ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một trong những bệnh khớp thường<br />
gặp nhất. Bệnh tiến triển liên tục với quá trình viêm mạn tính ở các khớp dẫn<br />
đến di chứng mất chức năng vận động của các khớp và tàn phế cho người<br />
bệnh [5].<br />
Cho đến nay nguyên nhân gây bệnh VKDT vẫn chưa được biết một<br />
cách rõ rang. Tuy nhiên, với những hiểu biết hiện tại người ta cho rằng bệnh<br />
có liên quan đến cơ chế tự miễn dịch, với sự xuất hiện của các kháng thể<br />
chống lại các mô và tế bào của cơ thể. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 20-50<br />
với tỷ lệ nữ nhiều hơn nam.<br />
Ngoài các phương pháp điều trị đang được chứng minh là mang lại<br />
hiệu quả kiểm soát bệnh như điều trị nội khoa, phẫu thuật, đông y… công tác<br />
điều dưỡng là một trong những phần quan trọng trong quá trình theo dõi và<br />
điều trị bệnh VKDT. Các biện pháp can thiệp điều dưỡng đúng đắn sẽ giúp<br />
giảm các triệu chứng, duy trì chức năng vận động cũng như tăng hiểu biết của<br />
người bệnh, từ đó giúp người bệnh có thể có cuộc sống bình thường, tăng khả<br />
năng lao động và tái hòa nhập cộng đồng. Qua đó làm giảm gánh nặng cho<br />
gia đình và xã hội. Tỷ lệ này tại Việt nam chiếm khoảng 25% tổng số bệnh<br />
nhân điều trị tại bệnh viện, khoảng 1,7% dân số ở người lớn. Trên thế giới tỷ<br />
lệ bệnh nhân bị bệnh viêm khớp dạng thấp cũng chiếm khoảng 7,5% trên tổng<br />
số bệnh nhân bị bệnh khớp nói chung<br />
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Chăm sóc và phục<br />
hồi chức năng cho bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp” với hai nội dung :<br />
1.<br />
<br />
Trình bày được đặc điểm lâm sàng của bệnh Viêm khớp dạng thấp<br />
<br />
2.<br />
<br />
Đánh giá hiệu quả chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh<br />
bị Viêm khớp dạng thấp làm cơ sở cho việc triển khai áp dụng trên<br />
thực tế lâm sàng tại bệnh viện cũng như tại cộng đồng.<br />
1<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ KHỚP<br />
1.1. Định nghĩa khớp<br />
Là nơi các xương liên kết với nhau để tạo thành bộ xương và làm cho cơ<br />
thể cử động và di chuyển được.<br />
1.2. Phân loại khớp<br />
<br />
Hình 1: Cấu tạo của khớp<br />
+ Khớp bất động ( khớp sợi). Là khớp mà 2 xương nối với nhau bởi mô<br />
liên kết hay mô sụn, giữa chúng không có khoảng cách. Sự vận động của các<br />
khớp này rất hạn chế hoặc bất động hoàn toàn. Có 3 loại khớp bất động chính:<br />
Khớp bất động liên kết, khớp bất động sụn và khớp bất động xương.<br />
+ Khớp bất động liên kết (KBĐLK): Các xương nối với nhau bởi mô<br />
liên kết. Gồm các loại: KBĐLK sợi ( như dây chằng giữa các cung đốt sống):<br />
KBĐLK màng (như màng liên kết giữa xương chày – mác): KBĐLK xương<br />
(như khớp các xương sọ trẻ sơ sinh)<br />
+ Khớp bất động sụn: Các xương nối với nhau bởi lớp sụn ( như khớp<br />
ức- đòn, giữa xương sườn – ức)<br />
+ Khớp bất động xương: Khớp nối giữa 2 xương bởi mô xương (như<br />
khớp giữa các xương sọ ở người trưởng thành).<br />
2<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
+ Khớp bán động ( khớp sụn): là khớp nối giữa 2 xương có một khe<br />
hẹp được tạo bởi một mô sụn. Sự hoạt động của khớp có sự hạn chế (như<br />
khớp giữa các xương đốt sống, hoặc khớp cùng - chậu).<br />
+ Khớp động ( khớp có màng hoạt dịch): là khớp nối các xương nhờ ổ<br />
khớp cho phép xương chuyển động dễ dàng.<br />
Khớp động có cấu tạo gồm diện khớp, bao khớp, dây chằng, ổ khớp và<br />
các phần phụ như sụn viền, sụn chêm.<br />
1.3. Cấu tạo của khớp<br />
Một khớp động gồm có: diện khớp, sụn khớp, bao khớp, dây chằng,<br />
bao hoạt dịch.<br />
a. Diện khớp<br />
Diện khớp là chỗ nối 2 đầu xương, thường một đầu lồi (gọi là chỏm<br />
khớp) còn đầu kia lõm (gọi là hõm khớp). Các đầu xương được phủ một lớp<br />
sụn trơn, nhẵn, đàn hồi có tác dụng ma sát, chịu được lực nén và giảm chấn<br />
động cơ học, tăng tính linh hoạt của khớp. Khi hõm khớp quá bé, nông thì có<br />
thêm sụn chêm hay sụn viền, làm cho hõm khớp rộng và sâu thêm ( Ví dụ:<br />
khớp gối, khớp vai).<br />
b. Sụn khớp<br />
Sụn bọc: ở mặt khớp tròn nhẵn và đàn hồi.<br />
Sụn viền: trong khớp chỏm, nếu chỏm quá to mà hõm khớp nhỏ thì<br />
có một sụn viền, viền xung quanh làm hõm rộng, sâu thêm và dính vào<br />
bao khớp.<br />
c. Bao khớp: là một màng bám vào bờ của các diện khớp để nối 2 xương lại<br />
<br />
với nhau. Bao khớp mỏng, dai, đàn hồi, có nhiều mạch máu và dây thần kinh.<br />
Chiều dày và sức căng của bao khớp phụ thuộc vào chức năng của khớp. Với<br />
khớp có biên độ vận động rộng thì bao khớp mỏng và ít căng và ngược lại.<br />
Thành bao khớp có 2 lớp: lớp ngoài là lớp bao sợi, dày, có nhiệm vụ bảo vệ<br />
cho khớp. Lớp trong là màng hoạt dịch, tiết dịch khớp để bôi trơn ổ khớp.<br />
3<br />
<br />
d. Dây chằng: là những bó sợi được bao bọc bên ngoài khớp (có trường hợp<br />
dây chằng nằm trong bao khớp nhưng vẫn nằm ngoài bao hoạt dịch). Ngoài ra<br />
các gân, cơ ở xung quanh bao khớp cũng có tác dụng như một dây chằng.<br />
Phần lớn dây chằng không có tính đàn hồi nhưng chắc. Tuy nhiên bằng những<br />
bài tập có hệ thống, có thể cải thiện tính đàn hồi của hệ thống dây chằng, làm<br />
tăng độ linh hoạt của khớp.[6], [10]<br />
e. Bao hoạt dịch<br />
Là 1 bao thanh mạc lót ở mặt trong bao khớp ở 2 đầu xương và xung quanh<br />
sụn bọc mà không phủ lên sụn, bao tiết dịch đổ vào khớp, làm trơn, cho khớp<br />
cử động dễ dàng.<br />
f. Ổ khớp: là khe kín do màng trong của bao khớp tạo nên, bên trong có chứa<br />
chất dịch khớp.<br />
1.4. Hoạt động bình thƣờng của khớp<br />
- Ở một khớp bình thường thì giữa các đầu xương có sụn đóng vai trò là<br />
giảm ma sát và giảm áp lực lên các khớp trong các hoạt động hàng ngày. Bao<br />
quanh mặt trong các khớp là một lớp màng mỏng (được gọi là màng hoạt<br />
dịch) tiết ra dịch khớp và đóng vai trò như một cái túi. Dịch khớp rất quan<br />
trọng vì nó cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi sụn, làm sụn khoẻ mạnh và có<br />
tác dụng bôi trơn cần thiết cho khớp.<br />
- Bao quanh khớp và bao hoạt dịch là bao khớp – một lớp ngoài dai giữ<br />
cho mọi thành phần liên kết với nhau - đó là gân, dây chằng, làm khớp có khả<br />
năng vận động nhưng vẫn cố định vị trí. Bất kỳ thành phần nào nói trên bị tổn<br />
thương đều gây đau và sưng khớp, dẫn đến nguy cơ mất chức năng vần động<br />
của khớp ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào thành phần bị tổn thương.[5]<br />
1.5. Chức năng của khớp<br />
Trong cơ thể người sống khớp có 3 chức năng quan trọng:<br />
- Hỗ trợ cho sự ổn định vị trí của cơ thể.<br />
- Tham gia vào việc vận động các phần cơ thể và tương hỗ lẫn nhau.<br />
- Chuyển động cơ thể để di chuyển trong không gian.<br />
4<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
BỆNH HỌC VIÊM KHỚP DẠNG THẤP<br />
2.1. Định nghĩa viêm khớp dạng thấp[3]<br />
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm không đặc hiệu xảy ra ở các<br />
khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn. Bệnh<br />
thường diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp, gây tàn<br />
phế cho người bệnh.<br />
2.2. Tổn thƣơng bệnh học [6]<br />
Tổn thương bệnh lý đầu tiên trong bệnh VKDT là sự hoạt hóa và sự<br />
thương tổn các tế bào (TB) nội mạc của các vi mạch máu màng hoạt dịch,<br />
điều đó gợi ý yếu tố bệnh hoặc khởi phát hiện đến màng hoạt dịch bằng<br />
đường mạch máu.<br />
Tổn thương căn bản của VKDT là hiện tượng viêm không đặc hiệu của<br />
màng hoạt dịch bao gồm:<br />
- Giãn tĩnh mạch và phù nề màng hoạt dịch.<br />
- Lắng đọng chất tơ huyết ở màng trên TB hình lông hoặc dưới lớp liên<br />
bào phủ.<br />
- Thâm nhập nhiều lymphocyte và plasmocyte, có khi tạo thành những<br />
đám dày đặc, gọi là nang dạng thấp.<br />
- Màng hoạt dịch bám vào phần đầu xương chỗ tiếp giáp với sụn gọi là<br />
màng máu (pannus) có thể xâm lấn vào xương gây nên các hình ảnh bào mòn<br />
xương trên X quang.<br />
- Các tổn thương này tuần tự qua 3 giai đoạn chính:<br />
+ Giai đoạn 1: Màng hoạt dịch phù nề, xung huyết, xâm nhập nhiều TB<br />
viêm, đặc hiệu là Neutrophile.<br />
+ Giai đoạn 2: Hiện tượng phù nề được thay thế bằng quá trình tăng<br />
sinh và phì đại của các TB hình lông và lớp liên bào phủ. Các TB viêm có<br />
5<br />
<br />