intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: SCLRMT-LT49 (kèm đáp án)

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: SCLRMT-LT49 (kèm đáp án) được biên soạn theo yêu chuẩn đề thi của Tổng cục dạy nghề. Tham khảo đề thi để chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: SCLRMT-LT49 (kèm đáp án)

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ III (2009­2012) NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH  MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: SCLRMT_LT49 Hình thức thi: Viết tự luận Thời gian: 150 Phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm) Câu 1: (2điểm) Trình bày đặc điểm cơ  bản của FAT16, FAT32, NTFS; Phân biệt  FAT32 với NTFS? Câu 2: (2điểm) Phân tích nguyên lý hoạt động của đèn hình màu? Câu 3: (3điểm) a. Nêu các loại địa chỉ nhớ. b. Trình bày điều khiển bộ nhớ liên tục theo cơ chế swapping. II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm)   Câu 4: … (Phần này do từng trường tổ  chức thi tốt nghiệp tự chọn nội dung  để  đưa vào đề  thi, với thời gian làm bài 50 phút và số  điểm của  phần tự chọn được tính 3 điểm  ………, ngày ……….  tháng ……. năm ……… Tiêu ban ra đê thi ̉ ̀     Hôi đông thi TN ̣ ̀ DUYỆT
  2. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ III (2009­2012) NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA SCLRMT_LT49
  3. Câu Nội dung Điểm I. Phần bắt buộc 1 FAT16: Với hệ điều hành MS­DOS, hệ thống tập tin FAT   0.5đ (FAT16) được công bố vào năm 1981 đưa ra một cách thức   mới về  việc tổ  chức và quản lý tập tin trên đĩa cứng, đĩa  mềm. Tuy nhiên, khi dung lượng đĩa cứng ngày càng tăng  nhanh, FAT16 đã bộc lộ nhiều hạn chế. Với không gian địa  chỉ  16 bit, FAT16 chỉ hỗ trợ đến 65.536 liên cung (cluster)  trên một partition, gây ra sự  lãng phí dung lượng đáng kể  (đến 50%  dung lượng   đối với  những  ổ   đĩa cứng  trên 2  GB). 0.5đ FAT32:   Được   giới   thiệu   trong   phiên   bản   Windows   95  Service Pack 2 (OSR 2), được xem là phiên bản mở  rộng   của   FAT16.   Do   sử   dụng   không   gian   địa   chỉ   32   bit   nên  FAT32 hỗ  trợ  nhiều cluster trên một partition hơn, do vậy   không gian đĩa cứng được tận dụng nhiều hơn. Ngoài ra  với khả năng hỗ  trợ kích thước của phân vùng từ  2GB lên  2TB và chiều dài tối đa của tên tập tin được mở rộng đến  255 ký tự. Tuy nhiên, nhược điểm của FAT32 là tính bảo  mật và khả năng chịu lỗi (Fault Tolerance) không cao. 0.5đ NTFS   (New   Technology   File   System):   Được   giới   thiệu  cùng với phiên bản Windows NT đầu tiên (phiên bản này  cũng hỗ  trợ  FAT32). Với không gian địa chỉ  64 bit, khả  năng   thay   đổi   kích   thước   của   cluster   độc   lập   với   dung   lượng đĩa cứng, NTFS hầu như  đã loại trừ  được những   0.5đ hạn chế  về  số  cluster, kích thước tối đa của tập tin trên   một phân vùng đĩa cứng. NTFS   sử   dụng   bảng   quản   lý   tập   tin   MFT   (Master   File   Table) thay cho bảng FAT quen thuộc nhằm tăng cường  khả năng lưu trữ, tính bảo mật cho tập tin và thư mục, khả  năng
  4. 2 0.5đ Trước hết tim đèn được cung cấp điện  →  tim đèn  sáng và nung nóng các katode của  đèn hình làm cho các  0.5đ katotde này phát xạ  ra các hạt điện tử   →  do có sự  chênh  lệch điện thế  giữa các katode và lưới G1 (bright) nên các  hạt   điện   tử   này   chịu   sức   hút   của   lưới   G1→   các   hạt   di  chuyển về lưới G1→ và do điện áp ở lưới G2 (screen) cao  hơn lưới G1 nên các hạt điện tử  được tăng cường gia tốc  tiếp tục di chuyển đến lưới G2→ và do điện áp ở  lưới G3  0.5đ (focut) lại cao hơn điện áp  ở  lưới G2 nên các hạt lại tiếp  tục được tăng tốc di chuyển về lưới G3→ cuối cùng  dưới   tác động của điện thế  cao áp (HV)  ở  cực Anode các hạt  tiếp tục tăng tốc lao về phía màn hình photpho và làm cháy  sáng màn photpho ta được một điểm sáng ở giữa màn hình. Để  màn hình sáng hết thì khối quét dòng cung cấp   xung dòng cho cuộn lái dòng và cuộn lái dòng sẽ  làm cho  0.5đ tia điện tử  bi lệch theo chiều ngang lúc này ta được một  lằn sáng ngang. Đồng thời khối quét mành cung cấp xung  mành cho cuộn lái mành làm cho tia điện tử  bị  lệch theo   chiều dọc lúc này ta được lằn sáng dọc. Kết quả  của sự  kết hợp này làm cho màn hình sáng toàn bộ.
  5. 3 Các kiểu địa chỉ nhớ:  Địa chỉ vật lý (physical address) (địa chỉ  thực) là một vị trí  1đ thực trong bộ nhớ chính.  Địa chỉ  luận lý  (logical address) là một vị  trí nhớ  được  diễn tả trong một chương trình  – Các   trình biên  dịch  (compiler)   tạo ra mã  lệnh  chương   trình mà trong đó mọi tham chiếu bộ  nhớ  đều là địa chỉ  luận lý  1đ – Địa chỉ tương đối (relative address) (địa chỉ  khả tái định   vị, relocatable address) là một kiểu địa chỉ luận lý trong đó  các địa chỉ được biểu diễn tương đối so với một vị trí xác   định nào đó trong chương trình.  Ví dụ: 12 byte so với vị trí bắt đầu chương trình,…  – Địa chỉ tuyệt đối (absolute address): địa chỉ tương đương  với địa chỉ thực.    Khi một lệnh được thực thi, các tham chiếu đến địa chỉ  luận lý phải được chuyển đổi thành địa chỉ  thực. Thao tác  chuyển đổi này thường có sự hỗ trợ của phần cứng để đạt   hiệu suất cao.  1đ Cơ chế swapping:  + Một  process  có  thể  tạm thời bị  swap  ra khỏi bộ  nhớ  chính và lưu trên một hệ thống lưu trữ phụ. Sau đó, process  có thể được nạp lại vào bộ nhớ để tiếp tục quá trình thực   thi.  Swapping policy: hai ví dụ  Round­robin:  swap out P1 (vừa tiêu thụ  hết quantum của  nó), swap in P2 , thực thi P3 ,…  Roll out, roll in:  dùng trong cơ  chế  định thời theo độ   ưu  tiên (priority­based scheduling)  Process có độ ưu tiên thấp hơn sẽ bị swap out nhường chỗ  cho process có độ   ưu tiên cao hơn mới đến được nạp vào  bộ nhớ để thực thi  Cộng I II. Phần tự chọn, do trường biên soạn 4 5 ....
  6. Cộng II Tổng cộng (I+II)                                    ………, ngày ……….  tháng ……. năm  …… Tiêu ban ra đê thi ̉ ̀     Hôi đông thi TN ̣ ̀ DUYỆT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2