Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
lượt xem 5
download
Luận án nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng và kết quả công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Xác định một số yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Hoà Bình; Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THANH QUẾ NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HOÀ BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THANH QUẾ NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HOÀ BÌNH Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9 85 01 03 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Phương Nam TS. Nguyễn Nghĩa Biên HÀ NỘI - 2020 ii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2020 Tác giả luận án Phạm Thanh Quế i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Phạm Phương Nam và thầy TS. Nguyễn Nghĩa Biên đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Quản lý đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và bà con nhân dân tại tỉnh Hòa Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2020 Nghiên cứu sinh Phạm Thanh Quế ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................... vii Danh mục bảng ............................................................................................................. viii Danh mục biểu đồ .............................................................................................................x Danh mục sơ đồ .............................................................................................................. xi Trích yếu luận án ........................................................................................................... xii Thesis abstract............................................................................................................... xiv Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................3 1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3 1.4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................4 1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài ..................................................................................4 1.5.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................4 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................4 Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................5 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng ...........................5 2.1.1. Quản lý, sử dụng đất rừng.....................................................................................5 2.1.2. Quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng .....................................................9 2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng ............................................................................................................20 2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng ............................25 2.2.1. Căn cứ pháp lý về quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng ......................25 2.2.2. Căn cứ pháp lý về giao đất, giao rừng cộng đồng ..............................................27 2.2.3. Căn cứ pháp lý về giao khoán đất rừng cho cộng đồng ......................................30 2.2.4. Căn cứ pháp lý về hưởng lợi từ đất rừng cộng đồng ..........................................30 2.2.5. Căn cứ pháp lý về đầu tư cho công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng ............................................................................................................32 iii
- 2.3. Quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam .....................................................................................................32 2.3.1. Quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng ở một số nước trên thế giới ......32 2.3.2. Quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam ...............................38 2.4. Những nghiên cứu về quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên thế giới và ở Việt Nam ...............................................................................................43 2.4.1. Một số công trình nghiên cứu về quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên thế giới.................................................................................................43 2.4.2. Một số công trình nghiên cứu về quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam .................................................................................................44 2.5. Định hướng nghiên cứu của đề tài ........................................................................46 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..........................................................48 3.1. Địa điểm nghiên cứu ...........................................................................................48 3.2. Thời gian nghiên cứu ..........................................................................................48 3.3. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................48 3.4. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................48 3.4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Hoà Bình ....................48 3.4.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình .............................................................................................................48 3.4.3. Đánh giá kết quả hoạt động quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ..................................................................................49 3.4.4. Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ..................................................49 3.4.5. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ................................................................49 3.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................49 3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................49 3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu..............................................................................50 3.5.3. Phương pháp đánh giá kết quả hoạt động quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng .....................................................................................................53 3.5.4. Phương pháp thống kê so sánh ...........................................................................54 iv
- 3.5.5. Phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng.......................................................................55 3.5.6. Phương pháp đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng ....................................................58 3.5.7. Phương pháp SWOT ...........................................................................................61 3.5.8. Khung nghiên cứu ...............................................................................................61 Phần 4. Kết quả và thảo luận .......................................................................................63 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Hòa Bình ....................63 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hòa Bình ................................................................63 4.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội tỉnh Hòa Bình .........................................................68 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Hoà Bình .....71 4.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình .............................................................................................................73 4.2.1. Thực trạng sử dụng đất và biến động đất đai tại tỉnh Hòa Bình .........................73 4.2.2. Thực trạng công tác quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng của tỉnh Hòa Bình .............................................................................................................79 4.3. Đánh giá kết quả hoạt động quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ..................................................................................94 4.3.1. Lĩnh vực kinh tế ..................................................................................................94 4.3.2. Lĩnh vực xã hội .................................................................................................100 4.3.3. Lĩnh vực môi trường .........................................................................................104 4.4. Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ...................................................106 4.4.1. Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình ................................................106 4.4.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ..................................108 4.5. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng ..........................................................................................................128 4.5.1. Phân tích SWOT trong công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng ..........................................................................................................128 v
- 4.5.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng ..........................................................................................................134 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................137 5.1. Kết luận .............................................................................................................137 5.2. Kiến nghị...........................................................................................................139 Danh mục các công trình công bố liên quan đến luận án .............................................140 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................141 Phụ lục ..........................................................................................................................153 vi
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQL Ban quản lý BV & PTR Bảo vệ và phát triển rừng CP Chính phủ CT Chỉ thị DANIDA Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch DVMTR Dịch vụ môi trường rừng GCN Giấy chứng nhân GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng GĐGR Giao đất, giao rừng HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KFW Ngân hành Tái thiết Đức LNCĐ Lâm nghiệp cộng đồng NĐ Nghị định NN Nhà nước NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QĐ Quyết định QĐKT Quyết định kỹ thuật QL Quản lý QLBV Quản lý bảo vệ QLSD Quản lý sử dụng REDD+ Giảm phát thải (khí nhà kính) từ mất rừng và suy thoái rừng SD Sử dụng SWOT Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức TCĐC Tổng cục địa chính TCLN Tổng cục lâm nghiệp TNMT Tài nguyên và Môi trường TT Thông tư TTg Thủ tướng Chính phủ TW Trung ương UBND Uỷ ban nhân dân WB Ngân hàng Thế giới vii
- DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1. Thông tin số cán bộ được điều tra, phỏng vấn ....................................................51 3.2. Thông tin hộ điều tra tại các điểm điều tra .........................................................52 3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng ............................................................................................................57 3.4. Phân cấp mức độ đánh giá ..................................................................................59 3.5. Phân tích SWOT công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ..................................................................................61 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình năm 2017 ....................74 4.2. Biến động diện tích đất đai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2017 .........................................................................................................77 4.3. Diện tích đất rừng giao cho các chủ thể trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2017.............................................................................................................79 4.4. Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích đất rừng giao cho các cộng đồng .......................................................................................81 4.5. Kết quả giao đất rừng của các điểm nghiên cứu .................................................82 4.6. Đánh giá mức độ cần thiết của việc giao đất rừng cho cộng đồng .....................83 4.7. Thống kê công tác tuyên truyền về quy ước tại các điểm nghiên cứu ......................85 4.8. Đánh giá về vai trò của quy ước bảo vệ rừng cộng đồng ...................................86 4.9. Kết quả khai thác lâm sản ngoài gỗ tại các điểm nghiên cứu .............................87 4.10. Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình .............90 4.11. Các hoạt động quản lý đất rừng cộng đồng ........................................................94 4.12. Một số đặc điểm kinh tế, xã hội của các điểm nghiên cứu .................................95 4.13. Tỷ lệ thu nhập từ đất rừng cộng đồng đối với kinh tế hộ tại các điểm nghiên cứu ...........................................................................................................96 4.14. Tỷ lệ thu nhập từ đất rừng cộng đồng so với thu nhập hộ ..................................98 4.15. Kết quả so sánh tỷ lệ thu nhập từ đất rừng giữa các nhóm kinh tế hộ ....................98 4.16. Nhận thức của người dân về vai trò của thu nhập từ đất rừng cộng đồng ..........99 4.17. Kết quả kiểm tra mối quan hệ về vai trò của thu nhập từ đất rừng cộng đồng đối với kinh tế hộ .....................................................................................100 viii
- 4.18. Vai trò của việc quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng........................103 4.19. Đánh giá của cộng đồng về chất lượng rừng ....................................................104 4.20. Ý kiến của cộng đồng về mức độ xói mòn đất .................................................105 4.21. Ý kiến của cộng đồng về chất lượng nguồn nước ............................................106 4.22. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ..............................................................107 4.23. Ý kiến đánh giá về các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng tại các điểm nghiên cứu .............................109 4.24. Ý kiến đánh giá về hiện trạng tự nhiên và cơ sở hạ tầng của diện tích đất rừng cộng đồng tại các điểm nghiên cứu ..........................................................113 4.25. Ý kiến đánh giá về mức độ phù hợp của diện tích đất rừng cộng đồng tại các điểm nghiên cứu .........................................................................................114 4.26. Ý kiến đánh giá về thực trạng các yếu tố kinh tế của cộng đồng quản lý, sử dụng đất rừng tại điểm nghiên cứu ...................................................................116 4.27. Ý kiến đánh giá về thực trạng các yếu tố xã hội của cộng đồng quản lý, sử dụng đất rừng tại điểm nghiên cứu ...................................................................119 4.28. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo Cronbach’ Alpha ...............................121 4.29. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett .................................................................121 4.30. Tổng phương sai trích giải thích .......................................................................122 4.31. Bảng ma trận nhân tố xoay ...............................................................................122 4.32. Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach Alpha và EFA ..........................123 4.33. Kết quả hệ số hồi quy .......................................................................................124 4.34. Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng ...................................................................................124 4.35. Chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng.....................................................................126 4.36. Phân tích SWOT trong quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Hoà Bình ....................................................................................................128 ix
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 4.1. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Hòa Bình năm 2017 ................................ 73 4.2. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình .......................................... 75 4.3. Cơ cấu diện tích đất rừng giao cho các chủ thể trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ........ 80 4.4. Cơ cấu diện tích đất rừng giao cho các cộng đồng............................................... 81 4.5. Tỷ lệ thu nhập trung bình của các nhóm dân tộc.................................................. 97 4.6. Công lao động sử dụng cho việc quản lý, sử dụng đất rừng cộng đồng ............ 101 4.7. Thống kê số vụ vi phạm trong quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng .. 102 x
- DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Tên sơ đồ Trang 2.1. Thang đo 8 cấp độ tham gia của cộng đồng ......................................................... 11 2.2. Thang đo 5 cấp độ tham gia của cộng đồng ......................................................... 12 3.1. Sơ đồ phân tích nhân tố khám phá ....................................................................... 58 3.2. Khung nghiên cứu ................................................................................................ 62 4.1. Vị trí địa lý của tỉnh Hòa Bình ............................................................................. 63 xi
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Phạm Thanh Quế Tên luận án: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9 85 01 03 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng và kết quả công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; - Xác định một số yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Hoà Bình; - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp; tiến hành điều tra tại 5 điểm nghiên cứu, phỏng vấn trực tiếp 219 hộ để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng. Điều tra 41 cán bộ để tham khảo ý kiến đánh giá và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng làm căn cứ thiết kế bảng hỏi phục vụ cho công tác nghiên cứu. Đề tài sử dụng thang đo 5 mức độ của Likert để đánh giá các yếu tố tác động đến quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng và sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng. Các phương pháp khác được sử dụng bao gồm: Phương pháp đánh giá kết quả công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng; phương pháp thống kê so sánh và phương pháp phân tích SWOT. Kết quả chính và kết luận 1) Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi. Nguồn tài nguyên phong phú với diện tích tự nhiên lớn, trong đó diện tích đất rừng là 296.288 ha (chiếm 64,54% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh). Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường, Kinh, Dao, Tày. Quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là một phương thức sử dụng đất phổ biến, truyền thống gắn với các cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. 2) Tỉnh Hòa Bình đã rất quan tâm đến công tác giao đất, giao rừng cho các cộng đồng dân cư quản lý, sử dụng với diện tích được giao là 48.576 ha (chiếm 16,39% diện tích đất rừng của toàn tỉnh), cộng đồng dân cư đứng thứ 2 sau đối tượng hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, mới chỉ có 42,44% diện tích đất rừng của các cộng đồng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn lại đều chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tất cả các cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đều đã xây dựng được các quy ước quản lý, sử dụng đất rừng và hằng năm các cấp chính quyền đều thực hiện triển khai tuyên truyền đến từng người dân trong các thôn/bản. Việc hưởng lợi các sản phẩm từ đất rừng cộng đồng đều được thực hiện theo quy ước với các sản phẩm chủ yếu là lâm sản ngoài gỗ. Tuy giá trị kinh tế không cao nhưng cũng góp một phần đáng kể đảm bảo sinh kế của người dân trong các cộng đồng. xii
- 3) Việc quản lý, sử dụng đất rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh đã đem lại tác động nhất định. Thứ nhất, đã tạo được nguồn thu nhập cho người dân trong cộng đồng, góp phần ổn định sinh kế. Tuy nhiên, tỷ lệ thu nhập từ diện tích đất rừng trung bình của các hộ không cao, chỉ chiếm khoảng 9,26% đến 16,59%; đối với các hộ khá và giàu thì thu nhập từ rừng cộng đồng chỉ đóng góp khoảng 4,00% tổng thu nhập của hộ, nhưng đối với các hộ nghèo và cận nghèo thì đây là một nguồn thu đáng kể, chiếm khoảng từ 17,71% đến 21,80% tổng thu nhập của hộ. Nguyên nhân chủ yếu là do các nguồn lợi trực tiếp từ rừng ngày càng suy giảm, cơ chế quản lý, sử dụng đất chưa phù hợp, các nguồn lợi khác từ rừng như các dịch vụ chi trả môi trường rừng, du lịch, dịch vụ cacbon… chưa được triển khai thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng còn hạn chế, mức chi trả còn rất thấp, thiếu cơ chế quản lý, sử dụng. Thứ hai, việc quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng đã góp phần thay đổi cơ cấu sử dụng lao động tại địa phương. Thứ ba, nhận thức của người dân trong công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng cũng thay đổi. Những trường hợp vi phạm quy chế quản lý, sử dụng đất rừng cộng đồng đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, công tác giải quyết những tranh chấp, lấn chiếm đất rừng của cộng đồng vẫn còn rất phức tạp, số vụ lấn chiếm đất rừng của cộng đồng có giảm nhưng mới được khoảng 50%. 4) Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy có 4 nhóm yếu tố với 29 yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLSDĐ, bao gồm: Nhóm yếu tố liên quan đến pháp luật; nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng; nhóm yếu tố kinh tế và nhóm yếu tố xã hội. Kết quả chạy mô hình EFA cho thấy cả 4 nhóm yếu tố trên đều ảnh hưởng đến QLSD đất rừng dựa vào cộng đồng. Trong đó, nhóm yếu tố những QĐPL có ảnh hưởng lớn nhất (33,44%), sau đó đến nhóm yếu tố tự nhiên, cơ sở hạ tầng (32,27%), tiếp đến là nhóm yếu tố xã hội (25,13%) và ảnh hưởng ít nhất là nhóm yếu tố điều kiện kinh tế (9,16%). Kết quả đánh giá cho thấy trong công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có những thuận lợi như điều kiện khí hậu, đất đai, truyền thống, kiến thức bản địa, phong tục tập quán của cộng đồng. Tuy nhiên, cũng có những điểm hạn chế, khó khăn như một số chính sách pháp luật còn chưa phù hợp, cụ thể cho đối tượng là cộng đồng, các quyền của cộng đồng còn hạn chế; diện tích đất rừng giao cho cộng đồng chủ yếu là rừng nghèo; kinh phí nhà nước hỗ trợ thực hiện các hoạt động của cộng đồng còn rất hạn chế, cũng như những hạn chế tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm từ rừng cộng đồng. Bên cạnh đó cũng có nhiều cơ hội cho việc quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng, đó là việc quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội và cộng đồng, ý thức của người dân trong cộng đồng, mối liên kết giữa các cộng đồng và cơ hội thị trường... Từ đó có thể phát huy những điểm mạnh, những cơ hội, hạn chế những tồn tại, thách thức để phát triển. 5) Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: i) Nâng cao thu nhập từ quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng; ii) Tăng cường các hoạt động làm cải thiện sinh kế, điều kiện kinh tế của cộng đồng tham gia quản lý, sử dụng đất rừng; iii) Hoàn thiện các chính sách liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng và vận dụng những kiến thức bản địa; iv) Nâng cao hơn nữa vai trò của chính quyền địa phương và các tổ chức khác trong cộng đồng. xiii
- THESIS ABSTRACT PhD candidate: Pham Thanh Que Thesis title: “Researching and Promoting Solutions for Community-based Forest Land Management and Use in Hoa Binh Province”. Major: Land management. Code: 9 85 01 03 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA). Research Objectives - To assess the current status and the results of community-based management and use of forest land in Hoa Binh province; - To identify the influencing factors and influencing levels of their impacts on community-based forest land management and use in Hoa Binh province; - To formulate some recommendations for improving community-based forest land management and use in Hoa Binh province. Materials and Methods Methods of surveying and collecting secondary data: the survey was conducted at 5 study sites with 219 interviewed households to assess the current status of community-based forest land management and use, and to analyse the factors affecting it. Forty one local officials/staff were communicated to identify and assess the inluencing factors which were used for revising research questionnaires. In order to evaluate the factors affecting community-based forest land management and use, Likert's 5-level scale was used. The Exploratory Factor Analysis (EFA) model was also used to assess the extent to which these factors affect community-based forest land management and use. The other methods used include results assessment of community-based forest land management and use, comparative statistics and SWOT analysis. Main findings and conclusions 1) Hoa Binh is located in the northern mountainous region of Vietnam with advantegous geographical location and transportation. Natural resources is abundant including 296,288 ha of forest (accounting for 64.54% of the total geographical coverage of the province). A number of various ethnic groups including Muong, Kinh, Dao and Tay have long been living in the province. Community-based forest land management and use in Hoa Binh province has appearred as a common and traditional land use method associated with ethnic minority communities in the province. 2) Hoa Binh authority has paid attention to the allocation of land and forests to communities for management and use with an area of 48,576 ha allocated (accounting for 16.39% of the province's forest land); and local communities are holding the second position following individual households in terms of land/forest allocation. However, only 42.44% of the community forest land was granted land use rights certificates. Almost all communities in Hoa Binh province have formulated thier regulations on forest management and use which have been propagandised to every villager. Benefits xiv
- from community forest products – mostly non-timber forest products - are made according to village regulations. Although their economic value was not high, they have contributed a significant part to secure the livelihood for communities’ members. 3) The management and use of community forest land in Hoa Binh has resulted in a number of positive impacts. First, it creates a source of income for local people, contributing to stabilizing their livelihoods though the percentage of the households’ average income from forest land area was not high, only about 9.26% to 16.59%. For households with fairly high and high income, the income share from community forest land only constitutes about 4.00% of their total household income, whereas for poor and near poor households, this was more significant, accounting for about 17.71% to 21.80% of total household income. This is mainly due to the declining direct benefits from the forest, improper management and use of land, and absence of other benefits from the forest such as payment for forest environment services, tourism and so on. Second, community-based forest land management and use has contributed to the changed structure of local employment. Third, it has also contributed to changing people's awareness. As a result, violation of regulations on community forest land management and use have declined significantly in terms of number of cases and degree despite that the issue of disputes and encroachment on community forest land remains very complicated. 4) The study results showed that there were 4 categories comprised of 29 legal, natural and infrastructural, economic and social factors affecting land management and use. The results of testing EFA model confirmed that all the above factor groups affected the community-based forest land management and use. Of the four groups, the legal factors had the greatest impact (32.44%), followed by the natural and infrasturctural factors (32.27%), the social factors (25.13%), and economic factors with the lowest impact (9.16%). The assessment results showed that the community-based forest land management and use in Hoa Binh province had many advantages including climate, land, traditions, indigenous knowledge and customs of community, the concern and care from political, administrative and social organizations, people's awareness, the community connection and network, and market opportunities. However, community-based forest land management and use has also been suffered from shortcomings and difficulties such as irrelevent legal setting and policies for local community entity, for instance the rights of the community over land management remained limited; forest land allocated to local communities is covered with mostly poor forests; lack of capital support for community performance from the authority; limited access to market for local community forest products, etc. 5) In order to improve the effectiveness of community-based forest land management and use, this research works on a number of recommendations, including: i) improving income from community-based forest land management and use; ii) strengthening activities to improve the economic status and livelihoods for local communities involved in forest land management and use; iii) revising policies on community-based management and use of forest land; and iv) applying indigenous knowledge and enhancing the role of local authorities as well as other organizations in the community. xv
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Vùng đồi núi chiếm 2/3 diện tích lãnh thổ Việt Nam, là nơi sinh sống của hơn 24 triệu đồng bào thuộc 54 dân tộc, đặc biệt là cộng đồng các dân tộc ít người mà cuộc sống của họ luôn gắn bó mật thiết với đất đai, rừng núi. Đây cũng là địa bàn hoạt động chủ yếu của ngành lâm nghiệp. Do vậy, việc xã hội hoá ngành lâm nghiệp không chỉ là một yêu cầu thực tế khách quan của Việt Nam mà còn phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới. Quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng đã hình thành và tồn tại ở nhiều nước trên thế giới, nhất là tại các nước đang phát triển (FAO, 2015; Gilmour, 2016). Ở nước ta, phương thức này đã xuất hiện, gắn liền với sự sinh tồn và văn hoá của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Tuy nhiên việc quản lý, sử dụng đất rừng của các cộng đồng chủ yếu dựa vào kiến thức, kinh nghiệm truyền thống, còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý, sử dụng dẫn đến hiệu quả chưa cao (Nguyễn Bá Ngãi, 2009). Quá trình chuyển hướng từ lâm nghiệp quốc doanh thuần túy sang lâm nghiệp nhân dân/lâm nghiệp xã hội đã diễn ra tại nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Qua đó, vai trò của các chủ thể quản lý, sử dụng đất, đặc biệt là cộng đồng dân cư địa phương, được phát huy rõ ràng (Nguyễn Hồng Quân & Phạm Xuân Phương, 2006; William & Huỳnh Thu Ba, 2005). Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng như nghiên cứu của Guiang & cs. (2001); Pulhin & Pulhin (2003); Calderon & Nawir (2006); Anup & cs. (2015); Royer & cs. (2016). Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này như Nguyễn Bá Ngãi & cs. (2009); Bảo Huy (2009); Dương Viết Tình & Trần Hữu Nghị (2012); Lê Quang Vĩnh & Ngô Thị Phương Anh (2012); Đỗ Anh Tuân (2012). Các nghiên cứu đều cho thấy việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng là xu hướng tất yếu. Ở Việt Nam do đặc thù về địa hình, về dân tộc và các thành phần kinh tế nên hình thức quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng là rất phù hợp, đem lại một số lợi ích nhất định cho các cộng đồng dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn mang tính định tính, chưa định lượng được các yếu tố ảnh hưởng, do vậy gây khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng. 1
- Luật Đất đai năm 2003 và 2013, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất rừng thông qua hình thức giao đất, giao rừng cho các cộng đồng. Cộng đồng địa phương bắt đầu được xem như là một chủ thể thực sự, được xác lập quyền sử dụng đất, sử dụng rừng, các quyền lợi, nghĩa vụ và cơ chế hưởng lợi từ rừng. Một số địa phương đã triển khai giao đất, giao rừng cho cộng đồng với tư cách là chủ quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài (Quốc hội, 2003; 2004; 2013; 2017). Thực tiễn một số nơi cho thấy việc quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng địa phương là mô hình có tính khả thi về kinh tế - xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, cộng đồng mới chỉ được giao đất, giao rừng để quản lý, sử dụng, các quyền của cộng đồng đối với diện tích được giao vẫn còn bị hạn chế. Cộng đồng không có quyền được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng, cho quyền sử dụng đất, sử dụng rừng trên đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng mà chỉ bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng được giao (Quốc hội, 2003; 2004; 2013a). Hoà Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ của vùng Tây Bắc. Địa hình đa dạng chủ yếu là vùng núi, diện tích đất rừng lớn (chiếm 64,54% tổng diện tích tự nhiên). Rừng ở Hoà Bình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo nguồn nước, chống xói mòn, hạn chế bồi lắng lòng hồ... và có vai trò lớn trong đời sống của người dân. Trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông…) nên ở nhiều nơi trong tỉnh việc quản lý, sử dụng đất rừng dựa chủ yếu vào các cộng đồng địa phương. Trong những năm gần đây, tỉnh Hoà Bình đã thực hiện việc giao đất, giao rừng cho các chủ sử dụng đất, bao gồm các đối tượng: các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư tỉnh (UBND tỉnh Hòa Bình, 2018). Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy nhiều vấn đề tồn tại trong quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng tại Hòa Bình. Các quy định của nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào các cộng đồng địa phương chưa được cụ thể, chủ yếu vận dụng những quy định chung nên nảy sinh mâu thuẫn trong quá trình quản lý, sử dụng đất rừng. Các cộng đồng dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng với tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao (UBND tỉnh Hòa Bình, 2018) gây áp lực lớn đến tài nguyên rừng. Đa phần diện tích đất rừng giao cho cộng đồng đều là rừng tự nhiên nghèo kiệt, xa cộng đồng, địa hình khó khăn, hiểm trở, hạ tầng yếu kém gây nên sự khó khăn lớn cho việc quản lý, sử dụng đất. 2
- Những câu hỏi được đặt ra đối với công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng bao gồm: Việc quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng đã đạt được những kết quả nào? thực chất quyền và lợi ích của cộng đồng khi được giao quản lý, sử dụng đất rừng như thế nào? những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng? trong quá trình quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng có những thuận lợi và những cản trở nào? và giải pháp nào để việc quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng đem lại hiệu quả nhất, đóng góp vào lợi ích của cộng đồng. Để trả lời cho các câu hỏi này thì việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình” là cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá thực trạng và kết quả công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; - Xác định một số yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Hoà Bình; - Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi về nội dung: + Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu diện tích đất rừng được giao cho các cộng đồng quản lý, sử dụng (là đất rừng phòng hộ) trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. + Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, trong đó tập trung nghiên cứu điểm tại 5 cộng đồng đại diện được giao đất rừng. Đây là những cộng đồng người dân tộc thiểu số chính sống trên địa bàn tỉnh, bao gồm: 01 thôn/bản dân tộc Tày là bản Nhạc (xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc); 03 thôn/bản dân tộc Mường là thôn Đúc (xã Nam Phong, huyện Cao Phong); thôn Củ (xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi); thôn Thung 2 (xã Quý Hoà, huyện Lạc Sơn) và 01 thôn/bản dân tộc Dao là xóm (thôn) Suối Bến (xã Tiến Sơn, huyện Lương Sơn). 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 32 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p | 37 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 22 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 10 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 25 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p | 9 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn