Đề tài tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì - Hà Nội
lượt xem 137
download
Đề tài tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì - Hà Nội được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển chăn nuôi bò sữa tại 3 xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội; năng suất, hiệu quả kinh tế, thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi bò sữa theo quy mô nông hộ; đề xuất một số giải pháp về phát triển chăn nuôi bò sữa hiệu quả, bền vững tại các vùng nghiên cứu trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì - Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ TOÀN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA Ở HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI MÃ SỐ : 21010063 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN BÁ MÙI
- HÀ NỘI 2014 iii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giup đ ́ ỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Thị Toàn i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp hoàn thành luận văn, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS. Nguyễn Bá Mùi, Thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Sinh lý Tập tính động vật, Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng Thủy sản và Ban Sau đại học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã góp ý, chỉ bảo để luận văn của tôi được hoàn thành. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ và nhân dân huyện Ba Vì Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài của mình. Để hoàn thành luận văn này tôi còn nhận được sự động viên khích lệ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm cao quý đó. Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn ii
- Trần Thị Toàn iii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG ............................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ............................................................ viii 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề.................................................................................. 1 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài...................................................... 3 1.2.1. Mục đích.............................................................................. 3 1.2.2. Yêu cầu................................................................................ 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................... 4 1.3.1. Ý nghĩa khoa học................................................................. 4 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................. 4 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 6 2.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng........................................................................................... 6 2.1.1. Khái niệm............................................................................. 6 2.1.2. Vai trò của phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng .............6 2.1.3. Đặc điểm của chăn nuôi bò sữa theo vùng..........................7 2.2. Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt đới đối với bò sữa ....................7 2.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với bò sữa.............................. 7 2.2.2. Khả năng sinh sản của bò và các yếu tố ảnh hưởng ..........9 2.2.3. Sức sản xuất của bò và các yếu tố ảnh hưởng ................12 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa........................13 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa .......................16 2.3. Tình hình chăn nuôi bò sữa trong và ngoài nước....................17 2.3.1 Khái quát tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới .............17 2.3.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa ở nước ta và Hà Nội .............19 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa tại vùng nghiên cứu....................................................................................... 25 2.5.1 Môi trường tự nhiên............................................................ 25 2.5.2 Môi trường kinh tế - xã hội.................................................. 25 2.5.3 Phát triển hộ chăn nuôi và tăng quy mô chăn nuôi bò sữa . 26 2.5.4 Xây dựng sự liên kết hợp tác trong chăn nuôi bò sữa ........27 iv
- 2.5.5 Chuyển giao kỹ thuật, đào tạo tập huấn.............................27 2.5.6 Công tác thú y..................................................................... 28 2.5.7 Vệ sinh môi trường............................................................. 29 2.5.8 Tổ chức hệ thống thu gom sữa...........................................29 2.5.9 Tổ chức xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm............................................................................................ 29 ́ ƯỢNG, NÔI DUNG VA 3. ĐÔI T ̣ ̀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN C ́ ƯU ́ ............................................. 30 3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................. 30 3.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................ 30 3.3. Thời gian nghiên cứu................................................................ 31 3.4. Nội dung nghiên cứu................................................................ 31 3.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Ba Vì ........31 3.4.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại 3 xã nghiên cứu................31 - Chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa.......................................... 31 - Công tác thú y và tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi bò sữa . 31 3.4.3. Kết quả điều tra một số chỉ tiêu sinh sản...........................31 3.4.5. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa nông hộ ............32 3.5 Phương pháp nghiên cứu......................................................... 32 3.6. Phương pháp xử lý số liệu....................................................... 33 3.6.1 Năng suất chăn nuôi........................................................... 34 3.6.2 Phân tích hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa .............34 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 35 4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Ba Vì ...............35 4.1.1. Vị trí địa lý của huyện Ba Vì............................................... 35 4.1.2. Điều kiện khí hậu thời tiết của huyện Ba Vì .......................36 4.1.3. Tình hình sử dụng đất của huyện Ba Vì............................36 4.1.4. Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Vì.................39 4.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật...................................................... 44 4.1.6. Cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp ................................... 45 4.1.7. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì .....50 4.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại các xã nghiên cứu ..................52 4.2.1. Một số thông tin về các hộ chăn nuôi bò sữa....................52 4.2.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại 3 xã nghiên cứu giai đoạn (2010 - 2014).............................................................................. 54 ..................................................................................................... 56 4.2.3. Chất lượng đàn bò sữa tại 3 xã nghiên cứu......................58 4.2.4. Hiện trạng cơ cấu giống và cơ cấu đàn bò sữa tại các nông hộ................................................................................................. 61 v
- 4.2.5. Quy mô chăn nuôi bò sữa nông hộ giai đoạn (2010 - 2014) ..................................................................................................... 62 4.2.6. Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi bò sữa ..............64 4.2.7. Chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa...................................67 4.2.8. Công tác thú y và tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi bò sữa............................................................................................... 69 4.3. Kết qủa điều tra một số chỉ tiêu về sinh sản.............................71 4.3.1. Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu........................71 4.3.2. Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng đẻ lứa đầu ..73 4.3.3. Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai....................................... 74 4.3.4. Khoảng cách lứa đẻ........................................................... 76 4.4. Khả năng sản xuất của bò sữa................................................ 77 4.4.1. Thời gian cho sữa và năng suất sữa thực tế.....................77 4.4.2. Chất lượng sữa.................................................................. 78 4.4.3. Công tác thu gom, tiêu thụ sữa.......................................... 80 4.5. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa ..................................82 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 86 5.1 Kết luận..................................................................................... 86 5.2 Đề nghị...................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 89 PHIẾU ĐIỀU TRA ................................................................................. 92 vi
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng bò sữa ở một số nước .......................................... 18 Bảng 2.2. Phân bố đàn bò sữa theo vùng sinh thái ................................ 21 Bảng 2.3. Sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm 2001 2014 .......... 22 Bảng 2.4. Số lượng bò sữa và sản lượng sữa bò của Hà Nội từ 2001 2014 ......................................................... 23 Bảng 4.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Ba Vì (20112013) ................................................................................. 38 Bảng 4.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Vì (20112013) 40 ..................................................................................................... Bảng 4.3 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của huyện Ba Vì (2011 2013) ........................................................................................... 46 Bảng 4.4. Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì (2010 2014) ........................................................................................... 48 Bảng 4.5. Một số thông tin về hộ chăn nuôi bò sữa ............................. 52 Bảng 4.6. Kết quả phát triển đàn bò sữa tại 3 xã nghiên cứu (20102014) ................................................................................. 56 Bảng 4.7. Kết quả đánh giá chất lượng đàn bò sữa của 3 xã nghiên cứu .............................................................................................. 60 Bảng 4.8. Cơ cấu đàn bò sữa theo hiện trạng tại 3 xã nghiên cứu 62 ...... Bảng 4.9. Quy mô đàn bò sữa tại các nông hộ ...................................... 63 Bảng 4.10. Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi bò sữa (n= 40) ............... 65 Bảng 4.11.Tình hình chuồng trại nuôi bò sữa ở 3 xã nghiên cứu .............................................................................. 67 vii
- Bảng 4.12. Một số bệnh trên đàn bò sữa nuôi tại nông hộ ở 3 xã nghiên cứu (con) ......................................................................... 70 Bảng 4.13. Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu ..................... 71 Bảng 4.14. Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng đẻ lứa đầu 73 ..................................................................................................... Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu sinh sản đàn bò sữa ở 3 xã nghiên cứu 74 ..... Bảng 4.16. Khoảng cách lứa đẻ của bò sữa nuôi ở 3 xã nghiên cứu (ngày) .......................................................................................... 76 Bảng 4.17. Thời gian cho sữa thực tế và năng suất sữa ....................... 77 Bảng 4.18. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng sữa (n=16) ................ 79 Bảng 4.19. Hệ thống thu gom, bảo quản sữa tại Ba Vì ....................... 81 Bảng 4.20. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa theo quy mô hộ chăn nuôi (đồng) ......................................................................... 83 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH 50 Biểu đồ 4.1. Số lượng đàn bò sữa qua các năm của huyện Ba Vì 50 ....... Biểu đồ 4.2. Phân bố đàn bò sữa của huyện Ba Vì .............................. 51 Biểu đồ 4.3. Số lượng đàn bò sữa qua các năm tại 3 xã nghiên cứu 56 ... Biểu đồ 4.4. Tăng trưởng sản lượng sữa qua các năm tại 3 xã nghiên cứu .............................................................................................. 57 Biểu đồ 4.5. Cơ cấu giống bò sữa tại 3 xã nghiên cứu ........................ 61 Biểu đồ 4.6. Quy mô chăn nuôi bò sữa tại các nông hộ ....................... 64 Hình 3.1. Địa giới hành chính của các xã nghiên cứu ........................... 31 viii
- 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi bò sữa giữ một vai trò quan trọng đối với ngành nông nghiệp của nước ta. Nhu cầu tiêu dùng sữa tươi của người dân tăng cao, bò sữa cũng như các gia súc nhai lại khác đều có lợi thế sử dụng hiệu quả các loại thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp giàu xơ. Ngoài ra trong những năm gần đây, do tác động của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn phục hồi và tác động tốt đến Chương trình phát triển bò sữa của nước ta ở giai đoạn mới. Quyết định số 167/2001/QĐTTg, ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam giai đoạn 20012010 đã thúc đẩy nghề chăn nuôi bò sữa của Việt Nam tiến lên một tầm cao mới. Đàn bò sữa của nước ta hiện nay đang tăng nhanh cả về số và chất lượng. Quy mô chăn nuôi tăng, chất lượng giống được cải thiện, sữa tươi sản xuất ra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đang chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước. Theo số liệu thống kê tính đến ngày 01/4/2014 đàn bò sữa cả nước Việt Nam đạt khoảng 200,4 ngàn con tăng 14% so với năm 2013. Tỷ lệ sữa tươi sản xuất trong nước so với tổng lượng sữa chế biến tiêu dùng trong cả nước hiện nay mới chỉ đạt khoảng 28 % (Cục Chăn nuôi, Bộ NN & PTNT,2014). Đối với thành phố Hà Nội hiện nay, tuy là một thủ đô xong lại có phong trào phát triển chăn nuôi bò sữa rất mạnh. Tổng đàn bò sữa của thành phố Hà Nội tính đến thời điểm 30/8/2014 là 14.053 con tăng 6,04% so với cùng kỳ năm 2013, đứng ở vị trí thứ tư trong 10 tỉnh, thành có đàn bò sữa lớn 1
- nhất cả nước. Chỉ đứng sau TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Sơn La và lớn hơn rất nhiều so với các tỉnh khác như Vĩnh Phúc (3.499 con); Tuyên Quang (2.783 con), Lâm Đồng (7.648 con)...Với đặc thù điều kiện tự nhiên thuận lợi (vùng đồi gò, vùng bãi bồi ven sông) , diện tích đất nông nghiệp rộng lớn, khí hậu mát mẻ và nhiều vùng nông thôn có điều kiện trồng các loại cây thức ăn phù hợp cho bò sữa (các huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ). Đồng thời lại có nhiều các Công ty, doanh nghiệp, Trung tâm nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực thu gom, chế biến, tiêu thụ sữa và nghiên cứu về bò sữa như Công ty cổ phần sữa Quốc tế (IDP), Công ty cổ phần sữa Ba Vì, Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Trung tâm tinh đông lạnh Moncada...Đây là điều kiện thuận lợi cho nghề chăn nuôi bò sữa phát triển. Nhằm khuyến khích nghề chăn nuôi bò sữa phát triển, tạo sản phẩm hàng hoá chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động nông thôn, góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội khu vực nông thôn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, chăn nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện tốt các chủ trương trên, năm 2011 UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 2801/QĐUBND ngày 17/6/2011 của UBND thành phố Hà Nội về phê duyệt chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015. Tập chung chủ yếu tại các vùng có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển như Ba Vì, Quốc Oai, Gia Lâm, Đan Phượng, Phúc Thọ, Đông Anh. Qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình đã đạt được những kết quả bước đầu như đàn bò sữa của thành phố hiện đang tăng cả về số và 2
- chất lượng, quy mô chăn nuôi nông hộ tăng, có nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư và đặc biệt là tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động ở nông thôn. Tuy nhiên để tiếp tục phát triển chăn nuôi bò sữa hiệu quả, bền vững, mang lại thu nhập cao cho người chăn nuôi, đòi hỏi phải đánh giá sát thực trạng hơn nữa tình hình chăn nuôi bò sữa hiện nay, tìm ra những khó khăn, thuận lợi, cũng như tiềm năng của các điạ phương này, để định hướng và đưa ra những giải pháp sát thực tế, đặc biệt là các xã có phong trào phát triển chăn nuôi bò sữa lớn như Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài huyện Ba Vì. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì Hà Nội” 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích Đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển chăn nuôi bò sữa tại 3 xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Năng suất, hiệu quả kinh tế, thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi bò sữa theo quy mô nông hộ Đề xuất một số giải pháp về phát triển chăn nuôi bò sữa hiệu quả, bền vững tại các vùng nghiên cứu trên. 1.2.2. Yêu cầu Thu thập đầy đủ, chính xác các thông tin và số liệu liên quan đến các quy mô chăn nuôi bò sữa của vùng nghiên cứu. Đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa ở các nông hộ. 3
- Đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng ở huyện Ba Vì, Hà Nội. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Điều tra chăn nuôi bò sữa được tiến hành ở huyện Ba Vì một cách hệ thống, khá toàn diện để khẳng định với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương và với chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng, xã trọng điểm, phát triển chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư của UBND thành phố Hà Nội có phù hợp cho sự phát triển chăn nuôi bò sữa hay không. Đánh giá được giống bò sữa nào trong cơ cấu giống đã và đang nuôi ở đây là phù hợp và phát triển được. Đưa ra những cơ sở khoa học, thực tiễn cho định hướng phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững của huyện Ba Vì và Thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất những giải pháp về phát triển chăn nuôi bò sữa nhằm phát huy tiềm năng sẵn có của 3 xã nghiên cứu và huyện Ba Vì. Các giải pháp đề tài đề xuất có vai trò, tác dụng quan trọng trong công tác chỉ đạo phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và huyện Ba Vì cũng như 3 xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài nói riêng, tạo một nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. 4
- 5
- 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng 2.1.1. Khái niệm Khái niệm phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng là hình thức tổ chức chăn nuôi bò sữa theo vùng có lợi thế, nhằm chăn nuôi bò sữa tập trung theo vùng, thuận tiện cho việc tiêu thụ và quản lý nguồn gốc sản phẩm, thuận lợi về dịch vụ kỹ thuật, quản lý dịch bệnh và vệ sinh môi trường. Vùng chăn nuôi bò sữa là một khu vực có từ một xã trở lên, người dân chăn nuôi chủ yếu là bò sữa và sữa cũng là sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của vùng. 2.1.2. Vai trò của phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng Vai trò của việc phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng, giúp khai thác tốt hơn tiềm năng lợi thế của địa phương, tạo ra khu vực sản xuất hàng hóa lớn thuận tiện cho việc tiêu thụ và quản lý nguồn gốc sản phẩm, thuận lợi về dịch vụ kỹ thuật, quản lý dịch bệnh và xử lý môi trường. Quy hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng tạo cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất từ đó hình thành những vùng sản xuất hàng hóa, xây dựng các thương hiệu sữa cho từng vùng, hơn nữa khi được quy hoạch thì từ chính quyền các cấp, các nhà quản lý, nhà chuyên môn và người nông dân quan tâm đầu tư chiều sâu phát triển sản xuất, bên cạnh đó các doanh nghiệp sẽ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. Chăn nuôi bò sữa với đặc điểm về sản phẩm sữa tươi rất khó bảo quản nó là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Sữa tươi sau khi vắt xong phải được làm lạnh sâu xuống 50C, sau 2 giờ đồng hồ. Do vậy ngay trong 6
- vùng chăn nuôi phải có các trạm thu gom sữa, có đầy đủ các trang thiết bị để bảo quản, làm lạnh sữa, bán kính tốt nhất từ hộ chăn nuôi đến trạm thu gom sữa tối đa không quá 5 km. Việc xác định theo vùng, chăn nuôi theo vùng trọng điểm giúp xác định đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật và việc hạch toán tổ chức sản xuất theo vùng được thiết thực, hiệu quả. Vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi cũng rất quan trọng. Ngoài việc các hộ tự xử lý nguồn phân ngay tại chuồng, cũng cần phải có 1 hệ thống xử lý chất thải đồng bộ như xây dựng hầm biogas, hố đựng phân... để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. 2.1.3. Đặc điểm của chăn nuôi bò sữa theo vùng Phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng phải là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi (vùng đồi gò, vùng bãi bồi ven sông), có d iện tích đất bình quân/hộ lớn để có khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi. Vùng chăn nuôi bò sữa phải đảm bảo các điều kiện để phát triển sản xuất, số lượng bò sữa lớn, tập trung và tạo thành nghề chính của người dân trong vùng. Một vùng chăn nuôi bò sữa ít nhất phải có quy mô từ 1 xã trở lên, chính quyền cơ sở cấp xã là lực lượng quan trọng, không thể tách rời trong việc chỉ đạo sản xuất, phát triển chăn nuôi. Hạ tầng kinh tế kỹ thuật khép kín, đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện để phát triển chăn nuôi bò sữa. 2.2. Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt đới đối với bò sữa 2.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với bò sữa Các yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến trao đổi nhiệt của cơ thể và do vậy mà ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn, sức khỏe của bò. Các yếu tố đó bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, thời 7
- gian chiếu sáng, gió, bức xạ, trong đó yếu tố nhiệt độ và ẩm độ giữ vai trò quan trọng nhất. Theo Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004) các yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng không thuận lợi đến sức khỏe và sức sản xuất của bò sữa thông qua hai con đường. Ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ và ẩm độ cao lên cơ thể con vật và ảnh hưởng gián tiếp qua chất lượng thức ăn và bệnh tật. Nhiệt độ không khí từ 10 200C, ẩm độ từ 5565% là điều kiện lý tưởng cho sinh trưởng phát triển và sản xuất của bò. Ở bò sữa, việc tiết mồ hôi là biện pháp chính để thải nhiệt. Quá trình này bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường và ẩm độ không khí. Nhiệt độ được ổn định trong cơ thể trong một giới hạn khá hẹp và các quá trình sinh lý trong điều kiện trao đổi chất bình thường (Shearer and Beede, 1990). Bò sữa là động vật đẳng nhiệt, để duy trì được trạng thái đẳng nhiệt, bò cần trạng thái cân bằng nhiệt với môi trường. Bò sữa thích hợp nhất với khoảng nhiệt độ từ 525 0C, đây là nhiệt độ trung tính. Khi nhiệt độ > 250C, bò sữa đạt tới điểm mà tại đó chúng không thể làm mát cơ thể được nữa và rơi vào trạng thái stress nhiệt. Mọi sự thay đổi về môi trường đều đe dọa và ảnh hưởng đến cân bằng trao đổi chất ở bò sữa. Ở bò sữa khi năng suất tăng, thì nhiệt độ sinh ra cũng tăng lên với quá trình tiêu hóa một lượng lớn thức ăn (Kadzere và CS, 2002). Do vậy, bò sữa năng suất cao, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ môi trường lớn hơn ở bò sữa năng suất thấp và có mức độ trao đổi chất lớn hơn, trao đổi chất và năng suất luôn đi song song với nhau (Brody, 1945). Theo Coppock và cs (1982) bò sữa năng suất cao chịu ảnh hưởng stress nhiệt cao hơn vì vùng trung hòa nhiệt của chúng giảm thấp. Khi năng suất sữa tăng, lượng thu nhận thức ăn tăng dần, dẫn đến nhiệt sản xuất ra 8
- trong cơ thể tăng. Theo Silarikove (1994) stress nhiệt làm tăng sự mất dịch từ cơ thể vì tăng hô hấp và tiết mồ hôi, nếu quá trình này tiếp tục đến một lúc nào đó cơ thể mất sự kiểm soát sẽ đe dọa đến khả năng điều khiển nhiệt và hệ tim mạch. Để chống lại stress nhiệt gia súc thực hiện các đáp ứng về thần kinh và thể dịch trong việc điều hòa thân nhiệt. Theo Shearer and Beede (1990) khi chỉ số nhiệt ẩm ≤ 72 bò sữa ôn đới bắt đầu có dấu hiệu stress; THI nằm trong khoảng 7989 bò sẽ rơi vào tình trạng stress nhiệt nặng. Trong khi đó ở giới hạn THI 79 – 89 thì ảnh hưởng của stress nhiệt với bò sữa lai F1 nuôi tại Ba Vì trong mùa hè không rõ. Bò F2 biểu hiện stress nhiệt nặng hơn bò F1 (Vương Tuấn Thực, 2005). Trong điều kiện stress nhiệt, quá trình trao đổi chất (trao đổi muối khoáng, trao đổi nước), hoạt động tiêu hóa bị ảnh hưởng, khi bò stress nhiệt, Na trong nước tiểu tăng, bổ sung thêm Na và K cao hơn tiêu chuẩn thấy năng suất sữa tăng lên đáng kể. 2.2.2. Khả năng sinh sản của bò và các yếu tố ảnh hưởng 2.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản Tính trạng sinh sản trong chăn nuôi bò sữa là tính trạng quan trọng vì sinh sản với bò sữa không chỉ đơn thuần là để duy trì nòi giống, mà còn để tạo ra sản phẩm (sữa), nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa. Các chỉ tiêu đánh giá sinh sản của bò gồm: a). Tuổi phối giống lứa đầu Cũng như các loài gia súc khác thời gian thành thục về tính của bò thường sớm hơn thời gian thành thục về thể vóc, với bò khi mới đạt 30 40% khối lượng trưởng thành bò đã thành thục về tính. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải chọn thời điểm phối giống lần đầu phù hợp, nếu phối quá sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bò mẹ và khối lượng bê sơ 9
- sinh, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức sản xuất của bò sữa. Theo tác giả Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004) tuổi phối giống lần đầu tiên của bò vàng Việt Nam là 20 24 tháng tuổi, bò laisind là 18 24 tháng tuổi, bò HF từ 15 20 tháng tuổi. b). Tuổi đẻ lứa đầu Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào yếu tố di truyền, ngoại cảnh, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc bê, khí hậu và ảnh hưởng sinh trưởng, phát dục của giống. Do thời gian mang thai của bò ít biến động nên tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào tuổi phối giống lần đầu. Tuổi đẻ lứa đầu của giống bò lai có khuynh hướng tăng dần theo sự tăng tỷ lệ máu bò ôn đới. Theo Tăng Xuân Lưu (1999) tuổi đẻ lứa đầu của bò F1 là 38,47 tháng, bò F2 là 38,87 tháng. c). Khoảng cách lứa đẻ Như đã đề cập, thời gian mang thai của bò cơ bản ổn định, vì vậy khoảng cách lứa đẻ phụ thuộc lớn vào thời gian có chửa trở lại sau đẻ. Về lý thuyết khoảng cách lứa đẻ lý tưởng là 12 tháng, song trong thực tế do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan như đặc điểm phẩm giống , chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật cạn sữa, kỹ thuật phối giống làm cho khoảng cách lứa đẻ thường kéo dài 390 – 420 ngày hoặc hơn (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004). Để nâng cao sản lượng sữa và số bê sinh ra trong một đời gia súc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện tốt và đồng bộ các yếu tố từ chăm sóc nuôi dưỡng, đến kỹ thuật vắt sữa, cạn sữa và thụ tinh nhân tạo để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ. d). Hệ số phối giống Hệ số phối giống là số lần phối đến khi thụ thai. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khá quan trọng trong chăn nuôi bò sữa. Chỉ tiêu này phụ thuộc 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: "Phân tích,đánh giá thực trạng quảng cáo Việt Nam hiện nay"
14 p | 3069 | 319
-
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại khoa ngoại và khoa nội bệnh viện Đa khoa Đống Đa - Hà Nội trước và sau can thiệp nhằm tăng cường vệ sinh bàn tay 2010 - 2011
58 p | 912 | 129
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 575 | 90
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả của mô hình nông lâm kết hợp tại xã Chiềng Hoa, Mường La, Sơn La
34 p | 392 | 74
-
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Đánh giá kết quả rửa tay nhanh bằng cồn Manugel
62 p | 385 | 69
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 409 | 67
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 393 | 62
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước Sông Lô đoạn chảy qua Thành Phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
67 p | 233 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của siêu thị Metro Cash and Carry Đà Nẵng
82 p | 288 | 39
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước sông Lô đoạn chảy qua thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - SVTH. Nguyễn Thị Thu Phương
26 p | 236 | 38
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trên địa bàn xã Ân Đức - Hoài Ân - Bình Định
75 p | 142 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng Keo ở xã Quế Sơn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2012
80 p | 128 | 20
-
Đề tài tốt nghiệp cử nhân hệ VHVL: Đánh giá hiệu quả rửa mũi bằng NaCl 0.9% giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ tại khoa Điều Trị Tự Nguyện B - Bệnh viện Nhi Trung ương
50 p | 100 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Dược trung ương Medipharco-Tenamyd
116 p | 120 | 17
-
Đề tài tốt nghiệp cử nhân hệ VHVL: Đánh giá kiến thức, thực hành của mẹ bệnh nhi hen phế quản trước và sau tham gia chương trình quản lý hen
48 p | 148 | 16
-
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Hiệu quả sử dụng dung dịch Glucose 30% giúp giảm đau cho trẻ trong khi làm thủ thuật tại khoa Điều trị Tự nguyện B Bệnh viện Nhi trung ương
53 p | 120 | 16
-
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Nghiên cứu biến đổi tần số tim, huyết áp và biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân khi gắng sức sử dụng Dipyridamole trong xạ hình tưới máu cơ tim
36 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn