ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hút đờm là một kỹ thuật công việc thường ngày của điều dưỡng. Hút đờm<br />
nhằm giải phóng các chất tiết đường hô hấp, làm thông thoáng đường dẫn khí và<br />
hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp do ứ đọng đờm dãi ở những bệnh nhân<br />
không còn khả năng tự làm sạch đường dẫn khí bằng những động tác ho khạc, đặc<br />
biệt là những bệnh nhân phải thở máy, hôn mê hoặc dùng an thần liều cao.<br />
Việc hút đờm trên những bệnh nhân đang thở máy ảnh hưởng trực tiếp đến<br />
sự thay đổi oxy hóa máu từ đó có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị cũng như đe<br />
dọa tính mạng của người bệnh, đặc biệt là người bệnh nặng như: Viêm phổi nặng do<br />
cúm, viêm phổi ARDS, uốn ván thở máy…<br />
Trước đây, do chỉ có sonde hút đờm hở nên mỗi lần hút đờm phải bỏ máy<br />
thở ra khỏi bệnh nhân, do vậy làm gián đoạn quá trình thở máy và làm mất PEEP<br />
gây ảnh hưởng đến nồng độ oxy trong máu của bệnh nhân, do vậy việc hút đờm<br />
phải được được áp dụng theo quy trình hút đờm. Thường thời gian một lần hút đờm<br />
không quá 15 giây để tránh việc ngắt máy thở khỏi bệnh nhân quá lâu. Tuy vậy<br />
bệnh nhân vẫn phải chịu gián đoạn thở máy và mất PEEP làm xẹp lại các phế nang<br />
có xu thế đóng. Điều này khá nguy hiểm đối với các bệnh nhân có tổn thương phổi<br />
nặng hoặc ARDS đòi hỏi thở máy với PEEP cao. Hơn nữa do sonde hở nên việc<br />
cầm thao tác trực tiếp trên sonde có thể làm vấy bẩn sonde và làm gia tăng tỷ lệ<br />
nhiễm trùng bệnh viện.<br />
Ngày nay, với sự ra đời của sonde hút kín đã mang lại nhiều tiện ích và khắc<br />
phục được những nhược điểm của sonde hút đờm hở, góp phần hạn chế nhiễm trùng<br />
bệnh viện, góp phần mang lại hiệu quả trong điều trị. Trong suốt quá trình hút đờm<br />
bệnh nhân vẫn được nối với máy thở nên không bị gián đoạn thời gian thở máy và<br />
không mất PEEP nên ít ảnh hưởng đến oxy hóa máu bệnh nhân hơn.<br />
Hiện nay chưa có quy trình hút đờm riêng đối với sonde hút đờm kín nên các<br />
điều dưỡng vẫn áp dụng quy trình hút đờm hở cho sonde hút đờm kín. Tuy vậy do<br />
sonde hút đờm kín nằm trong bao kín nên việc thực hiện các thao tác kỹ thuật khó<br />
khăn hơn sonde hút đờm hở, việc thực hiện đúng quy trình như sonde hút đờm hở<br />
tương đối khó thực hiện và quy trình hút đờm bằng sonde hút đờm hở chưa chắc đã<br />
<br />
1<br />
<br />
phù hợp với loại sonde hút đờm kín này. Do chưa có khảo sát về tính hợp lí của việc<br />
áp dụng quy trình hút đờm hở cho sonde hút đờm kín nên chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này, nhằm mục tiêu:<br />
1. Mô tả thực trạng áp dụng quy trình hút đờm hở trên trên sonde hút đờm<br />
kín ở những bệnh nhân thở máy tại khoa ĐTTC bệnh viện Bệnh Nhiệt đới<br />
Trung ương<br />
2. Đánh giá ảnh hưởng của việc hút đờm qua sonde hút đờm kín đến một số<br />
chỉ số hô hấp và lâm sàng của các bệnh nhân nói trên.<br />
<br />
2<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN<br />
1.1.<br />
<br />
Tổng quan về thở máy<br />
<br />
1.1.1. Khái niệm thở máy<br />
Thở máy (hay còn gọi là thông khí nhân tạo cơ học) là biện pháp thông khí bằng<br />
máy khi bệnh nhân không thể thở tự nhiên hoặc thở tự nhiên không đảm bảo nổi<br />
nhu cầu về cung cấp oxy và thải khí CO2 [4]. Thông khí nhân tạo áp dụng quy luật<br />
lưu chuyển khí nhờ chênh lệch về áp lực.<br />
Có hai phương thức thông khí nhân tạo:<br />
Thông khí nhân tạo áp lực âm: Máy thở tạo một áp lực âm ngoài lồng ngực, nhờ đó<br />
dẫn truyền tạo ra áp lực âm ở khoang màng phổi, phế nang và tạo chênh lệch áp lực<br />
với môi trường ngoài. Nhờ đó không khí đi từ ngoài vào phổi bệnh nhân trong thì<br />
hít vào. Đến thì thở ra, máy thở để áp lực ngoài lồng ngực bệnh nhân bằng áp lực ở<br />
môi trường. Nhờ sức đàn hồi của phổi và lồng ngực bệnh nhân, tạo áp lực dương<br />
trong phế nang đẩy khí từ phổi ra ngoài. Phương thức này áp dụng cho các loại<br />
“phổi thép” trước đây, hiện không còn áp dụng trong thực hành lâm sàng [2].<br />
Thông khí nhân tạo áp lực dương: Trong thì hít vào, máy thở tạo một áp lực dương<br />
đẩy không khí vào phổi bệnh nhân, trong thì thở ra, máy thở mở thông đường dẫn<br />
khí bệnh nhân ra môi trường, do sức đàn hổi của phổi và lồng ngực bệnh nhân, tạo<br />
áp lực dương trong phế nang đẩy khí từ phổi ra ngoài. Phương thức này áp dụng<br />
cho hầu hết các loại máy thở hiện nay [2].<br />
<br />
1.1.2. Khái niệm PEEP và vai trò của PEEP<br />
Khái niệm PEEP: Bình thường khi thở máy, áp lực trong thì thở vào là dương để tạo<br />
chênh lệch áp lực đẩy khí vào phổi bệnh nhân, thì thở ra áp lực bằng không. dưới<br />
tác động của lực đàn hồi của phổi và lồng ngực bệnh nhân tạo một áp lực dương<br />
nhỏ để khí từ phổi bệnh nhân đi ra ngoài. Đến cuối thì thở ra thì áp lực trong phế<br />
nang cân bằng với áp lực bên ngoài (bằng 0) thì dòng khí thở ra dừng lại.<br />
Vai trò của PEEP: Trong trường hợp bệnh nhân có tổn thương phổi nặng (ARDS).<br />
Có nhiều phế nang mất lớp surfactant nên thường xuyên có xu thế đóng lại. Vì vậy<br />
các thầy thuốc phải duy trì một áp lực dương liên tục ngay cả trong thì thở ra của<br />
<br />
3<br />
<br />
bệnh nhân để giúp các phế nang này không đóng lại, thậm chí còn giúp mở những<br />
phế nang đã đóng rồi. Áp lực dương ở này gọi là PEEP (Positive End Expiratory<br />
Pressure). PEEP giúp tăng số lượng phế nang mở, tăng diện tích trao đổi oxy và<br />
tăng áp lực riêng phần của oxy trong phế nang nên giúp làn tăng khả năng trao đổi<br />
oxy của phổi bệnh nhân.<br />
Do vai trò đó của PEEP, trong thở máy trên các bệnh nhân nặng, có ARDS, cần hạn<br />
chế tối đa sự rò rỉ trên đường dẫn khí hoặc trong quá trình hút đờm, khí dung gây<br />
mất PEEP.<br />
<br />
1.2.<br />
<br />
Tổng quan về SpO2<br />
<br />
1.2.1. Khái niệm SpO2:<br />
Khi dòng máu đi qua phổi, một phần hemoglobin gắn với oxy tạo thành oxyhemoglobin. Tỷ lệ % hemoglobin được gắn với oxy được gọi là oxygen saturation.<br />
1.2.2. Lịch sử và nguyên lý đo SpO2:<br />
Khoảng thập kỷ 1850, nhà vật lý người Nga I.M.Sechenov đã phát triển một bơm<br />
máu chân không, sau đó dùng cho mục đích nghiên cứu. Năm 1864, nhà vật lý và<br />
toán học người Ai-len George Gabriel Stokes đã phát hiện ra chức năng hô hấp của<br />
hemoglobin. Năm 1867, nhà vật lý người Đức Karl von Vierordt đã phát triển các<br />
kỹ thuật và công cụ để theo dõi sự tuần hoàn của máu, sử dụng một nguồn sáng để<br />
phân biệt máu bão hòa với máu không bão hòa. Năm 1898, nhà sinh lý học người<br />
Anh Halden phát hiện nguyên lý hóa học cho sự giải phóng oxy ra khỏi phức của<br />
oxy với hemoglobin. J. Barcoft sử dụng nguyên lý này để kiểm tra thành phần khí<br />
máu. Năm 1932, nhà sinh lý học người Đức L.Nicolai đã sử dụng phương pháp<br />
quang học để ghi lại sự tiêu thụ oxy trong một bàn tay. Năm 1935, thiết bị đầu tiên<br />
được phát triển bởi Carl Matthes để đo độ oxy bão hòa trong máu không xâm lấn<br />
bằng cách cho ánh sáng màu chiếu xuyên qua cơ thể với một đầu dò tai. Năm 1939,<br />
K.Matthews và F.Gross đã sử dụng phép đo ánh sáng trong việc kiểm tra dái tai [5].<br />
Từ năm 1974, Aoyagy và Michio Kishi đã phát hiện nguyên lý hấp thụ ánh sáng với<br />
cùng mức độ bão hòa oxy khả năng hấp phụ các bước sóng sẽ thay đổi khác nhau sẽ<br />
thay đổi với các bước sóng. Để tránh sự hấp thụ ánh sáng bởi các mô xung quanh,<br />
các nhà khoa học đã sử dụng quang phổ kế hai bước sóng và ông đề xuất dùng<br />
<br />
4<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
bước sóng 660 và 940nm [9]. Để đo tỷ lệ oxyhemoglobin người ta ứng dụng nguyên<br />
lý này trong các máy đo: Dùng nguồn sáng chiếu ánh sáng ở bước sóng 660 nm và<br />
940nm qua một tổ chức (ngón tay hoặc dái tai), thông qua việc đo mức độ hấp thụ<br />
ánh sáng ở hai bước sóng trên, bộ vi xử lý của máy đo có thể tính toán được tỷ lệ<br />
hemoglobin bão hoà oxy trong máu tại tổ chức đó. Tuy nhiên giá trị đo này phản<br />
ánh cả tỷ lệ oxyhemoglobin ở cả động mạch, tĩnh mạch, mao mạch nên các thiết bị<br />
đo hiện đại tích hợp thêm cả đầu dò đo mạch đập và chỉ đo sự hấp thụ các sóng ánh<br />
sáng này của dòng máu có mạch đập (động mạch) Giá trị đo được chính là SpO2<br />
(Saturation pulse oxygen).<br />
<br />
1.2.3. Mối tương quan giữa SpO2 và PaO2<br />
Phép đo SpO2 là phương pháp đo không xâm nhập. Nó đánh giá tỷ lệ hemoglobin<br />
bão hòa oxy chứ không đo trực tiếp lượng oxy trong mỗi thể tích máu. SpO2 cho<br />
phép phát hiện sớm nhưng không định lượng được mức độ thiếu oxy máu vì tương<br />
quan giữa SpO2 và PaO2 không phải là tương quan tuyến tính. Hơn nữa đo SpO2<br />
dựa vào mạch đập nên khi tụt huyết áp hoặc khi có tình trạng co mạch ngoại vi quá<br />
mạnh thì đo SpO2 có thể cho kết quả không chính xác. Các yếu tố khác như sắc tố<br />
da, sơn móng tay, tình trạng hạ nhiệt độ gây co mạch cũng có thể ảnh hưởng đến kết<br />
quả đo SpO2 [6]. Tuy vậy, trong một ngưỡng nhất định, giữa SpO2 và PaO2 (áp lực<br />
riêng phần oxy trong máu) có mối tương quan nhất định nên việc đo SpO2 có thể dự<br />
đoán được PaO2 trong một ngưỡng nhất định. Và việc đo SpO2 có thể theo dõi liên<br />
tục và hầu như cho kết quả ngay lập tức nên có vai trò quan trọng trong theo dõi<br />
bệnh nhân thở máy và theo dõi, xử trí bệnh nhân cấp cứu.<br />
<br />
5<br />
<br />