intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Áp dụng mô hình DPSIR đánh giá hiện trạng quản lý phao xốp trong nuôi trồng thủy sản tại phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

23
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Áp dụng mô hình DPSIR đánh giá hiện trạng quản lý phao xốp trong nuôi trồng thủy sản tại phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh" đánh giá hiện trạng phao xốp phát sinh trong quá trình nuôi truồng thủy sản tại phường Hà An theo các khía cạnh: động lực, áp lực, hiện trạng, tác động và đáp ứng; đánh giá thực trạng công tác quản lý phao xốp tại phường Hà An; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phao xốp từ hoạt động nuôi trồng thủy sản của khu vực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Áp dụng mô hình DPSIR đánh giá hiện trạng quản lý phao xốp trong nuôi trồng thủy sản tại phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG Phạm Thị Thanh Thư ÁP DỤNG MÔ HÌNH DPSIR ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ PHAO XỐP TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI PHƯỜNG HÀ AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy Ngành: Khoa học môi trường (Chương trình đào tạo chuẩn) Hà Nội - 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG Phạm Thị Thanh Thư ÁP DỤNG MÔ HÌNH DPSIR ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ PHAO XỐP TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI PHƯỜNG HÀ AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy Ngành: Khoa học môi trường (Chương trình đào tạo chuẩn) Cán bộ hướng dẫn: TS Đào Văn Hiền Hà Nội - 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học Tự nhiên, các thầy cô công tác tại Khoa Môi trường và toàn thể thầy cô đã giảng dạy em trong quá trình học tập tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn của em – TS Đào Văn Hiền – Bộ môn Quản lý môi trường, khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tâm hướng dẫn và chỉ dạy, luôn luôn sát cánh, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, các anh chị khóa trước đã luôn quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận. Mọi người là động lực to lớn giúp em hoàn thiện khóa luận của mình. Với kiến thức và khả năng còn hạn chế nên khóa luận của em còn nhiều thiếu xót, mong nhận được sự góp ý và nhận xét của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày…tháng…năm 2021 Sinh viên Phạm Thị Thanh Thư i
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT MT Môi trường NQ-CP Nghị quyết – Chính phủ NĐ-CP Nghị định – Chính phủ QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng chính phủ CTR Chất thải rắn WHO Tổ chức Y tế Thế giới USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế TCTS Tổng cục thủy sản GreenHub Trung tâm hỗ trợ Phát triển Xanh DIG Tập đoàn Sáng tạo Phát triển ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng PS Polystyrene EPS Expanded Polystyrene PP Polypropylene PET Polyethylene Terephthalate ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng HDPE Hight Density Poli Etilen ii
  5. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ Thị xã Quảng Yên ................................................................................ 3 Hình 2: Bản đồ ranh giới lập quy hoạch và ranh giới hành chính các phường xã [15] ..................................................................................................................................... 4 Hình 3: Sơ đồ địa hình Thị xã Quảng Yên [15] .......................................................... 5 Hình 4: Một phần diện tích đầm nước mặn tại phường Hà An .................................. 7 Hình 5: Phản ứng tổng hợp Polystyrene [14]............................................................ 11 Hình 6: Hạt nhựa polystyrene sau quá trình biến đổi tạo thành xốp......................... 13 Hình 7: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam [19] ...................................... 17 Hình 8: Rác thải do nuôi trồng thủy sản tấp vào ven bờ vịnh Cam Ranh [9] ........... 18 Hình 9: Các loại rác được tìm thấy nhiều nhất trên vịnh Hạ Long tháng 6/2018 của GreenHub [17] .......................................................................................................... 20 Hình 10: Ảnh hưởng của rác thải nhựa đến môi trường sinh thái [18] ..................... 21 Hình 11: Phao xốp được thu gom từ vùng biển Hạ Long bởi IUCN và Du thuyền Âu Cơ phối hợp thực hiện [12] ....................................................................................... 22 Hình 12: Một phần diện tích khu vực nuôi tôm tại phường Hà An .......................... 28 Hình 13: Cán bộ phòng Kinh tế tổ chức tập huấn cách chăm sóc, phòng bệnh môi trường nuôi cho một số chủ đầm trên địa bàn phường Hà An .................................. 30 Hình 14: Các thùng xốp tràn lan tại khu vực nuôi trồng thủy sản ............................ 34 Hình 15: Các mảnh phao xốp xuất hiện ở ven đường và dưới dòng sông quanh khu vực nuôi trồng thủy sản ............................................................................................. 35 Hình 16: Người dân tự xử lý rác thải bằng cách đốt ................................................. 36 Hình 17: Phao phủ sơn Line X [17] .......................................................................... 40 Hình 18: Mô hình chuyển đổi vật liệu HDPE tại Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đảo Phất Cờ [10] .............................................................................................................. 43 iii
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Một số tính chất vật lý của polystyrene [14] ............................................... 11 Bảng 2: Một số tính chất cơ học của polystyrene [14] ............................................. 12 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Ý kiến của người dân về tác động của phao xốp từ quá trình nuôi trồng thủy sản ..................................................................................................................... 31 Biểu đồ 2: Các loại xốp được sử dụng phổ biến nhất tại khu vực chăn nuôi thủy sản tại phường Hà An ...................................................................................................... 32 Biểu đồ 3: Số lượng phao xốp sử dụng trung bình/ 1 ha diện tích nuôi trồng mỗi vụ ................................................................................................................................... 33 Biểu đồ 4: Mức độ hiểu biết của người dân về tác động của phao xốp tới môi trường ........................................................................................................................ 36 Biểu đồ 5: Các hình thức xử lý rác thải phổ biến tại các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn ....................................................................................................................... 38 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ đánh giá hiện trạng phao xốp tại khu vực nuôi trồng thủy sản tại phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh theo mô hình DPSIR ............. 27 iv
  7. MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................. v MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.1. Khái quát về Phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ................ 3 1.1.1. Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ........................................................ 3 1.1.1.1.Vị trí địa lý ........................................................................................... 3 1.1.2. Phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh................................ 6 1.1.2.1.Vị trí địa lý ........................................................................................... 6 1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 7 1.1.2.3. Địa chất thủy văn và hải văn .............................................................. 8 1.1.1.5. Sinh thái tự nhiên .............................................................................. 10 1.2. Tổng quan về phao xốp.................................................................................. 10 1.2.1. Tính chất hóa – lý của phao xốp (nhựa polysyrene) ............................... 10 1.2.1.1. Tính chất vật lý của xốp (nhựa polysyrene) ...................................... 10 1.2.1.2. Tính chất hóa học của polystyrene ................................................... 12 1.2.1.3. Tính chất cơ học của polystyrene ..................................................... 12 1.2.2. Công nghệ chế tạo xốp ............................................................................ 13 1.2.3. Tình hình sản xuất nhựa polystyren trên thế giới và tại Việt Nam ......... 14 1.2.3.1. Tình hình sản xuất nhựa polystyren trên thế giới ............................. 14 1.2.3.2. Tình hình sản xuất nhựa polystyrene tại Việt Nam ........................... 14 1.2.4. Tình hình xử lý rác thải xốp trên thế giới và tại Việt Nam ..................... 15 1.2.4.1. Trên thế giới ...................................................................................... 15 1.2.4.2. Tại Việt Nam ..................................................................................... 15 1.3. Tình hình sử dụng phao xốp trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam và Quảng Ninh ........................................................................................................... 16 1.3.1. Tại Việt Nam ........................................................................................... 16 1.3.2. Tại Quảng Ninh ....................................................................................... 19 1.4. Tác hại của rác thải nhựa, phao xốp đến môi trường .................................... 20 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 24 2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 24 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24 v
  8. 2.3.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu ................................................ 24 2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường và phỏng vấn ..................... 24 2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................. 25 2.3.4. Phương pháp phân tích mô hình DPSIR ................................................. 26 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 27 3.1. Đánh giá hiện trạng phao xốp ........................................................................ 27 3.1.1. Động lực (Driving Forces) ...................................................................... 28 3.1.2. Áp lực (Pressure) ..................................................................................... 30 3.1.3. Hiện trạng (State) .................................................................................... 32 3.1.4. Tác động (Impact) ................................................................................... 35 3.1.5. Đáp ứng (Response) ................................................................................ 37 3.2. Các giải pháp đáp ứng để nâng cao quản lý phao xốp phát sinh từ hoạt động nuôi trồng thủy sản tại phường Hà An ................................................................. 38 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 47 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 49 vi
  9. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Phao xốp có nguồn gốc là nhựa polystyrene. Với những tính năng nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, giảm tiếng ồn tốt nên xốp được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, xốp đóng một vai trò quan trọng, được ứng dụng với nhiều loại khác nhau như thùng xốp, khay xốp, phao nổi. Hà An là một phường ven biển thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Với lợi thế là địa phương ven biển với diện tích nuôi trồng thủy sản lên tới 1.061,67 ha, phường là một trong những địa phương đi đầu về hoạt động nuôi trồng thủy sản, giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của thị xã Quảng Yên. Hoạt động nuôi trồng thủy sản tại phường Hà An ngày càng phát triển và mở rộng quy mô, đi đôi với đó là việc phát sinh lượng phao xốp ra môi trường ngày càng nhiều. Sau khi sử dụng, các loại xốp được thải ra môi trường gây ra vấn đề ô nhiễm rác thải xốp đang trở nên ngày càng nghiêm trọng tại địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại Hà An nhằm đánh giá hiện trạng, quản lý phao xốp trên địa bàn..Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Áp dụng mô hình DPSIR đánh giá hiện trạng quản lý phao xốp trong nuôi trồng thủy sản tại phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài đã áp dụng mô hình DPSIR để đánh giá các khía cạnh động lực, áp lực tác động từ phao xốp đến môi trường và hiện trạng môi trường tại khu vực nuôi trồng thủy sản của phường Hà An. Bên cạnh đó, mô hình DPSIR cũng được sử dụng để đánh giá những tác động của ô nhiễm phao xốp đến sức khỏe người dân và sinh vật biển. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý phao xốp trong nuôi trồng thủy sản của phường Hà An. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng phao xốp phát sinh trong quá trình nuôi truồng thủy sản tại phường Hà An theo các khía cạnh: động lực, áp lực, hiện trạng, tác động và đáp ứng. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý phao xốp tại phường Hà An. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phao xốp từ hoạt động nuôi trồng thủy sản của khu vực. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1
  10. a. Ý nghĩa khoa học - Góp thêm tư liệu liên quan đến vấn đề phát sinh phao xốp trong hoạt động nuôi trồng thủy sản tại phường Hà An, thị xã Quảng Yên. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo về quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản và có thể áp dụng cho các khu vực có điều kiện tương tự. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường thủy sản tại phường Hà An và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý. b. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do phao xốp từ hoạt động nuôi trồng thủy sản. - Nghiên cứu được thực hiện góp phần nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của người dân, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ địa phương trong vấn đề sử dụng và sử lý lượng phao xốp trong nuôi trồng thủy sản tại phường Hà An. - Các biện pháp đề xuất được kì vọng sẽ giúp giảm thiểu các ảnh hưởng từ hoạt động của con người lên môi trường, góp phần phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển. 2
  11. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát về Phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 1.1.1. Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 1.1.1.1.Vị trí địa lý Quảng Yên là một thị xã trung du ven biển nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh. Thị xã Quảng Yên nằm giữa tam giác 3 thành phố: Hạ Long, Uông Bí, Hải Phòng. Hình 1: Sơ đồ Thị xã Quảng Yên Phía Đông Bắc giáp huyện Hoành Bồ, thành phố Uông Bí; Phía Tây Bắc giáp thành phố Uông Bí; Phía Tây Nam giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng; Phía Đông giáp thành phố Hạ Long; Phía Đông Nam giáp đảo Cát Bà – thành phố Hải Phòng; Thị xã Quảng Yên (được thành lập theo Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 25/11/2011 của Chính phủ) nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Ninh và giáp thành phố Hạ Long và trên nhiều tuyến giao thông quan trọng. Về đường bộ có các trục đường quốc lộ 18, 10, đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng; tỉnh lộ 331, 338. Đường sắt có tuyến đường Hà Nội – Hạ Long đi qua địa bàn; đường thủy nằm trên tuyến đường ven biển Bắc Bộ nối Hải Phòng – Quảng Ninh với các tỉnh ven biển trong nước và quốc tế. Quảng Yên có 11 phường: Quảng Yên, Đông Mai, Minh Thành, Cộng Hòa, Tân An, Yên Giang, Nam Hòa, Hà An, Phong Hải, Yên Hải; 8 xã: Sông Khoai, Hiệp Hòa, Tiền An, Hoàng Tân, Cẩm La, Liên Hòa, Liên Vị, Tiền Phong [15]. 3
  12. Hình 2: Bản đồ ranh giới lập quy hoạch và ranh giới hành chính các phường xã [15] 1.1.1.2.Địa hình Thị xã Quảng Yên nằm trong khu vực giáp ranh giữa vùng núi cánh cung Đông Triều – Móng Cái và vùng đồng bằng ven biển có nhiều sông lạch nên địa hình đa dạng, phức tạp. Sông Chanh là một nhánh của sông Bạch Đằng đã chia Thị xã Quảng Yên thành 2 vùng rõ rệt. a, Vùng Hà Bắc Gồm 7 phường và 4 xã nằm bên tả ngạn sông Chanh gồm: phường Minh Thành, phường Đông Mai, phường Tân An, phường Cộng Hòa, phường Quảng Yên, phường Hà An, phường Yên Giang, xã Sông Khoai, xã Hiệp Hòa, xã Tiền An, xã Hoàng Tân. Với diện tích khoảng 6.100ha, vùng Hà Bắc có 3 dạng địa hình chính: - Khu vực đồi núi, gồm 3 dãy núi lớn: Dãy Bàn Cờ cao độ khoảng từ 10-440 m, độ dốc khoảng 20%. Dãy núi Vũ Tướng và núi Hồ Nứa (núi Na) cao từ 10-220 m, độ dốc khoảng 10%. Dãy thứ 3 nằm trên đảo Hoàng Tân, cao độ từ 10-65m, độ dốc khoảng 20%. 4
  13. Ngoài ra còn có một số núi đồi nhỏ nằm rải rác ở các phường Cộng Hòa, Tiền An, Tân An, xã Hiệp Hòa, Hoàng Tân như các núi Trũng Táo, núi Giếng Đá, núi Hũng Sông, núi Trũng Thóc, núi Đun, núi Nấm Chuông, núi Hang Bo, núi Đầu Rằm, núi Cành Chẽ, cao độ từ 5-76m, đột dốc hơn 10%. - Dạng địa hình 2 là dạng địa hình thấp trũng. Chủ yếu là các khu ruộng trũng và nuôi trồng thủy sản, cao độ trung bình 0,8 m. Cao độ nền khoảng 2m, dốc nền thoải dần ra các kênh rạch tự nhiên [15]. Hình 3: Sơ đồ địa hình Thị xã Quảng Yên [15] b,Vùng Hà Nam: Gồm 4 phường và 4 xã: phường Phong Cốc, phường Yên Hải, phường Nam Hòa, phường Phong Hải, xã Liên Hòa, xã Cẩm La, xã Liên Vị, xã Tiền Phong. Nằm ở hữu ngạn sông Chanh được hình thành từ thế kỷ thứ XV là một hòn đảo được bao bọc bởi 34 km đê biển với cao trình 5,5 m. Đây là vùng đất tạo nên do quai đê lấn biển, mở rộng các bãi bồi ven sông và bãi sú vẹt ven biển. Vùng này bằng phẳng nhưng địa hình thấp so với mặt nước biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển 5
  14. nên đất chua mặn là chủ yếu. Khu ngoài đê là vùng bãi triều đã và đang được khoanh bao để nuôi trồng thủy hải sản tạo điều kiện phát triển ngành thuỷ sản. Ngoài ra, trên địa bàn thị xã còn có vùng bãi triều ngoài đê khá rộng lớn, chủ yếu là các cồn cát, bãi cát, bãi sú vẹt và rừng ngập mặn thấp. Đất đai ở khu vực bãi triều này thường xuyên bị biến đổi và ngập nước do tác động của các dòng chảy và thủy triều. Sự phức tạp của địa hình thị xã Quảng Yên đã góp phần hình thành một số cảnh quan có giá trị cho phát triển du lịch trên địa bàn thị xã nhưng cũng gây một số trở ngại cho quá trình sử dụng đất và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung và phục vụ phát triển du lịch nói riêng trên địa bàn thị xã, đặc biệt là xây dựng hệ thống đường giao thông [15]. 1.1.2. Phường Hà An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 1.1.2.1.Vị trí địa lý Hà An là một phường ven biển nằm ở phía Đông Nam của thị xã Quảng Yên, cách trung tâm thị xã khoảng 7 km; phía Đông và Đông Nam giáp xã Hoàng Tân và biển Gàn vịnh Hạ Long; phía Tây giáp phường Quảng Yên và phía Tây Nam giáp sông Chanh, bên kia sông là xã Cẩm La; phía Nam giáp sông Chanh; phía Bắc giáp xã Tiền An và phường Tân An. Năm 2000, phường có diện tích tự nhiên là 3.161 ha (trong đó có 750 ha được đắp đê lấn biển từ cuối năm 1964 và 206 ha đắp đầm nuôi trồng thủy sản từ cuối năm 1984). Hiện nay, áp dụng quy chuẩn đo lường, diện tích tự nhiên của phường là 2.711,03 ha, trong đó có 66 ha rừng ngập mặn; tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 1.061,67 ha [1]. 6
  15. Hình 4: Một phần diện tích đầm nước mặn tại phường Hà An 1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên - Nhiệt độ không khí Phường Hà An chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên có mùa đông khá lạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm 22 - 240C. Nhiệt độ trung bình cao nhất là 26,30C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 20,50C, biên độ nhiệt theo mùa trung bình 6 - 70C, biên độ nhiệt ngày đêm khá lớn, trung bình 10 - 120C. - Nắng Ở phường Hà An nói riêng và thị xã Quảng Yên nói chung có số giờ nắng trong một năm khá cao so với các khu vực khác trong tỉnh, trung bình số giờ nắng dao động từ 1.700-1.800 h/năm. Nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 2 và tháng 3. - Mưa Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.444 mm. Năm có lượng mưa lớn nhất 2.636 mm, nhỏ nhất 916 mm. Mưa ở khu vực phường Hà An phân bố không đều trong năm, phân hoá theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau là mùa mưa nhiều và mùa mưa ít, chi phối mạnh mẽ tới nền sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. 7
  16. Mùa mưa nhiều: Kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm 88% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8 (371 mm). Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm 12% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 (18,1 mm). - Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm của phường là 80-82%, cao nhất vào tháng 3 đạt tới trị số 91%, thấp nhất vào tháng 11 cũng đạt 68%, mùa mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa mưa ít. - Gió Phường Hà An có 2 loại gió thổi theo mùa chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam: Gió Đông Bắc: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau thịnh hành gió Bắc và Đông Bắc tốc độ gió từ 2 đến 4 m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5 - 6, ngoài khơi cấp 7 - 8. Đặc biệt gió mùa Đông Bắc tràn về thường lạnh, giá rét ảnh hưởng đến mùa màng, gia súc và sức khoẻ con người. Gió Đông Nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Gió thổi từ vịnh vào mang theo nhiều hơi nước. Tốc độ gió trung bình 2-4 m/s (cấp 2-3) có khi tới cấp 5-6. - Bão Là khu vực ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Bão xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, tháng có nhiều bão nhất là tháng 7, tháng 8. Bão vào khu vực thường có tốc độ gió từ 20 - 40 m/s, ảnh hưởng của bão gây ra mưa lớn, lượng mưa từ 100 - 200 mm, có nơi trong thị xã tới 500 mm. Bão gây thiệt hại cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân dân [15]. 1.1.2.3. Địa chất thủy văn và hải văn - Địa chất hải văn Hà An có đê biển dài 9 km nằm bên bờ sông Chanh và hàng nghìn héc-ta đầm, ao nuôi trồng thủy sản. Sông Chanh là một phần lưu của sông Bạch Đằng, nối sang 8
  17. Hải Phòng với khu mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ vận tải thủy, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Bờ biển nằm trong vịnh Hạ Long, đáy biển nông và thoải. Độ sâu trung bình của vịnh từ 4 - 6 m. Thuỷ triều mang tính chất nhật triều đều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống, biên độ thuỷ triều từ 3 - 4m. Chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều đều, hầu hết số ngày trong tháng 23-25 ngày, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống, mỗi tháng có một lần triều cường và một lần triều kém, một năm có 176 ngày triều cường, mực nước trên 1,1m Tại khu vực phường Hà An và khu vực lân cận, dòng chảy đạt 15-30 cm/s vào các tháng 6-8 và 25-40m/s vào các tháng còn lại. Tại cửa sông Chanh - Lạch Huyện, tốc độ dòng chảy khi triều rút có thể đạt tới 100-200cm/s. Với tốc độ này, đáy các cửa sông không những khó được bồi, thậm chí còn bị xâm thực và mang vật liệu bồi ra phía ngoài [15]. - Địa chất thủy văn Mạng lưới sông ngòi ở phường Hà An khá dày, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra biển qua cửa sông. Vùng có cửa sông chính đổ ra biển là sông Chanh. Vùng đông Quảng Yên bao gồm cả phường Hà An qua khảo sát thấy xuất hiện nước ngầm ở độ sâu 1,5 -3,4m, nguồn nước có thể dùng quanh năm ít khi bị cạn, chất lượng nước tốt, không chua, tuy nhiên về mùa khô có hiện tượng nhiễm mặn. Hiện nay các con sông trên địa bàn của phường đang được triển khai vùi lấp, xây dựng tuyến đường ven sông dưới dự án của Tỉnh. Điểm đầu tuyến tại thị xã Đông Triều, đi qua thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên, điểm cuối tuyến nối với cao tốc Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội thông qua nút giao Đầm Nhà Mạc [12]. - Giao thông Không chỉ có thế mạnh về đường thủy mà giao thông đường bộ của địa phương cũng có nhiều thuận lợi. Trước kia việc đi lại giữa các thôn gặp nhiều khó khăn. Ngày nay, với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và chính quyền địa phương, đường giao thông liên khu phố được nhựa hóa, bê tông hóa, việc đi lại rất thuận tiện. Hà An là một trong những địa bàn có đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng chạy qua cùng với dự án xây dựng tuyến đường ven sông, góp phần quan trọng vào việc giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh ven biển duyên hải Bắc Bộ. 9
  18. 1.1.1.5. Sinh thái tự nhiên Phường Hà An có hệ sinh thái đa dạng rõ nét với 939 loài sinh vật ven bờ (1996), Phường là một trong những địa phương thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam có các hệ sinh thái đa dạng như: • Hệ sinh thái rừng ngập mặn, triều bùn: Phía ngoài đê của phường là rừng ngập mặn với loài sú vẹt, cây bần chua, cây nậu là chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế sự tàn phá của thiên nhiên mỗi khi có bảo, cũng là nơi nuôi dưỡng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; • Hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái đầm nuôi thủy sản; • Hệ sinh thái rừng trồng; • Quần hệ cây trồng lúa- hoa màu. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như trên tạo thuận lợi cho Hà An phát triển một nền kinh tế đa dạng với cơ cấu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ, vận tải kết hợp nông – ngư nghiệp. 1.2. Tổng quan về phao xốp 1.2.1. Tính chất hóa – lý của phao xốp (nhựa polysyrene) 1.2.1.1. Tính chất vật lý của xốp (nhựa polysyrene) Với những tính năng nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, giảm tiếng ồn tốt nên xốp được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Trong cuộc sống hàng ngày xốp được sử dụng làm tấm lợp cách nhiệt, thùng đựng hoa quả, hộp đựng thức ăn…Trong sản xuất chúng được sử dụng để tránh va đập bảo quản cho thiết bị điện tử, đồ vật bằng sành sứ, thủy tinh trong quá trình vận chuyển. Xốp có nguồn gốc là nhựa polystyrene. Polystyren (viết tắt và thường gọi là PS) là một loại nhựa nhiệt dẻo, được tạo thành từ phản ứng trùng hợp stiren. Công thức cấu tạo của Polystyren là: (CH[C6H5]-CH2)n. Polystyren thuộc nhóm nhiệt dẻo tiêu chuẩn, gồm có polystyren, và poly vinylclorua. Polystyren cứng, trong suốt với độ bóng cao polystyren mà chúng ta sử dụng thông thường nhất là polystyrene đa dạng, polystyren tiêu chuẩn, polystyren trong hoặc polymes styrene [14]. 10
  19. Hình 5: Phản ứng tổng hợp Polystyrene [14] Polystyrenne (PS) là loại nhựa cứng trong suốt, không có mùi vị, cháy cho ngọn lửa không ổn định, chúng tồn tại dưới dạng những viên bi nhỏ có kích thước khoảng 1mm. PS không màu và dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công bằng phương pháp ép và ép phun (nhiệt độ gia công vào khoảng 180-2000C). Bảng 1: Một số tính chất vật lý của polystyrene [14] Tỉ trọng d25 0,9045 g/cm3 Chiết suất 1.,54389 - Độ nhớt ở 250C 0,75 Cp Nhiệt độ sôi 145,2 0 C Nhiệt độ nóng chảy -30,6 0 C Nhiệt độ cháy bùng 31,0 0 C Nhiệt độ bắt lửa 34,0 0 C Nhiệt bay hơi 86,9 cal/g Nhiệt cháy 10,04 cal/g Nhiệt nóng chảy 25,4 cal/g Nhiệt trung hợp 168 cal/g Tỉ nhiệt ở 250C 0,407 cal/g.độ Giới hạn nổ trong 1,1-6,1 %V không khí Độ co sau khi trùng hợp 17,0 %V 11
  20. 1.2.1.2. Tính chất hóa học của polystyrene Polystyrene rất trơ về mặt hóa học, PS bền vững trong các dung dịch kiềm, axit sulfuric, photphoric và boric với bất kỳ nồng độ nào. Bền với axit clohydric 10- 36%, axit acetic 1-29%, axit formic 1-90% và các axit hữu cơ khác. Ngoài ra PS còn bền với xăng, dầu thảo mộc và các dung dịch muối. Axit nitric đậm đặc và các chất oxy hóa khác sẽ phá hủy PS. Nhưng PS dễ dàng bị hòa tan bởi d-limonene, ngoài ra PS còn hòa tan trong cacbua hydro thơm, cacbua hydro clo hóa, este, ceton. PS không hòa tan trong cacbua hydro mạch thẳng, rượu thấp (rượu có độ rượu thấp), ete, phenol, axit acetic và nước [14]. 1.2.1.3. Tính chất cơ học của polystyrene Tính chất cơ học của PS phụ thuộc vào mức độ trùng hợp. PS có trọng lượng phân tử thấp nên rất giòn và có độ bền kéo thấp. Trọng lượng phân tử tăng lên thì độ bền cơ và nhiệt tăng, độ giòn giảm đi. Nếu vượt quá mức độ trùng hợp nhất định thì tính chất cơ học lại giảm. Giới hạn bền kéo sẽ giảm nếu nhiệt độ tăng lên. Độ giãn dài tương đối sẽ bắt đầu tăng khi đạt tới nhiệt độ 800C. Vượt quá nhiệt độ đó PS sẽ trở nên mềm và dính như cao su. Do đó PS chỉ được dùng ở nhiệt độ thấp hơn 800C [14]. Bảng 2: Một số tính chất cơ học của polystyrene [14] Khối lượng riêng 1,05 - 1,06 g/cm3 Độ bền Khi kéo 35-59 N/mm2 Khi nén 56-133 N/mm2 Khi uốn 80-112 N/mm2 Modun đàn hồi kéo (2,8 - 3,5).103 N/mm2 Độ đai va đập 12-20 KJ/m2 Độ cứng Brinel 140 – 160 HB Nhiệt độ làm việc lâu dài 70 – 75 0 C 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2