Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu Maritime Bank tại thành phố Huế<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động,<br />
những thách thức cũng như cơ hội đối với các doanh nghiệp ngày một lớn hơn, bên<br />
cạnh đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường cùng với hàng loạt<br />
sản phẩm, dịch vụ mới được triển khai dẫn đến việc cạnh tranh ngày càng quyết liệt<br />
giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, hay một lĩnh vực. Đứng trước<br />
hoàn cảnh này, một trong những yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp thành công đó<br />
chính là việc thương hiệu của doanh nghiệp được người tiêu dùng nhận biết. Thương<br />
hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, có được một thương hiệu mạnh, giúp cho<br />
doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển sản phẩm, dịch vụ của<br />
mình, đồng thời giúp thu hút đầu tư, gia tăng quan hệ với khách hàng…Điều quan<br />
trọng là, doanh nghiệp phải đánh giá được mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối<br />
với thương hiệu của mình, từ đó có những hướng điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao<br />
hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường.<br />
Đặc biệt, trong lĩnh vực ngân hàng, khi mà các ngân hàng thương mại trong nước<br />
không những cạnh tranh với nhau, mà còn phải trực tiếp đối đầu với những ngân hàng<br />
nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước. Có được khách hàng là yếu tố sống<br />
còn của ngân hàng, và trước hết phải có được mức độ nhận biết thương hiệu nhất định<br />
trong tâm trí của khách hàng.<br />
Ngân hàng Maritime Bank chi nhánh Huế cũng không ngoại lệ, khi mà trên địa<br />
bàn thành phố Huế có đến trên 20 ngân hàng đang hoạt động và Maritime bank mới<br />
vào thị trường Huế trong khoảng một năm, thì việc đánh giá mức độ nhận biết của<br />
khách hàng càng quan trọng và cấp thiết hơn. Đồng thời Huế đóng vai trò cầu nối giữa<br />
hai miền Bắc - Nam, được xác định là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng<br />
điểm miền Trung; cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, trong đó công nghiệp<br />
và du lịch - dịch vụ chiếm gần 78% trong GDP; nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ<br />
ngân hàng trong quá trình phát triển rất lớn. Ý thức được tầm quan trọng của vấn dề<br />
này, tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu maritime<br />
Bank tại thành phố Huế” để nghiên cứu. Từ đó có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể<br />
SV: Lê Tiến Trung - K42 QTKD TM<br />
<br />
1<br />
<br />
Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu Maritime Bank tại thành phố Huế<br />
nhằm nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu maritime Bank của khách hàng tại thành<br />
phố Huế.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó<br />
đến khả năng nhận biết Thương hiệu Maritime Bank tại thành phố Huế.<br />
- Xác định mức độ nhận biết của khách hàng tại thành phố Huế đối với thương<br />
hiệu Maritime Bank.<br />
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu<br />
Maritime Bank trên địa bàn thành phố Huế.<br />
3. Câu hỏi nghiên cứu<br />
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu Maritime Bank tại<br />
thành phố Huế?<br />
- Mức độ nhận biết biết thương hiệu Maritime Bank của khách hàng tại thành phố<br />
Huế như thế nào?<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: mức độ nhận biết thương hiệu Maritime Bank của người<br />
dân thành phố Huế<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Phạm vi không gian: Chi nhánh Ngân hàng Maritime Bank tại TP Huế.<br />
+ Phạm vi thời gian: Đề tài được tiến hàng nghiên cứu trong khoảng thời gian từ<br />
tháng 02/2012 đến tháng 5/2012.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp chọn mẫu: đối tượng nghiên cứu là người dân các phường thuộc địa bàn<br />
thành phố Huế. Cách thức thu thập thông tin được thực hiện theo cách phỏng vấn trực tiếp.<br />
Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phần tầng tỷ lệ, có chú ý về độ tuổi và nghề<br />
nghiệp.<br />
Công thức tính cỡ mẫu:<br />
Z2 . p.(1-p)<br />
n = ----------------e2<br />
Z2: là giá trị tương ứng của miền thống kê (1-)/2 tính từ trung tâm của miền<br />
phân phối chuẩn. Giá trị này được xác định một khi độ tin cậy đã được biết trước.<br />
SV: Lê Tiến Trung - K42 QTKD TM<br />
<br />
2<br />
<br />
Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu Maritime Bank tại thành phố Huế<br />
Trong kinh doanh, độ tin cậy (confidence level) thường được chọn là 95%. Lúc đó, Z<br />
= 1,96.<br />
P: tỉ lệ của hiện tượng cần nghiên cứu (chọn P=0.5)<br />
e: sai số mẫu cho phép (chọn e=8%)<br />
Như vậy, cỡ mẫu tính được là n=150<br />
Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng tỷ lệ, thì cơ cấu mẫu phân bố<br />
vào các phường như bảng sau:<br />
Bảng 1: Dân số thành phố Huế năm 2010 - tính đến ngày 31-12-2010<br />
ĐVT: người<br />
Tổng số<br />
<br />
338.994<br />
<br />
100%<br />
<br />
150<br />
<br />
Phường Phú Thuận<br />
<br />
7.431<br />
<br />
2.19%<br />
<br />
3<br />
<br />
Phường Phú Bình<br />
<br />
9.308<br />
<br />
2.75%<br />
<br />
4<br />
<br />
Phường Tây Lộc<br />
<br />
19.611<br />
<br />
5.79%<br />
<br />
9<br />
<br />
Phường Thuận Lộc<br />
<br />
15.454<br />
<br />
4.56%<br />
<br />
7<br />
<br />
Phường Phú Hiệp<br />
<br />
13.207<br />
<br />
3.90%<br />
<br />
6<br />
<br />
Phường Phú Hậu<br />
<br />
10.257<br />
<br />
3.03%<br />
<br />
5<br />
<br />
Phường Thuận Hoà<br />
<br />
14.827<br />
<br />
4.37%<br />
<br />
7<br />
<br />
Phường Thuận Thành<br />
<br />
13.746<br />
<br />
4.05%<br />
<br />
6<br />
<br />
Phường Phú Hoà<br />
<br />
5.792<br />
<br />
1.71%<br />
<br />
2<br />
<br />
Phường Phú Cát<br />
<br />
8.873<br />
<br />
2.62%<br />
<br />
4<br />
<br />
Phường Kim Long<br />
<br />
15.017<br />
<br />
4.43%<br />
<br />
7<br />
<br />
Phường Vỹ Dạ<br />
<br />
18.811<br />
<br />
5.55%<br />
<br />
8<br />
<br />
Phường Phường Đúc<br />
<br />
11.269<br />
<br />
3.32%<br />
<br />
5<br />
<br />
Phường Vĩnh Ninh<br />
<br />
7.628<br />
<br />
2.25%<br />
<br />
3<br />
<br />
Phường Phú Hội<br />
<br />
12.125<br />
<br />
3.58%<br />
<br />
5<br />
<br />
Phường Phú Nhuận<br />
<br />
8.89<br />
<br />
2.62%<br />
<br />
4<br />
<br />
Phường Xuân Phú<br />
<br />
12.81<br />
<br />
3.78%<br />
<br />
6<br />
<br />
Phường Trường An<br />
<br />
15.937<br />
<br />
4.70%<br />
<br />
7<br />
<br />
Phường Phước Vĩnh<br />
<br />
21.161<br />
<br />
6.24%<br />
<br />
9<br />
<br />
Phường An Cựu<br />
<br />
22.62<br />
<br />
6.67%<br />
<br />
10<br />
<br />
SV: Lê Tiến Trung - K42 QTKD TM<br />
<br />
3<br />
<br />
Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu Maritime Bank tại thành phố Huế<br />
Phường An Hoà<br />
<br />
9.768<br />
<br />
2.88%<br />
<br />
4<br />
<br />
Phường Hương Sơ<br />
<br />
8.35<br />
<br />
2.46%<br />
<br />
4<br />
<br />
Phường Thuỷ Biều<br />
<br />
9.528<br />
<br />
2.81%<br />
<br />
4<br />
<br />
Phường Hương Long<br />
<br />
10.275<br />
<br />
3.03%<br />
<br />
5<br />
<br />
Phường Thủy Xuân<br />
<br />
13.387<br />
<br />
3.95%<br />
<br />
6<br />
<br />
Phường An Đông<br />
<br />
15.886<br />
<br />
4.69%<br />
<br />
7<br />
<br />
Phường An Tây<br />
<br />
7.034<br />
<br />
2.07%<br />
<br />
3<br />
<br />
(Nguồn: www.huecity.gov.vn/?cat_id=7)<br />
Thiết kế bảng hỏi: Ban đầu, thảo luận tay đôi với một vài đối tượng theo một dàn<br />
bài soạn sẵn để khai thác các vấn đề có liên quan đến đề tài nhận biết thương hiệu, từ<br />
các thông tin thu thập được, sẽ tiến hành thiết lập bảng hỏi. Tiếp theo, tiến hành điều<br />
tra thử 10 bản nhằm kiểm tra tính hợp lý của bản hỏi và hiệu chỉnh lại bản hỏi. Cuối<br />
cùng, điều tra toàn bộ mẫu đã được chọn.<br />
Phân tích dữ liệu: dữ liệu thu được sẽ tiến hành làm sạch, mã hóa và xử lý bằng<br />
phần mềm spss 16.0, dùng phương pháp thống kê mô tả nhằm phân tích và đánh giá<br />
các kết quả nhận được…<br />
<br />
SV: Lê Tiến Trung - K42 QTKD TM<br />
<br />
4<br />
<br />
Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu Maritime Bank tại thành phố Huế<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Tổng quan về thương hiệu<br />
1.1.1. Quá trình hình thành thương hiệu<br />
Trước thập niên 80, khái niệm thương hiệu hoàn toàn xa lạ với giới kinh doanh<br />
cũng như đối với những chuyên gia thẩm định giá trị doanh nghiệp. Họ đánh giá tài<br />
sản của doanh nghiệp chỉ là những vật hữu hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị...<br />
Bước sang thập niên 80, sau hàng loạt cuộc sáp nhập, người ta bắt đầu nhận thức<br />
được “thương hiệu” là một tài sản đáng giá. Điều này được minh chứng qua giá giao<br />
dịch của những vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trên thị trường lúc bấy giờ: tập<br />
đoàn Nestle đã mua Rowntree với giá gấp 3 lần giá trị của Công ty trên thị trường<br />
chứng khoán và gấp 26 lần lợi nhuận của công ty; tập đoàn Builton được bán với giá<br />
35 lần giá trị lợi nhuận của nó. Kể từ đó, quá trình định giá thương hiệu ngày một rõ<br />
hơn. Cho đến lúc này sự tồn tại của giá trị thương hiệu trong giới kinh doanh là điều<br />
tất yếu. Các nhà quản trị cũng như các chuyên gia đều phải thừa nhận rằng sức mạnh<br />
của Công ty không chỉ đơn giản chứa đựng phương pháp chế biến, công thức hay quy<br />
trình công nghệ riêng mà còn là cách làm sao cho mọi người trên thế giới muốn dùng.<br />
Đó chính là “Thương hiệu”. Giờ đây, top những thương hiệu hàng đầu trên thế giới<br />
phải kể đến như Coca-cola, ABM, Microsoft, Nokia, Toyota, McDonald’s…..<br />
1.1.2. Khái niệm thương hiệu<br />
Hàng ngày có đến hàng nghìn, hàng vạn thông tin quảng cáo về các sản phẩm,<br />
thương hiệu trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều đến nỗi khách hàng<br />
không thể chú ý hết được với quỹ thời gian ít ỏi của mình. Vậy thương hiệu là gì?<br />
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi ra đời dù lớn hay nhỏ đều có tên gọi hay xa hơn<br />
nữa là có logo, slogan, thậm chí màu sắc, kiểu thiết kế đặc trưng…đó chính là thương<br />
hiệu của doanh nghiệp. Khi đi vào hoạt động doanh nghiệp phải đặt tên cho những sản<br />
phẩm, dịch vụ của mình, đó là nhãn hiệu hàng hóa. Trên thực tế, hai khái niệm này<br />
thường bị nhẫm lẫn. Vì thế chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm thương hiệu. Đã có rất<br />
nhiều định nghĩa xoay quanh thương hiệu, như:<br />
<br />
SV: Lê Tiến Trung - K42 QTKD TM<br />
<br />
5<br />
<br />