Khóa luận tốt nghiệp: Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM
lượt xem 19
download
Đề tài khảo sát thực trạng các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. Từ đó đề xuất một số kiến nghị giúp tăng cường cảm nhận hạnh phúc cho sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM
- BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠ I HỌC SƯ PHẠM TP. H Ồ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CẢM NHẬ N H ẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG Đ Ạ I HỌ C SƯ PHẠ M THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý h ọc TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
- BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠ I HỌC SƯ PHẠM TP. H Ồ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người th ực hiện: Nguy ễn Thị Hương Giang Ngư ời hướng d ẫn khoa họ c: Th.S Nguyễn Đức Nhân TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy (cô) trong Khoa Tâm lý học - Trường ĐHSP TP.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin trân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Đức Nhân, người đã tận tình dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quan trọng giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người bạn và người thân trong gia đình tôi, những người đã ủng hộ tôi về mặt tinh thần, giúp tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến quý giá của các Thầy (cô) giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin trân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Hương Giang
- DANH MỤC VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ĐHSP TP.HCM 2 Điểm trung bình ĐTB
- DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Tiêu đề Trang 1 1.1. Biểu hiện của cảm nhận hạnh phúc 25 2 1.2. Biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 34 3 2.1. Bảng thông tin khách thể 39 Bảng hướng dẫn xử lý số liệu của thang đo cảm nhận 44 4 2.2. hạnh phúc Các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 47 5 2.3. Trường ĐHSP TP.HCM Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc của sinh viên 48 6 2.4. Trường ĐHSP TP.HCM Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội của sinh viên 50 7 2.5. Trường ĐHSP TP.HCM Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý của sinh viên 53 8 2.6. Trường ĐHSP TP.HCM Mức độ tương quan của các mặt biểu hiện cảm nhận 56 9 2.7. hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM
- STT Bảng Tiêu đề Trang Mức độ cảm nhận hạnh phúc xét theo giới tính của 10 2.8. 59 sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM Mức độ cảm nhận hạnh phúc của sinh viên sư 11 2.9. phạm và sinh viên ngoài sư phạm của Trường 60 ĐHSP TP.HCM Mức độ cảm nhận hạnh phúc của sinh viên năm 1 12 2.10. 61 và sinh viên năm 4 của Trường ĐHSP TP.HCM Các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của 13 2.11. 62 sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM Các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của 14 2.12. 63 sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ. STT Biểu đồ Tiêu đề Trang Mức độ cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường 46 1 2.1 ĐHSP TP.HCM.
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................... DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3 4. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................... 3 5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 4 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 6.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận................................................................... 4 6.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................... 4 6.2.1.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ........................................................... 4 6.2.2. Phương pháp phỏng vấn .............................................................................. 5 6.2.2.Phương pháp thống kê toán học ................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN ........................................................................................................... 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến cảm nhận hạnh phúc ........................... 6 1.1.1. Lịch sử các nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................... 6 1.1.2. Lịch sử các nghiên cứu ở trong nước ................................................... 10
- 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về cảm nhận hạnh phúc ............................ 13 1.2.1. Lý luận về cảm nhận hạnh phúc ........................................................... 13 1.2.1.1.Khái niệm về hạnh phúc ........................................................................... 13 1.2.1.2.Một số quan điểm về cảm nhận hạnh phúc .............................................. 16 1.2.1.3.Khái niệm về cảm nhận hạnh phúc .......................................................... 20 1.2.1.4.Cấu trúc của cảm nhận hạnh phúc .......................................................... 23 1.2.1.5.Biểu hiện của cảm nhận hạnh phúc ......................................................... 25 1.2.1.6.Một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc ................................ 27 1.2.2. Lý luận về cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ..................................... 32 1.2.2.1.Khái niệm về sinh viên ............................................................................. 32 1.2.2.2.Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên .......................................................... 32 1.2.2.3.Khái niệm cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ........................................ 33 1.2.2.4.Cấu trúc cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ........................................... 33 1.2.2.5.Biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên .......................................... 34 1.2.2.6.Một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên .......... 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHSP TP.HCM .................................................................... 39 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................................... 39 2.1.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 39 2.1.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................. 39 2.1.3. Tiến trình nghiên cứu ............................................................................. 40
- 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 40 2.1.4.1.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...................................................... 40 2.1.4.2.Phương pháp phỏng vấn sâu.................................................................... 41 2.1.4.3.Phương pháp thống kê ............................................................................. 42 2.1.5. Công cụ nghiên cứu ................................................................................ 42 2.1.5.1.Thang đo cảm nhận hạnh phúc của C.L. Keyes....................................... 42 2.1.5.2.Thang đánh giá mức độ ảnh hưởng một số yếu tố đến cảm nhận hạnh phúc .................................................................................................................. 45 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng................................................................ 46 2.2.1. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM .................................................................................................................. 46 2.2.1.1.Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc ..................................................... 48 2.2.1.2.Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội ......................................................... 50 2.2.1.3.Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý ......................................................... 53 2.2.1.5.So sánh cảm nhận hạnh phúc của nam và nữ sinh viên .......................... 59 2.2.1.6.So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các ngành học............ 60 2.2.1.7.So sánh cảm nhận hạnh phúc giữa sinh viên năm 1 và năm 4 ................ 61 2.2.2.Ảnh hưởng của một số yếu tố đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên . 62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 65 1. Kết luận...................................................................................................... 65 1.1. Kết quả nghiên cứu lý luận ..................................................................... 65
- 1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ............................................................... 65 2. Kiến nghị.................................................................................................... 66 2.1. Đối với sinh viên ...................................................................................... 66 2.2. Đối với nhà trường .................................................................................. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 68
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố với đồng bào cả nước và với toàn thế giới: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do (Hồ Chí Minh, 2009). Cũng từ đó, trên các văn bản hành chính của nước ta hơn bảy mươi năm qua, đi liền với quốc hiệu luôn là tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Từ thời cổ đại, con người đã tìm hiểu và cố gắng làm rõ định nghĩa về hạnh phúc. Nhà triết học cổ đại Hy Lạp Aristotle đề cập tới hạnh phúc thông qua từ “eudaimonia” – ám chỉ ý niệm giá trị. Ông tìm hiểu kiểu sống để đáp ứng được các sở thích của con người hoặc làm cho con người sung sướng hơn(Haybron, 2013) . Tuy nhiên trong một thời gian dài “Hạnh phúc” lại không được quan tâm nghiên cứu dẫn đến những tình trạng hơn 25% người Mỹ bị rối loạn tâm lý ít nhất một lần trong đời. Hơn ba mươi nghìn người ở Mỹ tìm đến cái chết hằng năm. Tỉ lệ bệnh trầm cảm ở mức độ nghiêm trọng đang tăng lên nhanh chóng ở Mỹ và hầu hết các nước phát triển. Những căn bệnh liên quan đến tinh thần ở các nước phát triển đang lan rộng ra các nước đang phát triển. Bệnh trầm cảm có nguy cơ xảy ra đối với thanh niên cao hơn ba lần so với mười năm trước và trở thành bệnh dịch của thế kỉ (Klein, 2006).
- 2 Ở Việt Nam, những bệnh tinh thần cũng ngày một gia tăng nhất là ở độ tuổi thanh niên. Theo kết quả nghiên cứu “Thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên một số trường Sư phạm tại thành phố Hồ Chí Minh” năm 2015 thì có 110 sinh viên có dấu hiệu rối loạn từ nhẹ đến nặng trong đó mức độ trung bình chiếm khoảng 50% trong tổng số 650 sinh viên thực hiện khảo sát. Có thể thấy sinh viên sư phạm có các biểu hiện rối loạn lo âu về mặt sinh lý ở mức độ thỉnh thoảng và có tần số xuất hiện không giống nhau, nhưng những biểu hiện này không được nhận biết kịp thời để có tác động phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến tinh thần học tập và chất lượng cuộc sống của sinh viên (Trần Thị Thu Mai & Nguyễn Ngọc Duy, 2015). Không phải tất cả những ai không hạnh phúc đều bị bệnh tinh thần. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy trạng thái buồn chán có quan hệ chặt chẽ với trầm cảm hơn những quan niệm suốt một thời gian dài trước đây (Klein, 2014). Nhưng những bệnh liên quan đến tinh thần cho chúng ta thấy cần có một nền văn hóa hạnh phúc. Chính phủ nước ta cũng đã quan tâm đến đề tài hạnh phúc cụ thể trong Quyết định số 2589/QĐ-TTg đã phê duyệt đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm” với mục tiêu nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân, gia đình, toàn xã hội về ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3, từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của Việt Nam (Chính phủ, 2013). Vì vậy, việc nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc và những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc thực sự cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay đề tài cảm nhận hạnh phúc được rất ít các tác giả ở Việt Nam quan tâm. Từ những lý do trên đề tài “Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM” được xác lập nhằm làm phong phú và có cái nhìn đa diện hơn về hạnh phúc.
- 3 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. Từ đó đề xuất một số kiến nghị giúp tăng cường cảm nhận hạnh phúc cho sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận cảm nhận hạnh phúc của sinh viên: lịch sử nghiên cứu đề tài; xây dựng những khái niệm cơ bản như khái niệm hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc. Khảo sát thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường cảm nhận hạnh phúc cho sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM hiện nay. 4. Giới hạn nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung khảo sát các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc và mức độ biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. Trong đó, các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc được phân loại theo hai khía cạnh: (1) Khía cạnh cảm xúc: Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc; (2) Khía cạnh nhận thức: Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội và cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý. Khách thể nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 200 sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM.
- 4 5. Giả thuyết nghiên cứu Các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên có sự tương quan với nhau và biểu hiện ở mức khác nhau. Có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê trong mức độ cảm nhận hạnh phúc theo giới tính (nam và nữ), khối ngành (sư phạm và ngoài sư phạm) và năm học (năm 1 và năm 4). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tri thức lý luận và thực tiễn có liên quan đến khái niệm hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc chủ quan và một số đặc điểm tâm lý sinh viên có liên quan đến cảm nhận hạnh phúc. Cách thực hiện: phân tích, tổng hợp kết quả các công trình nghiên cứu, tài liệu, các bài viết… có liên quan đến hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc của sinh viên… trên cơ sở đó hệ thống hóa những vấn đề lý luận tâm lý học về cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích: khảo sát thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM.
- 5 Cách thực hiện: nêu mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của phiếu điều tra và hướng dẫn sinh viên cách thức thực hiện. Sau khi sinh viên trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra xong thì tiến hành thu lại phiếu. 6.2.2. Phương pháp phỏng vấn Mục đích: thu thập thêm thông tin để bổ trợ cho phương pháp điều trả bằng bảng hỏi. Cách thực hiện: đưa ra những câu hỏi mở là những câu hỏi tìm hiểu về cuộc sống của sinh viên nói chung và đánh giá của họ. Bên cạnh đó trao đổi một số trải nghiệm cụ thể của sinh viên để thấy được rõ hơn biểu hiện các mặt cảm nhận phúc của sinh viên. Khi sử dụng phương pháp này, người phỏng vấn cố gắng tạo được sự ủng hộ và sự tin cậy của sinh viên. Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị chi tiết rõ rang theo từng nội dung vấn đề cần nghiên cứu. 6.2.2. Phương pháp thống kê toán học Mục đích: mã hóa và xử lý các thông số cần dùng trong đề tài nghiên cứu. Cách thực hiện: sử dụng chương trình SPSS để sử lý các thông số sau: tần số, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm nghiệm T- test và tương quan Pearson.
- 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN 1.1. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến cảm nhận hạnh phúc 1.1.1. Lịch sử các nghiên cứu ở nước ngoài Từ cuối thế kỉ 20, môn khoa học về hạnh phúc bắt đầu phát triển nhanh chóng ở phương Tây. Lý giải đầu tiên cho sự phát triển về khoa học hạnh phúc là người dân ở các quốc gia phương Tây đã đạt được một mức độ phong phú vật chất và sức khỏe cho phép họ vượt ra ngoài sự tồn tại chỉ trong việc tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp. Mọi người đang bước vào một thế giới “hậu vật chất”, trong đó con người quan tâm đến các vấn đề về chất lượng cuộc sống hơn sự thịnh vượng kinh tế. Thứ hai là vì ở phương Tây đặc biệt dân chủ - tôn trọng những gì mọi người suy nghĩ và cảm nhận về cuộc sống của họ. Mọi người không bằng lòng để các chuyên gia đánh giá cuộc sống của họ; họ tin rằng ý kiến của họ quan trọng. Ngoài ra, người phương Tây rất quan tâm đến cảm xúc và niềm tin của chính họ. Do đó, việc nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc ở phương Tây phát triển sớm. Các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc phát triển các phương pháp khoa học để nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc. Vì những lý do này, nghiên cứu khoa học về cảm nhận hạnh phúc đã phát triển thành một ngành học thuật và áp dụng chính từ đầu thế kỉ 21 ở phương Tây (Diener, Lucas, & Oishi, 2002). Năm 2010, tác giả Vanessa González Herero thực hiện nghiên cứu “Hoạt động thường ngày là yếu tố trung gian giữa nhân cách và hạnh phúc chủ quan của người lớn tuổi”. Mục đích của nghiên cứu này là xem xét vai trò trung gian của việc tham gia vào các hoạt động đời sống hàng ngày đến mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến nhân cách như lòng tự trọng, sự lạc quan và cảm nhận hạnh phúc chủ quan ở người lớn tuổi Tây Ban Nha. Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên
- 7 250 khách thể (150 người về hưu và 100 công nhân) từ tuổi trung niên đến tuổi nghỉ hưu. Công cụ nghiên cứu của đề tài là các thang đo như sau: “thang đo Rosenberg”, “thang đo lạc quan”, “thang đo ảnh hưởng tích cực và tiêu cực”, “thang đo về sự hài lòng với cuộc sống” và tần suất tham gia của họ vào cuộc sống hàng ngày các hoạt động (hoạt động xã hội, sử dụng truyền thông đại chúng, xây dựng kiến thức, hoạt động gia đình và sở thích, hoạt động sáng tạo, hoạt động bên ngoài nhà, các hoạt động dịch vụ cộng đồng và vui chơi). Kết quả cho thấy các hoạt động xã hội là biến trung gian trong mối quan hệ giữa các biến nhân cách (lòng tự trọng và sự lạc quan) và hạnh phúc chủ quan (Herero & Extremera, 2010). Năm 2011, Tác giả Junghyun Kim và Jong-Eun Roselyn Lee thực hiện nghiên cứu “Con đường hạnh phúc của Facebook: Ảnh hưởng của số lượng bạn bè trên Facebook vả sự tự thể hiện đến cảm nhận hạnh phúc”. Nghiên cứu này điều tra xem liệu Facebook có làm tăng cảm nhận hạnh phúc của người dùng ở độ tuổi đại học hay không bằng cách tập trung vào số lượng bạn bè trên Facebook và sự tự thể hiện bản thân. Một phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính được xây dựng theo khảo sát cắt ngang của người dùng Facebook là sinh viên đại học (N = 391) cho thấy số lượng bạn bè trên Facebook có mối liên hệ tích cực với cảm nhận hạnh phúc. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy có tương quan phi tuyến (đường cong hình chữ U ngược) giữa bạn bè trên Facebook và nhận được hỗ trợ xã hội. Nghiên cứu cho thấy số lượng bạn bè trên Facebook và tự thể hiện tích cực có thể nâng cao sức khỏe chủ quan của người dùng (Kim & Lee, 2011). Năm 2012, nhóm tác giả Tayfun Doğan, Fatma Sapmaz, Fatma Dilek Tel, Seda Sapmaz, Selin Temizel thực hiện nghiên cứu “Ý nghĩa cuộc sống và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên đại học Thổ Nhĩ Kỳ”. Mục đích của nghiên cứu này là điều tra các mối quan hệ giữa ý nghĩa trong cuộc sống và cảm nhận hạnh phúc. Mẫu nghiên cứu bao gồm 232 sinh viên đại học (171 nữ và 61 nam) từ Đại học
- 8 Sakarya. Nghiên cứu sử dụng thang đo “Sự hài lòng với cuộc sống”, thang đo “ảnh hưởng tích cực - tiêu cực” và bảng hỏi “ý nghĩa của cuộc sống” để thu thập dữ liệu. Trong phân tích dữ liệu, các hệ số tương quan Pearson và phân tích hồi quy bội được sử dụng. Các phát hiện cho thấy rằng sự hiện diện của ý nghĩa trong cuộc sống và tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống dự đoán đáng kể sức khỏe chủ quan (Doğan, Sapmaz, Tel, Sapmaz, & Temizel, 2012). Năm 2013, tác giả Betsey Stevenson và Justin Wolfers thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc và thu nhập. Nhiều học giả đã lập luận rằng một khi "nhu cầu cơ bản" đã được đáp ứng, thu nhập tăng thêm không liên quan đến sự gia tăng hơn nữa về sức khỏe chủ quan. Betsey Stevenson và Justin Wolfers đánh giá tính chính xác của lập luận này khi so sánh nước giàu và người nghèo, người giàu và người nghèo trong một quốc gia. Phân tích nhiều bộ dữ liệu, nhiều định nghĩa về "nhu cầu cơ bản" và nhiều câu hỏi về hạnh phúc, tác giả không tìm thấy sự hỗ trợ nào cho lập luận trên. Theo nghiên cứu này, mối quan hệ giữa hạnh phúc và thu nhập gần như là tuyến tính và không giảm khi thu nhập tăng (Stevenson & Wolfers, 2013). Năm 2014, nhóm tác giả Fredrik Carlsson, Elina Lampi, Wanxin Li và Peter Martinsson thực hiện nghiên cứu “Cảm nhận hạnh phúc giữa trẻ vị thành niên và cha mẹ của chúng”. Nghiên cứu cho thấy rằng mức độ cảm nhận hạnh phúc của cha mẹ và con cái họ thực sự có mối tương quan đáng kể, tuy nhiên các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của họ là khác nhau. Các yếu tố về thu nhập, học vấn, sức khỏe và không bị ly dị ảnh hưởng đến mức độ cảm nhận hạnh phúc ở các bậc cha mẹ. Thay vào đó, cảm nhận hạnh phúc của trẻ vị thành niên được xác định bởi các loại tương tác khác nhau với bạn bè và cha mẹ, trong đó có bị bắt nạt hay không là một trong những yếu tố quan trọng nhất (Carlsson, ElinaLampi, Li, & Martinsson, 2014).
- 9 Năm 2015, Carmen Stoica đã nghiên cứu về ảnh hưởng của giấc ngủ đến cảm nhận hạnh phúc chủ quan. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy cảm nhận hạnh phúc không chỉ là một sản phẩm của các yếu tố tình huống mà còn dựa một phần vào nhịp sinh học cơ bản. Nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra các thành tố của cảm nhận hạnh phúc bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ. Những khách thể nghiên cứu tự đánh giá các thông số về giấc ngủ, tâm trạng, sự hài lòng về nhận thức và sự tỉnh táo được đánh giá bởi những người tham gia trong khoảng thời gian 14 ngày liên tiếp. Tác giả kết luận rằng tâm trạng bị ảnh hưởng bởi mức độ nghỉ ngơi trước khi thức dậy là một yếu tố dự báo có ý nghĩa thống kê ở mức độ biểu thị tầm quan trọng của chất lượng giấc ngủ đối với sức khỏe hằng ngày (Stoica, 2015). Năm 2016, Seydi Ahmet Satici thực hiện nghiên cứu “Lỗ hổng tâm lý, khả năng phục hồi và cảm nhận hạnh phúc: Vai trò trung gian của hy vọng”. Nghiên cứu xem xét vai trò trung gian của hy vọng về mối liên hệ giữa tính dễ bị tổn thương về tâm lý, khả năng phục hồi và cảm nhận hạnh phúc. Khách thể bao gồm 332 sinh viên đại học (195 nữ và 137 nam) từ hai trường đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ. Dữ liệu được thu thập bằng thang đo “tổn thương tâm lý”, thang đo ‘khả năng phục hồi (bảng ngắn)”, thang đo “hy vọng”, thang đo “mức độ hài lòng với cuộc sống” và bảng hỏi “ảnh hưởng tích cực và tiêu cực”. Mô hình cấu trúc tuyến tính cho kết quả rằng hy vọng là yếu tố trung gian tác động của khả năng phục hồi đối với cảm nhận hạnh phúc và hy vọng cũng là yếu tố trung gian tác động của tổn thương tâm lý (Satici, 2016). Năm 2017, nhóm tác giả ở Trung Quốc đã thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên đại học qua yếu tố trung gian là sự đố kị và giới tính”. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng trang mạng xã hội một cách tiêu cực có thể làm ảnh hưởng xấu đến mức độ cảm nhận hạnh phúc. Khách thể nghiên cứu bao gồm 707 sinh viên đại học Trung Quốc có
- 10 độ tuổi trung bình là 19.06 (với độ lệch chuẩn là 1.12) đã trả lời các câu hỏi ẩn danh liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội, sự đố kị và cảm nhận hạnh phúc. Kết quả cho thấy mối liên quan giữa việc sử dụng mạng xã hội một cách tiêu cực và cảm nhận hạnh phúc ở mức độ thấp đã bị ảnh hưởng bởi yếu tố trung gian là sự đố kị. Hơn nữa, yếu tố trung gian của sự đố kị bị phụ thuộc bởi giới tính, sự đố kị cao hơn ở nữ giới (Ding, Zhang, Wei, Huange, & Zhou, 2017). Những nghiên cứu liên quan đến “Cảm nhận hạnh phúc” ngày càng được quan tâm trên thế giới với nhiều góc tiếp cận khác nhau. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc (thu nhập, chất lượng cuộc sống, …) được thực hiện lại nhằm kiểm chứng độ tin cậy của những nghiên cứu trước. Ngoài ra, những nhà nghiên cứu còn quan tâm đến những yếu tố trung gian tác động đến cảm nhận hạnh phúc. Với khách thể là sinh viên, yếu tố liên quan đến mạng xã hội thường được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể nói, lý do các nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc được quan tâm là nhằm cải thiện mức độ cảm nhận hạnh phúc của con người. 1.1.2. Lịch sử các nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, đề tài “Cảm nhận hạnh phúc chủ quan của người nông dân” của tác giả Phan Thị Mai Hương đăng trong tạp chí Tâm lý học số 8 năm 2014 là nghiên cứu đầu tiên về chủ đề cảm nhận hạnh phúc tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành khảo sát 427 đại diện gia đình hộ nông dân ở Hưng Yên, Sơn La, Bình Định và Thái Nguyên. Tác giả Phan Thị Mai Hương đã rút ra một số kết luận: “Nhìn chung người nông dân khá hài lòng với cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, công việc và đời sống vật chất của gia đình là hai yếu tố chi phối mạnh nhất đến mức độ hài lòng với cuộc sống nói chung của họ. Cuối cùng, mức độ hài lòng chung có kết quả tương quan với thu nhập có ý nghĩa về mặt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế phương án dạy học một số bài thuộc chương “từ trường” Vật lý 11 THPT nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh
71 p | 346 | 89
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Cảm nhận của khách hàng về bố cục và trưng bày hàng hóa của siêu thị Big C Huế
104 p | 171 | 56
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp cử nhân: Nghề dệt Thổ Cẩm ở làng Hoa Tiền, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An - Sầm Văn Túc
14 p | 273 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Nghiên cứu nguồn lực, thực trạng, giải pháp khai thác tuyến điểm du lịch sinh thái nhân văn ở Hải Dương. Xây dựng tuyến Hà Nội - Cẩm Giàng – Thanh Miện - Ninh Giang - Chí Linh – Thành Phố Hải Dương
113 p | 169 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 59 | 22
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình tái hòa nhập cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa
12 p | 152 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân hóa tu từ trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài
77 p | 41 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Những vẻ đẹp trong thơ Hoàng Cầm
89 p | 31 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc huyết áp và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
93 p | 25 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 61 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cảm hứng nhân đạo của Nam Cao trong những sáng tác về người nông dân
59 p | 32 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của cảm nhận thương hiệu đến lòng trung thành của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế
103 p | 78 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trữ tình trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa và tình cảm gia đình
82 p | 16 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Ca dao đồng bằng sông Cửu Long về thiên nhiên
75 p | 18 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
88 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình yêu trong tập truyện ngắn Hoa từng mùa của Ăngđrê Môroa
78 p | 20 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của cảm nhận thương hiệu đến lòng trung thành của khách hàng cá nhân tại NHTMCP An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế
103 p | 44 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn