển nhượng hiện hành giữa các đợn vị thường trú và không thường trú. Tuy vậy, xét trên toàn b ộ nền kịnh tế các chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú sẽ triệt tiêu nhau, vì nếu có một đ ơn vị chi thì sẽ có một đ ơn vị khác thu chuyển nhượng. Vì vậy, NDI và NI sau khi điều chỉnh các khoản chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài. NDI = NI + Chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngo ài Chênh lệch chuyển nhượng với nước ngoài = Thu chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài - Chi chuyển hiện hành ra nước ngoài 2.3.6.Thu nhập bình quân đầu người Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP và GNI còn đ ược sử dụng để đánh giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc gia (GDP/người; GNI/người). Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đ ến sự thay đổ dân số. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập b ình quân dầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung. Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau. Theo dõi chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người có thể xác định khoảng thời gian cần thiết nâng cao thu nhập lên gấp 2 lần dựa vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế theo dự báo. Một phương pháp đơn giản và khá chính xác tiếp cận đến con số này gọi là “luật 70” tức là thời gian để thu nhập dân cư tăng lên gấp 2 lần được xác định xấp xỉ bằng 70 chia cho tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng năm thao dự báo. Ví dụ như nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người một nước đặt ra là 5% 1năm thì sẽ đạt được mức tăng gấp 2 lần sau khoảng 14 năm (70:5). D ự báo mức tăng thu nhập bình quân trên đ ầu người có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu xu hướng chuyển biến thu nhập của các quốc gia từ nhóm này sang nhóm khac so với mức bình quân toàn thế giới. II. Xem xét vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế dưới góc độ các mô hinh kinh tế: 1, Các mô hình cho rằng đầu tư kích thích tổng cung của nền kinh tế 18
- 1.1 Mô hình tăng trưởng kinh tế của phái cổ điển : Theo Ricardo (1773 - 1 823) thuộc trường phái cổ điển, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, từ đó ông cho rằng các yếu tố cơ b ản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Đây cũng là các yếu tố cấu thành tổng cung nền kinh tế và trong từng ngành, theo 1 trình độ kĩ thuật nhất định các yếu tố này kết hợp với nhau theo 1 tỉ lệ không thay đổi. Trong 3 yếu tố kể trên, đất đai là yếu tố quan trọng nhất. Chính vì thế đất đai là giới hạn của tăng trưởng, cũng là giới hạn của tổng cung. Khi sản xuất nông nghiệp gia tăng trên những đất đai kém m àu mỡ hơn thì giá lương thực thực phẩm tăng lên. Do đó tiền lương danh nghĩa của công nhân cũng phải tăng theo tương ứng, lợi nhuận của các nhà tư bản có xu hướng giảm. Nếu cứ tiếp tục như vậy đến khi lợi nhuận hạ thấp, ko bù đắp được rủi ro trong kinh doanh làm cho nền kinh tế rơi vào bế tắc. Đây là tình trạng tổng cung nền kinh tế bị giới hạn. Trước tình hình đó, các nhà kinh tế đã đưa ra giải pháp gì để hạn chế sự giới hạn? Ricardo cho rằng chỉ có thể giải quyết bằng cách xuất khẩu hàng công nghiệp để mua lương thực rẻ hơn từ nước ngoài, hoặc phát triển công nghiệp để tác động vào nông nghiệp. Tức là cần thiết nhất phải đầu tư sang ngành công nghiệp từ đó tạo tiền đề phát triển nông nghiệp, đồng thời phát triển kinh tế. N hư vậy, đầu tư có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tổng cung, giảm giới hạn phát triển tổng cung, đặc biệt là đầu tư vào công nghiệp. Tuy nhiên, những lý thuyết trên vẫn còn 1 số hạn chế. Các nhà kinh tế học cổ điển vẫn cho rằng thị trường tự do được 1 bàn tay vô hình dẫn dắt để gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội. Thị trường với sự linh hoạt của giá cả và tiền công có khả năng điều chỉnh những mất cân đối của nền kinh tế, xác lập những cân đối mới, tạo công ăn việc làm đầy đủ. Ngoài ra, Ricardo còn cho rằng chính phủ không có vai trò gì trong phát triển kinh tế thậm chí chính sách của chính phủ có khi còn hạn chế khả năng phát triển kinh tế. Như vậy, Ricardo chưa nhìn ra vai trò cần thiết của nhà nước, cũng như những chính sách đầu tư phát triển của nhà nước. 1.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Marx (1818 - 1883) Theo Marx các yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất là đất đai, lao động vốn và tiến bộ kĩ thuật. Trong đó, Marx đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Ngoài ra, với yếu tố sản xuất kĩ thuật Marx phân tích mục đích của nhà tư bản là tăng giá trị thặng dư cho nên họ tìm cách tăng thời gian làm việc của công nhân, hoặc là nâng cao năng suất lao động bằng cải tiến kỹ thuật. Trong đó cải tiến kĩ thuật là quan trọng nhất vì 2 phương án đầu đều có giới hạn. Muốn cải tiến kĩ thuật thường xuyên và có hiệu quả, các nhà tư bản phải có 1 nguồn vốn cần thiết và đầy đủ. Đây chính là tầm quan trọng của vốn đầu tư trong tích luỹ cho tái sản xuất, từ đó tăng năng suất lao động, tăng tổng cung nền kinh tế. Marx còn cho rằng giữa cung và cầu luôn có 1 khoảng cách. Đ ể giải quyết kho ảng cách này, cần thiết phải có tích luỹ sản xuất, tích luỹ hàng hoá. Đây cũng là hoạt động đầu tư hàng tồn trữ. Cũng theo ông, sau khi trải qua giai đoạn khủng 19
- hoảng có chu kỳ, để tiếp tục phát triển các nhà tư bản phải tiến hành đổi mới tư bản cố định với quy mô lớn làm cho nền kinh tế tiến đến phục hồi, hưng thịnh. Để đổi mới được tư bản cố định, các nhà tư bản cũng nhất thiết cần có hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ. Đây cũng chính là vai trò của đầu tư trong tăng trưởng kinh tế. 1.3. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của phái tân cổ điển : Các nhà kinh tế tân cổ điển đã giải thích nguồn gốc sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất Cobb - Douglas : Y= f (K,L, R,T) Trong đó: Y Đầu ra K Vốn sản xuất L Lao động R Tài nguyên K hoa học công nghệ T Đây cũng chính là các yếu tố cấu thành n ên tổng cung nền kinh tế. Cũng qua hàm sản xuất này, ta thấy vai trò của vốn đầu tư: g = t + aK + bL + cR Trong đó : g tốc độ tăng trưởng kinh tế a,b,c tốc độ tăng trưởng của vốn, lao động và đ ất đai Qua đó ta thấy rằng sự tăng trưởng của yếu tố vốn cũng như yếu tố đầu tư góp phần vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Hạn chế của lý thuyết này cũng là chưa thấy được vai trò của chính phủ trong tăng trưởng kinh tế. Vai trò này cũng còn rất mờ nhạt trong nền kinh tế. 1.4. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái Keynes : Keynes đã rất coi trọng vai trò của đầu tư trong tăng trưởng kinh tế. Dựa vào tư tưởng của ông, 2 nhà khoa học Harrod và Domar đã đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển. Mô hình cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhu cầu về vốn. Mô hình này coi đầu ra của bất kì 1 đơn vị kinh tế nào, dù là 1 công ty, 1 doanh nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó. Mô hình cũng chỉ ra nguồn gốc của đầu tư, mối quan hệ giữa vốn đầu tư và vốn sản xuất. Theo 2 ông thì tiết kiệm luôn là nguồn gốc của đầu tư, nên về lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm. Đồng thời đầu tư chính là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất. 2 ông đ ã thiết lập mối quan hệ như sau: - Đầu tư = tiết kiệm => s = đầu tư/sản lượng - Đầu tư = vốn sản xuất => k = đầu tư/mức tăng trưởng Từ đó 2 ông xây dựng được mô hình: g = s/k Trong đó : g tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉ lệ tiết kiệm trong GDP s hệ số ICOR k Hệ số ICOR còn được gọi là hệ số gia tăng vốn đầu ra (là tỷ số gia tăng giữa vốn và đầu ra), thể hiện rằng: vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, tiết kiệm của nhân dân và các công ty là nguồn gốc của đầu tư. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài:Nghiên cứu xử lý nước thải xí nghiệp giết mổ gia súc, gia cầm
9 p | 375 | 97
-
Đề tài Nhận thức về việc kinh doanh đa cấp của sinh viên ở một số trường đại học tại TP.HCM
17 p | 725 | 39
-
Đề tài " DỰA VÀO CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ GIẢI THÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ "
37 p | 161 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Biến đổi Khí hậu: Nghiên cứu quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại Cà Mau và Hậu Giang
197 p | 79 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ công tác xã hội: Kết nối nguồn lực dựa vào cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh nông thôn tại xã Nhân Bình, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
0 p | 147 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chẩn đoán bệnh lý parkinson dựa vào phân tích chuyển động thông qua dữ liệu cảm biến lực gắn ở bàn chân
38 p | 18 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
63 p | 35 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
93 p | 45 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường đại học ngoài công lập dựa vào ICT
225 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
214 p | 62 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm nghèo dựa vào rừng tại xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
95 p | 24 | 5
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu phát hiện chuyển động bất thường dựa vào camera
26 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - Nghiên cứu thực tiễn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
86 p | 7 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong các hoạt động quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An
93 p | 27 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình tăng thu nhập dựa vào rừng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc
133 p | 10 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường đại học ngoài công lập dựa vào ICT
27 p | 6 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - Nghiên cứu thực tiễn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
27 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn