TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HỌC KÌ I NĂM 2016 - 2017<br />
Giáo viên Phạm Hữu Giàu<br />
MÔN THI: NGỮ VĂN<br />
Số điện thoại: 0987589097<br />
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:<br />
Nguyễn Tiến (21 tuổi, sống tại TP.HCM) giờ là gương mặt không còn xa lạ trong cộng<br />
đồng mạng Việt.<br />
Không tài năng, không nghề nghiệp song 9X này lại sở hữu trang cá nhân có đến 400.000<br />
người theo dõi.<br />
Tiến nổi tiếng với nhiều trò câu like, hàng loạt phát ngôn gây sốc cùng việc liên tục sử<br />
dụng khẩu hiệu "Nói là làm" hay "Việt Nam nói là làm".<br />
Ngày 1/11, chàng trai Sài Gòn một lần nữa khiến dân mạng "dậy sóng" khi tuyên bố sẽ<br />
nhảy từ tầng 4 tòa nhà Bitexco (quận 1, TP.HCM) nếu clip cậu chia sẻ đủ 1 triệu like (thích).<br />
Lý giải về những trò lố trên trang cá nhân, Tiến cho hay: “Từ lúc sắm được điện thoại,<br />
mình đăng clip nhiều hơn, tập tành live stream và nghĩ đến chuyện làm mấy trò điên khùng cho<br />
vui.<br />
Ý tưởng 'Nói là làm' tẩm xăng nhảy cầu hay lấy dao tự đâm vào người… cũng bắt đầu từ<br />
một ngày buồn chán và muốn làm cái gì đó độc độc cho dân mạng coi chơi”.<br />
Trước "gạch đá'" từ dư luận, nam thanh niên này vẫn tỏ ra ngông cuồng, càng thêm tự hào<br />
về những việc làm của mình.<br />
"Tôi có sống sao cũng kệ tôi. Người ngoài cuộc nên ngưng phán xét. Nếu trong trường hợp<br />
như tôi, thử xem bạn phải làm thế nào?<br />
Ở đời có dại mới có khôn, đến thần thánh cũng chưa chắc đã hoàn hảo, nói chi là con người.<br />
Ai có sai phạm tự nhận lỗi và sửa lỗi trước rồi hãy cho mình quyền được phán xét người khác",<br />
9X viết trên trang cá nhân.<br />
(Theo zing.vn 03/11/2016 )<br />
Câu 1: Văn bản trên nêu lên một "hiện tượng mạng xã hội". Anh /chị hãy xác định phong cách<br />
ngôn ngữ của văn bản trên là gì?<br />
Câu 2: Người viết đã bày tỏ thái độ như thế nào về hiện tượng được nêu. Hãy chỉ ra những từ<br />
ngữ thể hiện thái độ đó?<br />
Câu 3: Đối tượng được đề cập trong văn bản chia sẻ trên trang cá nhân "ở đời có dại mới có<br />
khôn", theo anh/chị hành vi của đối tượng ấy là khôn hay dại? Vì sao?<br />
Câu 4: Anh /chị rút ra cho mình bài học gì từ vấn đề được đề cập trong đoạn văn trên?<br />
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1: (2.0 điểm)<br />
<br />
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về phát ngôn<br />
sau của đối tượng được đề cập trong văn bản ở phần Đọc hiểu: "Tôi sống sao cũng kệ tôi. Người<br />
ngoài cuộc nên ngưng phán xét".<br />
Câu 2: (5.0 điểm)<br />
Anh chị hãy phân tích vẻ đẹp núi rừng Tây Bắc được Quang Dũng hoạ nên trong đoạn<br />
một của bài thơ Tây Tiến.<br />
HẾT<br />
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM<br />
PHẦN<br />
<br />
CÂU<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
ĐIỂM<br />
<br />
Đọc hiểu<br />
1<br />
<br />
Phong cách ngôn ngữ báo chí<br />
<br />
2<br />
<br />
Thái độ phê phán, cảnh tỉnh. Từ ngữ chỉ thái độ là "trò câu 0,50<br />
like, phát ngôn gây sốc, những trò lố, gạch đá dư luận, ngông<br />
cuồng"<br />
<br />
3<br />
<br />
Hành vi của đối tượng hoàn toàn dại dột, vì:<br />
1,00<br />
- Gây hậu quả nghiêm trọng đến thân thể bản thân.<br />
- Tạo ra làn sóng dư luận phản đối với cái nhìn phản cảm.<br />
- Để lại ấn tượng xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến những người<br />
thích học đòi làm lố, làm nổi.<br />
<br />
4<br />
<br />
I<br />
<br />
Bài học rút ra: Sử dụng mạng xã hội với mục đích tốt đẹp, văn 1,00<br />
minh, thông minh. Không được phụ thuộc, bị khống chế cám<br />
dỗ bởi những trò sống ảo.<br />
<br />
II<br />
1<br />
<br />
0,50<br />
<br />
Làm văn<br />
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của<br />
anh/chị về phát ngôn sau của đối tượng được đề cập trong văn<br />
bản ở phần Đọc hiểu: "Tôi sống sao cũng kệ tôi. Người ngoài<br />
cuộc nên ngưng phán xét".<br />
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn<br />
<br />
0,25<br />
<br />
b. Nội dung<br />
1,25<br />
- Giải thích<br />
Câu nói nêu lên thái độ sống sai lầm, bất chấp dư luận, đáng<br />
phê phán.<br />
<br />
- Phân tích, bình luận<br />
+ Cuộc sống là của cha mẹ ban cho. Con người sống trong<br />
quan hệ với môi trường và xã hội. Do đó không thể muốn làm<br />
gì thì làm, sống sao cũng được. Vì nó ảnh hưởng rất lớn đến<br />
gia đình, xã hội, nếu việc làm suy nghĩ của mình là sai lầm, tội<br />
lỗi.<br />
+ Người ngoài cuộc "phán xét" là muốn góp ý xây dựng để<br />
chúng ta nhận ra sai lầm, sửa đổi hoàn thiện bản thân, phù hợp<br />
với môi trường, xã hội, văn hoá, truyền thống của dân tộc.<br />
+ Nếu ai cũng thích gì làm nấy, bất chấp dư luận thì xã hội<br />
sẽ ngày càng tiêu cực, mất đi những khuôn phép, kỷ luật và<br />
hậu quả vô cùng nghiêm trọng.<br />
+ Thái độ sống mạnh mẽ, vượt lên dư luận để khẳng định cá<br />
nhân cá tính là đáng trân trọng nhưng bất chấp dư luận là đáng<br />
lên án phê phán.<br />
+ Cá nhân nếu muốn hoàn thiện thì phải luôn biết lắng<br />
nghe, biết đổi thay và biết trân trọng những góp ý chân thành<br />
của người khác.<br />
- Phê phán:<br />
+ Những suy nghĩ hành vi ấu trĩ, bất chấp, xằng bậy mà lại<br />
tự bạo biện bằng sống mạnh mẽ, cá tính.<br />
+ Những người sống, hành động bất chấp đúng sai, bảo thủ,<br />
không biết tiếp thu ý kiến để sửa đổi để hoàn thiện nhân cách.<br />
- Bài học: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân<br />
Lưu ý: Phần nội dung đoạn văn, học sinh không cần đáp<br />
ứng trọn vẹn đáp án mới có điểm tối đa, chỉ cẩn bài viết thể<br />
hiện cơ bản các ý đã nêu hoặc phân tích sâu hai trong các ý<br />
của đáp án là được trọn điểm.<br />
d. Sáng tạo<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ<br />
về vấn đề nghị luận<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Đảm bảo quy tắc dùng từ, đặt câu<br />
2<br />
<br />
Anh chị hãy phân tích vẻ đẹp núi rừng Tây Bắc được<br />
Quang Dũng hoạ nên trong đoạn một của bài thơ Tây Tiến.<br />
<br />
5,00<br />
<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Có đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được<br />
vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được<br />
vấn đề.<br />
<br />
b. Xác định đúng được vấn đề nghị luận<br />
<br />
0,50<br />
<br />
Giới thiệu về tác giả , bài thơ, đoạn thơ và dẫn đến vấn đề nghị<br />
luận vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc.<br />
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng<br />
tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn<br />
chứng.<br />
<br />
3,75<br />
<br />
- Thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, tình tứ<br />
+ Những địa danh cụ thể gợi cho người đọc một không<br />
gian mênh mông của núi rừng Tây Bắc: Sông Mã, Sài Khao,<br />
Mường Lát, Pha Luông…<br />
+ Nơi đây có những buổi chiều sương, đêm hơi huyền<br />
ảo, thơ mộng: Mường Lát hoa về trong đêm hơi<br />
- Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở<br />
+ Nơi đây trập trùng những đèo dốc, núi non cao ngất:<br />
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm; Heo hút cồn mây súng<br />
ngửi trời; Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống; Nhà ai Pha<br />
Luông mưa xa khơi.<br />
+ Vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ của miền Tây Bắc còn<br />
được gợi lên qua chiều sâu của thời gian: Chiều chiều oai linh<br />
thác gầm thét; Đêm đêm mường hịch cọp trêu người.<br />
- Nghệ thuật: từ láy tượng hình, đối lập, phối hợp bằng trắc,<br />
nhân hoá….<br />
c. Sáng tạo<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ<br />
về vấn đề nghị luận<br />
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
Đảm bảo quy tắc dùng từ, đặt câu<br />
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,00 ĐIỂM<br />
<br />
0,25<br />
<br />