intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Hiệu quả chăm sóc điều dưỡng hội chứng vai tay do thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt và vận động

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

149
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đánh giá hiệu quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhân hội chứng vai – tay do thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp vận động tại Khoa nội- Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công An; xác định những tác dụng không mong muốn của phương pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Hiệu quả chăm sóc điều dưỡng hội chứng vai tay do thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt và vận động

ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Thoái hóa cột sống cổ là bệnh của cột sống mạn tính. Nguyên nhân là do quá<br /> trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực của sụn khớp và đĩa đệm.<br /> Các khớp trong cơ thể đều có hiện tượng này nhưng thoái hóa cột sống cổ có<br /> một vị trí đặc biệt quan trọng vì chức năng giải phẫu sinh lý đặc biệt của nó. Mọi<br /> biến đổi sinh lý và bệnh lý của cột sống cổ đều có hiệu quả tùy theo mức độ tổn<br /> thương của não bộ cũng như toàn bộ hoạt động của cơ thể với nhiều hội chứng bệnh<br /> lý khác nhau như đau vùng gáy, nhức đầu, hội chứng đau thần kinh vai tay, hội<br /> chứng chèn ép tủy cổ [15]<br /> Thoái hóa cột sống cổ là bệnh phổ biến. Tại Anh thoái hóa nói chung trong<br /> đó thoái hóa CSC chiếm 8,8% dân số, theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nghiêm<br /> có 16,83% BN đau cột sống do tắc nghẽn có thoái hóa, theo Trần Ngọc Ân tỉ lệ<br /> thoái hóa CSC là 14% số bệnh nhân có thoái hóa, chỉ đứng sau thoái hóa cột sống<br /> lưng [15]. Điều này có thể chứng minh được trong xã hội ngày càng phát triển và<br /> yêu cầu lao động chuyên môn hóa ngày càng cao nên đầu cổ phải chịu đựng một tư<br /> thế kéo dài, không sinh lý, dẫn đến quá trình biến đổi sinh – bệnh lý của cột sống cổ<br /> diễn ra nhanh chóng. Mặt khác tuổi thọ con người ngày càng cao, đi kèm có nhiều<br /> bệnh do sự giảm sút chức năng của cơ thể trong đó có thoái hóa CSC.<br /> Các bệnh lý thoái hóa CSC thường diễn biến từ từ, mạn tính, bệnh kéo dài<br /> ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh ở nhiều mức độ gây giảm hiệu quả công tác ,<br /> nặng nữa làm giảm nhiều khả năng sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Bệnh<br /> không những gây khó khăn, tác động đến mọi mặt đời sống của người bệnh mà còn<br /> gián tiếp ảnh hưởng đến toàn xã hội .<br /> Tại Anh hàng năm chi 15 tỷ USD cho bệnh nhân thoái hóa CSC và thắt lưng<br /> với số bệnh nhân 8 đến 10 triệu người, ở Mỹ cũng chi đến 40 tỷ USD, Pháp ( năm<br /> 1989) quỹ bảo hiểm quốc gia chi 6 tỷ Fran cho bệnh nhân thoái hóa cột sống trong<br /> đó có thoái hóa CSC.<br /> Hiểu biết những khía cạnh lâm sàng về dấu hiệu đau và những điều kiện đưa<br /> đến khiếm khuyết sẽ có được những lượng giá đúng đắn và chăm sóc tốt nhất cho<br /> người bệnh<br /> 1<br /> <br /> Hiện nay với sự phát triển đồng thời giữa YHHĐ kết hợp với YHCT, đã có<br /> những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị như dùng thuốc chống viêm, giảm đau,<br /> Vitamin nhóm B và các phương pháp điện châm, xoa bóp, phục hồi chức năng đã<br /> được ứng dụng từ lâu trong điều trị. Các phương pháp trên giải quyết được nhiều<br /> vấn đề co cứng cơ, giảm đau, hạn chế vận động. Tuy nhiên việc sử dụng các thuốc<br /> chống viêm giảm đau có nhiều tác dụng phụ như xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày…<br /> Chính vì vậy việc phối hợp hai phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp<br /> vận động nhằm phát huy triệt để tính ưu việt của mỗi phương pháp, để nâng cao<br /> chất lượng điều trị là một việc làm rất có ý nghĩa, giảm các tác dụng không mong<br /> muốn khi dùng thuốc. Mặt khác do tính chất nghề nhiệp trong những năm qua tỷ lệ<br /> BN bị hội chứng vai – tay do thoái hóa CSC khá cao. Xuất phát từ nhu cầu thực tế<br /> đó, nhằm nâng cao chất lượng điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh<br /> giá hiệu quả chăm sóc điều dƣỡng bệnh nhân hội chứng vai – tay do thoái hóa<br /> cột sống cổ bằng phƣơng pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt và vận động”.<br /> Mục tiêu đề tài :<br /> 1. Đánh giá hiệu quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhân hội chứng vai – tay do<br /> thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết<br /> hợp vận động. Tại Khoa nội- Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công An.<br /> 2. Xác định những tác dụng không mong muốn của phương pháp.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> CHƢƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1 GIẢI PHẪU SINH LÝ CỦA CỘT SỐNG CỔ<br /> 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu cột sống cổ<br /> Hình 1: Các đốt sống cổ<br /> <br /> 3<br /> <br /> - Cột sống cổ gồm có bảy đốt từ đốt cổ 1(C1) tới đốt cổ 7(C7), có đường cong ưỡn<br /> ra trước.<br /> - Đặc điểm chung của các đốt sống cổ<br /> + Thân đốt sống: đường kính ngang dài hơn đường kính trước sau, ở mặt trên<br /> có thêm hai phình bên, gọi là mỏm hay bán nguyệt. Cuống đốt sống không dính ở<br /> mặt sau của mặt bên.<br /> + Mỏm ngang: dính vào thân và hai cuống bởi hai rễ, trong đó có lỗ ngang<br /> cho động mạch đốt sống đi qua (trừ đốt sống cổ 7)<br /> + Mỏm khớp: Diện khớp tương đối phẳng rộng<br /> + Gai sống: Đỉnh của gai sống tách làm hai củ, gai sống dài dần từ đốt cổ 2<br /> đến đốt cổ 7.<br /> + Lỗ đốt sống: Các lỗ to dần từ đốt cổ 1 đến đốt cổ 5, sau đó nhỏ dần ở đốt<br /> cổ 6 và đốt cổ 7.<br /> - Đốt sống cổ 1:<br /> Còn gọi là đốt đội (aslas) tiếp khớp ở mặt trên với hai lồi cầu của xương<br /> chẩm, không có gai sống và thân đốt sống. Lỗ đốt sống ở đây rất rộng có dây chằng<br /> ngang chia lỗ làm hai phần không đều nhau. Phần trước nhỏ, có mỏm răng, phần<br /> sau rộng có tủy sống<br /> - Đốt sống cổ 2:<br /> Còn gọi đốt trục (axis) đốt trục cũng không có thân đốt trung tâm, đốt sống<br /> này có hai khối bên, chúng chứa cạnh trên và dưới. Giữa các đốt C1 và C2 không có<br /> đĩa đệm gian đốt sống mà chủ yếu là các bao sợi collagen. Các đốt sống cổ từ C3<br /> đến C7 chúng cũng có đặc điểm chung của đốt sống cổ.<br /> Giới hạn trong của mỗi mỏm ngang là một lỗ mà qua đó động mạch đốt sống<br /> đi qua. Ngành ngang chứa lỗ mà trong đó thần kinh sống đi qua, lỗ này ở phía trước<br /> bên .<br /> - Đĩa đệm khoang gian đốt sống<br /> Giữa hai khoang đốt sống kế cận từ C2 trở xuống là đĩa đệm khoang gian<br /> sống. Các đĩa đệm này rộng ở phía trước hơn ở phía sau. Các đĩa đệm và độ rộng<br /> khác nhau của thân đốt sống tạo nên đường cong lõm ưỡn ra trước đốt sống cổ.<br /> Dưới 20 tuổi, đĩa đệm được nuôi dưỡng trực tiếp từ các mạch máu, sau đó mạch<br /> máu trở nên bị đặc do sự calci hóa của đĩa tận cùng đốt sống và từ 30 tuổi trở đi, đĩa<br /> đệm được nuôi dưỡng chủ yếu bởi sự thẩm thấu của các ion hòa tan trong chất nuôi<br /> dưỡng đĩa đệm.<br /> 4<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> - Các khớp đốt sống<br /> So với các đoạn khác của cột sống, cột sống cổ có những đặc điểm giải phẫu<br /> khác. Ngoài đĩa đệm khoang gian đốt sống được tạo thành bởi vòng sợi và nhân<br /> mềm (trừ đốt cổ trên) các đốt sống còn tiếp nối với nhau bởi cặp khớp nhỏ hơn giữa<br /> diện khớp các cuống. Các diện khớp này (còn gọi là khớp mỏm hoặc khớp cuống)<br /> thực tế là khớp hoạt dịch.<br /> - Các phần mềm của cột sống:<br /> + Các dây chằng của cột sống<br /> Các dây chằng đoạn cổ trên có tác dụng hạn chế sự chuyển động, để bảo vệ<br /> các thành phần trong ống tủy (tủy cổ và rễ thần kinh) chống lại tổn thương trong các<br /> tổn thương nặng từ bên ngoài. Có rất nhiều dây chằng: Dây chằng ngang, dây chằng<br /> cánh, dây chằng dọc, dây chằng vàng và dây chằng gáy.<br /> + Các cơ của cổ<br /> Các cơ cổ có thể được phân chia chức năng thành hai nhóm chính, đó là<br /> nhóm cơ gấp và duỗi đầu trên cột sống, nhóm cơ gấp và duỗi chọn lọc chủ yếu cho<br /> cột sống cổ.<br /> Động tác gập duỗi chủ yếu là các cơ thẳng ngắn và các cơ đầu dài. Động tác<br /> ngửa đầu là bốn cơ ngắn, các cơ này trải rộng từ nền của sọ, gắn vào đốt atlas và đốt<br /> trục. Đó là các cơ thẳng đầu, sau, nhỏ và lớn, các cơ chéo đầu trên và dưới.<br /> Các cơ dài hơn, dải đầu và dải cổ, là các cơ xoay đầu chủ yếu nhưng cũng là<br /> các cơ duỗi khi chúng co hai bên. Các cơ dài khác của cột sống ngực trên và xương<br /> vai là các cơ duỗi, xoay và nghiêng bên cột sống cổ. Chúng bao gồm các cơ thang,<br /> cơ nâng vai và các cơ khác.<br /> - Ống sống và các thành phần trong ống sống<br /> + Ống sống: Được tạo thành từ thân đốt sống, các cuống và cung sau đốt<br /> sống. Theo thứ tự từ trong ra, các thành phần nằm trong ống sống bao gồm tủy sống<br /> (có 7 đoạn tủy cổ) và các rễ thần kinh, màng nhện, màng cứng (giữa màng nhện và<br /> màng cứng có dịch não tủy) các mạch máu nuôi dưỡng tủy, các tổ chức ngoài màng<br /> cứng bao gồm tổ chức mỡ, hệ thống tĩnh mạch.<br /> + Các rễ thần kinh: Có 8 cặp rễ thần kinh tủy sống cổ. Một thần kinh tủy<br /> sống được tạo thành bởi sự hợp nhất của rễ trước (rễ vận động) và rễ sau (rễ cảm<br /> giác) trong mỗi một lỗ gian đốt sống. Các rễ tương ứng với mỗi đoạn đốt sống. Các<br /> rễ cổ nằm ngang với lỗ gian đốt sống.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2