Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS. TS Nguyễn Văn Phát<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Nhân lực là nguồn lự c chủ yếu và quý báu của d oanh nghiệp, nó là nhân tố<br />
quyết định trước nhất tới tiến độ, chất lượng và hiệu quả của mọi quá trình kinh<br />
doanh và mọi quá trình quản trị doanh Nghiệp. Hay nói một cách khác nguồn<br />
nhân lực là nhân tố chủ yếu quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh<br />
doanh của doanh nghiệp. Trước đây, nguồn lực tài chính được coi là lợi thế cạnh<br />
tranh quan trọng nhất của d oanh nghiệp, nhưng ngày nay khả năng huy động vố n<br />
với số lượng lớn trong dài hạn ngà y càng thuận lợi và dễ dàng hơn . Đã có một<br />
thời kỹ thuật và công nghệ là vũ khí lợi hại trong cạnh tranh thì ngày nay trong xu<br />
thế toàn cầu hóa đối thủ cạnh tranh càng dễ dàng tiếp cận kỹ thuật, công nghệ cho<br />
dù họ là kẻ đến sau. Trong thời đại kinh tế tri thức doanh nghiệp nào thu hút và<br />
duy trì được nhân sự có trình độ cao, nắm được tri thức và biết sáng tạo hay sử<br />
dụn g tốt nguồn nhân lực thì doanh nghiệp đó chủ động trong cạnh tranh.<br />
Trong bối cảnh luật Đầu tư và luật Doanh nghiệp được nhà nước ban hành<br />
trong tháng 12/2005 với nhiều điều khoản thông thoáng, thuận lợi cho môi trường<br />
đầu tư và kinh doanh, có hiệu lực từ 01/07/2006 thì c ác tổ chức đầu tư và các<br />
doanh nghiệp trong nước, quốc tế đang và sẽ tiếp tục phá t triển mạnh mẽ trên đất<br />
nước ta cả về quy mô và số lượng. Tình hình đó dẫn tới cuộc chiến “ giành giật”<br />
nhân sự giỏi, lao động tay nghề cao giữa các doanh nghiệp, đó cũng là cơ sở phát<br />
sinh sự chuyển dịch lao động ở các doanh nghiệp trong nước. Như vậy, ngoài<br />
việc tuyển mộ, tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao phục vụ cho<br />
hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cần phải biết cách làm thế nào để<br />
làm hài lòng người lao động. Và một khi người lao động cảm thấy hài lòng thì họ<br />
sẽ gắn bó với c ông ty hơn. Mặt khác, nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên sẽ<br />
duy trì sự ổn định nguồn nhân lực, giảm chi phí hoạt động ,tăng năng suất lao<br />
động, thái độ và tinh thần làm việc. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này không<br />
SVTH: Nguyễn Văn Quân – K42QTKD<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS. TS Nguyễn Văn Phát<br />
<br />
phải là đơn giản khi có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra một khoản đầu tư lớn<br />
để tạo không gian làm việc tiện nghi…, nhưng vẫn có không ít người đang cảm<br />
thấy thiếu thỏa mãn với công việc của mình. “ Một cuộc khảo sát được thực hiện<br />
năm 2008 bởi Careerbuilder - một website việc làm hàng đầ u thế giới đã chỉ ra<br />
rằng sự bất mãn đang tăng lên trong giới làm công, cứ trong 4 người thì có một<br />
người đang cảm thấy chán nản với công việc của mình, và số người chán nản như<br />
vậy tăng trung bình 20% trong 2 năm gần đây, cứ 6 trong số 10 người được hỏi<br />
đều có ý định rời bỏ công việc hiện tại để tìm đến một công việc khác trong vòng<br />
2 năm tới. ( Trích doanhnhan360.com )<br />
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động? Yếu tố<br />
chủ yếu nào ảnh hưởng đến mức độ hài lòng đó? Làm thế nào để người lao động<br />
hài lòng? Làm thế nào để nâng cao tinh th ần làm việc của công nhân viên? Đây<br />
là điều các nhà quản trị nói riêng và các doanh nghiệp nói chung luôn quan tâm.<br />
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu v à Đầu t ư Thừa Thiên Huế cũng không năm<br />
ngoài thực trạng đó. Trong những năm qua, chính sách tuyển dụng của công ty đã<br />
đạt được hiệu quả cao, điều đó được thể hiện qua số lượng công nhân viên gia<br />
tăng hàng năm. Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế tại công ty vẫn xảy ra tình trạng<br />
người lao động bỏ việc, tinh thần làm việc của người lao động chưa được phát<br />
huy, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kin h<br />
doanh của công ty. Đặc biệt, trong giai đoạn công ty đang mở rộng quy mô sản<br />
xuất, ngoài việc thu hút nguồn nhân lực mới thì việc duy trì đội ngũ lao động có<br />
tay nghề cao cũng không kém phần quan trọng. Do đó, công tác nghiên cứu “các<br />
nhân tố ảnh hưởng đến mứ c độ hài lòng của người lao động ” là thực sự cần thiết.<br />
Nhận thức được vấn đề này trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Xuất<br />
nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế, đặc biệt tại công ty chưa có nghiên cứu<br />
nào về vấn đề này nên tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá các nhân tố ảnh<br />
hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại Công ty Cổ phần Xuất<br />
nhập khẩu v à Đầu t ư Thừa Thiên Huế”<br />
SVTH: Nguyễn Văn Quân – K42QTKD<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS. TS Nguyễn Văn Phát<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Mục tiêu chung<br />
Trên cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, sự hài lòng của người lao động đối với<br />
doanh nghiệp, đề tài đi sâu vào nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng<br />
đến sự hài lòng của người lao động, t ừ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng<br />
cao hơn mức độ hài lòng của người lao động tại công ty.<br />
- Mục tiêu cụ thể<br />
+ Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến đến mức độ hài lòng của người<br />
lao động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa T hiên Huế .<br />
+ Nhận dạng những yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người<br />
lao động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế để đề<br />
xuất một số giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của người lao động.<br />
- Câu hỏi nghiên cứu<br />
+ Những nhân tố chín h nào ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao<br />
động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế ?<br />
+ Yếu tố nào quyết định đến mức độ hài lòng của người lao động ?<br />
+ Giải pháp nào giúp tăng cường sự hài lòng của người lao động ?<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu là đội ngũ người lao động đang làm việc tại Công ty<br />
Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu t ư Thừa Thiên Huế.<br />
- Phạm vi nghiên cứu<br />
+ Số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu, tài liệu trong giai đoạn 2009 -2011 từ<br />
các phòng ban của Công ty Cổ phần Xuất nhập k hẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế .<br />
+ Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp và điều tra<br />
bằng bảng hỏi người lao động làm việc tại các phòng ban và các xưởng sản xuất<br />
tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế. Thời gian thu<br />
thập số liệu sơ cấp từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2012.<br />
SVTH: Nguyễn Văn Quân – K42QTKD<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS. TS Nguyễn Văn Phát<br />
<br />
+ Không gian: Tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên<br />
Huế 45 Nguyễn Huệ, Xí nghiệp may công nghiệp 93 An Dương Vương, may<br />
thêu Kimono tại tầng 3 siêu thị Thuận Thành 2.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài được thực hiên thông qua hai gian đoạn chính:<br />
(1) Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng hỏi<br />
(2) Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích số liệu thăm dò và kiểm<br />
định mô hình nghiên cứu.<br />
- Nghiên cứu định tính<br />
+ Tìm hiểu các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động tại<br />
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế dựa trên cơ sở<br />
nghiên cứu các vấn đề lý thuyết về sự hài lòng của nhân viên như thuyết nhu cầu<br />
Maslow, thuyết hai nhân tố của F. Herzberg, thuyết của David Mc. Clellan… Và<br />
các mô hình đúc kết từ những nghiên cứu như mô hình nghiên cứu lý thuyết dựa<br />
trên thang đo mô tả thành phần công việc JDI ( Job Descriptive Index) do Smith<br />
thiết lập năm 1996 , cũng như mô hình của PGS.TS. Trần Kim Dung khi nghiên<br />
cứu “Đo lường mức độ thỏa mãn với công việc trong điều kiện Việt Nam” vào<br />
năm 2005 kết hợp với việc quan sát thực tế trong quá trình thực tập tại Công ty<br />
Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu t ư Thừa Thiên Huế.<br />
Dữ liệu của nghiên cứu định tính được thu thập thông qua các dữ liệu thứ cấp<br />
và phương pháp phỏng vấn, kết quả được sử dụng trong phương pháp định lượng.<br />
- Nghiên cứu định lượng<br />
+ Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập các thông tin về nội bộ<br />
doanh nghiệp từ phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán – tài chính, sách, báo,<br />
internet…<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Văn Quân – K42QTKD<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS. TS Nguyễn Văn Phát<br />
<br />
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi<br />
và phỏng vấn trực tiếp nhân viên (Điều tra nghiên cứu với bảng câu hỏi được<br />
thiết kế sẵn)<br />
+Thiết kế bảng hỏi: Dựa vào kết quả thu thập từ nghiên cứu định tính, tiến<br />
hành thiết kế bảng câu hỏi để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến<br />
mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp.<br />
+ Kích cỡ mẫu: Nghiên cứu sử dụng công thức sau để tính kích cỡ mẫu:<br />
<br />
Z2α/2 * p * q<br />
n =<br />
<br />
ε2<br />
<br />
ư ư<br />
<br />
Trong đó:<br />
n : kích cỡ mẫu<br />
Z2: là giá trị tương ứng với miền thống kê (1 - α )/2 tính từ trung tâm của<br />
miền phân phối chuẩn. Trong kinh doanh, độ tin cậ y được chọn là 95%. Lúc đó<br />
Z= 1,96<br />
p: tỷ lệ những người đồng ý t rả lời phỏng vấn.<br />
q: (q=1-p) tỷ lệ những người không đồng ý trả lời phỏng vấn.<br />
<br />
ε : sai số mẫu cho phép, ta chọn ε = 0,08<br />
Do đặc điểm p + q = 1 cho nên p*q lớn nhất là 0,25 khi p = q = 0,5. Có nghĩa<br />
là khi ta chọn p và q bằ ng 0.5 và trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi<br />
thì kích cỡ mẫu được chọn là lớn nhất. Vậy ta sẽ chọn p = q = 0, 5 để cỡ mẫu là<br />
lớn nhất nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu cho tổng thể. Ta thay p = q = 0, 5<br />
vào công thức trên :<br />
<br />
n =<br />
ư ư<br />
<br />
Z α/22 * p * q<br />
<br />
ε2<br />
<br />
=<br />
ư<br />
<br />
1,962 * 0,5 * 0,5<br />
0.082<br />
<br />
= 150<br />
ư<br />
<br />
Vậy kích cỡ mẫu được chọn là 150.<br />
SVTH: Nguyễn Văn Quân – K42QTKD<br />
<br />
5<br />
<br />