1<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
Giao tiếp là một phương thức tồn tại cơ bản của con người, giao tiếp là<br />
một quá trình thiết lập và thực thi mối quan hệ giữa người và người và trong<br />
quá trình đó thì con người khám phá và sáng tạo lẫn nhau.[5] Trong giao tiếp<br />
mỗi người có động cơ của riêng mình, thông qua các công cụ phương tiện,<br />
con người nhận thứ được về nhau, về thế giới xung quanh, tác động qua lại<br />
lẫn nhau.<br />
Trong hoạt động nghề nghiệp của Điều dưỡng, Giao tiếp là một kỹ<br />
năng nghề nghiệp đồng thời cũng là một nghệ thuật để đảm bảo quá trình<br />
trao đổi thông tin và nhu cầu tinh thần của người bệnh .Vì sức khỏe là sự<br />
thỏa mãn về cả thể chất, tinh thần, xã hội nên kỹ năng giao tiếp của điều<br />
dưỡng viên tốt sẽ giúp cho quá trình điều trị, phục hồi của bệnh nhân thuận<br />
lợi hơn và đảm bảo chất lượng sống của bệnh nhân tốt hơn.<br />
Khả năng giao tiếp của mỗi người phụ thuộc vào tố chất, đặc điểm<br />
tính cách của mỗi cá nhân đó, đồng thời nó cũng phụ thuộc nhiều vào môi<br />
trường, xã hội, quá trình giáo dục mà người đó được tiếp nhận nên nó là một<br />
kỹ năng nghề nghiệp có thể rèn luyện được. Vì thế Bộ Y tế, Hội Điều dưỡng<br />
Việt Nam đã có những cuộc vận động nâng cao kỹ năng giao tiếp của điều<br />
dưỡng viên.<br />
Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về thực trạng giao tiếp của nhân<br />
viên y tế ở nhiều bệnh viện khác nhau. Tuy vậy thực trạng này rất khác nhau<br />
ở những bệnh viện khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều dùng phương<br />
pháp phỏng vấn người bệnh hoặc nhân viên y tế, rất ít nghiên cứu ghi nhận<br />
trực tiếp các lời nói, hành vi giao tiếp. Chính vì thế chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân<br />
viên y tế Bệnh viện Nông nghiệp năm 2010-2011<br />
<br />
2<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN<br />
<br />
1.<br />
<br />
Khái niệm chung về giao tiếp<br />
Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân với<br />
<br />
nhau xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động và hoạt động.<br />
Trong tâm lý học xã hội, giao tiếp là một dạng thức căn bản của hành vi con<br />
người, là “cơ chế để các liên hệ người tồn tại và phát triển.” (Cooley -1902)<br />
[7] , thông qua giao tiếp các cá nhân không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các bối<br />
cảnh xã hội mà họ phản ứng lại, mà còn tác động lẫn nhau thường xuyên với<br />
những người khác được coi là người đối thoại.<br />
Trong các lý luận về giao tiếp xã hội, tồn tại một quan niệm khá phổ<br />
biến coi như giao tiếp như một quá trình thông tin, quá trình này bao gồm<br />
việc thực hiện và duy trì sự liên hệ giữa các cá nhân. Theo Osgood C.E, nhà<br />
tâm lý học xã hội người Mỹ thì giao tiếp bao gồm các hành động riêng lẻ<br />
nữa mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin. Ông cho<br />
rằng giao tiếp là một quá trình hai mặt: liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau (7)<br />
Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây<br />
dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác.<br />
Giao tiếp có ba khía cạnh chính: giao lưu, tác động tương hỗ và tri<br />
giác.<br />
Mặt giao lưu của giao tiếp gắn liền với việc tìm hiểu những nét đặc<br />
thù của quá trình trao đổi thông tin giữa người với người trong danh nghĩa là<br />
chủ thể tích cực, có nghĩa là khảo sát thái độ của cá nhân, tâm thế, mục đích,<br />
ý định của họ nhằm thiết lập không chỉ vận động đơn thuần của thông tin mà<br />
còn bổ sung, làm giàu thêm những tri thức, vốn sống cần thiết cho các thành<br />
viên trong quá trình giao tiếp. Ngôn ngữ là phương tiện giao lưu chủ yếu.<br />
Cùng với ngôn ngữ là hệ thống quang học vận động ( nét mặt, điệu bộ cử<br />
chỉ, lời ăn tiếng nói...) các yếu tố ngôn ngữ và siêu ngôn ngữ ( giọng nói , sự<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
3<br />
<br />
ngắt đoạn...), cấu trúc không gian và thời gian của hoàn cảnh giao tiếp, hệ<br />
thống tiếp xúc “ bằng mắt”.<br />
Một khía cạnh quan trọng khác của quá trình giao tiếp là sự ảnh<br />
hưởng, tác động lẫn nhau giữa các thành viên, xây dựng hình ảnh tinh thần<br />
của mỗi người trong quan niệm của những người khác (nhân cách hóa).<br />
Trong trường hợp này ngôn ngữ thống nhất và sự hiểu biết về hoàn cảnh xảy<br />
ra là điều kiện cần thiết đảm bảo hiệu quả tác động lẫn nhau.<br />
2.<br />
<br />
Phân loại các phương thức giao tiếp<br />
<br />
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người thông qua đó<br />
con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác, tác động<br />
qua lại với nhau ...Hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với<br />
chủ thể khác.<br />
- Các loại giao tiếp:<br />
+ Theo phương tiện giao tiếp có :<br />
Giao tiếp vật chất<br />
Thông qua hành động vật chất cụ thể. Khi giao tiếp con người có thể sự dụng<br />
những công cụ, sản phẩm vật chất của lao động, những kỷ vật, tặng phẩm.<br />
Trong từng vật thể có sự hội nhập văn hóa, xã hội, trí tuệ, cảm xúc…của loài<br />
người. Khi giao tiếp bằng vật chất cụ thể, con người chỉ cho nhau biết những<br />
tinh túy mà lời người gởi gắm ở trong đó, trao đổi cho nhau những thông tin,<br />
rung cảm, kinh nghiệm…về vật thể đó, từ đó chủ thể và khách thể thực hiện<br />
mục đích, nội dung giao tiếp.<br />
Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ (thông qua cử chỉ, điệu bộ...)<br />
Khi giao tiếp, con người sử dụng những cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét<br />
mặt…để thể hiện sự đồng tình hay phản đối, thân thiện hay khó chịu, hiểu<br />
biết sâu sức hay nông cạn…Ngoài ra con người còn sử dụng những ký hiệu<br />
quy định chung cho từng nhóm xã hội, như biển báo giao thông, ký hiệu<br />
<br />
4<br />
<br />
thông tin bằng tay cho những người câm điếc, những ký hiệu dành riêng cho<br />
hai người.<br />
Giao tiếp bằng ngôn ngữ<br />
Một trong những ưu thế của con người so với con vật là ngôn ngữ. Ngôn ngữ<br />
là sản phẩm tiến hóa của xã hội loài người và trở thành công cụ giao tiếp cơ<br />
bản của con người. Bằng ngôn ngữ trong giao tiếp, con người có thể trao đổi<br />
với nhau tất cả những hiểu biết, tình cảm thái độ…mà mình thấy cần thiết.<br />
+ Theo khoảng cách<br />
* Giao tiếp trực tiếp<br />
Chủ thể và đối tượng giao tiếp mặt đối mặt với nhau, trục tiếp phát và nhận<br />
thông tin của nhau. Khoảng cách giữa chủ thể và đối tượng rất gần nhau.<br />
* Giao tiếp gián tiếp<br />
Khi chủ thể và khách thể ở xa nhau, họ phải dùng những phương tiện cụ thể<br />
để giao tiếp với nhau, như qua thư từ, báo chí, qua người khác, bằng tình<br />
cảm.<br />
* Giao tiếp trung gian<br />
Đây là loại giao tiếp vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, như nói chuyện, trao đổi<br />
với nhau qua điện thoại, truyền hình.<br />
Theo qui cách :<br />
* Giao tiếp chính thức<br />
Giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm chính thức. Sự giao tiếp này được<br />
thực hiện theo chức trách, nhiệm vụ, theo quy chế, quy định của luật pháp,<br />
của phong tục, của dư luận…Ví dụ như, giao tiếp trong gia đình, trong quản<br />
lý, lãnh đạo, rong hoạt động nghề nghiệp: dạy học, giáo dục, khám chữa<br />
bệnh.<br />
* Giao tiếp không chính thức<br />
Đây là giao tiếp trong nhóm không chính thức, giữa những người thân nhau,<br />
phục nhau, cùng có những ham muốn, sở thích như nhau.<br />
Quan hệ giao tiếp và hoạt động :<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
5<br />
<br />
Giao tiếp và hoạt động là hai mặt không thể thiếu được của lối sống của<br />
hoạt động sống của con người trong thực tiễn :<br />
+ Giao tiếp là dạng đặc biệt của hoạt động, giao tiếp diễn ra bằng hành động<br />
và thao tác cụ thể bằng việc sử dụng các phương tiện khác nhau để đạt mục đích,<br />
thúc đẩy động cơ.<br />
+ Giao tiếp và hoạt động là hai phạm trù đồng đẳng có quan hệ qua lại<br />
trong cuộc sống của con người. Có khi giao tiếp là điều kiện của hoạt động<br />
và cũng có khi hoạt động là điều kiện của giao tiếp<br />
- Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp :<br />
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định : Tâm lý con người có nguồn<br />
gốc từ bên ngoài, từ thế giới khách quan chuyển vào trong não mỗi người.<br />
Trong thế giới đó thì quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội là cái quyết định<br />
tâm lý người.<br />
Tâm lý của con người là kinh nghiệm xã hội - lịch sử chuyển thành kinh<br />
nghiệm của bản thân thông qua hoạt động và giao tiếp trong đó giáo dục giữ<br />
vai trò chủ đạo.<br />
Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Mối quan hệ giũa hoạt động<br />
và giao tiếp là qui luật tổng quát hình thành và biểu lộ tâm lý người.<br />
Khi phân tích các hoạt động giao tiếp trong xã hội, ta có thể chia thành ba<br />
loại:<br />
Giao tiếp truyền thống:<br />
Giao tiếp được thực hiện trên cơ sở các mối quan hệ giữa người và người<br />
đã hình thành lâu dài trong quá trình phát triển xã hội: Đó là quan hệ huyết<br />
thống trong họ hàng, gia đình giữa ông bà, cha mẹ, con cái v.v... quan hệ<br />
làng xóm láng giềng nơi mọi người đều quen biết nhau, vai trò cá nhân trong<br />
tiếp xúc giao lưu được quy định rõ ràng, ngôn ngữ giao tiếp đã hình thành<br />
lâu dài trở thành những quy định bất thành văn, thấm đẫm vào từng xã hội,<br />
cuối cùng trở thành văn hoá ứng xử riêng trong xã hội đó. Tất cả những điều<br />
ấy quy định và điều chỉnh quá trình trao đổi thông tin trong quan hệ tiếp xúc,<br />
giao lưu. Loại giao tiếp này bị chi phối bởi văn hoá tập quán, hệ thống các<br />
quan niệm và ý thức xã hội.<br />
<br />