intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài " Phân tích tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam "

Chia sẻ: Lâm Trúc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

925
lượt xem
211
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 2007, “chơi chứng khoán” đã được báo chí nói tới như một thứ “mốt”, một “phong trào” lan truyền nhanh hơn bất cứ dịch bệnh nào, trên khắp cả nước. Không có gì phải chối cãi khi cho rằng hiệu ứng chứng khoán năm 2007 đã thực sự tác động tới tất cả mọi người. Chứng khoán “nóng” tới mức hệ thống máy chủ của thị trường chứng khoán bị “treo”, kéo theo sàn chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM phải ngừng phiên giao dịch sáng 2/2/2007. Đây là lần thứ hai Trung tâm giao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài " Phân tích tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam "

  1. Trường Đạ i họ c Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh K hoa Tài Chính Doanh Nghiệp Bộ môn: Tài chính tiền tệ Giảng đường: TC khối 4 Phân tích tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm thực hiện: GVHD: Nguyễn Anh Tuấn Nguyễn Hồng Việt Thành – TC 12 1. “Tiền bạc không tự nhiên sinh ra và cũng không tự Nguyễn Văn Thịnh – TC 12 2. nhiên mất đi trên thị trường chứng khoán mà nó chỉ Đỗ Quốc Thịnh – TC 10 3. chuyển giao từ nhà đầu tư này sang nhà đầu tư Nguyễn Hoàng Lâm – TC 10 4. khác.”
  2. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 2 A.TỒNG QUAN ĐỀ TÀI: I. Lí do chọn đề tài: Năm 2007, “chơi ch ứng khoán” đã được báo chí nói tới như một thứ “mốt”, mộ t “phong trào” lan truyền nhanh hơn bất cứ dịch b ệnh nào, trên khắp cả nước. Không có gì ph ải chố i cãi khi cho rằng hiệu ứng chứng khoán năm 2007 đ ã thực sự tác động tới tất cả mọi người. Chứng khoán “nóng” tới mứ c h ệ thống máy ch ủ của thị trường chứng khoán b ị “treo”, kéo theo sàn ch ứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM phải ngừng phiên giao d ịch sáng 2/2/2007. Đây là lần thứ hai Trung tâm giao dịch ch ứng khoán TP.HCM phải ngừng giao dịch vì các “lỗi kỹ thu ật”. Cũng vào thời điểm đó, Jonathan Pincus – Kinh tế gia trưởng củ a Liên hiệp quốc tại Hà Nộ i đã cảnh báo: “Thật điên rồ, tất cả những ồn ào ở Hà Nội đ ều xoay quanh chuyện chứng khoán. Tôi không biết liệu có ai hiểu cái gì là giá trị của những công ty, song họ vẫn đang mua bán những tờ giấy”. Thực tiễn hiện nay cho thấy, chính các nhà đầu tư đang phải ch ịu h ậu qu ả th ảm hại của “sự đ iên rồ” ấy. Vậy đâu là nguyên nhân? Phải chăng, việc giao dịch trong tập thông tin m ờ, thông tin không đủ, thiên lệch hoặc có quá nhiều thông tin là nguyên nhân làm cho NĐT không có, ho ặc mất dần cá tính đầu tư, thúc đ ẩy sự lây nhiễm đám đông và hiệu ứng b ầy đàn trong đ ầu tư, tình trạng này làm NĐT dễ dàng ch ạy theo cái lợi trước m ắt gây m ất cân đố i cho thị trường về lâu dài. Nhận thấy, hiện nay có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về tâm lý học cũng như chứng khoán nhưng lại có rất ít đề tài kết h ợp yếu tố tâm lý vào hành vi của nhà đ ầu tư. Từ những trăn trở trên, nhóm quyết đ ịnh thực hiện đ ề tài nghiên cứu về yếu tố tâm lý nhà đ ầu tư khi tham gia TTCK VN đ ể mọi người có cái nhìn khách quan hơn dưới nh ững giác độ khác nhau từ đó trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết khi “lên sàn”.
  3. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 3 II. Cấu trúc đề tài: A. Phần m ở đ ầu – Tổng quan đ ề tài I- Lí do ch ọn đề tài II- Cấu trúc đề tài B. Phần I – Cơ sở lí thuyết I- Khái niệm, đ ặc điểm tâm lí và tâm lí đám đông II- Nh ững yếu tố hình thành tâm lí NĐT III- Hành vi tài chính của NĐT C. Phần II – Thự c trạng tâm lí NĐT trên TTCK VN I- Tổng quan TTCK thành phố HCM từ cuố i năm 2006 đến cuố i năm 2010 dưới góc đ ộ tâm lý NĐT II- Phân tích những yếu tố tâm lí NĐT D. Phần III - Những tác động ảnh hư ởng đến tâm lí NĐT I- Nh ững yếu tố khách quan II- Tâm lí và văn hóa truyền thống E. Phần IV – Kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam I- Nh ững kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán II- Nh ững trang b ị cần thiết cho NĐT khi tham gia TTCK
  4. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 4 B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Khái niệm, đặc điểm tâm lý và tâm lý đám đông: 1. Khái niệm tâm lí: Tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan, có cơ sở tự nhiên là ho ạt động thần kinh và hoạt động nộ i tiết được nãy sinh từ các hoạt động sống của từng người và gắn bó với các quan hệ xã hội, là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đ ầu óc chúng ta, nó tham gia điều khiển, điều chỉnh những hành vi, hành động, hoạt động của con người. Nói cách khác tâm lý là nhận thức, trí tu ệ, cảm xúc, tình cảm, ý chí đến tính cách, ý th ức và tự ý th ức, là nhu cầu, năng lực, đến các động cơ hành vi, đ ến nh ững hứng thú và kh ả n ăng sáng tạo, khả năng lao động đến các tâm thế xã hội và định hướng giá trị v.v… Tâm lý phản ánh thế giới khách quan giúp con người nhận biết được thế giới khách quan, phân tích, đánh giá các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh.Và khi đã hình thành thì nó tác động trở lại thế giới hiện thực khách quan. Hiện tượng tâm lý liên quan chặt chẽ với hiện tượng khác trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, … Cùng với các hiện tượng khác tâm lý giúp con người có động lực để hành động, đ ịnh hướng, điều chỉnh mọi ho ạt động của mình làm cho các hoạt động đó thích nghi với thế giới, tiến tới cải tạo thế giới, hoàn thiện thế giới và hoàn thiện cá nhân mình. 2. Tâm lý đám đông: a. Khái niệm tâm lý đám đông: Tâm lý đám đông là hiện tượng tinh th ần chung của nhiều cá nhân, phát sinh do sự tương tác tâm lý giữa các thành viên trong đám đông hay cộng đồng; ho ặc bởi tâm lý nào đó nổi trội, có sức ảnh hưởng. Tức là ý thứ c cá nhân biến m ất và có sự xoay chuyển tình cảm, suy nghĩ của các cá nhân về cùng một hướng. Mộ t tâm hồn chung được hình thành, nó dĩ nhiên có thể biến đổi, nhưng hoàn toàn là một thể loại xác định, điều này không phải lúc nào cũng đòi hỏi sự có mặt đồng thời của nhiều thành viên tại một đ ịa điểm duy nhất.
  5. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 5 Hiệu ứng đàn bầy là thuật ngữ dùng để chỉ cách mà con người bị ảnh hưởng bởi nh ững người xung quanh trong việc lựa chọn những hành vi, xu hướng, và cách thức ra quyết định. b. Đặc điểm của đám đông: Quy luật về sự đ ồng nh ất tâm hồn đám đông: cho dù những thành viên riêng biệt tạo nên đám đông khác nhau kiểu gì, cho dù lối sống, việc làm, tính cách, h ọc thức củ a họ giống nhau hoặc khác nhau ra sao, chỉ cần qua sự trở thành đám đông, tất cả họ sẽ cùng có một kiểu tâm hồn tập thể, điều này làm cho họ cảm nh ận, suy ngh ĩ, hành động theo kiểu hoàn toàn khác hẳn khi họ chỉ là những cá th ể riêng biệt cảm nhận, suy nghĩ và hành động. c. Đặc tính của đám đông: Tính bốc đồng, tính dễ thay đổi, tính dễ bị kích thích của đám đông Đám đông hầu như chủ yếu bị đ iều khiển bởi sự vô thứ c. Hành động của họ b ị điều khiển bởi hệ th ần kinh th ực vật nhiều hơn là bởi não bộ. Tính d ễ b ị tác động và tính nhẹ dạ của đám đông Nguyên nhân củ a nó được giải thích bởi sự định hướng cự c nhanh của tâm tư tình cảm theo mộ t chiều nào đó. Tính thái quá và tính phiến diện của tình cảm đám đông Tất cả các tình cảm tốt và xấu mà đám đông thể hiện ra có hai đặc điểm chính: chúng rất đơn giản và rất thái quá. Đạo đức của đám đông Đám đông thường tuân theo những b ản năng th ấp, bản năng này d ựa trên sự tự bảo vệ lợi ích của mỗi cá nhân, tuy nhiên cũng có lúc nó tỏ ra có những hành động cực kỳ cao thượng. II. Những yếu tố hình thành tâm lý đám đông: Sự xu ất hiện nh ững đ ặc tính riêng biệt của đám đông được quyết định bởi ba nguyên nhân khác nhau:  Nguyên nhân đầu tiên n ằm ở chỗ các thành viên của đám đông chỉ nguyên với cái cảm giác là số đông đ ã có một sứ c m ạnh vô đ ịch, cho phép nó hiến mình cho bản năng, điều mà khi chưa là thành viên của đám đông nó nh ất thiết phải kiềm chế.
  6. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 6  Nguyên nhân thứ h ai là sự lây nhiễm tinh thần, thành viên của có thể h y sinh mong muốn cá nhân cho mong muốn của cả tập thể.  Nguyên nhân thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất, nó làm cho thành viên của đám đông bộ c lộ những cá tính đặc biệt hoàn toàn mâu thuẫn với nh ững cá tính củ a những người đó khi họ chưa là thành viên của đám đông. III. Hành vi tài chính của đám đông: 1. Hành vi không hợp lí của nhà đầu tư: Các nhà đầu tư sẽ có hành vi không h ợp lý khi họ không phân tích và xử lý “đúng” nh ững thông tin mà họ có (và th ị trường cung cấp), ho ặc tiếp nhận những thông tin sai lệch, không chính thống từ đó dẫn đ ến những k ỳ vọng lệch lạc về tương lai của cổ phiếu mà họ đ ầu tư vào. Có một số d ạng lệch lạc trong nh ận th ức tiêu biểu trong th ị trường chứng khoán như sau:  Phụ thuộ c vào kinh nghiệm hay thuật toán (Heuristics): Dựa dẫm quá nhiều vào các quy tắc đôi khi sẽ d ẫn đến sai lầm, đ ặc biệt là khi các điều kiện bên ngoài thay đổ i.  Lệch lạ c do tình hu ống điển hình: Xu hướng không quan tâm nhiều đến những nhân tố dài hạn, mà thường đặt nhiều quan tâm đến những tình huống điển hình ngắn h ạn.  Bảo thủ (conservatism): Khi điều kiện thay đ ổi (thông tin mới về triển vọng nền kinh tế ch ẳng h ạn), người ta có xu hướng chậm phản ứng với những thay đổi.  Quá tự tin (overconfidence): Có nhiều nghiên cứu tâm lý học trên thị trường tài chính cho thấy các nhà đầu tư tỏ ra quá tự tin vào những quyết đinh củ a mình.  Định nghĩa hẹp (narrow framing): Cô lập mộ t khái niệm hay phân tích một vấn đề trong mộ t khuôn khổ hạn h ẹp, tách biệt, và cố gắng đưa ra quyết đ ịnh tối ưu cho khuôn khổ h ạn hẹp ấy, thay vì cho toàn cục.  Tính toán bất hợp lý (mental accounting): Xu hướng tách riêng các quyết định mà đúng ra phải được kết hợp lại với nhau vào các tài khoản ảo trong trí tưởng tượng và tố i đa hóa lợi ích từng tài khoản. Và vì thế, đôi khi chúng ta đưa ra các quyết định nhìn tư ởng là hợp lý, mà thật ra là sai lầm.
  7. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 7 2. Hành vi không hợp lí mang tính hệ thống: Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi không h ợp lý, thì ảnh hưởng giao d ịch của nhà đầu tư này lên giá cổ phiếu trên th ị trường là không đáng kể (cho dù là một tổ chức đầu tư lớn thì ảnh hưởng cũng rất hạn chế nếu chỉ đơn độc một mình). Chỉ khi hành vi không hợp lý là mang tính hệ thống (nghĩa là mộ t nhóm nhiều nhà đầu tư cùng có mộ t hành vi không hợp lý như nhau) th ì khi ấy việc định giá sai sẽ xuất hiện và có thể bắt đ ầu kéo dài. Tính lệch lạc (bất h ợp lý) trong hành vi là khá phổ biến đối với nhiều nhà đầu tư, và do đó, nó tạo thành một d ạng thường gọi là “hiệu ứng b ầy đàn”, khiến cho giá mộ t số cổ phiếu không phản ánh giá trị “thực” (hay “hợp lý”) củ a chúng. Như vậy, “hiệu ứng b ầy đàn” là không tốt cho thị trường trong trư ờng hợp chúng ta xem hiệu ứng bầy đàn là tất cả đều hành động theo một m ẫu hình hành vi lệch lạc, không hợp lý, thấy ai làm sao thì làm vậy.
  8. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 8 B. Phần II – THỰC TRẠNG TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN TTCK VN I. Tổng quan TTCK TPHCM trong giai đoạn cuối 2006 - đầu 2010 dưới góc độ tâm lí nhà đầu tư: Các nguyên lý của tâm lý hành vi tài chính cho thấy, nhà đầu tư càng ít h iểu biết thì họ càng dễ bị cuốn theo ý kiến đám đông. Hành vi này là con d ao h ai lưỡi bởi chính những nhà đầu tư th iếu hiểu biết là những người dễ rơi vào tình trạng lo sợ, hoảng lo ạn nh ất. Một triết lý hiển nhiên quen thuộ c là vào bất kỳ th ời điểm nào, các thị trường tài chính luôn luôn bị ch i phối b ởi lòng tham và sự sợ h ãi. Những thị trường mạnh n hất là những thị trường nhộn nhịp bởi đồng thời có cả lòng tham lẫn sự sợ hãi. Nói rõ hơn, bất cứ khi nào b ạn bán cổ ph iếu thì người mua nó cũng sẽ n ghĩ khác về những triển vọng tương lai của cổ ph iếu đó. Bạn nghĩ nó sẽ giảm, n gười mua n ghĩ nó sẽ lên. Hoặc bạn ho ặc người mua sẽ đúng n hưn g chắc chắn ch ỉ thông qua sự tương tác của những thái độ khác nhau như vậy thì thị trường mới nhộn nh ịp đông kẻ mua- nhiều người bán. Sự sôi động của TTCK Việt Nam trong năm 2006-2007, cũng như sự ảm đạm củ a TTCK 2009 và tình trạng thảm h ại nhất trong 10 năm vừ a qua đã ph ản ánh phần nào triết lý ấy. Rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho sự phát triển quá nóng của TTCK Việt Nam. Nhà đ ầu tư trong nước đổ lỗi cho n hà đầu tư nư ớc n goài, nhà đ ầu tư nước n gòai đ ổ lỗi cho sự "điên cuồng” của nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên quy chung lại phần lớn đồng tình cho rằng nguyên nhân chính là do tâm lý đ ầu tư bầy đàn, đ ầu tư theo phong trào củ a các n hà đ ầu tư trong nước- thiếu kiến thức cũng như không có k ỳ vọng riêng, do đó chơi chứng khoán trong thời gian năm 2007 đ ã được báo chí nói tới như mộ t thứ “mốt”, mộ t “phong trào” lan tru yền nh anh hơn bất cứ d ịch bệnh nào, trên kh ắp cả nư ớc. Không có gì phải chố i cãi khi cho rằng hiệu ứng chứ ng khoán năm 2007 đã thực sự tác động tới tất cả mọi n gười. Chứng khoán “nóng” tới mức h ệ thống m áy ch ủ của thị trư ờng chứng khoán bị “treo”, kéo theo sàn chứng khoán của Trung tâm giao d ịch chứng khoán TP.HCM ph ải ngừng phiên giao dịch sáng 2 /2/2007. Đây là lần thứ hai Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM p hải ngừng giao d ịch vì các “lỗi kỹ thuật”. Nhưng câu chuyện TTCK thay đ ổi hoàn toàn trong n ăm 2008 – đầu năm 2009 khi chỉ số VN-Index liên tiếp giảm, liên tục tạo nên nh ững đáy mới. Đúng là th ật khó tiên liệu diễn biến trên TTCK Việt Nam. Mọi lý thu yết, mọ i mô hình củ a thị trư ờng h iệu qu ả dường như vô nghĩa. Mặc dù nhà đầu tư được cảnh báo chứng khoán đã vượt quá giá
  9. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 9 trị th ật hơn 30% (2007) (số liệu VNExpress) nh ưng họ vẫn mua bán, th ị trường vẫn không ngừng sôi động. Thậm chí cung không đủ cầu. Hay khi nhìn nh ận thị trường ảm đ ạm (2008-2009) thì họ lại kéo nhau tháo lui m à không cần xem xét nguyên nhân. Dễ thấy th ị trường chứng khoán Việt Nam không vận hành theo bất cứ mộ t quy luật nào. Mọ i lý thuyết có vẻ như hoàn toàn thất bại. Có lẽ đã đến lúc dùng đ ến các lý thuyết cơ bản dự a trên tâm lý con người để giải thích những bất thường trên TTCK. II. Phân tích những yếu tố tâm lý của nhà đầu tư: 1. Hành vi không hợp lí của nhà đầu tư: a. Tâm lý trông chờ sự may rủi: Dễ dàng đưa ra các quyết đ ịnh đầu tư dựa vào cảm tính, dựa vào một tin đồn, một lời khuyên, mộ t lời phát b iểu mà không tự mình nghiên cứu đ ể đưa ra các kết luận của chính mình về việc mua hay bán cổ phiếu nào, giá bao nhiêu, khi nào và tạ i sao. Tâm lý đó khiến cho nhà đầu tư không tự nhìn vào chính m ình để đánh giá m ình, các quyết đ ịnh của mình, và để tự chịu trách nh iệm. Và rất d ễ dẫn đến việc trông chờ vào người khác, đ ể hỗ trợ, giúp đỡ. Nhưng nếu việc d ựa vào người khác đó không đ em lại kết quả như mong muốn thì họ quay ra trách và đổ lỗi. Hiện nay, phần lớn các NĐT khi tìm hiểu về một công ty để đầu tư cổ phiếu thường chỉ chú trọng vào tiêu chí ngành , lĩnh vực m à công ty hoạt động và tình hình sản xuất hiện tại của công ty. Mà phần lớn họ đã quên đi sự quan trọng của một số tiêu chí khác BCTC, tình hình SXKD của công ty từ 3-5 năm phát hành , các chỉ số tài chính lien quan đến cổ phiếu của công ty, các phân tích k ỹ thuật, cơ b ản của giới phân tích ..... Rõ ràng n ếu chỉ ưu tiên cho hai ch ỉ số này khi tìm hiểu thông tin về một cổ phiếu nào đó thì th ật sự là rủi ro lớn, nó chỉ giúp NĐT tạm an tâm với những đ ầu tư tạm thời, ngắn hạn. Một tiêu chí quyết định mà thường các NĐT ít d ành sự quan tâm là ban q uản trị của công ty. Đây là n ơi vạch ra những chính sách chiến lược cho sự phát triển của công ty. Nếu một công ty không có b an quản trị tốt ứ ng phó linh hoạt với mọi tình huống thì cũng đồng n ghĩa sự đầu tư khó mà có thể m ang lại lợi nhuận. Nhưng NĐT thường không có thói quen đ i quá sâu vào tình hình cụ thể của công ty, đây rõ ràng cũng là nhược đ iểm lớn, vì một khi n ắm giữ cổ phiếu của một công ty nào đó, NĐT đ ã trở thành người góp vốn.
  10. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 10 Chính những tâm lý này khiến cho nhà đầu tư tự mình tước bỏ của mình một đ iều rất quan trọng-quyền biểu quyết bằng chính kiến và đồng tiền của m ình -Biểu quyết về các cổ ph iếu và công ty: Cổ ph iếu nào là tố t, là không tốt, công ty n ào hoạt động hiệu quả hay kém hiệu qu ả, ban lãnh đạo nào là giỏ i hay không giỏi và q ua đó gử i những thông điệp cho các công ty tốt làm tốt h ơn, các công t y ch ưa tốt thì cải thiện tình hình và loại đi những công ty không tốt, không hiệu quả. b. Thiếu tự tin và chánh kiến trong đầu tư: Thị trường chứng khoán có thể nói nó g ần như là cuộc chơi theo quan niệm của nhiều người. Trong cuộc chơi này, luôn luôn có hai ý kiến phổ biến trái chiều nhau là chấp nhận rủi ro lớn trong quá trình đầu tư và mộ t ý kiến khác cho rằng cần phải phân tích đầy đủ thông tin, hạn chế tối thiểu rủi ro và đ a d ạng hoạt động đầu tư. Như vậy n hà đầu tư luôn đề ra cho mình những lý tưởng đầu tư: Ph ải sẵn sàn chấp nh ận rủi ro, p hải phân tích đầy đ ủ thông tin khi ra quyết đ ịnh…nhưng lý tưởng đó lại khác xa thực tế đ ầu tư của họ, chỉ với thông tin chưa chính thức (giá cổ phiếu đang nắm giữ rớt mạnh) thì ph ần lớn đã vội bán cổ phiếu. Nhìn lại lại thị trường cổ phiếu năm 2007 là giai đoạn bùng nổ. Chúng ta thấy đ ược một điều rằng là các nhà đầu tư đã không dựa vào những nhận xét đánh giá của chính mình mà đã mua vào một cách ào ạt. Đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn so với giá trị thật của nó, TTGDCK Hà Nội tăng gấp 6 lần về khố i lượng và 15,8 lần về giá trị giao dịch so với năm 2006. Nhưng với nỗi sợ v ề một thị trường bong bóng các cơ quan qu ản lý nhà nư ớc cũng như Chính ph ủ đ ã vào cuộc để giảm nhiệt th ị trường bằng các biện pháp kiểm soát th ị trường chặt chẽ, ban hành nh ững thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởng quá nóng củ a thị trường. Lập tức thị trường phản ứng một cách thoái hóa chỉ trong vòng một tháng giao dịch đã giảm 22,6%. Nguyên nhân chính từ thiếu nhận định đầu tư, nhầ m lẫn mục đích và tiêu chí đầu tư của chính cá nhân mình, từ đó th iếu tự tin và chánh kiến trong đầu tư. Làm cho nhà đầu tư có sự thay đổi đầu tư khi rủi ro và những bất lợi d iễn ra tren thị trường. 2. Hành vi không hợp lí mang tính tập thể: a. TTCK và giá cổ phiếu bị chi phối chủ yếu bởi tâm lý đám đông, bởi lòng tham và nỗi sợ hãi: Rất hiếm ở n ơi nào m à rất nhiều phiên hoặc chỉ có người b án, hoặc chỉ có n gười
  11. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 11 mua, đã lên thì lên kịch trần và đã xuống thì xuống cũng kịch sàn, đã lên th ì dù có tin xấu cũng bị bỏ qua, xuống thì dù có tin tốt cũng không thể kéo lại. TTCK Việt Nam trong năm 2006 có mức tăng trưởng cao nhất khu vực Châu Á- Thái Bình Dương với 145% , thậm chí đứ ng trên TTCK Thượng Hải với mức tăng 130%. Và đầu năm 2007 vẫn đang tăng 46% - cao nhất trên thế giới (Theo kết qu ả công bố củ a Sở Giao Dịch Chứng Khoán) Thị trường tăng mãnh liệt đã gây sốc cho không ít nhà đầu tư trong nước và các chuyên gia chứng khoán kể cả những nhà quản lý thị trường. Kéo theo đó sự lo sợ n guy cơ hình thành bong bóng trên TTCK. Nhiều nghiên cứu đã được đưa ra, cho rằng TTCK VN vẫn còn mang n ặng yếu tố tâm lý mà ở đ ây là tâm lý đám đông phản ứng quá mức đối với thị trường. Tất nhiên đây cũng không phải là đặc sản của VN. Thị trường nhiều nước khác, ngay cả những nước phát triển, cũng có những giai đo ạn tương tự. Vấn đề là dường như tâm lý bầy đàn hiện vẫn chi phố i quá nhiều đến hành vi củ a đa số các nhà đ ầu tư cá nhân và ngay cả nhà đ ầu tư tổ chức. Quay lại giai đo ạn phát triển đỉnh cao củ a th ị trường chứng khoán VN năm 2007, lúc đó dường như phong trào đầu tư rộ lên như là một th ứ “mốt”, mộ t “phong trào” lan truyền nhanh hơn bất cứ dịch b ệnh nào trên khắp cả nước. Nhà đ ầu tư “ăn chứng khoán, ngủ cũng chứng khoán” rồ i người ta kháo nhau rằng “Cứ mua được cổ p hiếu là thắng”... Người nọ thấy người kia chỉ trong chố c lát và quá đơn giản để trở thành đại gia. Và thế là họ ùn ùn lao vào... Đến giai đo ạn thị trường bắt đầu rơi vào suy thoái và khủng ho ảng thì tâm lý đ ám đông lại tiếp tục chi phối nhà đầu tư. Sự hoảng sợ và tháo chạy theo số đông tiếp tụ c kéo thị trường ngày càng giảm điểm m ạnh hơn và tiệm cận về mức đáy khi tâm lý hoảng sợ kết thúc. b. Hành vi đám đông của NĐT tại thành phố Hồ Chí Minh có khuynh hướng hành động theo một số người chủ chốt của thị trường. Sức nóng củ a TTCK còn “hút” cả anh hai lúa, bà bán đậu phộng đ ến ông xích lô… gom góp tiền dành dụm cả đời đổ vào chơi chứng khoán. Họ b iết phân tích cổ phiếu, biết dự đoán kh ả n ăng hoạt động sinh lời của công ty? Không hề! Họ chơi theo tâm lý b ầy đàn. Thậm chí có nhiều người còn mua bán theo cách hoàn toàn b ắt chước các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên điều này cũng chẳng có gì là khó hiểu cả. Khuynh hư ớng (b ản
  12. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 12 năng) bầy đàn giải thích tại sao con người lại thích bắt chước người khác. Khi thị trường lên hoặc xuống, nhà đầu tư cho rằng ngư ời khác sẽ có nhiều thông tin hơn. Và hệ qu ả của điều này, h ọ cảm thấy có sự thôi thúc ghê gớm đối với việc làm theo những gì người khác đang làm. Các nhà tâm lý học cũng đã đưa ra nghiên cứu cho th ấy hành vi đám đông thường có khuynh hướng hành động theo mộ t số người chủ chốt, có kh ả n ăng tiên đoán thị trường. Trong trường hợp củ a TTCK Việt Nam, “sứ mệnh” đó nhiều lúc đư ợc giao cho nhà đầu tư nước ngoài.
  13. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 13 C. CÁC TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ I. Lãi suất chiết khấu: 1. Lãi suất: Bình th ường, lãi su ất thực chất không là gì khác hơn ngoài chi phí mà một ngưòi ph ải trả cho việc sử dụng tiền của người khác. Đối với hầu hết chúng ta thì thu ật ngữ” lãi suất” có lẽ là không có gì xa lạ. Lãi su ất có thể ảnh h ưởng đến to àn bộ nh à đ ầu tư chính là lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương (ở VN là ngân hàng nhà nước). Với nh ững kiến thức liên quan đến bộ môn LTTCTT, trong phạm vi b ài tiểu luận, chúng tôi xin đề cập trực tiếp đến tác động của lãi su ất chiết khấu đến TTCK mà không nhắc lại một số khái niệm cơ b ản. a. Tác động dến thị trường chứng khoán: Sự thay đổi trong lãi suất chiết khấu đ ã ảnh hưởng một cách gián tiếp đến hành vi của các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp, nhưng không dừng lại ở đó,thị trường chứng khoán cũng bị ảnh hư ởng. Nh ư chúng ta đ ã biết, một trong những cách để định giá một doanh nghiệp chính là đưa tất cả các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai chiết khấu về hiện tại. Lấy giá trị của doanh nghiệp chia cho số lượng cố phần đang lưu hành ta có giá trị một cổ phần. Gía chứng khoán thay đổi tuỳ theo các kỳ vọng khác nhau của nhà đầu tư về công ty ở các thời điểm khác nhau. Do đó mà nhà đ ầu tư sẵn sàng mua ho ặc bán cổ phần ở các mức giá khác nhau. Một khi doanh nghiệp bị thị trường nh ìn th ấy là sẽ cắt giảm các chi phí đầu tư tăng trưởng hoặc là doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận ít hơn vì chi ph í vay nợ tăng cao ho ặc là doanh thu sụp giảm do người tiêu dùng thì dòng tiền tương lai được dự đoán sẽ giảm đi. Và hệ quả là giá cổ phần của doanh nghiệp sẽ thấp xuống. Nếu số lư ợng doanh nghiệp trên TTCK có sự sụp giảm này đủ lớn th ì xét toàn bộ thị trường, chỉ số thị trường chứng khoán sẽ giảm. b. Tác động đến đầu tư: Đối với nhiều nhà đ ầu tư, thị trư ờng đi xuống hoặc giá chứng khoán sụt giảm là điều không hề mong muốn. Nhà đầu tư nào cũng kỳ vọng giá trị khoản đầu tư của mình sẽ
  14. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 14 không ngừng tăng lên, có thể là ở dạng lãi vốn, cổ tức hoặc cả hai. Nhưng với kỳ vọng về sự tăng trưởng trong tương lai thấp hơn và dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp không tốt như mong đợi, chắc chắn không nh à đầu tư thông minh nào tiếp tục đánh giá cao doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ mong đợi ít hơn khi sở hữu các cổ phần. Hơn nữa, đầu tư vào cổ phiếu có thể đư ợc xem là rủi ro hơn so với việc đầu tư vào các lĩnh vực khác. Khi ngân hàng trung ương công bố tăng lãi su ất chiết khấu, thường sẽ kèm theo là các ch ứng khoán ch ính phủ mới được phát hành thí dụ như trái phiếu chính phủ. Đây đư ợc xem là cơ hội đầu tư an toàn nhất. Nói cách khác, lúc này tỷ suất sinh lợi phi rủi ro sẽ tăng và do đó đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các cơ hội đầu tư tương tự trở n ên h ấp dẫn hơn. Nếu nhà đầu tư vẫn tiếp tục trung thành với các cổ phiếu th ì họ sẽ nâng tỷ suất sinh lợi đ òi hỏi của mình lên đ ể bù đắp cho phần rủi ro tăng thêm một lượng gọi là phần bủ rủi ro. Tỷ suất sinh lợi mong đợi từ việc nắm giữ cổ phiếu bao gồm tổng của tỷ suất sinh lợi phi rủi ro và ph ần bù rủi ro thị trường. Dĩ nhiên là độ lớn của phần bù rủi ro khác nhau với mỗi nhà đầu tư, tu ỳ thuộc vào khả năng chịu đựng rủi ro cũng như doanh nghiệp mà họ đầu tư. Tuy nhiên nói một cách tổng quát th ì, khi ngân hàng trung ương tăng lãi su ất chiết khấu, lãi suất phi rủi ro cũng tăng theo, và do đó tổng tỷ suất sinh lợi đầu tư đòi hỏi cũng sẽ tăng. Do vậy, nếu phần bù rủi ro đòi hỏi giảm trong khi tỷ suất sinh lợi tiềm năng vẫn như cũ hoặc thậm chí là thấp h ơn, thì ch ắc là nhà đầu tư sẽ cảm thấy đầu tư vào cổ phiếu trở nên rủi ro hơn và kết quả là họ sẽ chuyển tiền của m ình vào các lĩnh vực đầu tư khác. II. Thị trường bất ổn trong hiện tại: Có th ể nói thị trường Việt Nam cũng là một trong những th ị trường b ất ổn nhất thế giới. Điều đó ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý nhà đầu tư kể cả nhà đầu tư nước ngoài. Ch ỉ mới 2 tháng đầu năm 2011 chỉ số CPI tăng cao vượt ngưỡng, tốc độ lạm phát tăng ảnh hưởng đến nhận đ ịnh rủ i ro cao cho NĐT. Hơn nữa kèm theo là giá xăng, giá điện tăng gây tâm lí hoang mang, lãi su ất cao vì th ế nhà đầu tư càng có xu hướng bỏ TTCK => th ị trường chữ ng lãi. Trong phạm vi kiến thức cho phép, chúng tôi đ ã n hận diện một số rủi ro trong th ị trường chứng khoán ảnh hưởng đ ến tâm lí NĐT.
  15. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 15 1. Rủi ro do tính thanh khoản thấp: Tính thanh kho ản thấp của chứng khoán mà nhà đầu tư đang sở hữu có thể do chứng khoán đó khó và th ậm chí không th ể bán được, hoặc không được phép bán hay chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn đầu tư. Thật không may cho nhà đầu tư ch ứng khoán, khi vì mộ t lý do nào đó, chứng khoán đã mua là của một công ty có tình trạng tài chính thiếu lành mạnh và triển vọng cung cấp các yếu tố đầu vào, cũng nh ư kh ả năng tiêu thụ sản ph ẩm thiếu hiệu quả vững chắc. Thậm chí, chỉ cần một sự thay đ ổi nhân sự cấp cao trong công ty cũng có thể khiến giá chứng khoán đó sụt giảm. Và rủi ro đối với nhà đ ầu tư sẽ là tối đa khi công ty phát hành chứng khoán b ị phá sản và biến m ất trên thương trường. Nhà đầu tư chứng khoán cũng có thể chịu rủi ro do “bỏ h ết trứ ng vào một giỏ”. Thậm ch í, việc sở hữu thuần túy các cổ phiếu ưu đãi mà không được chuyển như ợng trong thời hạn nhất định (thường từ 3-5 năm) cũng có th ể khiến nhà đầu tư gặp rủi ro, nhất là khi cần tiền đ ể trả lãi vay ngân hàng ho ặc muốn rút vốn về đ ể đ ầu tư vào chỗ khác. Ngay cả n hững chứng khoán tốt nhất cũng có thể không giữ vững được vị thế lâu dài trước sự b iến động củ a th ị trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư chứng khoán này có thể ph ải hứng chịu cả hai thiệt h ại d ạng “khấu hao hữu hình” và “khấu hao vô h ình” giá trị và tính thanh khoản của các chứng khoán đang nắm giữ. 2. Rủi ro từ thông tin: Thật hiếm có ho ạt động kinh doanh nào mà sự thành bại củ a nhà đầu tư lại đòi hỏ i và gắn liền với yêu cầu về tính đa dạng, tính hệ thống, toàn diện, cập nhật và chính xác của các thông tin có liên quan trực tiếp và gián tiếp như đ ầu tư chứng khoán. Chân dung nhà đ ầu tư chứng khoán điển hình là ngư ời luôn háo h ức trước mọi tin đồn và hăng hái góp phần vào tin đồn; luôn cảnh giác đề phòng và cũng rất nhẹ dạ, cả tin; ranh ma và nhạy cảm; quen biết nhiều, nhưng không kết bạn thân với ai trong làng chứng khoán. Và trong số họ , ai n ắm được thông tin tốt hơn cả thì sẽ d ễ dàng chiến th ắng và giảm thiểu được nhiều rủi ro. Nói cách khác, rủ i ro trong kinh doanh chứng khoán có nguồn gố c rất sâu đậm từ số lượng và chất lượng thông tin mà nhà đầu tư cần để làm cơ sở đưa ra các quyết đ ịnh đầu
  16. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 16 tư. Rủ i ro luôn rình rập ở mọ i nơi và nhà đ ầu tư sẽ phải trả giá sớm hay muộn, đắt hay rẻ, khi không nắm đư ợc các thông tin chính xác nhất, đầy đ ủ và kịp thời nhất liên quan đến môi trường đầu tư, ch ất lượng chứng khoán và tình hình th ị trường... Một báo cáo tài chính hoặc cáo b ạch chưa được kiểm toán, thẩm định bởi các tổ chức độ c lập, chuyên nghiệp, có uy tín và trình độ chuyên môn cao; mộ t thông tin đến ch ậm ho ặc bị cắt xén, không chính xác về hoạt động kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu, về môi trường pháp lý và về các nhà đầu tư khác trên cùng “sân chơi”, hoặc đơn giản là về tình hình th ời tiết hay d ịch bệnh nào đó... đều có th ể gây ra thiệt h ại khôn lường cho nhà đầu tư chứng khoán. 3. Rủi ro rừ các quy định và chất lượng dịch vụ của sàn giao dich: Vì yêu cầu đ ặc thù đòi hỏi b ắt buộc kinh doanh chứng khoán phải thông qua các tổ chức trung gian, môi giới, nên các nhà đầu tư có th ể phải ch ịu nhiều rủi ro liên quan đ ến các quy định, quy trình nghiệp vụ và chất lượng d ịch vụ củ a các tổ chứ c trung gian. Điển hình là các rủi ro liên quan đ ến việc tổ chức kh ớp lệnh và phân lô giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có tổ chức.Việc khớp lệnh định k ỳ gây rủi ro cho nhà đ ầu tư vì họ không thể hủ y ngang lệnh đã đặt trước khi kết thúc phiên khớp lệnh, bất ch ấp những biến động mới b ất lợi trên thị trường, nếu họ không muốn ch ịu ph ạt về sự thay đổ i quyết định này. Kh ớp lệnh định k ỳ có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư vì d ễ gây tình trạng cung - cầu ảo trên th ị trường và cả tình trạng nghẽn m ạch, quá tải hoặc phân biệt đố i xử theo kiểu bỏ rơi nhà đầu tư nhỏ ở các sàn giao dịch. Tuy vậy, việc kh ớp lệnh định kỳ này cũng có thể tạo cơ hội đ ể nhà đầu tư giảm bớt thiệt h ại khi hủ y lệnh đ ã đ ặt sau khi khớp lệnh đối với các chứng khoán còn dư chưa xử lý hết trong phiên giao d ịch gần nhất mà họ tham dự. Trong khi đó, việc khớp lệnh liên tục, mặc dù cho phép các nhà đ ầu tư đặt lệnh th ận trọng, chính xác hơn, được giải quyết nhu cầu mua - b án nhiều hơn, nhanh chóng, b ình đẳng hơn và giảm thiểu tình trạng cung - cầu ảo trên thị trường chứng khoán, song có thể gây rủ i ro cho nhà đầu tư ở chỗ: kh ớp lệnh liên tụ c là giao dịch trên cơ sở khớp liên tục các lệnh mua- bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào h ệ thống giao d ịch, không ph ải chờ đ ến thời điểm định k ỳ như kiểu khớp lệnh định kỳ.
  17. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 17 Trong nguyên tắc xử lý khớp lệnh liên tụ c này thì quyền ưu tiên luôn dành cho các lệnh mua có mứ c giá cao hơn và các lệnh bán có m ức giá thấp hơn. Trư ờng hợp các lệnh mua và bán có đồng mứ c giá thì quyền ưu tiên sẽ dành cho lệnh nh ập vào hệ thống giao dịch trước. Đến đây, rủ i ro cho nhà đ ầu tư có thể xuất hiện theo hai cách: ho ặc rủi ro vì lệnh mua - bán của họ bị n hập vào hệ thống chậm hơn so với các nhà đầu tư khác có lệnh tương tự nên không thự c hiện được sớm hoặc h ết các lệnh đ ã đ ặt; hoặc rủ i ro vì họ buộc ph ải mua - bán bằng h ết các chứng khoán đã đặt lệnh theo mức giá thị trường thời điểm hiện hành cao (khi mua vào) hoặc th ấp hơn (khi bán ra) so với mức lệnh đ ã đ ặt. 4. Rủi ro từ các chấn động thị trường: Các nhà đ ầu tư chứng khoán, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, có thể ph ải gánh chịu nhiều rủi ro liên quan đến các chấn động thị trường trong nước hoặc nước ngoài gây ra, bởi: - Các trào lưu mua, bán ch ứng khoán theo tâm lý đám đông làm phá vỡ các quy luật vận động bình thường của th ị trường. - Các ho ạt động đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt, gây nhiễu thông tin và tự đ ánh bóng, thổi giá hoặc th ậm chí lừ a đ ảo và thông đồng có tổ chức củ a các nhà đầu tư chuyên nghiệp đủ sức gây biến động thị trường hòng trụ c lợi. - Các chấn động thị trường khác từ nước ngoài như cuộ c khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á hồi năm 1997 là mộ t ví dụ điển hình. 5. Rủi ro lạ m phát: Trước tiên là khả năng kiếm lời không đuổi kịp sự mất giá của đồng tiền đã bỏ ra đ ầu tư. Và khi sứ c mua củ a đồng bạc giảm sút do giá tiêu dùng tăng sẽ kéo theo lãi suất tăng. Tác đ ộng của lạm phát lên cổ phần và cổ phiếu, theo đó, th ể hiện ở nhiều chừng mực khác nhau và rất phức tạp. Khái quát có th ể n ên biết rằng các trái phiếu càng dài h ạn càng b ị mất giá nhiều hơn loại ngắn hạn, các cổ phần thuộc về các công ty tiện ích có th ể bất lợi vì không dễ tăng giá, cổ phần ưu đãi b ị mất giá nhiều so với cổ phần thường, …
  18. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 18 6. Rủi ro bị cụt vốn: Nhà đầu tư – đặc biệt là trong TTCK- có thể bị mất một phần ho ặc toàn bộ vốn đã bỏ ra do tiên đoán trật, hoặc do nh ững hoàn cảnh b ất lợi ập đến từ bên ngoài chứ không phải vì sức khoẻ công ty. Ví d ụ một ảnh hưởng tâm lý xa lánh, tẩy chay đối với một sản ph ẩm hay ngành sản xuất, sự thay đ ổi tập quán tiêu dùng,.. 7. Rủi ro do chọn nhầm đối tượng: Người ta vẫn có thể bị lầm lẫn trước mộ t quyết định tồi, ngay cả khi mọi thứ đ ã bày công khai ra trước mắt. Sự chủ quan hoặc h ời hợt có thể cũng xui khiến ta làm sai mong đợi. Đó là lúc người đ ầu tư quyết định khi mua phải một lo ại chứng khoán không sinh lợi ho ặc thậm chí lỗ. 8. Rủi ro do bất phùng thời: Mua ho ặc bán cổ phần hoặc chứng khoán sai thời điểm cũng được xem là mộ t rủi ro vì nó có th ể dẫn đ ến lỗ lã hoặc bị hớ giá mất ăn. Bán quá bèo ho ặc mua quá cao ngay ở các ngưỡng biến động có khi là một thiệt hại đáng kể. 9. Rủi ro về lãi suất: Người ta còn gọi đây là rủi ro mất kh ả n ăng tái đầu tư. Lo ại rủ i ro này thư ờng xảy ra đố i với người đ ầu tư vào chứng khoán có thu nhập đ ều đặn, do họ không thể dùng tiền lãi ho ặc tiền gố c đ ể mua lại loại chứng khoán cùng mức cũ. Khi lãi su ất th ị trường tăng, giá thị trường của các chứng khoán có thu nhập ổn định sẽ giảm. Các trái phiếu dài h ạn và cổ phiếu ưu đãi bị rủi ro cao nhất do bị m ất giá. Ngược lại các chứng khoán ngắn hạn, do sẽ được đáo hạn trong một th ời gian ngắn, khả năng tái tạo nhanh, nên không b ị ảnh hư ởng nhiều so với biến động của lãi suất cổ phần thường cũng sẽ có biến động m ặc dù mối liên hệ không có gì là rõ ràng.
  19. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 19 10. Rủi ro về tài chính: Đây là rủ i ro trực tiếp và đôi khi th ảm hại do công ty phát hành làm ăn thất bại ho ặc phá sản, đe doạ người đ ầu tư thiệt h ại một phần hoặc m ất trọn số tiền đã bỏ ra mua chứng khoán. 11. Rủi ro pháp chế: Sự thay đổ i của luật pháp hiện hành có th ể tác động xấu đến một số hoạt động đầu tư đang tồn tại. Sự thay đổi về chính sách của chính phủ cũng có thể là rủ i ro của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây lại chính là công cụ đ iều hành vĩ mô của Nhà nước. Ngoài ra, các nhà đầu tư còn ch ịu các rủi ro liên quan đến các chính sách của Chính phủ, như: chính sách hai giá trong phát hành cổ phiếu (giảm giá từ 20 -40% cho các nhà đầu tư chiến lược hoặc cán bộ, công nhân viên của công ty cổ ph ần hóa lần đầu); những thay đổi trong chính sách tỷ giá, lạm phát, tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong công ty cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đ ầu tư nước ngoài; chính sách xu ất nhập khẩu, độc quyền ho ặc các quan h ệ quốc tế song phương, đa phương... Cuối cùng, rủi ro lớn nhất và cũng là nguồn cộ i củ a mọi rủ i ro trong đầu tư chứng khoán chính là rủi ro từ sự sai lầm do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng tổng hợp, phân tích và ph ản ứng thị trường nhạy bén, chính xác củ a b ản thân nhà đầu tư... Đã qua rồi những cơ hộ i ngắn ngủi và các ảo tưởng về kinh doanh chứng khoán đơn giản chỉ là mua chứng khoán vào, “đ ợi giá lên một chiều và khi cần tiền thì bán ra”. III. Tâm lý và văn hóa truyền thống: 1. Ảnh hưởng văn hóa truyền thống đến NĐT chứng khoán. Để kịp thời đi theo thời đại và tạo điều kiện huy động vốn sử dụng trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa cũng như tiếp cận với nền kinh tế th ị trường th ế giới….với nh ững yêu cầu trên thì thị trường chứng khoán đã ra đ ời ở nước ta. Tháng 7/2000, th ị trường chứng khoán trong nước b ắt đầu khởi động nh ững bước đi đầu tiên lúc ấy sàn giao dịch còn rất nhỏ b é , “hàng hóa”thì khan hiếm,và nó ch ỉ mới có mặt ở TP.HCM. Tại Hà Nội do chưa hội đủ các yếu tố nên mãi đ ến tháng 3/2005, sàn giao dịch m ới được khai
  20. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn 20 trương.Tuy chỉ mới “ra đời” không bao lâu nhưng thị trường chứng khoán đã bắt đ ầu chứng tỏ là một thương trường mới nhiều khó khăn và thách thức đối với các nh à đầu tư (tuy lợi nhu ận và vốn thu từ các sàn giao d ịch là không nhỏ ). Nó vừa chịu ảnh hưởng các “thông số”biến động của thế giới, lại ch ịu ảnh hưởng trong và ngoài nước vô cùng phức tạp. Với nh ững khó khăn và thách thức như vậy,đòi hỏi các nhà đầu tư phải có mộ t trình độ văn hóa, tư duy, cũng như một đầu óc phán đoán nhạy bén với các “thông số ” trên th ị trường. Nhưng ít ai biết được “văn hóa truyền thống” dân tộc đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và khả năng “làm kinh tế” của họ. Các nhà đầu tư đã vô tình “ứng dụng”các đặc trưng văn hóa “nông nghiệp-làng xã” vào hoạt động kinh doanh củ a mình. Từ đó, đã hình thành cái văn hóa mà các chủ th ể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, hình thành nên những kiểu kinh doanh “ổ n định” và “đặc thù” chính họ . Thay vì đ em lại những lợi ích ưu điểm cho nhà đầu tư chứng khoán thì “văn hóa truyền thống” lại có quá nhiều điểm không phù hợp với việc “kinh doanh chứng khoán” hiện nay.Nó chủ yếu làm hạn chế nhữ ng khả năng kinh doanh, xây d ựng cũng như sứ c h ấp dẫn của chứng khoán đối với NĐT. 2. Những yếu tố đặc trưng của văn hóa nông nghiệp ảnh hưởng đến tâm lí người chơi chứng khoán: a. Tính cộng đồng: Như ta biết tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng xã với nhau, mỗ i người đ ều hướng tới nh ững người khác. Con người trong xã hội nông nghiệp thường chú trọng đến các mố i quan hệ.Từ đó, dẫn đến việc thủ tiêu vai trò cá nhân, làm cho người Việt Nam thiếu hụ t những cá tính mạnh mẽ, mỗ i con người chưa thực sự phát trỉên với tư cách là một chủ thể tự chủ , môi trường xã hộ i mang đậm tính cộng đồng không th ể khuyến khích cao độ nh ững động lự c và lợi ích, tài năng sáng tạo của cá nhân.Trong khi thời đại nhiều thách thức như bây giờ, ngư ời chiến thắng là nh ững nhà doanh nhân can đảm với nh ững khát khao cháy b ổng và một đ ầu óc phán đoán cực kì nhạy cảm. Đó là những người biết tạo cho mình một văn hóa kinh doanh mới, mộ t văn hóa mang tính cá nhân cao độ ,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2