intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Tháp Mười

Chia sẻ: Nguyễn Văn AA | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

28
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 của trường THPT Tháp Mười dành cho các bạn học sinh lớp 12 và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Tháp Mười

TRƯỜNG THPT THÁP MƯỜI<br /> NGƯỜI BIÊN SOẠN: NGUYỄN THỊ DIỄM AN<br /> <br /> SỐ ĐIỆN THOẠI: 0918141441<br /> I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:<br /> …Và cứ mỗi trận lũ lớn, người ta lại chỉ tay về phía những cánh rừng. Từ lâu, một trong những<br /> nguyên nhân quan trọng nhất của lũ lụt, đặc biệt ở miền Trung đã được chỉ ra là diện tích rừng<br /> phòng hộ; rừng đầu nguồn bị thu hẹp. Thảm thực vật bị suy kiệt làm tăng tốc độ dòng chảy mặt<br /> nước.<br /> Thế ai bảo vệ rừng? Tôi đi tìm câu trả lời ấy ở Lào Cai, giữa những con người đang loay hoay<br /> dựng lại thôn bản sau trận lũ lớn. Ở đó, có một thôn không bị lũ quét. Chủ tịch xã nói, không<br /> chắc lắm, vì chưa có bằng chứng khoa học, nhưng có thể là bởi thôn ấy còn rừng.<br /> Đó là thôn Sải Duồn. Người già làng nói với tôi rằng rừng nơi này cũng từng bị phá tan hoang.<br /> Đấy là 30 năm trước, chẳng có luật pháp nào bảo vệ chúng, ai đi qua tiện tay cũng có thể vác<br /> về một cây gỗ. Người xã khác mò vào kéo cây lớn đi. Chẳng ai làm gì. Thế rồi năm 1988, già<br /> làng quyết định rằng thôn sẽ tự giữ rừng. Không chờ nhà nước nữa. Họ tự lập đội tuần tra. Họ<br /> bắt giữ những kẻ phá rừng. Họ áp mức nộp phạt lên bất kỳ ai chặt cây trong rừng, kể cả người<br /> trong thôn…<br /> Ba mươi năm, rừng Sải Duồn giờ đã lớn, cây đã to trở lại. Tôi hỏi già làng, rằng ngày ấy, khi<br /> nhà nước chưa giao rừng, tự giữ người, tự bắt nộp phạt như thế có phải là bất hợp pháp<br /> không. “Bất hợp pháp đấy. Nhưng mình không giữ rừng thì ai giữ?”.<br /> Mình không giữ thì ai giữ? - ông hỏi tôi. Tôi cũng muốn hỏi “ai”, nhưng biết đó sẽ là một câu<br /> trả lời rất khó.(Theo Vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/ai gây lụt, Thứ bảy, 15/10/2016)<br /> Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.(0.5 điểm)<br /> Câu 2. Theo tác giả, nguyên nhân quan trọng để thôn Sải Duồnkhông bị lũ quét là do đâu?(0.5<br /> điểm)<br /> Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về câu trả lời của già làng “Bất hợp pháp đấy. Nhưng mình không<br /> giữ rừng thì ai giữ?”?(1,0 điểm)<br /> Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?(1,0 điểm)<br /> II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br /> Câu 1 (2,0 điểm):<br /> Viết một đoạn văn 200 chữ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau đây: “Tương lai<br /> của bạn phụ thuộc vào nhiều thứ, nhưng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào bạn” (Frank Tyger).<br /> Câu 2 (5,0 điểm)<br /> Có ý kiến cho rằng: “Tình yêu đất nước và tình yêu lứa đôi trong giai đoạn văn học 19451975 luôn đan xen hài hòa tạo nên tình yêu cao đẹp của con người Việt Nam”<br /> Bằng những hiểu biết về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định<br /> trên.<br /> <br /> -------Hết--------<br /> <br /> SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP<br /> TRƯỜNG THPT THÁP MƯỜI<br /> <br /> KỲ THI GIỮA KÌ I NĂM 2016 - 2017<br /> ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM<br /> Môn thi: NGỮ VĂN 12<br /> Ngày thi:<br /> (Đáp án – Thang điểm gồm có 06 trang)<br /> <br /> I. MA TRẬN ĐỀ<br /> Mức độ<br /> Nhận biết<br /> Thông hiểu<br /> Chủ đề<br /> Nội dung Phê phán, bức<br /> 1. Đọc - hiểu<br /> Văn bản báo chí trọng tâm xúc trước hiện<br /> của<br /> văn tượng chen lấn,<br /> bản<br /> xô đẩy nơi công<br /> cộng, nhất là<br /> trong những lễ<br /> hội<br /> Số câu<br /> 2<br /> 1<br /> Điểm<br /> 1<br /> 1<br /> Tỉ lệ<br /> 10%<br /> 10%<br /> 2. Làm văn<br /> Nghị luận xã Nhận biết - Hiểu đúng vấn<br /> được vấn<br /> hội<br /> đề cần bàn luận.<br /> đề đặt ra ở<br /> đề bài<br /> - Biết lựa chọn<br /> <br /> Vận dụng thấp<br /> <br /> Vận dụng cao<br /> <br /> Tổng<br /> số<br /> <br /> Viết đoạn văn trình<br /> bày ý kiến, nhận xét<br /> về một vấn đề rút ra<br /> từ văn bản nhật<br /> dụng.<br /> <br /> 1<br /> 1<br /> 10 %<br /> <br /> 4<br /> 3<br /> 30%<br /> <br /> Liên hệ với<br /> đời sống thực<br /> hiểu biết xã hội và kĩ<br /> tế, so sánh mở<br /> năng tạo lập văn bản rộng vấn đề<br /> NL<br /> và sắp xếp các để viết bài nghị luận<br /> luận điểm.<br /> <br /> - Vận dụng những<br /> <br /> xã hội<br /> - Bày tỏ quan điểm<br /> cá nhân và rút ra bài<br /> học cho bản thân..<br /> <br /> Số câu<br /> Điểm<br /> Tỉ lệ<br /> Nghị luận văn<br /> học<br /> <br /> (ý 1 câu 2)<br /> (ý 2 câu 2 )<br /> (ý 3câu 2)<br /> 0.25<br /> 0.25<br /> 1.0<br /> 2,5%<br /> 2,5%<br /> 10 %<br /> Tác phẩm<br /> Nghị luận về Viết bài văn nghị<br /> Sóng<br /> một đoạn thơ ( luận nêu:<br /> biết phân tích, - Cảm nhận về vẻ<br /> đánh giá về giá đẹp tình yêu của<br /> Biết cách trị nội dung và nhân vật trữ tình<br /> làm<br /> bài nghệ thuật của - Nét đặc sắc trong<br /> <br /> (ý 4 câu 2 )<br /> 0.5<br /> 5%<br /> Biết trân trọng<br /> những<br /> cung<br /> bậc cảm xúc<br /> đẹp trong tình<br /> yêu<br /> Hiểu về tình<br /> <br /> 1 câu<br /> 2.0<br /> 20%<br /> <br /> văn NLVH<br /> Số câu:<br /> Điểm<br /> Tỉ lệ<br /> Tổng<br /> <br /> 3<br /> 30%<br /> 30%<br /> <br /> đoạn trích)<br /> <br /> 3<br /> 30%<br /> 40%<br /> <br /> nghệ thuật thể hiện yêu đất nước<br /> của tác giả.<br /> 1<br /> 10%<br /> 20%<br /> <br /> 1<br /> 10%<br /> 10%<br /> <br /> 1<br /> 7<br /> 70%<br /> 100%<br /> <br /> HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM<br /> I. Phần Đọc - hiểu (3,0 điểm)<br /> Câu 1:<br /> Phong cách ngôn ngữ chính luận.<br /> - Điểm 0.5: Trả lời theo ý trên.<br /> - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.<br /> Câu 2:<br /> Do: “Năm 1988, già làng quyết định rằng thôn sẽ tự giữ rừng. Không chờ nhà nước nữa.<br /> Họ tự lập đội tuần tra. Họ bắt giữ những kẻ phá rừng. Họ áp mức nộp phạt lên bất kỳ ai chặt<br /> cây trong rừng, kể cả người trong thôn”<br /> - Điểm 0.5: Trả lời theo ý trên.<br /> - Điểm 0.25: Trả lời ý trên nhưng diễn đạt bằng ý của học sinh.<br /> - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.<br /> Câu 3: Câu trả lời của già làng “Bất hợp pháp đấy. Nhưng mình không giữ rừng thì ai giữ?”<br /> thể hiện rằng những hành động của già làng xuất phát từ : ý thức sống có trách nhiệm với cộng<br /> đồng với môi trường sống quyết chung tay bảo vệ nó bằng những việc làm thiết thực; sự hiểu<br /> biết luật pháp và hành động hợp lí để bảo vệ rừng.<br /> Có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.<br /> - Điểm 1.0: Trả lời theo cách trên.<br /> - Điểm 0.5: Trả lời chung chung, chưa rõ ý.<br /> - Điểm 0: Trả lời ý sai lệch hoặc không có câu trả lời.<br /> Câu 4:Học sinh trình bày ý kiến cá nhân về thông điệp tự rút ra.Có thể là:<br /> Bảo vệ rừng; trách nhiệm và hành động thiết thực để bảo vệ thiên nhiên.<br /> Ý thức sống của tuổi trẻ.<br /> + Điểm 1.0: Nắm được đầy đủ nội dung cũng như kỹ năng viết đoạn văn nghị luận; Diễn đạt<br /> tốt, có sức thuyết phục.<br /> + Điểm 0.5: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên.<br /> + Điểm 0: Không đáp ứng được bất kỳ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.<br /> Phần II. Làm văn (7,0 điểm)<br /> Câu 1: (2,0 điểm)<br /> 1. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để<br /> tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy,<br /> bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.<br /> <br /> 2. Yêu cầu cụ thể:<br /> a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm)<br /> - Điểm 0,25 nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt<br /> chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được<br /> nhận thức của cá nhân.<br /> - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1<br /> đoạn văn.<br /> b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)<br /> - Điểm 0,25: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Tương lai của bạn phụ thuộc vào nhiều<br /> thứ, nhưng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào bạn”<br /> - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.<br /> c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai<br /> theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai<br /> các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp<br /> giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh<br /> động (1,0 điểm):<br /> - Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:<br /> Giải thích:<br /> - “Tương lai” là khoảng thời gian mà con người không biết, nó nằm ở phía sau của phút<br /> hiện tại.<br /> - Còn “phụ thuộc” là một trạng thái lệ thuộc vào đối tượng một cách trực tiếp.<br /> -> Câu nói là một lời khẳng định về một khoảng thời gian còn nguyên vẹn phía trước con<br /> người sẽ được chiếm hữu nếu con người biết chọn lựa theo những khả năng cũng như sở thích<br /> của bản thân.<br /> Phân tích, chứng minh:<br /> - Hành trình sống của con người phụ thuộc vào quá khứ, hiện tại và tương lai. Nếu hiện tại<br /> có thể biết thì quá khứ đã đi qua không thể níu kéo và tương lai chưa tới lại càng không thể<br /> nắm bắt.<br /> - Giây này đang sống nhưng lại là tương lai của giây trước và quá khứ của giây sau. Như ai<br /> đó đã nói: “con người không thể nắm bắt được thực tại” còn triết gia Héraclite lại thêm “không<br /> ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Điều này cho thấy con người bất lực trước thời gian, nghĩa<br /> là muốn thời gian ngừng lại nhưng sao nó cứ trôi, muốn nó trôi thật nhanh nhưng sao nó cứ đi<br /> theo<br /> chu<br /> kỳ.<br /> - Hiểu theo nghĩa này, có thể nói tương lai của chúng ta thành công hay thất bại, hạnh phúc<br /> hay thương đau đều do bởi phút hiện tại. Nói đúng hơn, tương lai phụ thuộc vào vào thái độ<br /> chọn và quyết tâm hành động đúng với thái độ lựa ở phút giây này sẽ mang đến cho con người<br /> thành công nhất định.<br /> Bàn luận, mở rộng:<br /> - Khẳng định câu nói của Frank Tyger hoàn toàn đúng.<br /> - Phê phán một số trường hợp, đặc biệt là giới trẻ đang sống dựa dẫm vào gia đình, bản thân.<br /> - Thiếu bản lĩnh, tự tin, quyết đoán, không định hướng được tương lai.<br /> <br /> Bài học và liên hệ bản thân<br /> - Ra sức học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng.<br /> - Làm chủ cuộc đời bằng những hành động có ý nghĩa.<br /> - Sống trọn với phút hiện tại thì con đường phía trước sẽ thênh thang.<br /> - Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích,<br /> chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.<br /> - Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.<br /> - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.<br /> - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.<br /> d) Sáng tạo (0,25 điểm)<br /> - Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và<br /> các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái<br /> với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.<br /> - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng<br /> hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.<br /> e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):<br /> - Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br /> - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br /> Câu 2 (5,0 điểm) :<br /> * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để<br /> tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng<br /> cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ,<br /> ngữ pháp.<br /> * Yêu cầu cụ thể:<br /> a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):<br /> - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủcác phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn<br /> dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt<br /> chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đềvà thể hiện được ấn<br /> tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.<br /> - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể<br /> hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.<br /> - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1<br /> đoạn văn.<br /> b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):Cảm nhận tình yêu đất nước và tình yêu<br /> đôi lứa trong giai đoạn 1945- 1975 qua Sóng của Xuân Quỳnh.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2