ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một vấn đề lớn của Y học các nước trong<br />
nhiều thập kỷ qua. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể gây tử vong nhanh<br />
chóng hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề, đặc biệt là các di chứng về vận động. Đó là<br />
gánh nặng không chỉ đối với người bệnh, gia đình mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng<br />
và quốc gia của họ. Philipe Frogn (Pháp) đã cảnh báo: “Nếu không có chiến dịch phòng<br />
chống đích thực về mặt sức khỏe, ta sẽ tạo ra một cộng đồng những người tàn tật”. Do<br />
vậy, đây là vấn đề kinh tế - xã hội được nhiều lĩnh vực quan tâm, tìm mọi biện pháp<br />
phòng ngừa và điều trị TBMMN xảy ra [28]<br />
Kinh tế ngày càng phát triển thì tỷ lệ những người bị TBMMN ngày càng tăng cao,<br />
số người mắc bệnh năm sau nhiều hơn năm trước và có xu hướng tăng ở người trẻ tuổi là<br />
đối tượng còn nhiều cống hiến cho xã hội. Theo số liệu của bộ môn Thần kinh Trường<br />
Đại học Y Hà Nội, tỷ lệ mới mắc TBMMN của Miền Bắc và Miền Trung là<br />
152/100.000dân.Theo báo cáo của Bộ môn Thần Kinh Trường Đại học Y Dược Thành<br />
Phố Hồ Chí Minh, ở Miền Nam tỷ lệ mới mắc TBMMN là 161/100.000 dân, [15].<br />
TBMMN là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho người bệnh và đứng hàng thứ 3<br />
trong các bệnh gây tử vong, sau ung thư và bệnh tim mạch, đứng hàng thứ nhất trong các<br />
bệnh lý thần kinh [12].Theo Tổ chức Y tế Thế giới(TCYTTG), ước tính có tới 2.100.000<br />
người bị tử vong vì tai biến mạch máu não tại Châu Á, trong đó 1.300.000 người ở Trung<br />
Quốc, 448.000 người ở Ấn độ và 390.000 người ở các nước khác [13].<br />
TBMMN chia làm hai loại: Xuất huyết não chiếm 15% và thiếu máu cục bộ não<br />
chiếm 85% ( ở Mỹ), Ở Việt nam tỷ lệ này cũng gần tương đương [9]. TBMMN ngay tại<br />
các nước phát triển vẫn là biến chứng nặng, dễ tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về<br />
vận động, cảm giác, các rối loạn chức năng cao cấp của vỏ não [25] .<br />
Trong điều trị TBMMN, vấn đề đặt ra, không phải chỉ thêm năm tháng cho cuộc<br />
sống (tức kéo dài tuổi thọ), mà phải thêm sức sống cho năm tháng (tức chất lượng cuộc<br />
sống). Muốn vậy, ngoài việc luyện tập thể chất, tinh thần, người bệnh còn phải lo bảo vệ<br />
sức khoẻ chống bệnh tật. Ngày nay với sự tiến bộ không ngừng của y học, nhiều phương<br />
tiện chẩn đoán và phương pháp điều trị hiện đại đã giúp cho việc dự phòng, điều trị<br />
và phục hồi chức năng( PHCN) có hiệu quả cao hơn, cải thiện đáng kể tiên lượng của<br />
1<br />
<br />
người bệnh. Trong PHCN thì vai trò của điều dưỡng và kỹ thuật viên (KTV) rất quan<br />
trọng vì họ là những người trực tiếp thực hiện, hướng dẫn, giám sát, theo dõi các bài<br />
tập cho bệnh nhân.<br />
Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề phục hồi sau TBMMN ngày càng được quan tâm hơn.<br />
Những người bị liệt nửa người do TBMMN cũng được phục hồi vận động tốt hơn, giúp<br />
họ được tái hội nhập với xã hội.<br />
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu đề cập đến PHCN vận động cho bệnh nhân liệt sau<br />
TBMMN nhưng chưa bàn sâu về tập vận động chủ động cho người bệnh .Trên thực tế khi<br />
PHCN cho bệnh nhân chúng tôi đã kết hợp tập vận động chủ động tích cực với xoa bóp<br />
bấm huyệt (XBBH) đã cho kết quả rất khả quan. Điều này đã thúc đẩy, khích lệ chúng tôi<br />
nghiên cứu đề tài :<br />
“Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt kết hợp tập vận động chủ động trong phục hồi<br />
vận động trên bệnh nhân liệt nửa ngƣời do tai biến thiếu máu não cục bộ sau giai<br />
đoạn cấp”.<br />
Với mong muốn phục hồi tối ưu chức năng vận động, rút ngắn thời gian điều trị và<br />
nâng cao chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân kém may mắn bị di chứng của<br />
TBMMN. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi hướng tới hai mục tiêu sau:<br />
1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân liệt nửa người<br />
do tai biến nhồi máu não sau giai đoạn cấp trên lâm sàng bằng phương pháp<br />
xoa bóp bấm huyệt kết hợp tập vận động chủ động tích cực<br />
2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới kết quả phục hồi chức năng vận động trên<br />
bệnh nhân tai biến mạch máu não.<br />
<br />
2<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1.Đại cƣơng về tai biến mạch máu não<br />
1.1.1. Định nghĩa<br />
Theo định nghĩa của TCYTTG. TBMMN là những thiếu sót chức năng thần kinh<br />
thường là khu trú xảy ra đột ngột, có thể hồi phục hoàn toàn hoặc dẫn đến tử vong trong<br />
vòng 24 giờ do tổn thương mạch máu não, loại trừ các nguyên nhân sang chấn. Nguyên<br />
nhân là do các bệnh lý khác nhau của mạch máu não.[16]<br />
1.1.2 Tình hình tai biến mạch máu não trong nước và ngoài nước<br />
- Tai biến mạch máu não trên thế giới<br />
Theo thống kê của TCYTTG, hàng năm có hơn 4,5 triệu người tử vong do<br />
TBMMN, riêng ở châu Á, số dân bằng một nửa số dân thế giới nhưng hàng năm tử vong<br />
do TBMMN là 2,1 triệu người [8].Về mặt dịch tễ học, theo (TCYTTG) tỷ lệ mới mắc và<br />
tỷ lệ hiện mắc TBMMN ở nhiều nước tương ứng là 150-250/100.000 người dân và 500700/100.000 người dân. Hai tỷ lệ trên cũng rất khác nhau tùy theo địa dư như ở Hoa kỳ<br />
năm 1981 tỷ lệ này tương ứng là 73-195/100.000 người dân, còn tỷ lệ mới mắc ở Nhật<br />
Bản là 91-317/100.000 người dân, Trung Quốc là 523/100.000 người dân.[13]<br />
Theo thống kê của Hoa kỳ (1999): Tổng số bệnh nhân TBMMN chiếm 12% số<br />
giường điều trị nội trú, chi phí cho điều trị chiếm 4,5% ngân sách về sức khỏe của đất<br />
nước.[26]<br />
Theo Hiệp hội Thần kinh học các nước Đông Nam Á, tỷ lệ bệnh nhân TBMMN<br />
điều trị nội trú là: Trung Quốc 40%; Triều Tiên 16%; Ấn Độ 11%; Philippin 10%;<br />
Indonexia 8%; Thái Lan 6%; Việt Nam 7%; Malayxia 2%[28].<br />
- Tai biến mạch máu não ở Việt Nam<br />
Các năm gần đây, tình hình mắc TBMMN ở nước ta có chiều hướng gia tăng đáng<br />
kể đã cướp đi sinh mạng của nhiều người hoặc để lại di chứng nặng nề gây thiệt hại to lớn<br />
cho gia đình và xã hội.<br />
Theo thống kê của Nguyễn Văn Đăng (1996) tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch<br />
Mai từ năm 1991 đến năm1993 có 631 trường hợp TBMMN, tăng gấp 2,5 lần so với thời<br />
kỳ từ năm 1986 đến năm 1989, [9].<br />
3<br />
<br />
Lê Văn Thành (1998), tỷ lệ hiện mắc trung bình hàng năm là 416/100.000 người<br />
dân, tỷ lệ mới mắc là 152/100.000 người dân, tỷ lệ tử vong ở Việt nam là từ 2025/100.000 người dân, điều tra ở Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ hiện mắc là 6060/ 1 triệu<br />
dân, tăng hơn năm 1993 với tỷ lệ 4160/1triệudân,[15]<br />
1.1.3 Sơ lược giải phẫu - sinh lý mạch máu não<br />
- Giải phẫu hệ mạch máu não<br />
Não được nuôi dưỡng bởi 4 mạch máu chính xuất phát từ động mạch chủ: hai động<br />
mạch cảnh trong và hai động mạch đốt sống thân nền nối với nhau qua đa giác Willis.<br />
+ Động mạch cảnh trong xuất phát từ động mạch cảnh gốc tại xoang cảnh, đi thẳng<br />
lên hộp sọ cung cấp máu cho phần lớn hệ bán cầu đại não. Động mạch cảnh trong chia<br />
làm bốn ngành tận: động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch thông sau và<br />
động mạch mạc trước. Mỗi động mạch não chia làm hai ngành tưới máu ở khu vực nông<br />
(vỏ não) và khu vực sâu (trung tâm não). Hai ngành nông và sâu này độc lập với nhau,<br />
không thông nối với nhau mà có cấu trúc tận cùng.<br />
Động mạch não trước: nhánh nông tưới máu cho mặt trong vỏ não của thùy trán và<br />
thùy đỉnh. Nhánh sâu tưới máu cho phần trước của bao trong, phần đầu của nhân đuôi và<br />
nhân bèo xám trong số đó có nhánh động mạch Heubner hay động mạch của chảy máu<br />
Động mạch não giữa: nhánh nông ở vỏ não tưới máu cho mặt ngoài bán cầu đại não.<br />
Nhánh sâu cung cấp máu cho các nhân xám trung ương, bao trong, thể vân, và đồi thị<br />
trong đó có động mạch Charcot (hay động mạch chảy máu não) dễ bị vỡ do tăng huyết áp<br />
hoặc xơ vữa động mạch.<br />
Động mạch thông sau: tiếp nối với động mạch não sau của động mạch thân nền, cung<br />
cấp máu cho mặt dưới bán cầu đại não tạo sự thông nối của vùng đa giác Willis là nơi có túi<br />
phình động mạch, chỗ nối động mạch cảnh, khi vỡ túi phình này gây liệt dây thần kinh một<br />
bên hoặc cơn đau nửa đầu, liệt mặt.<br />
Động mạch mạc trước: nhánh nông cung cấp máu cho vỏ não, nhánh sâu tưới máu<br />
cho hạnh nhân, hồi hải mã, nhân đuôi, đám rối mạc mạch trước của sừng thái dương não<br />
thất bên.<br />
Hệ thống động mạch trung tâm có các nhánh tận không thông nối với nhau và phải<br />
chịu áp lực cao, khi chảy máu do tăng huyết áp thường ở vị trí sâu và nặng. Có hai nhánh<br />
<br />
4<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
động mạch hay chảy máu nhất la động mạch Heubner (nhánh động mạch não trước) và<br />
động mạch Charcot (nhánh động mạch não giữa).<br />
Hệ thống động mạch ngoại vi được nối với nhau bằng một mạng lưới phong phú<br />
trên khắp bề mặt của vỏ não, chia nhánh nhiều nên chịu áp lực thấp vậy khi huyết áp hạ<br />
có thể gây nhồi máu não. Vùng giao thủy giữa các nhánh nông và nhánh sâu hay xảy ra<br />
tai biến gây tổn thương lan tỏa như thiếu máu não cục bộ.<br />
+ Động mạch đốt sống thân nền: xuất phát từ đoạn đầu của động mạch dưới đòn đi<br />
lên trong các lỗ của mỏm ngang từ C1 đến C6 chui vào lỗ chẩm đến bờ dưới của cầu não<br />
nhập với động mạch cùng tên bên đối diện tạo thành động mạch thân nền. Động mạch<br />
thân nền nằm ở rãnh giữa cầu não, lên khỏi cầu não cho hai nhánh tận là động mạch não<br />
cấp máu cho mặt dưới bán cầu đại não và khu vực gian não. Động mạch não sau, nhánh<br />
nông cấp máu cho mặt trong và dưới thùy thái dương, thùy hải mã, phần giữa thùy chẩm,<br />
cực chẩm; nhánh sâu cấp máu cho 2/3 sau của đồi thị, màng mạch thành bên của não thất<br />
III, não thất bên, nhân nhạt, nhân đỏ, thể dưới đồi, tuyến tùng, củ não sinh tư và phần<br />
giữa của thể gối.[3]<br />
Đa giác Willis là vòng nối thông hệ động mạch cảnh trong và động mạch đốt sống<br />
thân nền được cấu tạo bởi hai động mạch não trước, hai động mạch thông sau, hai động<br />
mạch não sau và hai động mạch thông trước. Đa giác Willis nằm dưới nền sọ có tác dụng<br />
điều hòa lưu lượng dòng máu lên não[1],[2],[21].<br />
<br />
Hình 1.1. Sơ đồ vòng đa giác Willis<br />
(Frank H. Netter, MD (2008), ATLAS giải phẫu người)<br />
5<br />
<br />