intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh bằng phẫu thuật tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

15
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh bằng phẫu thuật tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2021" đã mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh được phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021; nhận xét kết quả điều trị u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh bằng phẫu thuật tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2021

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TRẦN THỊ THUÝ NGÂN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U BUỒNG TRỨNG Ở LỨA TUỔI MÃN KINH BẰNG PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2021 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Hà Nội – 2022
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ----------***---------- Người thực hiện: TRẦN THỊ THUÝ NGÂN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U BUỒNG TRỨNG Ở LỨA TUỔI MÃN KINH BẰNG PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2021 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH.2016.Y Người hướng dẫn: 1. PGS.TS.BS. VŨ VĂN DU 2. THS.BS. LÊ THỊ NGỌC HƯƠNG Hà Nội – 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các Thầy, Cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Ban chủ nhiệm, các Thầy, Cô giáo Bộ môn Sản phụ khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Khoa Phụ - Ngoại A5, Khoa Ung bướu - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu. Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới: PGS.TS. Vũ Văn Du, người Thầy đã tận tâm dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. ThS. Lê Thị Ngọc Hương đã luôn quan tâm, hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo ân cần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ với em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Trần Thị Thuý Ngân
  4. LỜI CAM ĐOAN Em là Trần Thị Thuý Ngân, sinh viên khóa QH.2016.Y, ngành Y đa khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là khóa luận do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Văn Du và ThS. Lê Thị Ngọc Hương. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả Trần Thị Thuý Ngân
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu/ từ viết tắt: Viết đầy đủ/ ý nghĩa: BN: Bệnh nhân BVPSHN: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội BVPSTW: Bệnh viện Phụ sản Trung ương CLVT: Cắt lớp vi tính HE4: Human Epididymis Protein 4 MBH: Mô bệnh học PP: Phần phụ PT: Phẫu thuật PTNS: Phẫu thuật nội soi SD: Độ lệch chuẩn TCht: Tử cung hoàn toàn UBT: U buồng trứng UNBT: U nang buồng trứng UTBT: Ung thư buồng trứng VMC: Vết mổ cũ WHO: Tổ chức Y tế Thế giới
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu................................................................. 17 Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu................................................................. 18 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ............................................... 21 Bảng 3.2. Tiền sử số con .............................................................................. 23 Bảng 3.3. Tiền sử sẩy thai ............................................................................ 24 Bảng 3.4. Liên quan giữa tiền sử vết mổ cũ ổ bụng với loại hình phẫu thuật 24 Bảng 3.5. Tiền sử bệnh phụ khoa ................................................................. 25 Bảng 3.6. Tiền sử bệnh nội khoa .................................................................. 25 Bảng 3.7. Phân bố vị trí khối u trên lâm sàng, siêu âm và phẫu thuật ........... 26 Bảng 3.8. Phân bố kích thước khối u trên lâm sàng, siêu âm và phẫu thuật .. 27 Bảng 3.9. Độ di động và ranh giới u ............................................................. 27 Bảng 3.10. Liên quan giữa di động u trên lâm sàng và độ dính u trong mổ... 28 Bảng 3.11. Biến chứng của u buồng trứng .................................................... 28 Bảng 3.12. Phân loại kích thước u trên siêu âm ............................................ 29 Bảng 3.13. Đặc điểm âm vang trên siêu âm .................................................. 29 Bảng 3.14. Đặc điểm hình thái trên siêu âm ................................................. 30 Bảng 3.15. Phân bố u buồng trứng theo nồng độ CA-125 trước phẫu thuật .. 30 Bảng 3.16. Kết quả giải phẫu bệnh ............................................................... 31 Bảng 3.17. Thời điểm phẫu thuật.................................................................. 32 Bảng 3.18. Loại hình phẫu thuật ................................................................... 32 Bảng 3.19. Liên quan giữa kích thước của khối u trên siêu âm với loại hình phẫu thuật ..................................................................................................... 33 Bảng 3.20. Phương pháp xử trí ..................................................................... 33 Bảng 3.21. Liên quan giữa độ dính u trong mổ và phương pháp xử trí ......... 34 Bảng 3.22. Thời gian phẫu thuật ................................................................... 35 Bảng 3.23. Thời gian nằm viện sau mổ ........................................................ 36 Bảng 4.1. Tỷ lệ phát hiện u qua khám phụ khoa và siêu âm của một số nghiên cứu trước đây ............................................................................................... 40 Bảng 4.2. Đặc điểm vị trí u buồng trứng trong một số nghiên cứu trước đây 41
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân loại u ............................................................................... 21 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ....................................... 22 Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nơi ở................................................... 23 Biểu đồ 3.4. Hoàn cảnh phát hiện u .............................................................. 26 Biểu đồ 3.5. Tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ .................................. 35 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các tạng trong chậu hông nữ .......................................................... 2
  8. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1 ...................................................................................................... 2 TỔNG QUAN ............................................................................................... 2 1.1. Giải phẫu, sinh lý buồng trứng .......................................................... 2 1.1.1. Giải phẫu buồng trứng .................................................................... 2 1.1.2. Đặc điểm cấu tạo của buồng trứng .................................................. 4 1.1.3. Sinh lý buồng trứng ........................................................................ 5 1.2. Phân loại u buồng trứng .................................................................... 5 1.2.1. Nang cơ năng ................................................................................. 5 1.2.2. Khối u thực thể ............................................................................... 6 1.3. Triệu chứng lâm sàng ......................................................................... 7 1.3.1. Cơ năng .......................................................................................... 7 1.3.2. Triệu chứng thực thể ...................................................................... 8 1.4. Đặc điểm cận lâm sàng ....................................................................... 8 1.4.1. Siêu âm .......................................................................................... 8 1.4.2. CA-125........................................................................................... 9 1.4.3. Chụp cộng hưởng từ ....................................................................... 9 1.4.4. Nội soi ổ bụng .............................................................................. 10 1.4.5. Chẩn đoán mô bệnh học ............................................................... 10 1.5. Phân loại giai đoạn lâm sàng theo FIGO ........................................ 10 1.6. Các phương pháp điều trị khối u buồng trứng ............................... 10 1.6.1. Phẫu thuật mở bụng ...................................................................... 10 1.6.2. Phẫu thuật nội soi ......................................................................... 11 1.6.3. Hoá trị liệu ................................................................................... 12 1.6.4. Xạ trị ............................................................................................ 12 1.7. Tuổi mãn kinh .................................................................................. 12 1.7.1. Định nghĩa mãn kinh .................................................................... 12 1.7.2. Chẩn đoán mãn kinh ..................................................................... 13
  9. 1.7.3. Phân loại mãn kinh ....................................................................... 13 1.8. Một số nghiên cứu trong nước và quốc tế về khối u buồng trứng . 13 1.8.1. Các nghiên cứu nước ngoài: ......................................................... 13 1.8.2. Các nghiên cứu trong nước: .......................................................... 14 Chương 2 .................................................................................................... 15 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 15 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................. 15 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 15 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... 16 2.1.3 Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 16 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: ..................................................................... 16 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: ............................................. 16 2.2.3. Công cụ thu thập số liệu: .............................................................. 16 2.2.4. Các biến số nghiên cứu:................................................................ 16 2.2.5. Các tiêu chuẩn có liên quan đến nghiên cứu ................................. 18 2.3. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................. 19 2.4. Sơ đồ nghiên cứu .............................................................................. 20 2.5. Đạo đức nghiên cứu .......................................................................... 20 Chương 3 .................................................................................................... 21 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 21 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ..................................... 21 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ............................................... 21 3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ............................................. 22 3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nơi ở ....................................................... 23 3.1.4. Tiền sử sản khoa ........................................................................... 23 3.1.5. Tiền sử vết mổ cũ ở bụng ............................................................. 24 3.1.6. Tiền sử bệnh phụ khoa ................................................................. 25 3.1.7. Tiền sử bệnh nội khoa .................................................................. 25 3.2. Đặc điểm lâm sàng ............................................................................ 26 3.2.1. Hoàn cảnh phát hiện u .................................................................. 26
  10. 3.2.2. Triệu chứng thực thể .................................................................... 26 3.2.3. Biến chứng của u buồng trứng ...................................................... 28 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng ..................................................................... 29 3.3.1. Đặc điểm khối u buồng trứng trên siêu âm ................................... 29 3.3.2. Phân bố u buồng trứng theo nồng độ CA 125 trước phẫu thuật..... 30 3.3.3. Kết quả giải phẫu bệnh ................................................................. 31 3.4. Kết quả phẫu thuật........................................................................... 32 3.4.1. Thời điểm phẫu thuật .................................................................... 32 3.4.2. Loại hình phẫu thuật ..................................................................... 32 3.4.3. Phương pháp xử trí ....................................................................... 33 3.4.4. Thời gian phẫu thuật ..................................................................... 35 3.4.5. Tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ ...................................... 35 3.4.6. Thời gian nằm viện sau mổ: ......................................................... 35 Chương 4 .................................................................................................... 37 BÀN LUẬN ................................................................................................. 37 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ..................................... 37 4.1.1. Tuổi .............................................................................................. 37 4.1.2. Nghề nghiệp ................................................................................. 37 4.1.3. Nơi ở ............................................................................................ 38 4.1.4. Tiền sử sản khoa ........................................................................... 38 4.1.5. Tiền sử u buồng trứng .................................................................. 39 4.1.6. Tiền sử vết mổ cũ ổ bụng ............................................................. 39 4.2. Đặc điểm lâm sàng của u buồng trứng ............................................ 39 4.2.1. Hoàn cảnh phát hiện u .................................................................. 39 4.2.2. Triệu chứng thực thể .................................................................... 40 4.2.3. Biến chứng của u buồng trứng ...................................................... 42 4.3. Đặc điểm cận lâm sàng của u buồng trứng ..................................... 43 4.3.1. Đặc điểm trên siêu âm .................................................................. 43 4.3.2. Nồng độ CA-125 .......................................................................... 43 4.3.3. Kết quả giải phẫu bệnh ................................................................. 44 4.4. Kết quả phẫu thuật........................................................................... 44
  11. 4.4.1. Thời điểm phẫu thuật .................................................................... 44 4.4.2. Loại hình phẫu thuật ..................................................................... 45 4.4.3. Phương pháp xử trí khi mổ ........................................................... 46 4.4.4. Thời gian phẫu thuật ..................................................................... 47 4.4.5. Tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ ...................................... 48 4.4.6. Thời gian nằm viện sau mổ........................................................... 48 KẾT LUẬN ................................................................................................. 49 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  12. ĐẶT VẤN ĐỀ U buồng trứng (UBT) là một trong những khối u ở hệ sinh dục nữ thường gặp, chỉ đứng thứ 2 về tần suất sau u cơ trơn tử cung. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em gái chưa dậy thì đến những phụ nữ đã mãn kinh. Phần lớn các khối u buồng trứng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là các khối lành tính. Trái lại, đối với người bệnh UBT ở lứa tuổi mãn kinh, về lý thuyết là thời kỳ buồng trứng ngừng hoạt động, không còn hiện tượng các nang noãn phát triển và phóng noãn nữa nên tổn thương của buồng trứng giảm xuống; tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả Đinh Thế Mỹ (1998): UBT ác tính tập trung cao nhất ở nhóm tuổi 50 - 59 (chiếm > 50%) [1]. Trong những năm qua, đã có rất nhiều nghiên cứu về u buồng trứng được thực hiện trong nước và trên thế giới. Theo nghiên cứu của tác giả Koonings năm 1989, nguy cơ UBT ác tính ở nhóm 60-69 tuổi cao gấp 12 lần nhóm tuổi 20-29; nguy cơ chung của một khối u buồng trứng ác tính là 45% ở phụ nữ mãn kinh [2]. Nghiên cứu của tác giả Jung E.J. (2017): khối u biểu mô ác tính có liên quan đáng kể với phụ nữ sau mãn kinh (5,4% so với 22,1%, P < 0,0001) [3]. Tại BVPSTW năm 2016, tác giả Cao Thị Thuý Hà nghiên cứu về tình hình UBT mãn kinh đã kết luận: tỷ lệ UBT ác tính là 22,1% [4]. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đã thực hiện cách đây khá lâu với phương pháp nghiên cứu khác nhau. Để có một cái nhìn tổng quan hơn về các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật UBT ở phụ nữ mãn kinh, từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị với mong muốn tăng tỷ lệ phát hiện bệnh sớm, tiên lượng bệnh và hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh được phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021. 2. Nhận xét kết quả điều trị u buồng trứng ở lứa tuổi mãn kinh bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021. 1
  13. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu, sinh lý buồng trứng 1.1.1. Giải phẫu buồng trứng 1.1.1.1. Vị trí, hình thể, kích thước buồng trứng Buồng trứng hình hạt đậu, hơi dẹt, có 2 mặt trong và ngoài, có 2 đầu trên và dưới. Buồng trứng nằm áp vào thành bên chậu hông bé, trong hố buồng trứng thuộc cánh sau dây chằng rộng, dưới eo trên 10 cm. Trong quá trình phẫu thuật, có thể tiếp cận buồng trứng từ điểm giữa của đường nối gai chậu trước trên và khớp mu. Hình 1.1. Các tạng trong chậu hông nữ [5] Bình thường buồng trứng nằm dọc, hơi chếch vào trong và ra trước, kích thước buồng trứng trưởng thành là 3,5 x 2 x 1 cm và cũng có thể thay đổi theo lứa tuổi. Buồng trứng bên ngoài có màu hồng nhạt, bề mặt nhẵn nhụi trước tuổi dậy thì (trước khi có kinh nguyệt), sau đó đến tuổi dậy thì do mỗi chu kỳ kinh 2
  14. nguyệt có một nang trứng vỡ ra giải phóng một trứng, làm rách vỏ buồng trứng để lại sẹo nên bề mặt buồng trứng sần sùi dần. Sau khi mãn kinh, không còn hiện tượng vỡ nang trứng thì bề mặt buồng trứng lại nhẵn trở lại. 1.1.1.2. Các phương tiện cố định buồng trứng Buồng trứng được giữ tại chỗ trong ổ phúc mạc nhờ một hệ thống dây chằng: + Mạc treo buồng trứng: là nếp phúc mạc nối buồng trứng vào mặt sau dây chằng rộng. + Dây chằng tử cung - buồng trứng: nối sừng tử cung với cực dưới buồng trứng cùng bên. + Dây chằng thắt lưng - buồng trứng: đính buồng trứng vào thành bên chậu hông, bên trong có cuống mạch và thần kinh buồng trứng. + Dây chằng vòi - buồng trứng: đi từ loa vòi tới cực trên buồng trứng. 1.1.1.3. Liên quan của buồng trứng * Mặt ngoài: liên quan với thành bên chậu hông bé, giới hạn bởi: - Ở trên là động mạch chậu ngoài. - Ở sau là động mạch chậu trong. - Ở dưới là một nhánh của động mạch chậu trong. - Ở trước là nơi mà dây chằng rộng bám vào thành bên chậu hông, có dây thần kinh bịt chạy ở đáy hố nên gây đau khi viêm buồng trứng. * Mặt trong: liên quan giữa buồng trứng với các đoạn ruột: - Bên trái: liên quan với đại tràng trái - đại tràng xích ma. - Bên phải: liên quan với khối manh tràng. 1.1.1.4. Mạch máu và thần kinh buồng trứng * Động mạch: buồng trứng được cấp máu từ hai nguồn động mạch: - Động mạch buồng trứng: tách ra từ động mạch chủ bụng, ở ngang mức các động mạch thận. 3
  15. - Động mạch tử cung: tách ra các nhánh tận tiếp nối với các nhánh của động mạch buồng trứng tạo thành cung mạch máu nuôi dưỡng buồng trứng. - Tại rốn buồng trứng: động mạch buồng trứng chia ra 10 nhánh tiến sâu vào vùng tủy. - Tại vùng chuyển tiếp: các động mạch và tiểu động mạch tạo thành một đám rối, từ đó tạo ra các mạch thẳng nhỏ hơn tiến vào vùng vỏ buồng trứng, ở lớp vỏ trong của nang noãn có một mạng lưới mao mạch dày đặc. * Tĩnh mạch - Tĩnh mạch buồng trứng phải đổ về tĩnh mạch chủ dưới. - Tĩnh mạch buồng trứng trái đổ về tĩnh mạch thận trái. * Bạch mạch Các mạch bạch huyết của buồng trứng đổ vào các hạch cạnh động mạch chậu ở ngang mức các mạch thận và tuân theo quy luật chung là: đường dẫn lưu bạch huyết của một cơ quan đi kèm theo đường dẫn lưu tĩnh mạch của cơ quan đó. * Thần kinh Thần kinh của buồng trứng tách ở đám rối liên mạc treo và đám rối thận. 1.1.2. Đặc điểm cấu tạo của buồng trứng Trên diện cắt qua rốn buồng trứng, người ta thấy buồng trứng được chia làm hai vùng rõ rệt: vùng vỏ và vùng tủy được bao bọc xung quanh bởi lớp biểu mô mầm. 1.1.2.1. Lớp biểu mô mầm Lớp biểu mô mầm được cấu tạo bởi một lớp tế bào biểu mô hình vuông hay hình trụ liên tục với lớp phúc mạc ổ bụng ở mạc treo buồng trứng. 1.1.2.2. Vùng vỏ 4
  16. Vùng vỏ là tổ chức nằm ngay sát dưới lớp biểu mô mầm chiếm từ 1/3 đến 2/3 chiều dày của buồng trứng. Chiều dày của lớp vỏ tỷ lệ thuận với thời kỳ hoạt động sinh dục, trong giai đoạn mãn kinh lớp vỏ rất mỏng. Lớp vỏ được tạo lên bởi một mô đệm rất đặc biệt. Mô này được cấu tạo bởi tế bào hình thoi, bên trong mô đệm này là các nang noãn ở các giai đoạn phát triển và thoái triển khác nhau. Bề mặt mô đệm dày đặc lại tạo thành lớp vỏ trắng. 1.1.2.3. Vùng tủy Vùng tủy là vùng trung tâm hẹp, nằm trong cùng của buồng trứng, là đường đi của mạch và thần kinh của buồng trứng. Vùng tủy được cấu tạo bởi các liên kết xơ nằm bao quanh các mạch máu và các mạch bạch huyết của buồng trứng. Vùng tủy còn chứa một cấu trúc như tổ chức lưới và các tế bào vùng rốn, là nơi sản sinh androgen. 1.1.3. Sinh lý buồng trứng Buồng trứng là tuyến sinh dục nữ có hai chức năng quan trọng: - Chức năng ngoại tiết: sinh ra noãn. - Chức năng nội tiết: tiết ra hormon, dưới sự chỉ huy trực tiếp của các hormon hướng sinh dục do tuyến yên bài tiết. Hoạt động chức năng sinh dục - sinh sản nữ chịu sự điều khiển của trục nội tiết: vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng. Rối loạn hoạt động của trục nội tiết này không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng mà cả sự phát triển về hình thái - cấu tạo của các cơ quan sinh dục nữ . 1.2. Phân loại u buồng trứng 1.2.1. Nang cơ năng Là hậu quả của tổn thương chức năng buồng trứng, u thường lớn nhanh nhưng mất đi sớm, chỉ tồn tại vài chu kỳ kinh và thường có vỏ mỏng, kích thước thường không quá 10cm, thường gây rối loạn kinh nguyệt [6]. * Nang bọc noãn 5
  17. Do nang De Graff vỡ muộn, tiếp tục giải phóng estrogen, hoàng thể không được thành lập, dịch nang thường có màu vàng chanh. * Nang hoàng tuyến Hay gặp ở người chửa trứng hay chorio, là hậu quả βhCG quá cao, u thường có ở cả hai bên buồng trứng, kích thước u to, nhiều thùy, vỏ mỏng và trong chứa nhiều lutein. * Nang hoàng thể Sinh ra từ hoàng thể, chỉ gặp trong thời kỳ thai nghén, nhất là chửa nhiều thai hoặc tiền sản giật. Nang có chứa nhiều estrogen và progesteron. 1.2.2. Khối u thực thể Các khối u thực thể buồng trứng được phân chia theo 3 nhóm: UBT lành tính, UBT ác tính và UBT giáp biên. * U của tế bào biểu mô buồng trứng - U thanh dịch: u trơn láng, vỏ mỏng, đơn thuỳ hoặc đa thuỳ chứa dịch trong. - U nang nhầy: bên trong chứa dịch đặc hay dịch nhầy màu vàng nhạt hoặc nâu. Thường có nhiều vách và phân thùy. - Nang lạc nội mạc tử cung và u dạng nội mạc tử cung. - U Brenner: thường là lành tính, có dạng đặc vì chứa nhiều mô đệm và mô xơ bao quanh lớp tế bào biểu mô. - U tế bào sáng. - U tế bào chuyển tiếp. - U tế bào gai. - U biểu mô hỗn hợp. - U không biệt hoá và u không phân loại. * Các u xuất phát từ tế bào mầm - U tế bào mầm (Dysgerminoma). - U nguyên bào sinh dục (Gonadoblastoma): xảy ra ở trường hợp có nhiễm sắc thể Y, tuyến sinh dục bất sản. 6
  18. - Choriocarcinoma: ung thư nguyên bào nuôi nguyên phát của buồng trứng. - U tế bào mầm hỗn hợp. - U túi noãn hoàng. - U quái: không trưởng thành và trưởng thành. U quái trưởng thành lành tính là hay gặp nhất, dạng nang bì, bề mặt trơn láng, bên trong chứa tuyến bã, răng, tóc, dịch bã đậu là các mô trưởng thành có nguồn gốc bào thai. * Các u tế bào đệm dây sinh dục: - U tế bào hạt. - U tế bào vỏ. - U tế bào Sertoli và Leydig (u hỗn hợp mô đệm – dây sinh dục). - U tế bào Sertoli. * Các u di căn đến buồng trứng: thường do các khối u của ống tiêu hóa di căn tới, nhất là ung thư dạ dày. - U Krukenberg: di căn từ đường tiêu hóa (dạ dày hoặc đại tràng). - U di căn từ vú. - U lympho di căn. 1.3. Triệu chứng lâm sàng 1.3.1. Cơ năng - Khối u buồng trứng nhỏ thường không có triệu chứng điển hình, đa số trường hợp phát hiện qua thăm khám phụ khoa định kỳ hoặc các cuộc khám khác (khám vô sinh, khám kế hoạch,…). - Trường hợp u lớn thường có biểu hiện: + Tức hạ vị hay bệnh nhân có cảm giác bụng to lên. + Nếu u quá to có thể gây chèn ép vào niệu quản gây ứ nước bể thận, chèn ép vào trực tràng gây táo bón. + Có thể ra máu âm đạo bất thường sau mãn kinh. - Đau bụng là triệu chứng hay gặp, tỷ lệ theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bình An (2008) là 42,5% [7], Đỗ Thị Ngọc Lan (2013) là 30,4% [8]. 7
  19. - Nhiều trường hợp phát hiện khi u có biến chứng xoắn, vỡ: đau hạ vị dữ dội, buồn nôn và nôn, có thể có sốc do đau (da xanh tái, vã mồ hôi lạnh, mạch nhanh). 1.3.2. Triệu chứng thực thể - Thăm âm đạo kết hợp khám bụng để xác định: + Vị trí u và số lượng u + Kích thước u + Độ di động u + Bề mặt u: nhẵn hay gồ ghề + Mật độ u + Ấn đau hay không đau + Dịch ổ bụng. - Dấu hiệu nghĩ tới u lành tính: bề mặt nhẵn, di động tốt, không có dịch ổ bụng. - Dấu hiệu nghi ngờ ác tính: bề mặt u gồ ghề lổn nhổn, di động kém, dính vào các tạng xung quanh, mật độ chắc, có dịch ổ bụng, khám thấy bụng căng, nắn bụng có dấu hiệu sóng vỗ. 1.4. Đặc điểm cận lâm sàng 1.4.1. Siêu âm Qua đường bụng, đường âm đạo hoặc kết hợp cả hai đường có thể phân biệt vị trí, số lượng, kích thước và bản chất khối u qua siêu âm, nghi ngờ ác tính có thể siêu âm Doppler mạch máu buồng trứng. • U nang thanh dịch: siêu âm cho hình ảnh trống âm, vỏ mỏng. Nếu kích thước một thùy, thành mỏng, ranh giới rõ, dịch thuần nhất. • U nang nhầy: bờ rõ, thường nhiều thùy, trong lòng chứa dịch có trống âm kém. • U nang bì: hình ảnh âm hỗn hợp, có những vùng tăng âm, có bóng lưng, do có các mảnh sụn, răng, tóc, tổ chức nhầy... 8
  20. • Nang lạc nội mạc tử cung: thành dày, chứa máu nên phản âm không đồng nhất. • U ác tính: có nhiều thành phần đặc hơn dịch, có vách và sùi trong hay ngoài u, có hiện tượng tăng sinh mạch máu trên siêu âm Doppler. • Có thể có dịch ổ bụng (thường ở giai đoạn muộn). Có nhiều báo cáo về giá trị của siêu âm trong chẩn đoán u buồng trứng. Siêu âm có độ nhạy rất cao từ 82 - 96%, độ đặc hiệu của siêu âm có khác nhau tùy báo cáo như của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2005) là 88% [9]. Nghiên cứu của Meys và cộng sự (2020) cho thấy giá trị của siêu âm với độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 93% và 89% trong dự đoán khối u buồng trứng ác tính [10]. 1.4.2. CA-125 CA-125 là chất đánh dấu khối u có giá trị chẩn đoán trong ung thư buồng trứng. Tuy nhiên chỉ số này không đặc hiệu cho ung thư buồng trứng mà còn tăng trong các loại ung thư khác như ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tụy… Theo nghiên cứu của tác giả Lý Thị Bạch Như trên 340 bệnh nhân UBT với ngưỡng 35 U/ml thì độ nhạy của xét nghiệm này là 73,7%, độ đặc hiệu của xét nghiệm này là 84,2% [11]. Trong nghiên cứu về UBT của tác giả Nguyễn Sào Trung với ngưỡng 60 U/ml thì xét nghiệm này có độ nhạy là 68,42%, độ đặc hiệu là 97,53% [12]. 1.4.3. Chụp cộng hưởng từ Là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, giúp đánh giá vị trí, cấu trúc, mức độ xâm lấn của khối u một cách chi tiết, rõ nét. Sự chi tiết của cộng hưởng từ làm cho nó trở thành công cụ rất giá trị trong chẩn đoán thời kỳ đầu và trong đánh giá các khối u trong cơ thể. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Triệu Hải (2021): chụp cộng hưởng từ có giá trị chẩn đoán u buồng trứng chưa phân định lành tính và ác tính theo siêu âm với độ nhạy 84% và độ đặc hiệu 83% [13]. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2