Giáo trình Thả giống - MĐ04: Ương giống và nuôi ngao
lượt xem 12
download
Giáo trình Thả giống là quyển 04 trong số 06 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề ương giống và nuôi ngao” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này gồm có 03 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thả giống - MĐ04: Ương giống và nuôi ngao
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THẢ GIỐNG MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ ƢƠNG GIỐNG VÀ NUÔI NGAO Trình độ: Sơ cấp nghề 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04 2
- LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ chương trình dạy nghề cho nông dân. Nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo chất lượng trong dạy nghề, việc phát triển giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình mô đun Thả giống của nghề “Ương giống và nuôi ngao” trình độ sơ cấp nghề được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Giáo trình này là quyển 04 trong số 06 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề ương giống và nuôi ngao” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này gồm có 03 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp. Nhóm biên soạn không ngại đi thực tế, tham vấn nông dân từ khâu xây dựng Sơ đồ phân tích nghề và viết Phiếu phân tích công việc đến khâu biên soạn chương trình và biên soạn giáo trình. Tuy đã có nhiều cố gắng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp từ các độc giả. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban Lãnh đạo Trường Cao đẳng Thủy sản. - Các hộ gia đình, chủ cơ sở ương giống và nuôi ngao tham gia các hội thảo. Đã có những ý kiến thiết thực đóng góp cho giáo trình này. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Ts. Thái Thanh Bình 2. Thành viên: Ks. Đinh Quang Thuấn 3. Thành viên: Ks. Đỗ Trung Kiên 3
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ......................................................................................... 2 MỤC LỤC ..................................................................................................... 3 Bài mở đầu .................................................................................................... 5 1. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của mô đun ................................................. 5 2. Tầm quan trọng của bước kỹ thuật thả giống ........................................ 5 3. Giới thiệu nội dung chương trình mô đun............................................. 5 Bài 1: Thả ngao cám ..................................................................................... 6 1. Xác định mùa vụ thả ............................................................................ 6 2. Xác định thời gian thả .......................................................................... 6 3. Xác định mật độ ................................................................................... 7 4. Kiểm tra môi trường ............................................................................. 8 5. Thả giống ngao cám ........................................................................... 19 Bài 2: Thả ngao vạn .................................................................................... 24 1. Xác định mùa vụ thả .......................................................................... 24 2. Xác định thời gian thả ........................................................................ 24 3. Xác định mật độ ................................................................................. 25 4. Kiểm tra môi trường ........................................................................... 26 5. Thả giống ngao vạn ............................................................................ 27 Bài 3: Thả ngao cúc .................................................................................... 31 1. Xác định mùa vụ thả .......................................................................... 31 2. Xác định thời gian thả ........................................................................ 31 3. Xác định mật độ ................................................................................. 32 4. Kiểm tra môi trường ........................................................................... 32 5. Thả giống ngao cúc ............................................................................ 33 4
- MÔ ĐUN THẢ GIỐNG Mã mô đun: MĐ 04 Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun học viên có khả năng: Kiến thức: - Trình bày được các bước kỹ thuật thả giống ngao cám, ngao vạn và ngao cúc. Kỹ năng: - Thực hiện được các bước kỹ thuật thả giống ngao cám, ngao vạn và ngao cúc. Thái độ: - Tuân thủ nghiêm túc qui trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn người khi làm viê ̣c tại bãi triều ven biể n . Nội dung của mô đun: Giáo trình này là quyển 04 trong số 06 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề ương giống và nuôi ngao” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này gồm có 03 bài dạy thuộc thể loại lý thuyết và tích hợp. Phƣơng pháp học tập của mô đun: Tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, học viên được học lý thuyết trên lớp kết hợp với học và thực hành tại các cơ sở ương giống ngao vùng ven biển. Trong quá trình học, học viên phải làm các bài thực hành thông qua quá trình kiểm tra thường xuyên để nắm vững lý thuyết và rèn tay nghề. Kết thúc mô đun học viên thực hành các thao tác gắn với nội dung đã được học để đánh giá kết quả học tập của mô đun. Phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của mô đun: - Tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ cuối mô đun + Không vắng mặt quá 20% số buổi học, các buổi thực hành có mặt đầy đủ. + Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun + Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 đ - Chi tiết về các yêu cầ u đánh giá k ết quả học tập + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra mức độ mức độ thành thạo của các thao tác. + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. 5
- Bài mở đầu Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp học tập của mô đun, phương pháp đánh giá kết quả học tập của mô đun, nội dung học tập của mô đun. - Thực hiện được và hoàn thành mô đun thả giống. - Tuân thủ quá trình học tập trên lớp, các thao tác thực hành rèn kỹ năng tay nghề. Nội dung: 1. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của mô đun - Vị trí: Mô đun Thả giống là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề của nghề ương và nuôi ngao; được giảng dạy trước các mô đun Chọn nơi ương và nuôi ngao; Chuẩn bị nơi ương và nuôi ngao; Lựa chọn ngao giống; Mô đun Lựa chọn ngao giống có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun Thả giống là chuyên môn nghề được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Điều kiện thực hiện mô đun được tiến hành tại các ao, bãi triều ương ngao vùng ven biển. Trường hợp thực hiện ngoài bãi triều người học cần phải có áo phao, nắm bắt được thủy triều. - Nhiệm vụ: Người học cần nắm vững kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng thả ngao cám, thả ngao vạn và thả ngao cúc. Phương pháp tiến hành thả ngao cám, ngao vạn và ngao cúc. 2. Tầm quan trọng của bước kỹ thuật thả giống Thả giống là khâu kỹ thuật then chốt nhằm lựa chọn được thời điểm thích hợp, mật độ thả thích hợp, môi trường đủ tiêu chuẩn và phương pháp thả phù hợp, nhằm nâng cao được tỉ lệ sống, năng suất ngao ương. 3. Giới thiệu nội dung chương trình mô đun. Nội dung mô đun gồm 03 bài: Bài mở đầu. Bài 1. Thả ngao cám. Bài 2. Thả ngao vạn. Bài 3. Thả ngao cúc. 6
- Bài 1: Thả ngao cám Mục tiêu: - Mô tả được phương pháp thả giống ngao cám. - Xác định được mùa vụ, thời gian, mật độ, môi trường và thả được giống ngao cám đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định mùa vụ thả 1.1. Xác định mùa vụ có giống - Mùa vụ có giống đối với ngao phụ thuộc mùa vụ sinh sản của ngao bố mẹ, sự xuất hiện nguồn giống từ tự nhiên. - Thông thường có hai vụ có giống ứng với mùa vụ sinh sản của ngao bố mẹ kể cả giống tự nhiên hay giống nhân tạo. Mùa vụ có giống của ngao có hai vụ, vụ một là vụ xuân hè thường từ tháng 6 - 7, vụ hai là vụ thu đông từ tháng 10 - 11. 1.2. Xác định mùa vụ thả giống - Mùa vụ thả giống ứng với mùa vụ có giống đối với ngao phụ thuộc mùa vụ sinh sản của ngao bố mẹ trong việc sản xuất giống nhân tạo. Hiện nay, ngoài nguồn giống được sản xuất nhân tạo, phần lớn giống vẫn phụ thuộc vào giống ngoài tự nhiên. Do vậy, mùa vụ thả giống còn phụ thuộc vào sự xuất hiện của giống ngoài tự nhiên. - Vụ một: là vụ xuân hè thường từ tháng 6 – 7 lấy giống từ nguồn giống ương vụ lấy giống ngao cám từ vụ sản xuất giống nhân tạo hay giống tự nhiên xuân hè. - Vụ hai: là vụ thu đông thường từ tháng 10 – 11 lấy giống từ nguồn giống ương vụ lấy giống ngao cám từ vụ sản xuất giống nhân tạo vụ thu đông tháng 8 - 9. 2. Xác định thời gian thả 2.1. Xác định các điều kiện thích hợp - Thời tiết: không có mưa bão; tránh nguồn nước bị ngọt hóa, nếu thả ngao vào thời gian này tỷ lệ chết của ngao rất cao. - Yếu tố môi trường trong khoảng thích hợp để thả ngao: + Nhiệt độ: 28- 320C + Độ mặn: 15- 25‰, tốt nhất 20‰; + Hàm lượng Ôxy hòa tan: 4- 6mg/l; 7
- + pH: 7- 8. 2.2. Xác định thời gian thả giống - Thời gian thả giống thích hợp đối với ngao giống phải bao hàm đủ các điều kiện thích hợp đối với giai đoạn ngao cám. - Thời gian thả giống vào sáng sớm hoặc chiều tối, trời mát, nhiệt độ nước từ 24- 320C. 3. Xác định mật độ 3.1. Đánh giá điều kiện môi trường tác động đến chọn mật độ ương - Điều kiện ao ương bao gồm: chất đáy, nguồn nước, nguồn thức ăn và các yếu tố môi trường là những điều kiện quyết định ảnh hưởng đến việc lựa chọn mật độ ương phù hợp. - Một số yếu tố làm ảnh hưởng đến mật độ ương ngao cám như: ao nuôi có chất đáy nhiều phù xa, tỷ lệ bùn nhiều; nguồn nước thủy triều đục có nhiều phù xa; nguồn thức ăn tự nhiên không phong phú. Những yếu tố như vậy, có thể không nên chọn để ương, hoặc ương chỉ với mật độ thưa và vừa phải. 3.2. Đánh giá kỹ thuật chăm sóc quản lý tác động đến chọn mật độ ương Kỹ thuật chăm sóc bao gồm quản lý môi trường ao ương; quản lý nền đáy, quản lý địch hại và cung cấp thức ăn là tảo bằng quá trình thay nước theo thủy triều. Vấn đề quản lý chăm sóc tốt sẽ thả ương được mật độ cao hơn, từ đó nâng cao hiệu quả trên diện tích ương. Một số vùng ương và ao ương còn chịu tác động bởi nguồn nước ngọt vào mùa mưa. Nếu nguồn nước bị ảnh hưởng bởi nguồn nước ngọt hóa, vấn đề thay nước là không thể thay nước để cung cấp tảo làm thức ăn. Vấn đề cần giải quyết là kỹ thuật gây nuôi bổ sung tảo cho ao ương trong giai đoạn này hoặc khi ở điều kiện bình thường có thể tăng được được mật độ ương tối ưu. 3.3. Tính mật độ thả - Mật độ thả ngao cám được tính theo đầu con/1000m2 ao ương. - Mật độ trong giai đoạn ương từ ngao cám lên ngao vạn phù hợp trong khoảng 10 – 25 triệu con/1000m2. Như vậy, mật độ thả ngao cám từ 10 – 25 vạn/m2. - Phương pháp tính mật độ thả: + Căn cứ vào mật độ ương đúng theo kỹ thuật khuyến cáo. + Căn cứ vào diện tích cần ương nuôi. + Công thức tính số lượng ngao thả như sau: Số lượng ngao cần thả = Mật độ thả/m2 x Diện tích cần ương (m2) - Ví dụ: tính số lượng ngao cám cần ương trên diện tích 5000m2, mật độ ương ao là 20 vạn con/m2. 8
- - Số lượng ngao cám cần thả là: (20 vạn con/m2) x (5.000m2) = 100 triệu con. 4. Kiểm tra môi trường 4.1. Kiểm tra nhiệt độ - Chuẩn bị các dụng cụ: nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu, bình lấy mẫu nước, số ghi chép, bút. - Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu: Hình 4- 1. Nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu Bước 1: Đo trực tiếp dưới ao hay múc nước vào xô nhựa rồi đo nhiệt độ, cho toàn bộ nhiệt kế ngập trong nước, đầu có chưa thủy ngân chìm trong nước cách mặt nước khoảng 30cm. 30cm Hình 4- 2. Cách đo nhiệt độ nước Bước 2: Hơi nghiêng nhiệt kế sao cho có thể đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, rồi rửa sạch cho vào hộp. - Đo bằng máy: Các máy đo Oxy, đo pH thường đồng thời đo luôn cả nhiệt độ. Bước 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo Bước 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại. Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại. 9
- Hình 4- 3. Máy đo nhiệt độ nước 4.2. Kiểm tra độ mặn Chuẩn bị các dụng cụ: Máy đo độ mặn, tỷ trọng kế, xô, cốc, ống hút. Phương pháp xác định: Có hai cách đo độ mặn phổ biến là dùng tỷ trọng kế và khúc xạ kế. - Dùng tỷ trọng kế: Hình 4- 4. Tỷ trọng kế đo độ mặn Múc nước vào xô nhựa, dùng cốc thủy tinh sạch đổ đầy nước vào ống đong. Thả từ từ phần đế của tỷ trọng kế (phần có chứa các tinh thể) cho nước tràn ra từ từ. Chờ đến khi cột đọc ổn định (không còn dao động) thì ta có giá trị độ mặn cần đo. 10
- Đọc kết quả và ghi vào sổ theo dõi sau đó rửa sạch máy bằng nước sạch và đậy nắp lại. Thao tác đo độ mặn bằng tỷ trọng kế: Bước 1: Lấy nước vào xô nhựa + Dùng chai nhựa lấy nước mẫu ở tầng giữa của ao. + Đổ nước mẫu vào xô nhựa. Bước 2: Đổ đầu nước mẫu vào ống đong Hình 4- 5. Đổ nước mẫu vào ống đong Bước 3: Thả từ từ đế tỷ trọng kế để nước tràn ra ngoài Hình 4- 6. Thả tỷ trọng kế vào ống Bước 4: Chờ cho cột tỷ trọng kế ổn định 11
- Hình 4- 7. Giữ cho tỷ trọng kế ổn định Bước 5: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký Hình 4- 8. Đọc kết quả đo - Dùng khúc xạ kế đo độ mặn: Kiểm tra khúc xạ kế bằng nước cất hay nước ngọt rồi hiệu chỉnh độ măn về 0 trước khi đo. 12
- Múc nước vào xô nhựa, lấy 1 giọt nhỏ lên đầu đọc, đậy nắp, đưa lên mắt hướng về phía có ánh sang mặt trời. Đọc kết quả và ghi vào sỏ theo dõi sau đó rửa sạch đầu đọc bằng nước sạch và đậy nắp lại. Hình 4- 9. Khúc xạ kế đo độ mặn Thao tác đo độ mặn bằng khúc xạ kế: + Nhỏ 1 - 2 giọt nước biển cần đo lên lăng kính Hình 4- 10. Thao tác nhỏ nước mặn + Đậy tấm chắn sáng Hình 4- 11. Thao tác đậy tấm chắn sáng 13
- + Nước phải phủ đều trên lăng kính Hình 4- 12. Phương pháp nhỏ nước mặn đúng kỹ thuật + Đưa lên mắt ngắm Hình 4- 13. Phương pháp ngắm trên khúc xạ kế + Đọc số trên thang đo. Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất. Hình 4- 14. Nhìn đọc kết quả độ mặn - Hiệu Chuẩn + Nhỏ 1 hoặc 2 giọt nước cất (nước cất 1 hoặc 2 lần) lên trên bề mặt lăng kính. Thực hiện quan sát giống như đo mẫu thông thường. + Nếu vạch phân cách ở 2 vùng xanh trắng không nằm ở vị trí 0.000, thì dùng tua vít xoay vít hiệu chuẩn sao cho vạch phân cách chỉ ngay về vị trí 0.000. - Độ mặn dao động từ 15 25‰; khoảng thích hợp nhất cho ngao sinh trưởng và phát triển là 20‰. 14
- - Tránh nơi có nước ngọt đổ trực tiếp ra vào mùa mưa. 4.3. Kiểm tra pH - Chuẩn bị dụng cụ: bộ test (kiểm tra nhanh) pH; máy đo pH; xô nhựa; ca. - Đo pH bằng bộ test: phải theo hướng dẫn của từng loại test cụ thể. Đo pH bằng bộ thử nhanh sera pH test kit. Hình 4- 15. Bộ thử nhanh sera pH test kit – Đức + Bước 1: Múc nước vào xô nhựa Hình 4- 16. Lấy mẫu nước 15
- + Bước 2: Lấy nước rửa lọ kiểm tra Hình 4- 17. Rửa lọ thử mẫu + Bước 3: Nhỏ 4 giọt thuốc thử vào lọ nước mẫu, đồng thời lắc đều cho thuốc thử và nước mẫu hòa đều với nhau. Hình 4-18. Nhỏ thuốc thử vào nước mẫu 16
- + Bước 4: So màu trong lọ với bảng màu Hình 4- 19. So màu nước với bảng màu + Bước 5: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa lọ bằng nước sạch. Đo pH bằng máy: Hình 4- 20. Máy đo pH 17
- Bước 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo Bước 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại. Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại. pH thích hợp cho ngao biển sinh trưởng và phát triển khoảng 7,8 - 8,8. 4.4. Kiểm tra oxy hòa tan - Xác định hàm lượng Oxy trong nước bằng bộ thử nhanh Sera O2 Test Kit – Germany. Hình 4- 21: Bộ thử nhanh Sera O2 Test Kit – Germany Các bước tiến hành: + Bước 1: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 + 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra. + Bước 3: Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với ngao cột màu và xác định nồng độ Ôxy (mg/l). Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. 18
- + Bước 4: Làm sạch trong và ngoài lọ thuỷ tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. + Bước 5: Đọc kết quả Tổng hợp kết quả hàm lượng ôxy. Đối chiếu kết quả với khoảng thích hợp của đối tượng nuôi. Kết luận: Nồng độ Ôxy Đánh giá 2 mg/l Nguy hiểm, Ôxy trong nước không đủ cho ngao. 4 mg/l Nước đủ Ôxy cung cấp cho ngao. 6 - 8 mg/l Tốt, nước có nhiều Ôxy - Dùng máy đo Oxy (Oxy Metter) theo các bước sau: + Bước 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. + Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo + Bước 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại. + Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại. Hình 4- 22. Máy đo Oxy hòa tan 19
- 5. Thả giống ngao cám 5.1. Chuẩn bị dụng cụ - Quần áo lội nước. - Thuyền để ngao cám. - Thúng. - Thùng xốp. - Găng tay. 5.2. Chuẩn bị giống - Chọn nguồn ngao tốt từ cơ sở sản xuất ngao giống. Hoặc chọn ngao từ các chủ buôn cung cấp giống ngao cám. Hình 4- 23. Ngao cám - Ngao giống được chuẩn bị sẵn tại địa điểm ương giống. - Thuần hóa nhiệt độ: Nguồn giống sau khi được chuyển về tại địa điểm ương thường được hạ nhiệt độ trong quá trình vận chuyển để hạn chế quá trình trao đổi chất trong quá trình vận chuyển ngao, giúp ngao khỏe trong quá trình vận chuyển. Nhiệt độ trong phương tiện vận chuyển thường thấp hơn nhiệt độ không khí và môi trường nước khoảng 2 – 100C, do vậy trước khi xuống giống cần 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chọn và thả giống - MĐ03: Nuôi tôm thẻ chân trắng
52 p | 349 | 140
-
Giáo trình Chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả - MĐ01: Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả
131 p | 323 | 84
-
Giáo trình Chọn và thả cá giống - MĐ02: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)
67 p | 257 | 67
-
Giáo trình Chọn và thả cua giống - MĐ03: Nuôi cua đồng
78 p | 207 | 58
-
Giáo trình Chọn và thả cá giống - MĐ03: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi
71 p | 245 | 57
-
Giáo trình Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nuôi thả - MĐ03: Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả
68 p | 175 | 56
-
Giáo trình Chọn và thả giống - MĐ02: Nuôi cua biển
28 p | 171 | 52
-
Giáo trình Chọn và thả giống - MĐ03: Nuôi tôm sú
53 p | 168 | 47
-
Giáo trình Ương nuôi cá giống - MĐ05: Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt
22 p | 198 | 46
-
Giáo trình Lựa chọn và thả giống tôm càng xanh - MĐ03: Nuôi tôm càng xanh
61 p | 154 | 45
-
Giáo trình Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá tra, cá ba sa - MĐ02: Nuôi nuôi cá tra, cá ba sa
102 p | 142 | 34
-
Giáo trình Chọn và thả cá giống cá chim vây vàng - MĐ03: Nuôi cá chim vây vàng
86 p | 142 | 31
-
Giáo trình Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên - MĐ02: Nuôi cá lăng, cá chiên
109 p | 120 | 29
-
Giáo trình Thả và chăm sóc cá - MĐ03: Nuôi cá bống tượng
90 p | 110 | 20
-
Giáo trình Chuẩn bị nơi ương tu hài cấp 2 và thả giống - MĐ01: Ương giống và nuôi tu hài
82 p | 88 | 13
-
Giáo trình Chuẩn bị nơi nuôi tu hài trong lồng trên bãi, nuôi bãi triều và thả giống - MĐ02: Ương giống và nuôi tu hài
61 p | 73 | 11
-
Giáo trình Thả trùn giống (Nghề: Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp)
62 p | 33 | 8
-
Giáo trình Nuôi gà thả vườn (Nghề: Nuôi và phòng, trị bệnh cho gà) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
70 p | 44 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn