intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Vật lý 6 bài 2: Đo độ dài tiếp theo

Chia sẻ: Nguyễn Trọng Tuyển | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

152
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua những bài soạn giáo án bài Đo độ dài tiếp theo quý thầy cô giáo có thể học hỏi những kinh nghiệm lẫn nhau về kỹ năng và hình thức soạn giáo án của mình được tốt hơn. Học sinh nhanh chóng ước lượng chiều dài cần đo. Chọn thước đo thích hợp, xác định GHĐ và ĐCNN của thước đo, biết tính giá trị trung bình của kết quả đo. Chúc các bạn thành công trong học tập và giảng dạy!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Vật lý 6 bài 2: Đo độ dài tiếp theo

GIÁO ÁN VẬT LÝ 6

Bài 2:  ĐO ĐỘ DÀI (tiếp)

   

A- MỤC TIÊU:

  • Kiến thức:

- Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài.

- HS biết xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.

  • Kỹ năng:

- Củng cố cho Hs các kiến thức: Biết đô độ dài trong 1 số tình huống thông thường theo qui tắc đo:

- Ước lượng chiều dài cần đo.

- Chọn thước đo thích hợp.

- Xác định GHĐ và ĐCNN của thước đo.

- Đặt thước đo đúng.

- Đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đúng.

- Biết tính giá trị trung bình của kết quả đo.

  • Thái độ:

- Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.

 

B- CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:

  • GV: giáo án, sgk

- Vẽ to hình 2.1; 2.2; 2.3 ( SGK).

- Các loại thước.

  • HS: Vở ghi, sgk, kiến thức
  • Những điểm cần lưu ý:

          - Đo độ dài là 1 trong những phép cơ bản nhất, vì vậy các kỹ năng đo cần được rèn luyện cho Hs ngay từ đầu.

          - Làm cho Hs thấy được thực hiện phép đo theo đúng qui tắc đo làm cho việc tiến hành đo càng chính xác.

          - Hs biết làm tròn kết quả đo theo vạch chia gần nhất với vật.

          - Kiến thức bổ xung:

 

C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 I- Ổn định tổ chức: (1ph)

 II- Kiểm tra bài cũ: (6ph)

? Để đo độ dài ta thường dùng dụng cụ gì để đo? và đơn vị đo nào là đơn vị chính?

? hãy đổi một số đơn vị sau:

          1km = ...... m;  1m = ...... dm

          1dm = ......cm; 1cm = ...... mm

          1m = ...... cm;  1m = ...... mm

HS: Trả lời

 

 

HS: Lên đổi các đơn vị

 

 III- Bài mới: 

GV cho HS1: Xác định GHĐ và ĐCNN của 3 thước đo khác nhau.

GV cho HS2: Em hãy dùng thước mét đo chiều dài bảng đen - đọc kết quả.

HS1HS2 lên bảng đo và báo cáo kết quả trước lớp

GV: nhận xét- đánh giá cho điểm.

ĐVĐ: Trên cơ sở cách làm, kết quả của Hs2 -> Gv: Để nắm được cách đo độ dài → vào bài.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu cách đo độ dài. (20 phút)

HS: Hoạt động nhóm

- Ước lượng độ dài chiều rộng cuốn sách vật lý 6?

- Thực hành đo độ dài chiều rộng cuốn sách vật lý 6?

- Dựa vào phàn thực hành đó lần lượt trả lời các câu hỏi từ C1-> C5.

- Đại diện nhóm trả lời, có nhận xét bổ xung.

C1- Em cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu?

GV: Nhận xét số đo ước lượng và kết quả đo cảu các nhóm -> đánh giá ước lượng tốt, chưa tốt.

- Đo chiều rộng cuốn sách vật lý 6? Em đã chọn dụng cụ nào? Tại sao?

- Đặt thước đo như thế nào?

 

- Đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo?

GV: Kiểm tra cách đặt thước đo, cách đặt mắt nhìn đọc kết quả đo của Hs, uốn nắn  hướng dẫn để Hs trả lời đúng.

- Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào?

Y/c: Hs Hoạt động cá nhân để trả lời C6  

 

- Qua cách làm đo chiều rộng cuốn sách vật lý 6 và phần trả lời các câu hỏi từ C1 -> C5. Em hãy rút ra kết luận về cách đo độ dài?

Y/c: Hs Hoàn chỉnh câu C6

- Gọi 2 Hs phát biểu kết luận.

Gv: Chốt lại cách đo độ dài.

 

 

HĐ2: Vận dụng (11 phút)

Gv: Treo hình vẽ 2.1

Y/c: Hs Quan sát trả lời C7

- Nếu đặt thước như hình b) làm thế nào để đọc được kết quả đúng?

Y/c: Hs Quan sát hình 2.2 và 2.3 để trả lời câu C8 và C9.

Gv: Nhấn mạnh: nắm vững kết luận - đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

- Đầu kia của bút chì gần vạch chia nào?

I- Cách đo độ dài

C­1:

 

C2:

 

C3:

  Đặt thước đo dọc theo chiều dài vật cần đo, vạch số 0 ngang với 1 đầu của vật.

C4:

  Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

C5:

  Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng (trùng) với vạch chia thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

C6:

(1)- Độ dài              (5)- Ngang bằng với

(2)- GHĐ                (6)- Vuông góc

(3)- ĐCNN              (7)- Gần nhất

(4)- Dọc theo

*) Kết luận về cách đo độ dài:

1- Ước lượng độ dài cần đo.

2- Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

3- Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho 1 đầu của vật ngang bằng với vạch 0 của thước.

4- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

5- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chí gần nhất với đầu kia của vật.

II- Vận dụng

C7:

a) Sai

b) Chưa thật đúng

c) Đúng

 

C8: Bình C- đúng

 

C9:

(1)- l = 7 cm

(2)- l ~ 7 cm

(3)- l ~7 cm

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Đo độ dài (tiếp theo). Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 2 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 6 - Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 6 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2