ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tiêm là một trong các biện pháp để đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào cơ thể nhằm<br />
mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Hàng năm, toàn thế giới có khoảng 16 tỷ<br />
mũi tiêm. Trong đó, 90-95% số mũi tiêm nhằm mục đích điều trị và khoảng 5-10%<br />
mũi tiêm dành cho dự phòng [18]. Trong điều trị, tiêm - truyền có vai trò rất quan<br />
trọng, đặc biệt trong trường hợp người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng. Tuy vậy, mũi<br />
tiêm chỉ có thể đảm bảo mục đích điều trị nếu được kê đơn một cách phù hợp và được<br />
thực hiện một cách an toàn.<br />
“Tiêm an toàn (TAT) là mũi tiêm có sử dụng phương tiện tiêm vô khuẩn, phù<br />
hợp với mục đích, không gây hại cho người được tiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễm<br />
cho người thực hiện tiêm và không gây chất thải nguy hại cho người khác”[17, 18, 30].<br />
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), tiêm không an toàn có thể gây ra những biến chứng<br />
như: áp xe, teo cơ tại vị trí tiêm, choáng phản vệ và đặc biệt là nguy cơ lây truyền các<br />
virus qua đường máu như virus viêm gan B, viêm gan C và HIV cho cả người bệnh,<br />
nhân viên y tế và cộng đồng [31]. Thống kê năm 2000 của WHO cho thấy tiêm không<br />
an toàn gây ra 32% số ca nhiễm HBV mới, 40% số ca nhiễm HCV mới và 5% số<br />
nhiễm ca nhiễm HIV mới trên toàn cầu [18, 30].<br />
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra thực trạng đáng báo động về TAT. Thống kê<br />
cho thấy, có tới 70% số mũi tiêm được kê là không cần thiết và có thể được thay thế<br />
bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi [25]. WHO khẳng định, năm 2000, có tới 50% số mũi<br />
tiêm ở các nước đang phát triển không an toàn. Tại Việt Nam, số liệu khảo soát cho<br />
thấy 55% số nhân viên y tế còn chưa cập nhật thông tin về kiểm soát nhiễm khuẩn<br />
trong tiêm. Nghiên cứu năm 2012 của Dương Khánh Vân tại 6 bệnh viện trung ương<br />
và thành phố tại Hà Nội [14] cho thấy 46% số tai nạn thương tích do vật sắc nhọn xảy<br />
ra trong quá trình tiêm, trong đó đa phần các tổn thương là xuyên thấu da. Chỉ có<br />
khảng một nửa (55,2%) số cán bộ y tế sử dụng hộp đựng vật sắc nhọn đúng quy chuẩn<br />
trong quá trình làm việc. Đáng chú ý, tỷ lệ dùng hai tay đóng nắp kim tiêm trước và<br />
sau tiêm lần lượt là 14,5% và10,9%. Tác giả cũng khẳng định, tiêm là thực hành có<br />
1<br />
<br />
nguy cơ tổn thương do vật sắc nhọn cao nhất và điều dưỡng viên là đối tượng gặp rủi<br />
ro nhiều nhất[14].<br />
Như vậy có thể nói, TAT đã và đang là vấn đề nổi cộm của ngành y trong cả<br />
công tác kê đơn và thực hành tiêm. Thực tế này đòi hỏi có sự can thiệp một cách thích<br />
đáng để cải thiện tình hình. Để có can thiệp phù hợp, việc mô tả thực trạng thực hành<br />
tiêm và kiến thức của điều dưỡng viên – đối tượng trực tiếp thực hành tiêm – là rất<br />
quan trọng.<br />
Bệnh viện Da liễu Trung ương là bệnh viện chuyên khoa hạng I với 110 giường<br />
bệnh. Số lượng điều dưỡng viên trực tiếp chăm sóc hiện nay là 35 người. Theo thống<br />
kê năm 2011, số bệnh nhân nội trú của bệnh viện là 1.790 [1]. Các con số này cho thấy<br />
áp lực công việc rất lớn của điều dưỡng viên bệnh viện. Thực tế lâm sàng cho thấy, số<br />
mũi tiêm mà điều dưỡng viên tại bệnh viện Da liễu trung ương tiến hành là khá nhiều.<br />
Đặt trong bối cảnh áp lực công việc cao, đây là yếu tố nguy cơ rất lớn của thực hành<br />
tiêm không an toàn, gây đe dọa đến sức khỏe người bệnh, điều dưỡng viên và cộng<br />
đồng. Xuất phát từ thực tế trên đây, chúng tôi tiến hành đề tài “Tình hình tổn thương<br />
do vật sắc nhọn, kiến thức và thực hành tiêm an toàn của Điều dưỡng viên Bệnh viện<br />
Da Liễu Trung ương năm 2012”.<br />
Mục tiêu:<br />
1. Mô tả tình hình tổn thương do vật sắc nhọn khi tiêm ở Điều dưỡng viên tại<br />
bệnh viện Da liễu trung ương trong năm 2012.<br />
2. Mô tả kiến thức, thực hành về tiêm an toàn của Điều dưỡng viên tại bệnh viện<br />
Da liễu trung ương<br />
3. Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tiêm an toàn của Điều<br />
dưỡng viên tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương<br />
<br />
2<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
TỔNG QUAN<br />
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC LOẠI TIÊM.<br />
1.1.1. Khái niệm.<br />
Tiêm thuốc là đưa thuốc hoặc hóa chất qua da vào cơ thể nhằm phục vụ mục đích<br />
tạo một tác dụng toàn thân để điều trị cho người bệnh.[2]<br />
1.1.2. Các hình thức tiêm.<br />
Thuốc có thể được đưa vào cơ thể bằng nhiều hình thức khác nhau như tiêm trong<br />
da, dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc một số đường khác cũng có thể được sử<br />
dụng như tiêm vào động mạch, tiêm nội tủy, tiêm vào ổ khớp v.v…[2]<br />
- Tiêm trong da: là tiêm thuốc vào dưới lớp thượng bì làm chậm sự hấp thụ của thuốc<br />
vào cơ thể, thường áp dụng trong những trường hợp sau:<br />
+ Thử phản ứng của cơ thể với thuốc.<br />
+ Tiêm một số loại vắc xin phòng bệnh.<br />
- Tiêm dưới da: là đưa thuốc vào mô liên kết dưới da, lượng thuốc (dịch) có thể đưa<br />
vào nhiều tùy theo tình trạng bệnh lý và phương pháp điều trị. Mục đích làm chậm sự<br />
hấp thụ của thuốc, duy trì tác dụng của thuốc lên cơ thể trong khoảng thời gian dài hơn<br />
một số cách tiêm khác (ví dụ: tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch…)[2]<br />
- Tiêm bắp: là đưa thuốc vào trong cơ (bắp thịt), thuốc được hấp thụ nhanh hơn đường<br />
uống. …)[2]<br />
- Tiêm tĩnh mạch: là đưa một lượng thuốc vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Cách tiêm<br />
này giúp cho thuốc được hấp thụ nhanh, tác dụng toàn thân. …)[2]<br />
1.2. TIÊM AN TOÀN.<br />
1.2.1. Khái niệm.<br />
Theo WHO, “Tiêm an toàn là mũi tiêm có sử dụng phương tiện vô khuẩn, phù<br />
hợp với mục đích, không gây hại cho người được tiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễm<br />
cho người thực hiện tiêm và không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng<br />
đồng.” [4]<br />
1.2.2. Các nội dung liên quan đến tiêm an toàn<br />
- Công tác chống nhiễm khuẩn<br />
+ Vệ sinh tay: Theo WHO, nhân viên y tế cần tuân thủ rửa tay ở năm thời điểm khi<br />
chăm sóc người bệnh, trong đó có tiêm [7].<br />
3<br />
<br />
1. Trước khi chạm tay vào người bệnh<br />
2. Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn<br />
3. Sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể hoặc<br />
sau khi làm thủ thuật hay tiếp xúc với dịch cơ thể có<br />
nguy cơ lây nhiễm.<br />
4. Sau khi chăm sóc người bệnh hoặc sau khi<br />
chạm tay vào người bệnh.<br />
5. Sau khi đụng chạm vào những vùng xung<br />
quanh người bệnh.<br />
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc tuân thủ rửa tay của nhân<br />
viên y tế còn kém. Theo khảo sát của Mai Ngọc Xuân về thái độ và sự tuân thủ rửa tay<br />
của 1080 Bác sỹ và Điều dưỡng (ĐD) tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010 cho thấy có<br />
25,4% (n=274) rửa tay trước khi tiếp xúc bệnh nhân, 15,6% (n=169) rửa tay trước khi<br />
làm thủ thuật, sau khi tiếp xúc bệnh nhân có 29,8% (n=322), sau khi tiếp xúc môi<br />
trường xung quanh bệnh nhân có 14,6%(n=158) và chỉ có 4,6% (n=50) rửa tay sau khi<br />
tiếp xúc với máu và dịch tiết do thái độ chủ quan nghĩ rằng mang găng nên không cần<br />
rửa tay.<br />
+ Chuẩn bị xe tiêm nhằm sử dụng dụng cụ, thuốc thích hợp, an toàn<br />
Xe tiêm và dụng cụ cần được chuẩn bị theo đúng quy trình và đầy đủ. Cụ thể, xe<br />
cần được lau sạch trước khi chuẩn bị dụng cụ và sau khi sử dụng. Trên xe có đầy đủ<br />
dụng cụ phục vụ cho thủ thuật tiêm, bao gồm:<br />
Bơm, kim tiêm vô khuẩn, kích cỡ phù hợp cho mỗi mũi tiêm.<br />
Thuốc tiêm: Kiểm tra tên thuốc, hàm lượng, hạn sử dụng, chất lượng của<br />
thuốc thông qua sự nguyên vẹn của lọ, ống thuốc và loại bỏ những ống<br />
thuốc, lọ thuốc không đảm bảo chất lượng (vẩn đục, biến màu, quá hạn sử<br />
dụng).<br />
<br />
<br />
ng nước cất pha tiêm sử dụng một lần.<br />
<br />
Bông cồn sát khuẩn da: nên dùng miếng bông cồn sử dụng một lần, sử<br />
dụng cồn sát khuẩn da là cồn Isopropyl hoặc ethanol.<br />
Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.<br />
4<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
Hộp chống sốc phản vệ<br />
Phương tiện phòng hộ: khẩu trang, găng tay<br />
Phương tiện đựng chất thải sắc nhọn<br />
+ Nguyên tắc thực hành tiêm<br />
Theo WHO, mũi tiêm an toàn là mũi tiêm không gây hại cho người nhận mũi<br />
tiêm, không gây nguy hại cho người tiêm và không gây nguy hại cho cộng đồng [17,<br />
18, 30].<br />
Không gây nguy hại cho ngƣời nhận mũi tiêm<br />
Thực hiện 5 đúng: (đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng<br />
thời điểm, đúng đường tiêm) để bảo đảm an toàn cho người bệnh [3, 6].<br />
Phòng và chống sốc: trước khi tiêm cần hỏi người bệnh về tiền sử dị ứng<br />
thuốc, dị ứng thức ăn trước khi cho người bệnh tiêm mũi thuốc đầu tiên.<br />
Luôn mang theo hộp chống sốc khi đi tiêm. Trong khi tiêm cần bơm thuốc<br />
chậm, tốc độ thông thường trong tiêm bắp khoảng 1ml/10 giây [30], vừa<br />
tiêm vừa phải quan sát sắc mặt người bệnh. Sau khi tiêm nên để người<br />
bệnh nằm hoặc ngồi tại chỗ 10-15 phút đề phòng sốc phản vệ xuất hiện<br />
muộn.<br />
Phòng tránh xơ hóa cơ hoặc đâm kim vào dây thần kinh:<br />
Để phòng tránh xơ hóa cơ hoặc đâm kim vào dây thần kinh, Bộ Y tế<br />
khuyến cáo người tiêm chọn vùng da tiêm mềm mại, không có tổn thương,<br />
không có sẹo lồi lõm, xác định đúng vị trí tiêm, tiêm đúng góc và độ sâu,<br />
tiêm đúng khối lượng thuốc và không tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí<br />
trên cùng một người bệnh.<br />
Không gây nguy hại cho ngƣời tiêm<br />
Nguy cơ bị phơi nhiễm do máu hoặc do kim tiêm/vật sắc nhọn đâm<br />
Để phòng tránh nguy cơ phơi nhiễm do máu hoặc kim tiêm/vật sắc nhọn đâm, Bộ<br />
Y tế khuyến cáo người tiêm:<br />
Mang găng khi có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh.<br />
<br />
5<br />
<br />