ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THÖY HẠNH<br />
<br />
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ<br />
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
TỈNH HÕA BÌNH VỚI SỰ TRỢ GIÖP CỦA CÔNG NGHỆ<br />
VIỄN THÁM VÀ GIS<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: BẢN ĐỒ, VIỄN THÁM VÀ GIS<br />
Mã số: 62 44 02 14<br />
<br />
DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ<br />
<br />
HÀ NỘI, 2015<br />
1<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS.Nguyễn Ngọc Thạch<br />
2. TS. Trần Vân Anh<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. Nhữ Thị Xuân<br />
Trường ĐHKHTN- ĐHQGHN<br />
Phản biện 2: GS.TS. Võ Chí Mỹ<br />
Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội<br />
<br />
Luận án dự kiến sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Cơ<br />
sở chấm luận án tiến sĩ họp tại phòng 418 – nhà T1- trường Đại<br />
học Khoa học tự nhiên – ĐHQGHN vào hồi 14 giờ, ngày 26<br />
tháng 11 năm 2015.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài:<br />
Thông tin về lớp phủ, biến động lớp phủ rất cần thiết<br />
đối với công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng hợp lý tài<br />
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Trong nhiều trường<br />
hợp, nhiệm vụ nghiên cứu biến động lớp phủ diễn ra trên quy<br />
mô lớn lại yêu cầu nhanh chóng có kết quả. Vì vậy, tư liệu viễn<br />
thám là công cụ đắc lực trợ giúp cho nhiệm vụ này.<br />
Tại Hòa Bình, sự tăng trưởng dân số và mô hình sản<br />
xuất hợp tác xã thời kỳ trước Đổi mới làm cho vấn nạn thiếu<br />
lương thực trở nên trầm trọng, người dân tự do phát rừng làm<br />
nương rãy để tự đáp ứng nhu cầu lương thực. Điều này khiến<br />
cho lớp phủ rừng trở nên cạn kiệt, năm 1994 lớp phủ rừng chỉ<br />
còn 28%. Sau đó, xu hướng này bị đảo ngược với sự gia tăng<br />
đáng kể của rừng tái sinh tự nhiên và rừng trồng. Đây là kết quả<br />
của sự thay đổi trong chính sách, các chương trình trồng cây<br />
gây rừng được phát động. Mặt khác, trong bối cảnh công nghiệp<br />
hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế những năm 2000,<br />
Hòa Bình thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư phát triển công<br />
nghiệp và dịch vụ. Do đó lớp phủ đặc biệt là lớp phủ rừng cũng<br />
biến đổi mạnh. Sự hiểu biết về động thái thảm phủ diễn ra như<br />
thế nào, nguyên nhân gì gây nên biến động đó là vô cùng cần<br />
thiết đối với quy hoạch sử dụng tài nguyên của tỉnh. Vì vậy tác<br />
giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu biến động lớp phủ trong quá<br />
trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình với sự trợ giúp<br />
của công nghệ viễn thám và GIS”.<br />
2. Mục tiêu đề tài:<br />
- Phát hiện xu hướng biến động lớp phủ tỉnh Hòa Bình giai<br />
đoạn 1994- 2003 và 2003-2013 bằng công nghệ viễn thám và<br />
GIS.<br />
3<br />
<br />
- Xác lập mối quan hệ giữa biến động lớp phủ với các yếu tố địa<br />
lý tự nhiên và kinh tế xã hội qua các giai đoạn nghiên cứu, góp<br />
phần quản lý tài nguyên đảm bảo phát triển bền vững.<br />
3. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Khu vực lựa chọn nghiên cứu là toàn bộ lãnh thổ tỉnh<br />
Hòa Bình theo ranh giới hành chính mới nhất năm 2008, từ<br />
20°19' đến 21°08' vĩ độ Bắc và từ 104°48' đến 105°40' kinh độ<br />
Đông.<br />
4. Những điểm mới của luận án:<br />
- Đây là nghiên cứu đầu tiên thử nghiệm tích hợp tư liệu vệ tinh<br />
Landsat 8 với kênh NDVI, DEM và kênh thành phần chính để<br />
nâng cao độ chính xác kết quả phân loại ảnh khu vực đồi núi.<br />
- Xác định được biến động lớp phủ tỉnh Hòa Bình theo không<br />
gian và thời gian giai đoạn 1994-2003 và 2003-2013.<br />
- Phát hiện được các nguyên nhân chính gây biến động lớp phủ<br />
rừng:<br />
+ Giai đoạn 1994-2003: khả năng tiếp cận, hoạt động khai thác<br />
khoáng sản.<br />
+ Giai đoạn 2003-2013: khả năng tiếp cận, hoạt động du lịch,<br />
cơ cấu lao động, cơ cấu nguồn thu nhập.<br />
- Dự báo được xu hướng biến động lớp phủ rừng đến năm 2020<br />
và định hướng phát triển và bảo vệ lớp phủ rừng bền vững.<br />
5. Luận điểm bảo vệ:<br />
Luận điểm 1: Việc kết hợp tư liệu ảnh Landsat với kênh DEM,<br />
NDVI và kênh thành phần chính giúp nâng cao độ chính xác kết<br />
quả phân loại ảnh khu vực miền núi.<br />
<br />
4<br />
<br />
Luận điểm 2: Áp dụng phương pháp sau phân loại và phương<br />
pháp trước phân loại cho phép xác định biến động cả về loại<br />
hình và trạng thái lớp phủ tỉnh Hòa Bình thời kỳ 1994-2013.<br />
Luận điểm 3: Sử dụng mô hình Hồi quy logistic bội đã phát<br />
hiện được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý tự nhiên, kinh tế<br />
xã hội với biến động lớp phủ rừng tỉnh Hòa Bình giai đoạn<br />
1994-2013.<br />
Luận án gồm 3 chương với 193 trang, 40 bảng, 72 hình,<br />
biểu đồ và bản đồ chuyên đề minh hoạ.<br />
<br />
5<br />
<br />