TRƯỜNG THPT ĐỖ CÔNG TƯỜNG<br />
TỔ: NGỮ VĂN<br />
GV: Nguyễn Hoàng Yến<br />
<br />
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT<br />
KIỂM TRA HỌC KÌ I - NH 2016 - 2017<br />
Môn Ngữ Văn khối 12 – Thời gian: 120 phút<br />
<br />
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3 điểm)<br />
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến câu 4:<br />
“Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của<br />
họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom<br />
vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói<br />
thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại<br />
học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà,<br />
một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười<br />
lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: "Bác chịu được<br />
tính nó thì con cũng phục thật đấy". Bà cải chính: "Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó<br />
cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa"…<br />
[…] Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học<br />
tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: "Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học<br />
thôi". Tôi cười: "Lại khó đến thế sao?" Bà cụ nói: "Trong nhà này, ba đời nay, không một ai<br />
biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không?" À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây<br />
giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một<br />
gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao<br />
giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống,<br />
một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng<br />
nó, lại hoàn toàn không dễ.”<br />
( Trích Nếp nhà – Nguyễn Khải, dẫn theo Tuyển tập Nguyễn Khải, tập III,<br />
NXB Văn học, 1996)<br />
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên (0.5 điểm)<br />
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên ? (1,0 điểm)<br />
Câu 3: Cuộc sống của gia đình “bà cô tôi” có gì đặc biệt ? Anh / chị nhận xét như thế nào<br />
về nếp nhà ấy ? (1,0 điểm)<br />
Câu 4: Thái độ của tác giả Nguyễn Khải với câu chuyện về “nếp nhà” của gia đình “bà cô<br />
tôi” được thể hiện như thế nào ? (0,5điểm)<br />
II. PHẦN LÀM VĂN: (7 điểm)<br />
Câu 1. (2 điểm)<br />
Anh/ chị có đồng tình với quan điểm hạnh phúc sau đây của nhân vật ‘bà cô tôi” ở phần<br />
trích văn bản trên không ? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của<br />
anh/ chị về hạnh phúc.<br />
“…thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu,<br />
nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời.<br />
1<br />
<br />
Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu<br />
xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra<br />
nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”<br />
Câu 2. (5 điểm)<br />
Cảm nhận về nỗi nhớ trong đoạn trích sau :<br />
“Nhớ gì như nhớ người yêu<br />
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương<br />
Nhớ từng bản khói cùng sương<br />
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.<br />
Nhớ từng rừng nứa bờ tre<br />
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.<br />
Ta đi ta nhớ những ngày<br />
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi<br />
Thương nhau, chia củ sắn lùi<br />
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.<br />
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng<br />
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”.<br />
(Tố Hữu, Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, Tập I-NXB GD). Hết.<br />
<br />
2<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
NỘI DUNG<br />
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)<br />
<br />
CÂU<br />
<br />
ĐIỂM<br />
<br />
(0.5)<br />
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự<br />
Câu 2:<br />
Nội dung chính của đoạn trích trên :<br />
+ Cuộc sống – nếp nhà của gia đình “bà cô tôi”. Đó là cuộc sống, của một (0.5 đ)<br />
gia đình nhiều thế hệ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau.<br />
+ Đồng thời cũng là nề nếp gia đình, là văn hóa ứng xử để tạo nền tảng một (0.5 đ)<br />
gia đình hạnh phúc.<br />
Cái đặc biệt trong cuộc sống của gia đình “bà cô tôi” là : Thiên hạ thì (0,5đ)<br />
chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ., Trong nhà<br />
này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao.<br />
- Nhận xét về nếp nhà ấy :Đó là cuộc sống của những người không xu (0,5đ)<br />
thời, yêu thích cuộc sồng gia đình nhiều thế hệ… Nếp nhà như thế rất<br />
đáng quý, đáng trọng…<br />
Câu 4 Thái độ của tác giả Nguyễn Khải với câu chuyện về “nếp nhà” của gia đình “bà (0,5đ)<br />
cô tôi” đã thể hiện sự trân trọng, ngưỡng mộ ‘nếp nhà’ của gia đình ‘bà cô tôi”<br />
II. PHẦN LÀM VĂN: (7 điểm)<br />
Câu 3<br />
<br />
-<br />
<br />
Câu 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/ chị về hạnh<br />
(2,0)<br />
phúc.<br />
a. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận<br />
0, 25<br />
b. Đoạn văn lập luận chặt chẽ, có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn<br />
0,25<br />
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận rõ ràng; vận dụng tốt các thao tác lập lập luận; k<br />
0,25<br />
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động<br />
Thể hiện cách hiểu và bày tỏ đồng tình hay phản đối với quan điểm đưa ra của 1,0<br />
đề bài, trình bày quan điểm cá nhân với lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục,<br />
không đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp.<br />
Có thể triển khai :<br />
- Giải thích khái niệm hạnh phúc<br />
- Đánh giá quan điểm hạnh phúc của “bà cô tôi”<br />
- Trình bày quan điểm hạnh phúc của bản thân: thế nào là hạnh phúc, làm thế<br />
nào để tạo hạnh phúc và giữ gìn hạnh phúc ?...<br />
- Bài học rút ra…<br />
e. Chính tả, dung từ, đặt câu<br />
0,25<br />
Câu 2<br />
Cảm nhận về nỗi nhớ trong đoạn trích sau :<br />
5,0<br />
“Nhớ gì như nhớ người yêu<br />
3<br />
<br />
………………………………….<br />
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”.<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận<br />
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác<br />
lập lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.<br />
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn thơ<br />
- Cảm nhận chung về đoạn thơ ( hoàn cảnh sáng tác / vị trí đoạn thơ/ ấn tượng<br />
chung…)<br />
<br />
0,25<br />
0,5<br />
0,25<br />
0,5<br />
0,25<br />
<br />
Cảm nhận về nỗi nhớ của người ra đi – người cán bộ về xuôi- trong đoạn thơ: 2,0<br />
thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho<br />
cảnh vật , con người và cuộc sống ở Việt Bắc.<br />
- Bao trùm cả đoạn là nỗi nhớ mênh mang, da diết:<br />
+ điệp ngữ: nhớ gì… nhớ từng… nhớ sao…nhớ người… điệp trùng<br />
+ so sánh: “ nhớ gì như nhớ người yêu<br />
cách diễn đạt trữ tình, ý nhị, sâu sắc = nhớ Việt Bắc như nỗi nhớ trong<br />
tình yêu: thường trực, sâu sắc, mãnh liệt.<br />
- Nỗi nhớ được thể hiện ở nhiều tầng bậc: Nỗi nhớ cụ thể , chi tiết về cảnh vật<br />
chiến khu Việt Bắc được gợi tả qua những hình ảnh đẹp:<br />
+ hiện hữu cùng bước đi thời gian: trăng lên – nắng chiều – sớm - khuya<br />
+ trải ra với các không gian: bản khói cùng sương – bếp lửa – rừng nứa – bờ tre<br />
– ngòi Thia – sông Đáy – suối Lê…(liệt kê)<br />
+ “ Nhớ từng”: từ ngữ dùng tinh tế - “ từng” : cách điểm lại một cách tỉ mỉ,<br />
không bỏ sót …<br />
bức tranh Việt Bắc hiện ra qua hoài niệm khi thì mơ màng, vời vợi<br />
khi lại rõ nét với đường nét, màu sắc, ánh sáng. Mỗi cảnh là một nét nhớ, nét<br />
thương gợi về con người Việt Bắc<br />
- Sâu nặng nhất là nỗi nhớ về nghĩa tình của đồng bào Việt Bắc:<br />
+ Đại từ “mình-ta” đan xen kết hợp với đại từ chỉ vị trí “đây-đó”<br />
gợi sự gắn bó, kề vai sát cánh bên nhau…<br />
+ Nhớ cuộc sống gian khổ thiếu thốn nhưng người Việt Bắc vẫn chan<br />
chứa nghĩa tình, đồng cam cộng khổ chia ngọt sẻ bùi :<br />
*Thành ngữ “đắng cay ngọt bùi” khái quát những gian khổ, vất vả để<br />
nhấn mạnh sự đồng cam cộng khổ…<br />
*Những hình ảnh: “chia củ sắn lùi”, “ bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui đắp<br />
cùng” là những chi tiết chân thực từ đời sống kháng chiến hóa thành thơ<br />
gợi nghĩa tình sâu nặng của những con người trong kháng chiến.<br />
“chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng” kết hợp với cách<br />
<br />
4<br />
<br />
dùng từ cùng nghĩa “ chia, sẻ, cùng” diễn tả được tình nghĩa sâu nặng<br />
giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. . .<br />
+ Nhớ con người Việt Bắc với hình ảnh người mẹ tần tảo chắt chiu, cần<br />
cù lao động. Hình ảnh chọn lọc: “ người mẹ nắng cháy lưng” tiêu biểu cho cái<br />
đẹp, cái ân tình trong cuộc sống kháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức<br />
của người về xuôi.<br />
Đoạn thơ là khúc hát nghĩa tình của người kháng chiến đối với chiến khu<br />
Việt Bắc, khơi gợi ở người đọc nghĩa tình đồng bào, đạo lý “ uống nước nhớ<br />
nguồn”.<br />
- Thể thơ lục bát với nhịp điệu linh hoạt, uyển chuyển; âm hưởng tha<br />
thiết, ngọt ngào…<br />
* Đánh giá chung đoạn thơ<br />
- Bức tranh Việt Bắc hiện lên qua nỗi nhớ của chủ thể trữ tình; nỗi nhớ thiên<br />
nhiên, núi rừng Việt Bắc – nỗi nhớ con người, cuộc sống ở Việt Bắc – những kỉ 0, 5<br />
niệm về cuộc kháng chiến gian khổ mà chan chứa nghĩa tình.<br />
- Đọan thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu : trữ tình-chính trị, giọng điệu<br />
tâm tình, ngọt ngào và đậm đà tính dân tộc.<br />
d. Sáng tạo<br />
0,5<br />
e. Chính tả, dung từ, đặt câu<br />
0,25<br />
<br />
5<br />
<br />