TRƯỜNG THPT TP SA ĐÉC<br />
GV: NGUYỄN THỊ MINH THƯ<br />
Số ĐT:01659418255<br />
<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HỌC KÌ I (2016- 2017)<br />
Môn: NGỮ VĂN<br />
Thời gian : 120 phút<br />
<br />
----------I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:<br />
“Hãy thức tỉnh thôi những con người trẻ tuổi!<br />
Cuộc đời là tập hợp những điểm giới hạn. Người thông minh là người cho phép mình<br />
buông thả nhưng biết dừng lại đúng lúc. Sau những hành động nông nổi, bạn có thể khóc<br />
lóc rượu chè, đập phá nhưng nên biết tự thức tỉnh rồi đứng lên. Hãy tỏ ra mình mạnh mẽ,<br />
làm chủ cuộc chơi chứ không phải là kẻ đáng thương lao mình xuống dốc rồi đi cầu sự<br />
thương hại của người khác mà đứng lên. Ngẩng cao đầu trong mọi hoàn cảnh mới là người<br />
chiến thắng.<br />
Đừng bận lòng đến những sai lầm tuổi trẻ nhé! Mấy ai không bị cám dỗ khi tuổi còn<br />
trẻ. Điều quan trọng là hãy tự mình đứng lên từ những vấp ngã và sai lầm đó. Hãy coi tất<br />
cả chỉ là sự trải nghiệm cuộc sống giúp bạn trưởng thành và vững tin hơn ở chặng đường<br />
đời sau này... Hãy luôn nhớ rằng, sự mạnh mẽ sẽ là liều thuốc hữu hiệu để bạn chữa lành<br />
một vết thương, dù cho chúng có đau đớn và sâu hoắm đến tận xương tủy.<br />
Tuổi trẻ như thể một chiếc xe lửa trôi đi rất nhanh, đừng là những hành khách ngủ<br />
trên xe, nếu không khi bạn tỉnh dậy bạn sẽ bỏ qua nhiều thứ, thậm chí là bỏ qua cả trạm<br />
dừng. Bởi vậy hãy trân trọng những phút giây của hiện tại, hãy luôn nhớ rằng tuổi trẻ là<br />
nhiệt huyết, là cống hiến, sống phải thật xứng đáng với những năm tháng tuổi trẻ, bởi chẳng<br />
ai có 2 lần tuổi thanh xuân ấy.. Cuộc sống nằm trong tay mỗi chúng ta, đừng để những suy<br />
nghĩ sai lầm bồng bột làm ta lạc lối, đừng bao giờ để bản thân phải trả giá tới 2 lần cho<br />
những sai lầm...”<br />
( Báo Phụ nữ News, ngày 06-08-2016)<br />
Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản.<br />
Câu 2. Xác định phép tu từ trong văn bản và nêu tác dụng.<br />
Câu 3. Vì sao tác giả lại nói “Người thông minh là người cho phép mình buông thả<br />
nhưng biết dừng lại đúng lúc”<br />
<br />
Câu 4. Qua văn bản, em nhận được những thông điệp gì?<br />
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1 (3,0 điểm)<br />
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến<br />
được nêu trong câu văn ở phần ngữ liệu đọc hiểu: “Ngẩng cao đầu trong mọi hoàn cảnh<br />
mới là người chiến thắng”.<br />
Câu 2 (4,0 điểm)<br />
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của sức mạnh dân tộc trong kháng chiến thể hiện<br />
trong đoạn thơ sau:<br />
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng<br />
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây<br />
Núi giăng thành luỹ sắt dày<br />
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù<br />
Mênh mông bốn mặt sương mù<br />
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng. ...<br />
<br />
Những đường Việt Bắc của ta<br />
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung<br />
Quân đi điệp điệp trùng trùng<br />
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan<br />
Dân công đỏ đuốc từng đoàn<br />
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.<br />
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày<br />
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.<br />
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)<br />
<br />
TRƯỜNG THPT TP SA ĐÉC<br />
<br />
KỲ THI HỌC KỲ<br />
NĂM HỌC 2016 - 2017<br />
Môn : NGỮ VĂN<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
( gồm 02 trang)<br />
<br />
I. Hướng dẫn chung:<br />
- Giám khảo cần nắm vững hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh,<br />
tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động,<br />
linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm<br />
xúc, sáng tạo.<br />
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng<br />
điểm của mỗi ý và được thống nhất trong trong tổ bộ môn.<br />
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,30; lẻ 0,75 làm tròn<br />
thành 0,80).<br />
II. Hướng dẫn chấm cụ thể:<br />
Câu<br />
Nội dung yêu cầu<br />
Điểm<br />
I. Phần đọc hiểu (3 điểm)<br />
3,0<br />
Nội dung văn bản:<br />
Câu 1<br />
Lời thức tỉnh những người trẻ tuổi :<br />
0,5<br />
- Phải mạnh mẽ vượt qua những sai lầm tuổi trẻ<br />
- Phải trân trọng và sống xứng đáng với những năm tháng tuổi trẻ.<br />
- Biện pháp tu từ<br />
+ Ẩn dụ: “ lao mình xuống dốc” ; “ ngẩng cao đầu”<br />
+ So sánh : “Tuổi trẻ như thể một chiếc xe lửa trôi đi rất nhanh”<br />
+ Điệp từ : “ Hãy”<br />
Câu 2<br />
0,5<br />
- Hiệu quả: Nhấn mạnh và khẳng định quan điểm của người viết là<br />
khuyên những người tưởi trẻ hãy mạnh mẽ vượt lên thất bại và sống có<br />
ý nghĩa.<br />
Tác giả nói “Người thông minh là người cho phép mình buông thả<br />
nhưng biết dừng lại đúng lúc” vì: trong cuộc sống, không ai mà chưa<br />
từng thất bại, nhưng thất bại không phải là dấu chấm hết trong cuộc<br />
Câu 3<br />
1,0<br />
đời . Nêú ta biết từ thất bại mà mạnh mẽ đứng lên, rút kinh nghiệm để<br />
không tái phạm thì đó là người thành công, người thông minh.<br />
Văn bản thể hiện những thông điệp :<br />
- Không được nản lòng, tuyệt vọng, bất cần, buông xuôi hay nhờ sự<br />
giúp đỡ sau những thất bại .<br />
Câu 4<br />
- Phải biết mạnh mẽ vượt qua thất bại và không để sai lầm lặp lại hai<br />
1,0<br />
lần.<br />
- Phải sống xứng đáng và cống hiến trong những năm tháng tuổi trẻ.<br />
II. Làm Văn (7,0 điểm)<br />
Yêu cầu về hình thức:<br />
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng để viết một đoạn văn,<br />
khoảng 200 từ.<br />
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
Câu 1<br />
Yêu cầu về nội dung:<br />
1. Giải thích:<br />
0,5<br />
- “Ngẩng cao đầu trong mọi hoàn cảnh”: luôn tự tin, mạnh mẽ, không<br />
<br />
Câu 2<br />
<br />
khuất phục dù trong hoàn cảnh khó khăn hay thất bại.<br />
- “người chiến thắng”: người đạt được thành công, đạt được mục đích<br />
=> Câu nói khẳng định sự tự tin, mạnh mẽ, không khuất phục dù trong<br />
hoàn cảnh khó khăn hay thấy baị là những yếu tố tạo nên sự thành<br />
công của con nguời .<br />
2. Phân tích:<br />
- “Ngẩng cao đầu trong mọi hoàn cảnh mới là người chiến thắng”<br />
mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc: không được lùi bước hay chấp nhận<br />
thua trước hoàn cảnh khó khăn mà phải luôn mạnh mẽ vượt qua khó<br />
khăn. Lúc đó, ta mới chạm tới thành công.<br />
- “Ngẩng cao đầu trong mọi hoàn cảnh mới là người chiến thắng” vì:<br />
+ Những thành công trong cuộc sống không có thành công nào là dễ<br />
dàng đạt được; để đạt được nó, con người phải trải qua nhiều lần thất<br />
bại. Mỗi lần thất bại là mỗi lần ta học được một kinh nghiệm. Nên thất<br />
bại sẽ dẫn ta đến gần hơn tới thành công.<br />
+ Buông xuôi, bỏ cuộc sau mỗi lần thất bại đồng nghĩa việc không<br />
bao giờ ta bước tới đỉnh thành công.<br />
+ Mạnh mẽ đứng lên sau thất bại sẽ rèn ta ý chí tự tin, bản lĩnh, kiên<br />
cường . Đó là điều kiện để ta chinh phục những đỉnh cao trong cuộc<br />
đời..<br />
3. Bàn luận, mở rộng:<br />
Để “luôn ngẩng cao đầu trong mọi hoàn cảnh” cần:<br />
- Trang bị cho bản thân sức khỏe, kiến thức, kĩ năng.<br />
- Tôi rèn ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, quyết tâm cao độ.<br />
- Biết rút kinh nghiệm sau những lần thất bại.<br />
4. Bài học và liên hệ bản thân:<br />
- Câu nói định hướng cho chúng ta thái độ đúng đắn để đạt được những<br />
thành công trong cuộc sống.<br />
- Liên hệ bản thân.<br />
Cảm nhận về vẻ đẹp của sức mạnh dân tộc trong kháng chiến thể<br />
hiện trong đoạn thơ sau:<br />
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng<br />
…………………………………<br />
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”<br />
Yêu cầu chung:<br />
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận, xác định đúng yêu cầu nghị luận.<br />
- Trình bày sáng rõ, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
- Sáng tạo, thể hiện được cảm nhận riêng độc đáo.<br />
Yêu cầu cụ thể:<br />
1.Giới thiệu chung:<br />
- Giới thiệu về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc.<br />
- Vị trí đoạn trích, khái quát vẻ đẹp của sức mạnh dân tộc trong kháng<br />
chiến thể hiện trong đoạn thơ.<br />
2. Phân tích: Vẻ đẹp của sức mạnh dân tộc trong kháng chiến thể<br />
hiện qua đoạn thơ:<br />
* Núi rừng và con người VB là những thành trì vững chắc bảo vệ bộ<br />
đội và đánh tan quân thù, làm nên thắng lợi của kháng chiến: “ Nhớ<br />
khi giặc đến..........Nhị Hà”.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,5<br />
<br />
3,0<br />
<br />
* Sức mạnh của quân và dân ta trong những ngày kháng chiến được<br />
thể hiện sống động qua hình ảnh những đêm Việt Bắc chuyển quân<br />
trong mùa chiến dịch “ Những đường VB của ta................................núi<br />
Hồng”<br />
- Sức mạnh tổng hợp của dân tộc ta trong kháng chiến qua hai câu thơ<br />
đầu: “Những đường Việt Bắc của ta / Đêm đêm rầm rập như là đất<br />
rung”<br />
+ Những con đường VB mang ý nghĩa tượng trưng cho cả một quá<br />
trình đi lên của cách mạng và gắn liền với chiến thắng ở VB. Đó cũng<br />
là sức mạnh của dân tộc.<br />
+ “Đêm đêm”, những bước chân hành quân “rầm rập”, làm rung<br />
chuyển cả đất trời, làm nên những kì tích anh hùng.<br />
- Sức mạnh của quân đội nhân dân VN: “Quân đi điệp điệp trùng<br />
trùng/ Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”<br />
+ Điệp từ “ điệp điệp”, “ trùng trùng” tạo ấn tượng về một sự lớn<br />
mạnh khổng lồ của quân đội nhân dân VN có thể đập tan với mọi thế<br />
lực kẻ thù.<br />
+ Hình ảnh “ ánh sao đầu súng” được viêt bằng cảm hứng lãng mạn đã<br />
tạo nên hình ảnh đoàn quân mang tầm vóc vũ trụ.<br />
- Sức mạnh của đoàn dân công : “Dân công đỏ đuốc từng đoàn / Bứơc<br />
chân nát đá muôn tàn lửa bay”<br />
+ Cấu trúc câu mở đầu là “ dân công”, cuối câu là “từng đoàn” gợi sự<br />
điệp trùng vô tận của những đoàn dân công<br />
+ Hình tượng “Bước chân” trong câu thơ với nghệ thuật hoán dụ,<br />
phóng đại đã bừng lên ánh sáng lãng mạn nhưng đầy khí thế oai hùng,<br />
biểu trưng cho sức mạnh của con người, gắn liền với những chặn<br />
đường đấu tranh cách mạng<br />
- Sức mạnh của những đoàn xe cơ giới ra trận “Nghìn đêm thăm thẳm<br />
sương dày /Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”<br />
+ Nghệ thuật đối lập “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày” với “Đèn<br />
pha bật sáng như ngày mai lên” làm nổi rõ sự lớn mạnh vượt bật của<br />
quân ta và niềm tin tất thắng của những nguời ra trận.<br />
+ Ý thơ mang cảm hứng sử thi lãng mạn, thể hiện viễn cảnh tươi sáng<br />
trong tương lai<br />
* Đánh giá<br />
- Mười bốn câu thơ lục bát ngọt ngào, với chất thơ trữ tình cách mạng,<br />
nhịp điệu khoẻ khắn, dồn dập đã tái hiện sự hùng tráng , khí thế sôi nổi<br />
của Việt Bắc trong kháng chiến – vẻ đẹp của sức mạnh dân tộc.<br />
- Đoạn thơ này chính là khúc hùng ca về vẻ đẹp của sức mạnh một thời<br />
oanh liệt của dân tộc Việt Nam ta.<br />
- Qua đoạn thơ, ta thấy rõ Tố Hữu quả là người chép sử trung thành<br />
của cách mạng và là nhà thơ có khả năng tạo dựng những bức tranh<br />
hoành tráng về lịch sử dân tộc.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ về vấn đề nghị luận<br />
<br />
0,5<br />
<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt<br />
câu.<br />
<br />
0,25<br />
<br />