BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br />
---o0o---<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
ĐỀ TÀI:<br />
<br />
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG<br />
TY TNHH TIN HỌC TRẦN MINH<br />
<br />
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN DIỄM VÂN<br />
MÃ SINH VIÊN<br />
: A17076<br />
CHUYÊN NGÀNH<br />
: TÀI CHÍNH<br />
<br />
HÀ NỘI - 2014<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một<br />
phần không thể thiếu trong xã hội hiện đại và mang lại nhiều tiện ích cho con người trong<br />
mọi mặt của đời sống, kinh tế và xã hội. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, CNTT có<br />
thể giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường. Việt<br />
Nam là tuy chưa có sự phát triển mạnh về CNTT, tuy nhiên từ sau khi gia nhập các tổ<br />
chức thương mại quốc tế các doanh nghiệp trong nước đã ý thức hơn về tầm quan trọng<br />
của vấn đề này và dần chuyển sang áp dụng CNTT vào quá trình hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh nhằm tăng hiệu quả sản xuất . Việc ứng dụng có chất lượng và hiệu quả CNTT vào<br />
các lĩnh vực thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin kinh tế - xã hội sẽ nâng cao<br />
nhanh chóng khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin trên thị trường quốc tế, giúp cho các<br />
nhà quản trị ra quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời. Hơn nữa khi cuộc sống con<br />
người ngày càng phát triển thì nhu cầu khám phá thế giới xung quanh dường như đã trở<br />
thành điều không thể thiếu và khoảng cánh địa lý không còn là khoảng cách khi áp dụng<br />
CNTT vào quá trình tìm kiếm, kết nối, học tập,… Ngành CNTT phát triển mạnh mẽ kéo<br />
theo đó là những dịch vụ đi kèm như bán linh kiện, bảo hành,… cũng có nhiều khởi sắc.<br />
Tuy nhiên trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa thì ngành kinh doanh hấp dẫn này vẫn<br />
tồn tại nhiều thách thức. Mỗi một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đều cần có<br />
bản sắc để thu hút khách hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính sách<br />
mở cửa trong nền kinh tế thị trường đã đặt các ngành CNTT nói chung đứng trước một sự<br />
cạnh tranh gay gắt, chịu sức ép từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Nhất là với tốc<br />
độ gia tăng, cải tiến về CNTT thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trở thành thách thức<br />
đối với mỗi doanh ngiệp.<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tận<br />
dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực của doanh nghiệp để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi<br />
nhuận, do vậy, trong quá trình nghiên cứu thực tiễn tại Công ty TNHH Tin học Trần Minh<br />
và kết hợp với những kiến thức đã học, em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả<br />
kinh doanh tại Công ty TNHH Tin học Trần Minh” làm khóa luận tốt nghiệp cho mình.<br />
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Tin học<br />
Trần Minh giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 nhằm tìm kiếm những giải pháp<br />
<br />
1<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả tài chính của công ty thông qua các chỉ<br />
tiêu trên cơ sở lý luận và số liệu dựa trên báo cáo tài chính.<br />
3. Mục đích nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh của<br />
-<br />
<br />
doanh nghiệp.<br />
Phân tích, đánh giá thực trạng lợi nhuận của Công ty TNHH Tin học Trần Minh.<br />
<br />
-<br />
<br />
Đề quyết giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tin học<br />
Trần Minh.<br />
<br />
4. Phương pháp phân tích<br />
Phương pháp phân tích chủ yếu của khóa luận là phương pháp tỷ số, phương pháp<br />
so sánh và mô hình Dupont.<br />
5. Kết cấu khóa luận<br />
Khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.<br />
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Tin học Trần Minh.<br />
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Tin học<br />
Trần Minh.<br />
<br />
2<br />
<br />
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG<br />
DOANH NGHIỆP<br />
1.1 Khái quát chung về hiệu quả kinh doanh<br />
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh<br />
Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả của quá trình đầu tư sản xuất đến tiêu<br />
thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Sản xuất kinh doanh<br />
có hiệu quả giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trên cơ sở đó, có thể hiểu hiệu quả<br />
kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân tài,<br />
vật lực, nguồn vốn,…) của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất để đạt được mục tiêu<br />
kinh doanh cao nhất.<br />
Hiệu quả kinh doanh của các doanh ngiệp hiện nay được đánh giá dựa trên hai<br />
phương diện là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.<br />
Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp phản ánh sự đóng góp của doanh nghiệp vào việc<br />
thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân.<br />
Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua hoạt động góp phần nâng<br />
cao trình độ văn hóa xã hội và lĩnh vực thỏa mãn nhu cầu hàng hóa – dịch vụ, góp phần<br />
nâng cao văn minh xã hội…<br />
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì quá trình hoạt động kinh doanh phải<br />
đem lại hiệu quả. Điều mà các doanh nghiệp quan tâm nhất là hiệu quả kinh tế bởi có hiệu<br />
quả kinh tế thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được. Trong khóa luận này khi nhắc<br />
đến hiệu quả kinh doanh chỉ xét trên phương diện hiệu quả kinh tế.<br />
Chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác<br />
định bằng công thức:<br />
Kết quả đầu ra<br />
Hiệu quả kinh doanh<br />
<br />
=<br />
<br />
Chi phí đầu vào<br />
<br />
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng chi phí đầu vào trong kỳ thì thu về được bao<br />
nhiêu đồng kết quả đầu ra, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh<br />
nghiệp càng lớn. Kết quả đầu ra, có thể được tính bằng chỉ tiêu tổng tài sản, doanh thu, lợi<br />
nhuận,... Chi phí đầu vào có thể được tính bằng các chỉ tiêu: giá thành sản xuất, giá vốn<br />
hàng bán, tư liệu lao động, vốn cố định.<br />
1.1.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh<br />
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp, là vấn đề<br />
xuyên suốt được thể hiện qua công tác quản lý. Tất cả các công tác quản lý như quản lý<br />
3<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
tài chính, quản lý nhân sự, marketing,... cuối cùng đều nhằm mục đích là tạo ra kết quả và<br />
hiệu quả cao nhất trong quá trình kinh doanh. Tất cả những cải tiến, những thay đổi mới<br />
về nội dung, phương pháp áp dụng trong các công tác quản lý chỉ thực sự đem lại ý nghĩa<br />
khi chúng làm tăng được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh<br />
được doanh nghiệp xác định như vấn đề sống còn, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát<br />
triển thì trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả, phải có lãi để tăng nguồn tích lũy<br />
hàng năm cho mục tiêu tái đầu tư mở rộng kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh càng cao thì<br />
doanh nghiệp càng có điều kiện tái đầu tư nâng cấp máy móc, đổi mới công nghệ. Kinh<br />
doanh có hiệu quả là tiền đề để tăng phúc lợi cho người lao động và xã hội.<br />
Các doanh nghiệp thông qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, sẽ đánh<br />
giá được trình độ sử dụng và tiết kiệm các nguồn lực đã có. Thông qua đó sẽ thúc đầy tiến<br />
bộ khoa học công nghệ, tạo cơ sở cho việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản<br />
xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm<br />
của mình, đề ra các biện pháp khai thác mọi năng lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh,<br />
tăng khả năng cạnh tranh, tăng tích lũy, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người<br />
lao động. Thông qua ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, chúng ta thấy nâng<br />
cao hiệu quả kinh doanh là vô cùng cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp. Trong cơ chế<br />
thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện cần để các doanh nghiệp<br />
kinh doanh tồn tại và phát triển.<br />
1.1.3 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh<br />
- Phương pháp phân tích tỷ số: Dựa trên các mối quan hệ đại lượng giữa các chỉ<br />
tiêu với nhau, sự biến đổi tỷ lệ này làm biến đổi các đại lượng kinh tế khác. Sự biến đổi<br />
các tỷ lệ này, cố nhiên là sự biến đổi của các đại lượng của chỉ tiêu khác. Về nguyên tắc,<br />
phương pháp phân tích tỷ số yêu cầu cần phải xác định được các ngưỡng, các định mức<br />
chuẩn để so sánh. Trên cơ sở so sánh về tỷ lệ các chỉ tiêu kinh tế với giá trị của các tỷ lệ<br />
định mức chuẩn, có thể rút ra những kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh<br />
nghiệp.<br />
Trong phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các tỷ lệ của những chỉ tiêu<br />
kinh tế được phân tích từ các nhóm đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo các<br />
mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các nhóm khả năng<br />
thanh toán, nhóm khả năng quản lý tài sản, nhóm quản lý nợ, nhóm khả năng sinh lời,...<br />
Trong mối nhóm tỷ lệ lại bao gồm các nhóm tỷ lệ chi tiết hay riêng lẻ, từng bộ phận,<br />
từng mặt, từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
Trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo mục tiêu phân tích có thể lựa chọn các nhóm<br />
4<br />
<br />