intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án số 3: Bài khái quát về nhóm Oxi - Hóa học 10 GV.H.H.Hậu

Chia sẻ: Hoàng Hải Hậu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

172
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi học xong bài này, học sinh phải biết vị trí nhóm Oxi trong bảng tuần hoàn, cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm Oxi, tính chất của hợp chất với hidro, hidroxit.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án số 3: Bài khái quát về nhóm Oxi - Hóa học 10 GV.H.H.Hậu

  1. GIÁO ÁN SỐ 3 Tên bài dạy : Bài khái quát về nhóm oxi Tiết (theo chương trình): 61 Tại lớp : 10A3 Tiết: 3 Ngày : 10/03/2014 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thúy Thảo Sinh viên giảng dạy: Hoàng Hải Hậu I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Học sinh biết: - Vị trí nhóm oxi trong bảng tuần hoàn. - Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm oxi. - Tính chất của hợp chất với hiđro, hiđroxit. Học sinh hiểu: - Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm. - Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố nhóm oxi. Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm oxi. Học sinh vận dụng: - Viết được các PTHH chứng minh tính chất oxi hoá của các nguyên tố nhóm oxi. - Giải được một số bài tập hoá học có liên quan đến tính chất đơn chất và hợp chất nhóm oxi – lưu huỳnh. 2. Về kĩ năng: - Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng dạng ô lượng tử của nguyên tử O, S, Se, Te ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích. - Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của nhóm oxi là tính oxi hóa dựa vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử. 3. Thái độ: Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, hứng thú với bài học. II.Trọng tâm: - Cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố nhóm oxi. - Tính chất của các nguyên tố nhóm oxi, tính chất đơn chất, tính chất hợp chất (Hợp chất với hiđro, hiđroxit). III. Phương pháp giảng dạy: - Đàm thoại nêu vấn đề. - Sử dụng phương tiện dạy học: bảng biểu, phiếu học tập. IV. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
  2. - Bảng biểu, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: V. Tiến trình giảng dạy: 1. Ổn định lớp:( 1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: (1 phút) - Ở chương trước các em đã được tìm hiểu về nhóm halogen, đã được nghiên cứu về vị trí, cấu tạo nguyên tử và tính chất của các nguyên tố trong nhóm halogen. Hôm nay các em sẽ cùng nhau tìm hiểu 1 nhóm mới, nhóm oxi. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Hoạt động1: (10 phút) Tìm hiểu về vị I. Vị trí cuả nhóm oxi trong bảng trí của nhóm oxi trong bảng tuần tuần hoàn. hoàn. - Nhóm VIA - Treo bảng tuần hoàn yêu cầu học Gồm O S Se Te Po sinh trả lời câu hỏi sau: Chu kì 2 3 4 5 6 - Quan sát bảng hệ thống tuần hoàn và Cho biết nhóm VIA bao gồm những Ô 8 16 34 52 84 nguyên tố nào? Vị trí của từng nguyên tố cụ thể? TT O2(khí) S8(bột) Sen(r) Ten(r) - Dựa vào sách giáo khoa cho biết trạng thái tồn tại và màu sắc ở điều Màu ko màu vàng nâu đỏ xám kiện thường của các nguyên tố nhóm VIA? - Po không gặp trong tự nhiên. Nó được điều chế trong các phản ứng hạt nhân.Po được nghiên cứu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ. II. Cấu tạo nguyên tử của những  Như vậy nhóm oxi bao gồm O, S, Se, nguyên tố trong nhóm oxi. Te để xem các nguyên tố trong nhóm 1. Giống nhau có - ns2np4 điểm gì giống và khác nhau chúng ta sang phần II. Hoạt động 2: (15 phút) Tìm hiểu cấu ns2 np4 tạo nguyên tử của các nguyên tố trong - Đều có 6 electron lớp ngoài cùng. nhóm oxi. R +2e → R-2 - Yêu cầu HS lên bảng viết cấu hình → ns2np6 electron lớp ngoài cùng của nguyên tử → Các nguyên tố nhóm VIA có tính oxi
  3. các nguyên tố nhóm VIA và biểu diễn hóa, số oxi hóa thường gặp là -2 trên các obitan. 2.Sự khác nhau giữa oxi và các  Dự đoán tính chất hóa học cơ bản nguyên tố trong nhóm và * Nguyên tử oxi: số oxi hóa trong các hợp chất của các ở lớp ngoài cùng có cấu hình electron là: nguyên tố nhóm VIA? 2s22p4 2s2 2p4 Không có phân lớp d trống→không có - Khi Tìm hiểu về các nguyên tố trong khả năng tạo số electron độc thân lớn nhóm halogen chúng ta đã được biết hơn 2 → Số oxi hóa là: -2, 0, +2, -1 và Vd: Al2O3, Na2O, O2, OF2, Na2O2 giải thích tại sao F chỉ có số oxi hóa * Nguyên tử S, Se, Te: do có lớp ngoài -1 cùng có phân lớp d trống → ở trạng thái mà không có nhiều trạng thái oxi hóa kích thích có khả năng tạo ra số e độc giống như Cl, Br, I. thân là 4e và 6e → số oxi hóa là: +4 - Tương tự như vậy yêu cầu học sinh hoặc +6 cho biết oxi có những trạng thái oxi Vd: SO2, SO3, H2SO4, H2SO3 hóa nào? giải thích. → Số oxi hóa thường gặp của nguyên tố nhóm VIA: -2, 0, +4, +6 (trừ O) - Trường hợp ngoại lệ : Na2S2O3, H2O2, - S, Se, Te có những trạng thái oxi hóa FeS2, Na2O2 nào? Giải thích. III. Tính chất của các nguyên tố trong - Nguyên tử S, Se, Te: do có lớp ngoài nhóm oxi. cùng có phân lớp d trống → ở trạng Tính chất của đơn chất thái kích thích có khả năng tạo ra số e - Là những nguyên tố phi kim mạnh (trừ độc thân là 4e và 6e → khi các nguyên Po là kim loại) tử của các nguyên tố này liên kết với - Có tính oxi hóa mạnh, tuy nhiên yếu nguyên tử của nguyên tố có độ âm hơn halogen trong cùng chu kì điện - Tính oxi hóa giảm dần từ O→Te lớn hơn → có mức oxi hóa +4, +6. 2. Tính chất của hợp chất * Lưu ý có một số trường hợp ngoại - Hợp chất với hiđro: H2R lệ H2O H2S H2Se H2Te Lỏng ( Khí mùi khó chịu) - dd trong nước Hoạt động 3: (12 phút) Tìm hiểu các nguyên tố trong nhóm oxi - Có tính axit yếu - Dựa vào bảng độ âm điện trong - Hợp chất hidroxit: H2RO4
  4. SGK H2SO4, H2SeO4, H2TeO4→là những axit yêu cầu học sinh cho biết. + Mức độ tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm oxi và so sánh với các halogen trong cùng chu kì? + Sự biến đổi tính oxi hóa từ O đến Te? - Yêu cầu HS viết CTPT của hợp chất với hidro, với hidroxit của các nguyên tố nhóm oxi? cho biết tính chất chúng của các hợp chất? Hoạt động 4:(5 phút) củng cố. 1/ Hãy ghép cấu hình electron ở trạng thái cơ bản với nguyên tử thích hợp: Cấu hình e Nguyên tử 2 4 A. [Ne] 3s 3p a. O 2 2 4 B. 1s 2s 2p b. Te 10 2 4 C. [Kr]4d 5s 5p c. Se 10 2 4 D. [Ar] 3d 4s 4p d. S 2/ Tính chất nào sau đây không đúng đối với nhóm oxi( nhóm VIA) ? Từ nguyên tố oxi đến nguyên tố telu: A. Độ âm điện của nguyên tử giảm dần. B. Bán kính nguyên tử tăng dần. C. Tính bền của hợp chất với hiđro tăng dần. D. Tính axit của hợp chất hiđroxit giảm dần. 3 Có những cấu hình electron sau đây: a) 1s22s22p63s23p4 b) 1s22s22p63s23p33d1 c) 1s22s22p63s13p33d2 Hãy cho biết: - Cấu hình electron viết ở trên là của
  5. nguyên tử nguyên tố nào? - Cấu hình electron nào ở trạng thái cơ bản? Cấu hình electron nào ở trạng thái kích thích? giải: - Từ cấu hình electron suy ra tổng số electron ở cả 3 cấu hình a, b, c đều bằng 16. Vậy Z=16, nguyên tố là S - Cấu hình electron a là ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron b,c ở trạng thái kích thích. 4. Daën doø: ( 1 phuùt) - Về nhà học bài và làm hết các bài tập trong SGK và SBT. - Chuẩn bị buổi sau học bài oxi Phiếu học tập 1/ Hãy ghép cấu hình electron ở trạng thái cơ bản với nguyên tử thích hợp: Cấu hình e Nguyên tử 2 4 A. [Ne] 3s 3p a. O 2 2 4 B. 1s 2s 2p b. Te 10 2 4 C. [Kr]4d 5s 5p c. Se 10 2 4 D. [Ar] 3d 4s 4p d. S 2/ Tính chất nào sau đây không đúng đối với nhóm oxi( nhóm VIA) ? Từ nguyên tố oxi đến nguyên tố telu: A. Độ âm điện của nguyên tử giảm dần. B. Bán kính nguyên tử tăng dần. C. Tính bền của hợp chất với hiđro tăng dần. D. Tính axit của hợp chất hiđroxit giảm dần. 3 Có những cấu hình electron sau đây: a) 1s22s22p63s23p4 b) 1s22s22p63s23p33d1 c) 1s22s22p63s13p33d2 Hãy cho biết: - Cấu hình electron viết ở trên là của nguyên tử nguyên tố nào? - Cấu hình electron nào ở trạng thái cơ bản? Cấu hình electron nào ở trạng thái kích thích? Giải
  6. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY SINH VIÊN THỰC TẬP Cô Nguyễn Thị Thúy Thảo Hoàng Hải Hậu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2