![](images/graphics/blank.gif)
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình
lượt xem 283
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Sau 23 năm cùng với sự đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về nhiều mặt, kể cả số lượng, qui mô, nội dung và chất lượng; đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp vá cá nhân nói riêng; thực sự là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 1 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình Mục lục LỜI NÓI ĐẦU ....................................................... 4 1.Lý do chọn đề tài .................................................. 4 2.Mục tiêu nghiên cứu : ............................................ 5 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................ 5 4.Phạm vi nghiên cứu ............................................... 6 5.Kết cấu đề tài : ..................................................... 6 Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tân Bình. .............................................. 7 1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) .................................................... 7 1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh Tân Bình .................................................................. 14 Chương 2: Thực trạng về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh Tân Bình. .......................... 30 2.1. Các quy định về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình .................................... 30 2.2. ...... Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình. ................................................................. 30 2.3. ............. Các hình thức tín dụng cơ bản đang áp dụng tại Vietcombank Tân Bình ........................................... 44 GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 2 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình 2.4. ... Thực trạng tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình trong giai đoạn từ năm 2006-2008. ..................... 52 2.5. ..... Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình .......................................... 64 Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình – chi nhánh Tân Bình. ....... 71 3.1. .... Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình................................................... 71 3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của VCB Tân Bình. .................................................... 73 3.3. .......... Những giải pháp liên quan đến chính sách vĩ mô ........................................................................ 88 3.4 Giải pháp khác. ................................................ 91 Kết luận ............................................................. 92 GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 3 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình LỜI NÓI ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Sau 23 năm cùng với sự đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về nhiều mặt, kể cả số lượng, qui mô, nội dung và chất lượng; đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp vá cá nhân nói riêng; thực sự là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế. Đặc biệt trong những năm qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu t ư cho lĩnh vực sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Ngành ngân hàng đã xứng đáng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà nước trong việc kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả. Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra giá trị của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM ở nước ta, nó mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, song rủi ro của nó cũng là lớn nhất. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ hủy hoại giá trị của ngân hàng và có thể dẫn đến phá sản. Do đó, đứng trước những thời cơ và thách thức của các tiến tr ình hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam với các NHTM nước ngoài, mà trước mắt là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, đã trở nên cấp thiết đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Ngày 11 tháng 02 năm 2007, Standard & Poor's Ratings Services đã công bố xếp hạng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ở mức BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank t ương đương với mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một định chế tài chính Việt Nam. Tại diễn đàn Gia nhập WTO của Việt Nam tại Hà Nội ngày 03-04/06/2003, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phùng Khắc Kế đã phát biểu “....Có thể nói NHNN và các NHTM Việt Nam đang đứng trước những vận hội to lớn cho sự phát triển, song những GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 4 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình thách thức và yếu kém trên có thể làm cho hệ thống NHTM Việt Nam phải chịu phần thua thiệt nhiều hơn phần lợi được hưởng từ quá trình hội nhập quốc tế và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với thế giới, nếu không có những cải cách bên trong thích hợp và đồng bộ với mở cửa thương mại, dịch vụ .....” Trước tình hình cấp thiết đó, cộng với những kiến thức có được trong quá trình nghiên cứu thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình, tôi quyết định chọn tên đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình” để từ đó có nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của chất lượng tín dụng đối với sự an toàn và vững mạnh của NHTM nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình nói riêng. 2.Mục tiêu nghiên cứu : Hoạt động tín dụng tạo ra giá trị cho ngân hàng thông qua việc quản lý tín dụng và quản lý danh mục cho vay thận trọng và xác đáng. Chất lượng tín dụng có quan hệ mật thiết đến rủi ro trong hoạt động tín dụng, nó ảnh hưởng quyết định đến t ài sản có của ngân hàng. Chất lượng tín dụng kém là nguyên nhân quan trọng dẫn đến phá sản của ngân hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng cũng là góp phần quan trọng làm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Câu hỏi đặt ra là chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là gì? Do đó mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của tín dụng ngân hàng và tìm các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro. 3. Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu, tài liệu về t ình hình cho vay trong những năm gần đây tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tân Bình; qua đó sử dụng phương pháp so sánh để có nhận xét, đánh giá về thực trạng chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tân Bình thông qua các chỉ số như: dư nợ, nợ quá hạn, nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng t ài sản có, nợ quá hạn trên tổng tài sản có, .... GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 5 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình Từ thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình, tham khảo thêm tài liệu, sách, báo có liên quan đến chất lượng tín dụng để có những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng. 4.Phạm vi nghiên cứu Khái niệm chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung, trong đó nội dung quan trọng thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Do vậy, trong một số trường hợp khi nói đến chất lượng tín dụng theo nghĩa hẹp; người ta có thể chỉ nêu lên t ỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ; nếu tỷ lệ càng cao, có nghĩa chất lượng tín dụng thay đổi theo chiều hướng không tốt và ngược lại. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng tín dụng, nhưng vì thời gian nghien cứu hạn hẹp nhưng hơn cả là trình độ, kiến thức còn ít nhiều bị hạn chế, nên ở phạm vi đề tài này em chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng theo nghĩa hẹp. Do đó em sẽ nghiên cứu các vấn đề sau: Chính sách tín dụng áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Tân Bình. Thực trạng về tín dụng, nợ quá hạn trong những năm gần đây tại Ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh Tân Bình ( 2005- 2008) 5.Kết cấu đề tài : Chương 1 : Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tân Bình. Chương 2 : Thực trạng về hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Tân Bình. Chương 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở Ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh Tân Bình. GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 6 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tân Bình. 1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt 1.1.1. Nam. Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngo ại thương (NHNT) chính thức được thành lập theo quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương ( nay là NHNN ). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác ( vận tải, bảo hiểm,…), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)…Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ t ướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Sau gần 46 năm hoạt động, NHNT đã phát triển thành một ngân hàng đa năng. Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn, NHNT đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao. Ngân hàng còn đầu tư vào các lĩnh vực khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu t ư, bảo hiểm nhân GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 7 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình thọ,kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng v.v.. thông qua các công ty con và công ty liên doanh. NHNT đã tập trung áp dụng phương thức quản trị ngân hàng hiện đại, mở rộng và nâng cấp mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch. Cho đến nay, mạng lưới của NHNT đã vươn rộng ra nhiều địa bàn và lĩnh vực, phát triển theo mô hình Ngân hàng đa năng với 1 sở giao dịch, 58 chi nhánh và 87 Phòng giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện, 1 Công ty con ở nước ngoài và 3 Công ty liên doanh với đội ngũ cán bộ gần 6500 người. Hoạt động của NHNT còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và các vùng lãnh thổ. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, NHNT còn tham gia các Hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Asean Pacific Banker’s Club, Tổ chức thanh toán toàn cầu Swift, Tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master Card và là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Ngày 23/05/2008, NHNN cấp Giấy phép hoạt động số 138/GP-NHNN cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam sau khi cổ phần hóa, chuyển đổi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ Ngân hàng thương mại Nhà nước thành Ngân hàng TMCP và chính thức chuyển hoạt động sang mô hình cổ phần ngày 02/06/2008. Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam- Vietcombank. Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Quận Ho àn Kiếm, Hà Nội. Lĩnh vực hoạt động. 1.1.2. Huy động vốn : bao gồm nhận tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn; vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 8 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình Hoạt động tín dụng : bao gồm cung cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ : bao gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh toán trong nước và nước ngoài, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ , thực hiện thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng. Các hoạt động khác : bao gồm góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, thực hiện các nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam, kinh doanh ngoại hối và vàng, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ… 1.1.3. Hệ thống điều hành và quản trị VCB. GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 9 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 10 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình 1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB từ năm 2006 – 2008. T ổng tài s ản (tỷ VND) 250,000 219,910 197,408 200,000 166,952 136,456 150,000 100,000 50,000 0 2005 2006 2007 2008 Đồ thị 1.1.4a: Tổng tài sản của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Tổng tài sản năm 2006 đạt 166,952 tỷ đồng tăng 22,35% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 197,408 tỷ đồng tăng 18,24% so với năm 2006. Đến năm 2008, tổng t ài sản chỉ tăng 11,4% so với năm 2007. Tuy tổng t ài sản của Vietcombank nhìn chung tăng đều qua các năm nhưng tốc độ tăng lại giảm dần. Lý do : đến năm 2008, sự sụp đổ của Lemon Brothers cộng với tình hình kinh tế không ổn định trong nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, trong đó có Vietcombank. Tuy t ốc độ tăng có giảm nhưng Vietcombank vẫn đạt được chỉ tiêu hoạt động đề ra cho năm 2008 ( 211.000 tỷ VND ) Vốn chủ s ở hữu (tỷ VND) 13,552 13,316 15,000 11,127 8,415 10,000 5,000 0 2005 2006 2007 2008 Đồ thị 1.1.4b: Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vốn chủ sở hữu tăng đều từ năm 2005 đến 2007; năm 2008, vốn chủ sở hữu giảm nhẹ từ 13,552 tỷ đồng xuống còn 13.316 tỷ đồng, giảm 1,74% so với năm 2007. Lý do : Những GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 11 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình biến động lớn của thị trường năm 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến họat động huy dộng vốn của Vietcombank ( lãi suất huy động biến động chưa từng có, tỷ giá USD/VND tăng đột biến, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng t ài chính toàn cầu…). Tuy thế, Vietcombank vẫn giữ vị trí là ngân hàng có tỷ lệ huy động vốn ngoại tệ cao nhất trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Dư nợ tín dụng (tỷ VND) 111,642 120,000 97,532 100,000 80,000 67,742 61,043 60,000 40,000 20,000 0 2005 2006 2007 2008 Đồ thị 1.1.4c: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Dư nợ tín dụng năm 2006 tăng 10,97% so với năm 2005 vì tăng trưởng tín dụng có chọn lọc và các biện pháp tăng trưởng quản trị rủi ro tín dụng được Vietcombank đặc biệt chú trọng để củng cố và nâng cao chất lượng danh mục cho vay của ngân hàng. Năm 2007 dư nợ tín dụng tăng 30,23% so với năm 2006 nhưng đến năm 2008, tốc độ tăng dư nợ tín dụng giảm còn 14,46%. Lý do : Năm 2007, thị trường chứng khoán sốt lên nhanh chóng, ngườ i dân đổ xô đầu tư vào chứng khoán thay vì gửi tiền vào ngân hàng. Nắm được xu hướng chung, Vietcombank đưa ra nhiều chương trình khuyến khích, tạo mọi thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức vay vốn ngân hàng để đầu tư, kinh doanh, mua sắm tiêu dùng; bên cạnh đó Vietcombank còn mở thêm nhiều điểm giao dịch, chi nhánh để tạo thuận lợi cho cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động gửi hoặc vay tiền. Do đó, dư nợ tín dụng của Vietcombank tính đến cuối năm 2007 tăng hơn 30%, tốc độ tăng gấp 3 lần so với năm 2006. Năm 2008, tình hình kinh t ế thế giới có nhiều biến động chưa lường trước được sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với Việt Nam, nên rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn ở mức cao, do đó các GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 12 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình quy trình thủ tục thẩm định khách hàng vay tín dụng ngày càng chặt chẽ hơn; chi phí đầu vào lại vẫn ở mức cao do vốn được huy động với lãi suất cao trong thời gian trước nên chưa thể hạ thấp lãi suất cho vay… vì thế, năm 2008 tốc độ tăng dư nợ tín dụng không cao. Tuy chưa đạt mức chỉ tiêu tốc độ tăng dư nợ tín dụng đề ra trong năm 2008 (29%) nhưng Vietcombank đã nổ lực giữ vững được mức độ tăng trưởng ổn định và duy trì vị trí vị trí ngân hàng trong nước tốt nhất tại Việt Nam. Lợi nhuận sau thuế (tỷ VND) 3,500 2,877 3,000 2,407 2,500 1,680 2,000 1,290 1,500 1,000 500 0 2005 2006 2007 2008 Đồ thị 1.1.4d: Lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Lợi nhuận sau thuế : năm 2006, những kết quả xuất sắc trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ đã mang lại mức tăng trưởng lợi nhuận của Vietcombank cao nhất từ trước tới nay. Lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng đạt con số kỷ lục 2,877 tỷ VND, tăng 122,7% so với năm trước. Năm 2007, lợi nhuận sau thuế của Vietcombank giảm xuống còn 2,407 tỷ đồng giảm 16,3% so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu là do NHNT tăng trích lập dự phòng rủi ro ( 1.179 tỷ VND năm 2007 so với 170 tỷ VND năm 2006) vì việc phân loại nợ được tiến hành chặt chẽ hơn theo quy định mới của NHNN cho phù hợp với chuẩn quốc tế. Năm 2008 là một năm chật vật chung với hoạt động ngân hàng, trong đó có Vietcombank. Biến động lãi suất kéo dài cả năm, những chính sách liên quan biến động quá nhanh, nợ xấu có xu hướng gia tăng, trích lập dự phòng đầy đủ theo chuẩn quốc tế đã đốt cháy lợi nhuận đáng kể của ngân hàng. Bên cạnh đó, rủi ro từ thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản “đóng băng” và sụt giá, t ình hình kinh tế thế giới bất ổn lại càng góp phần làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vietcombank cũng không thoát khỏi xu hướng chung đó, lợi nhuận sau thuế năm 2008 đạt 1.680 tỷ VND giảm 30,2% so với năm 2007. GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 13 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình Nhận xét: Sớm nhận thức được những tác động của kinh tế thị trường đối với hoạt động tài chính, ngân hàng, Vietcombank đã không ngừng mở rộng hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đặc biệt, với việc cổ phần hóa thành công, Vietcombank đã thay đổi toàn diện để trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại thích ứng nhanh trong một môi trường kinh doanh mới. Tuy phải đối mặt với những thách thức khó khăn từ t ình hình kinh tế trong nước và thế giới, nhưng qua các phân tích tài chính nói trên, có thể thấy rõ tiềm năng và vị thế của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Vietcombank rõ ràng xứng đáng với tư cách là một trong những ngân hàng lớn mạnh và uy tín hàng đầu tại Việt Nam. 1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại thương – chi nhánh Tân Bình Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Tân 1.2.1. Bình. Tên tiếng anh: BANK FOR FOREIGN OF VN TAN BINH Tên điện tín: VIETCOMBANK TAN BINH Trụ sở chính: số 364 Cộng ho à tầng trệt toà nhà E – Town, Quận Tân Bình, TP.HCM Ngân hàng Ngoại Thương – Chi nhánh Tân Bình được thành lập vào tháng 10/2002 theo quyết định số 228/QĐ-NHNT-HĐQT với tư cách là Chi nhánh cấp II, lúc này mọi hoạt động do Vietcombank Tp.HCM quản lý. Đến ng ày 25/10/2006 theo quyết định số 799/QĐ- NHNN của HĐQT-NHNN Việt Nam về việc nâng cấp chi nhánh Vietcombank Tân B ình thành chi nhánh cấp I để được mở rộng hơn về quyền quản lý và chi nhánh đang chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam. Ngày 17/11/2006 Vietcombank Tân Bình chính thức trở thành chi nhánh cấp I theo quyết định số 407/ QĐ-NHNT. Vietcombank Tân Bình chỉ mới thành lập và hoạt động, cùng với nhu cầu mở rộng thị trường và phát triển mạng lưới tổ chức hoạt động, cho nên trong những năm qua nguồn nhân lực của Vietcombank tăng cường về số lượng lẫn về chất lượng, trên 90% có trình độ đại học trở lên. Vì mới được thành lập nên nhân viên của công ty có độ tuổi rất trẻ, được đào tạo căn bản và thích nghi với môi trường kinh doanh hiện đại, đây cũng là một lợi thế rất lớn để thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng ngoại thương CN Tân Bình. Lúc mới bắt đầu hoạt động, Vietcombank Tân Bình có quy mô rất nhỏ với số lượng nhân viên ít, chỉ với 27 GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 14 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình người cho đến nay ngân hàng đã từng bước mở rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân viên là 82 người. Nhiệm vụ chính của chi nhánh la thực hiện một phần các nghiệp vụ ngân hàng do giám đốc ngân hàng ngoại thương giao: + Nguồn vốn bao gồm: vốn tự có, vốn vay, vốn lưu động,…chi nhánh đã không ngừng mở rộng nghiệp vụ tín dụng ngắn, trung và dài hạn, bảo lãnh. + Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở L/C + Thực hiện mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, nhận uỷ thác, phát hành trái phiếu, nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ cho mổi đối tượng trong và ngoài nước, bao gồm các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân,… + Thực hiện chuyển tiền, thanh toán phí mậu dịch + Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ. + Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank Visa – Vietcombank American Express,… Vai trò và nhiệm vụ ngân hàng ngoại thương – chi nhánh Tân Bình Ngân hàng ngoại thương – chi nhánh Tân Bình là một chi nhánh cấp I thuộc hệ thống ngân hàng ngoại thương Việt Nam, cho nên vài trò và nhiệm vụ của nó cũng giống nhu bao ngân hàng thương mại khác, cụ thể nhu sau: + Tổ chức huy động vốn tại chổ: Khai thác tối đa và huy động vốn dưới nhiều hình thức, thực hiện đa dạng hoá hình thức huy động tổ chức các bàn tiết kiệm, dịch vụ, tạo điều kiện phục vụ cho mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. + Linh hoạt và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm gửi góp, gửi một lần lĩnh nhiều lần, kỳ phiếu trả lãi trước…phù hợp với thời gian, lãi suất, liên tục cải tiến và hoàn thiện các khâu dịch vụ, tiện ích phục vụ ngân hàng, trong năm đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng dịch vụ chuyển tiền điện tử thông qua mạng của ngành. + Thường xuyên nắm bắt lãi suất thị trường, để điều chỉnh kịp thời và linh hoạt trong cơ chế lãi suất của ngân hàng ngoại thương Việt Nam vừa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh huy động vốn vùa đảm bảo yêu cầu hoạch toán kinh doanh. GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 15 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình + Tổ chức cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn đến từng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ… Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 1.2.2. Sơ đồ tổ chức 1.2.2.1. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG TỒ PHÒNG THANH PHÒNG KHÁCH KẾ KIỂM TOÁN HÀNH PHÒNG HÀNG TOÁN - CHÍNH NGÂN TRA & KINH QUỸ NỘI TÀI DOANH NHÂN DỊCH SỰ BỘ CHÍNH VỤ PGD PGD PGD LŨY PGD LÝ TÂN SỐ 01 THƯỜNG SƠN BÁN KIỆT NHÌ BÍCH GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 16 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 1.2.2.2. PHÒNG KHÁCH HÀNG Chức năng Phòng khách hàng có chức năng là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm khách hàng nhằm đặt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an to àn, hiệu quả và tăng thị phần của NHNT Việt Nam. Đầu mối duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng; phát triển sản phẩm đầu tư dự án. Phân tích rủi ro và thẩm định giới hạn tín dụng, cấp tín dụng và cấp tín dụng đầu tư dự án đối với khách hàng. Nhiệm vụ cụ thể Xác định thị trường kinh doanh mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu: Trên cơ sở thường xuyên thu thập và đánh giá thông tin t ừ thị trường, phòng khách hàng xác định thị trường kinh doanh mục tiêu có khả năng đưa lại lợi nhuận cao cho ngân hàng (theo ngành/lĩnh vực, khu vực địa lý, nhóm khách hàng, nhóm sản phẩm) đề xuất đối t ượng khách hàng mục tiêu và trình độ có thẩm quyền phê duyệt. Chịu trách nhiệm cung cấp mọi thông tin có liên quan đến khách hàng theo yêu cầu của các phòng ban. Phối hợp với các phòng ban khác có liên quan trong việc đàm phán ký kết các hợp đồng cung ứng dịch vụ hoặc tham gia cung ứng dịch vụ đến khách hàng. Tổ chức việc đánh giá thực hiện chính sách khách hàng định kỳ nhằm kịp thời đề suất điều chỉnh chính sách hoặc điều chỉnh biện pháp triển khai có hiệu quả hơn trong trường hợp cần thiết. Trực tiếp khởi tạo và quản lý mối quan hệ với khách hàng: Là phòng chịu trách nhiệm thu thập mọi thông tin và hồ sơ tài liệu cần thiết có liên quan đến khách hàng. Thực hiện quản lý và xử lý các khoản tín dụng có vấn đề. Phát hành thư xác nhận tiền ký quỹ xuất khẩu lao động, kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, dịch vụ lữ hành quốc tế. Tiếp nhận nhu cầu đầu tư dự án của khách hàng, thẩm định dự án, thực hiện và quản lý các khoản đầu t ư dự án theo quy trình, quy định hiện hành: Tiếp nhận hồ sơ đầu tư dự án của khách hàng; tiếp nhận và xử lý và/hoặc theo dõi việc xử lý các nhu cầu rút vốn vay theo Hợp đồng tín dụng đầu tư dự án. Tùy theo đặc điểm riêng đối với từng khách hàng, phối hợp cùng các phòng GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 17 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình ban khác thiết kế các sản phẩm hoặc sản phẩm trọn gói phù hợp và có tính hấp dẫn đối với khách hàng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao . PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH : Công tác kế toán tài chính Tổ chức thực hiện chế độ kế toán, chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán theo đúng luật kế toán, thống kê của Nhà nước, quy định của Bộ tài chính, của NHNN và NHNT Việt Nam từng thời kỳ. Hướng dẫn, tập huốn hạch toán kế toán tại chi nhánh và tại các đơn vị hạch toán báo sổ của chi nhánh. Tổng hợp số liệu kế toán, lập các bảng cân đối kế toán định kỳ, bảng tổng kết t ài sản và kết quả kinh doanh hàng tháng, quý, năm, của chi nhánh. Tổng hợp số liệu báo cáo thống kê và số liệu lịch sữ của chi nhánh. Theo dõi và quản lý chi tiêu tài chính, mua sắm, tài sản tại chi nhánh đúng quy định về quản lý chi tiêu toàn hệ thống do Tổng Giám Đốc NHNT Việt Nam ban hành.Lập kế hoạch tài chính của chi nhánh. Xây dựng kế hoạch tài chính tổng hợp và báo cáo phân tích trên cơ sở đó theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính. Hạch toán tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố định theo đúng quy định hiện hành, hạch toán và phân bổ công cụ lao động. Hạch toán và quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng và các qũy khác của chi nhánh theo chế độ hiện hành. Hạch toán theo dõi tình hình dự trữ bắt buộc, phí bảo hiểm tiền gửi ( Qua NHNT Việt Nam công bố hàng ngày. Theo dõi trạng thái hạn mức mua). Quản lý, theo dõi vốn kinh doanh ngoại tệ, xây dưng áp dụng tỷ giá theo quy định của NHNN Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngo ại Thương TP.HCM. Trình Ban giám đốc ký bán trước ngoại tệ trong ngày và thông báo cho các phòng, t ổ liên quan. Đánh giá lại vốn kinh doanh ngoại tệ cuối tháng, cuôí năm theo quy định. Thực hiện mua bán và điều hòa ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam từng thời kỳ. Xây dựng, điều chỉnh lãi suất tiền gửi, tiền vay, biểu phí theo khung tỷ giá, lãi suất của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh đầu mối ( VCB HCM) và Giám Đốc chi nhánh NHNT Tân Bình. Thực hiện in, lưu chứng từ báo có, báo nợ IBT online. Tham gia các Hội đồng chuyên môn theo quy định GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 18 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình Công tác quản lý nợ : Chức năng : Bộ phận quản lý nợ ( QLN) có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc mở tài khoản vay/hợp đồng, cập nhật hệ thống, giải ngân, thu hồi nợ. Đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ. Lưu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn. Đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước quy định trong Quy trình tín dụng. Nhiệm vụ cụ thể : Kiểm soát tính tuân thủ: Thực hiện kiểm soát và kiểm tra tính tuân thủ của bộ hồ sơ vay theo đúng trình tự quy định tại quy tr ình tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Đối chiếu so sánh tính khớp đúng về nôi dung giữa thông tin tác nghiệp với các hồ s ơ tài liệu vay đính kèm. Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của từng loại văn bản hồ sơ được lưu trữ theo quy định. Kiểm tra sự phù hợp của các hồ sơ rút vốn với hạn mức tín dụng còn lại và các điều kiện tín dụng đã được phê duyệt. Bàn giao hồ sơ rút vốn cho phòng Thanh toán và kinh doanh dịch vụ. Lập các báo dữ liệu của các khoản vay. In các báo định kỳ về các khoản vay: hạn mức, dư nợ, ngày đáo hạn, thời điểm kiểm tra sử dụng vốn vay định kỳ…Lập các báo cáo tín dụng định kỳ, đột xuất . Là đầu mối trong việc lập báo cáo phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro và các báo cáo tín dụng định kỳ theo yêu cầu của NHNN và NHNT Việt Nam. Cung cấp các thông tin khác theo yêu cầu của phòng Khách hàng và Ban giám đốc. Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi: Định kỳ in phiếu tính lãi, chấm đối chiếu và chuyển phòng Thanh toán và Kinh doanh d ịch vụ để tiến hành thu lãi các khoản vay. Quản lý việc xuất – nhập, mượn tài sản thế chấp, cầm cố. Ngoài các chức năng, nhiệm vụ trên, Phòng còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao . PHÒNG THANH TOÁN VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ Công tác kế toán thanh toán: Thực hiện việc mở và đóng tài khoản cá nhân, tổ chức kinh tế (cư trú và không cư trú) Quản lý hồ sơ pháp lý và Scan chữ ký khách hàng theo quy định. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán qua các lệnh bằng ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, nhờ thu, SWIFT, Telex, Séc chuyển khoản, Séc bảo chi. Thực hiện các lệnh thu, chi tiền mặt, séc lĩnh tiền mặt từ các t ài GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 19 -
- Đề tài : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương - chi nhánh Tân Bình khoản tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản. Thực hiện các lệnh thanh toán, thu chi ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân, theo chế độ quản lý ngoại hối. Thực hiện các nghiệp vụ khác có liên quan như: chuyển đổi ngoại tệ, ký quỹ, t ài khoản tiền gửi kì hạn, xuất nhập ngoại bảng tài sản thế chấp và lãi treo ngoại bảng, tra soát và xác nhận số dư Công tác kinh doanh dịch vụ Thực hiện hoạch toán các điện chuyển t iền, kiều hối, chi trả tại quầy, chuyển tiền nhanh. Thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi bằng VND và ngoại tệ. Tra soát và hoàn trả các món chuyển tiền kiều hối không đủ yếu tố chi trả. Tiếp nhận và xét hồ sơ các khoản thanh toán về dịch vụ (cước phí, trả tiền mua sách báo, học phí, hàng phi mậu dịch…) của các cá nhân và tổ chức. Hạch toán vào tài khoản trung gian, chuyển lệnh chuyển tiền đến VCB trung ương để thanh toán đi nước ngoài. Mua các loại ngoại tệ chuyển khoản, tiền mặt tự do chuyển đổi do NHNT Việt Nam quy định. Đổi tiền mặt ngoại tệ (có nguồn gốc) lấy ngoại tệ khác cho khách hàng nước ngoài. Đổi các loại séc lữ hành (Traveller Cheque) lấy ngoại tệ hoặc VND. Thanh toán thẻ Visa, Master Card, JCB, Amex, MTV…Theo dõi tất toán tài khoản tạm ứng thẻ. Hoàn quỹ, lập biên bản quỹ ghi nhận đầy đủ những thông tin khi có thừa, thiếu quỹ, sai sót máy, t ìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục: Theo dõi, giám sát, lên kế hoạch phối hợp với các đối tác về sửa chữa, bảo hành, bảo trì hệ thống máy. Xây dựng kế hoạch trình Trung ương liên quan việc triển khai, lắp đặt và phát triển mạng lưới máy ATM, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Thực hiện ứng dụng sản phẩm mới tăng tiện ích cho hệ thống máy ATM. Phối hợp với phòng Kinh doanh dịch vụ thẻ ngân hàng TMCP NTVN và VCB HCM giải quyết tra soát, khiếu nại vướng mắc của khách hàng đảm bảo nhanh chóng chính xác. Thực hiện các chế độ báo cáo, thống kê theo quy định hiện hành. Công tác kinh doanh ngoại tệ Thực hiện nghiệp vụ mua,bán ngoại tệ với các tổ chức cá nhân theo tỷ giá cô ng bố hàng ngày trên cơ sở hướng dẫn của Vụ quản lý ngoại hối, NHNT VN và các quy định của Giám đốc chi nhánh NHNT Tân Bình. Công tác thanh toán xuất nhập khẩu Nhận L/C (và mọi tu chỉnh L/C nếu có) Ngân hàng nước ngoài mở và thông báo cho khách hàng là người thụ hưởng L/C thông qua chi nhánh đầu mối. Nhận chứng từ hàng xuất GVHD: Ts.Trầm Thị Xuân Hương SVTH : Trương Thị Ngọc - Trang 20 -
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng thương mại nước ta - Nguyễn Phương Nhung
65 p |
876 |
396
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng thương mại nước ta
61 p |
366 |
132
-
Tiểu luận: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
97 p |
329 |
119
-
Tiểu luận: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Nội
68 p |
316 |
111
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Đống Đa
92 p |
229 |
66
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
101 p |
140 |
38
-
Tiểu luận: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân
77 p |
175 |
37
-
Khóa luận tốt nghiệp; Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Chi nhánh Hải Phòng
83 p |
231 |
36
-
Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trung tâm dạy nghề Huyện Nông Cống,Tỉnh Thanh Hoá
130 p |
166 |
34
-
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
67 p |
156 |
34
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh
131 p |
168 |
33
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh Phòng giao dịch Cẩm Phả
110 p |
188 |
32
-
Luận án Thạc sĩ khoa học kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty Bảo Việt Quảng Trị
122 p |
147 |
26
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận
136 p |
118 |
22
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Cần Thơ
126 p |
126 |
18
-
Khóa luận tốt nghiệp Việt Nam học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng du lịch biển Hải Phòng trong giai đoạn 2021-2025
92 p |
47 |
16
-
Luận văn: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam”
29 p |
121 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng phát thanh truyền hình I Hà Nam
91 p |
104 |
10
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)