Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công hay thất bại<br />
của một doanh nghiệp. Bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào có công nghệ sản xuất hiện<br />
đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng phát triển nhưng nếu thiếu lực lượng lao<br />
động làm việc có hiệu quả thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng<br />
được lợi thế cạnh tranh. Vì thế, để có một lực lượng lao động có trình độ và tay nghề<br />
cao, các chủ doanh nghiệp không ngại mạnh tay ký các điều khoản thù lao hấp dẫn,<br />
sẵn sàng bỏ ra những khoản đầu tư lớn để tạo không gian làm việc tiện nghi..., mặc dù<br />
vậy vẫn có không ít người đang cảm thấy không hài lòng khi làm việc tại doanh<br />
nghiệp. “Một cuộc khảo sát được thực hiện năm 2008 bởi Careebuilder – một website<br />
việc làm hàng đầu thế giới – đã chỉ ra rằng sự bất mãn đang tăng lên trong giới làm<br />
công: cứ trong 4 người thì có một người đang cảm thấy chán nản với việc làm của<br />
mình, và số người chán nản như vậy tăng trung bình 20% trong 2 năm gần đây; cứ 6<br />
trong số mười người được hỏi đều có ý rời bỏ công việc hiện tại để tìm đến một công<br />
việc khác trong vòng 2 năm tới”.<br />
Trong ngành sản xuất chè, công nhân sản xuất là lực lượng chiếm phần lớn<br />
trong toàn bộ lực lượng lao động của ngành, đóng vai trò quan trọng quyết định đến<br />
năng suất và sản lượng chè. Là lực lượng luôn phải làm việc trong các nhà máy sản<br />
xuất, trực tiếp tiếp xúc với máy móc thiết bị công nghệ cao, môi trường sản xuất độc<br />
hại, tiếng ồn, nhiệt độ trong nhà máy khắc nghiệt...Để xây dựng một đội ngũ công<br />
nhân viên có trình độ, tay nghề, khả năng thích ứng cao trong môi trường làm việc<br />
khắc nghiệt đòi hỏi Xí nghiệp phải chú trọng và quan tâm hơn nữa đến công nhân<br />
viên, không chỉ môi trường làm việc mà còn vấn đề cá nhân và gia đình của họ.<br />
Xí nghiệp chế biến dịch vụ chè Anh Sơn là đơn vị sản xuất thuộc Công ty<br />
TNHH một thành viên đầu tư phát triển chè Nghệ an, sản phẩm sau khi hoàn thành<br />
đơn vị giao thẳng về kho công ty, nhãn hiệu do công ty TNHH một thành viên đầu tư<br />
phát triển chè Nghệ an đăng ký. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp tư nhân<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Bảo – K42QTKDTM<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát<br />
<br />
thu mua nguyên liệu chè tươi với giá cao hơn giá thu mua của Xí nghiệp, khiến cho Xí<br />
nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sản xuất do thiếu nguyên liệu. Cụ thể, Xí nghiệp<br />
có hai đối thủ cạnh tranh lớn là doanh nghiệp tư nhân Phúc Đô và Sơn Kiên. Do đó,<br />
việc sản xuất chè bị gián đoạn, công nhân không có việc làm dẫn đến thu nhập bị giảm<br />
sút. Một xu hướng tất yếu là người lao động sẽ tìm kiếm cơ hội làm việc mới nếu công<br />
việc hiện tại không đảm bảo thu nhập để nuôi sống họ và gia đình. Hiện nay, trên địa<br />
bàn cũng xuất hiện ngày càng nhiều nhà máy và khu công nghiệp mới thu hút nguồn<br />
lao động. Vấn đề đặt ra cho nhà lãnh đạo Xí nghiệp phải quan tâm hơn đến đời sống,<br />
tâm tư và nguyện vọng của công nhân viên, tìm ra các nhân tố thúc đẩy họ làm việc<br />
hiệu quả, từ đó nâng cao sự hài lòng của người lao động.<br />
Từ những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá các<br />
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại Xí nghiệp Chế Biến<br />
Dịch Vụ Chè Anh Sơn – Nghệ An”.<br />
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu<br />
2.1 Câu hỏi nghiên cứu<br />
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại Xí Nghiệp<br />
CBDV chè Anh Sơn – Nghệ An như thế nào?<br />
2.2 Mục tiêu nghiên cứu<br />
-Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại<br />
Xí nghiệp CBDV chè Anh Sơn – Nghệ An.<br />
-Đánh giá mức độ hài lòng theo từng nhân tố, khía cạnh và sự hài lòng<br />
chung đối với doanh nghiệp của người lao động tại Xí nghiệp CBDV chè Anh Sơn<br />
– Nghệ An.<br />
-Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của người lao<br />
động đối với doanh nghiệp tại Xí nghiệp CBDV chè Anh Sơn – Nghệ An.<br />
-So sánh sự khác biệt về mức độ hài lòng trong công việc của người lao động<br />
tại Xí nghiệp CBDV chè Anh Sơn – Nghệ An theo từng đặc điểm cá nhân.<br />
-Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người lao động tại<br />
Xí nghiệp CBDV chè Anh Sơn – Nghệ An.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Bảo – K42QTKDTM<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát<br />
<br />
2.3 Câu hỏi nghiên cứu<br />
- Có những nhóm nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao<br />
động tại Xí nghiệp CBDV chè Anh Sơn – Nghệ An?<br />
- Người lao động hài lòng như thế nào về từng nhân tố, khía cạnh trong công<br />
việc của Xí nghiệp CBDV chè Anh Sơn – Nghệ An?<br />
- Các nhóm nhân tố trong công việc của Xí nghiệp CBDV chè Anh Sơn – Nghệ<br />
An có mối quan hệ như thế nào đến mức độ hài lòng của người lao động?<br />
- Có sự khác biệt về mức độ hài lòng trong công việc của người lao động tại Xí<br />
nghiệp CBDV chè Anh Sơn – Nghệ An theo từng đặc điểm cá nhân hay không?<br />
- Các giải pháp đưa ra nhằm nâng cao sự hài lòng của người lao động tại Xí<br />
nghiệp CBDV chè Anh Sơn – Nghệ An là gì?<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
a. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng là: “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến<br />
mức độ hài lòng của người lao động tại Xí nghiệp chế biến dịch vụ chè Anh Sơn –<br />
Nghệ An”.<br />
b. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu sự hài lòng của người lao động ở<br />
các phòng ban, phân xưởng sản xuất, các tổ sản xuất có liên quan thuộc Xí nghiệp<br />
CBDV chè Anh Sơn – Xóm 15 – Xã Long sơn – Huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An.<br />
- Phạm vi về thời gian:<br />
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu, tài liệu trong giai đoạn 2009 – 2011 từ<br />
các phòng ban có liên quan tại Xí nghiệp CBDV chè Anh Sơn – Nghệ An như phòng<br />
kế toán, phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng tổ chức hành chính.<br />
+ Số liệu sơ cấp: Các thông tin sơ cấp liên quan đến việc điều tra phỏng vấn<br />
trực tiếp người lao động làm việc tại các phòng ban, phân xưởng sản xuất, tổ sản xuất<br />
thuộc Xí nghiệp CBDV chè Anh Sơn – Nghệ An từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2012.<br />
Các giải pháp được xây dựng dự kiến áp dụng cho giai đoạn kinh doanh trong 5<br />
năm tới của Xí nghiệp.<br />
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu sự hài lòng của người lao<br />
động dưới tác động của các nhân tố.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Bảo – K42QTKDTM<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
4.1 Phương pháp thu thập thông tin<br />
Dữ liệu thứ cấp:<br />
-Thông tin và số liệu thứ cấp trong đề tài được tổng hợp từ các báo cáo, kết<br />
quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp. Trong đó báo cáo nhân lực được cung cấp từ<br />
phòng tổ chức hành chính nhằm đánh giá tình hình nhân lực của Xí nghiệp qua các<br />
năm và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được cung cấp từ phòng kế toán giúp<br />
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp.<br />
-Thông tin và số liệu thứ cấp liên quan đến các vấn đề lý luận về nguồn nhân<br />
lực, sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp từ các nguồn: sách, báo, tạp<br />
chí, khóa luận tốt nghiệp, thông qua phương tiện Internet…<br />
Dữ liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách thực hiện phương<br />
pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phỏng vấn cá nhân bằng bảng câu hỏi để đánh<br />
giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động.<br />
4.2 Phương pháp điều tra và phỏng vấn<br />
4.2.1 Việc nghiên cứu được tiến hành theo 2 giai đoạn<br />
Giai đoạn 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng<br />
câu hỏi. Dựa vào cơ sở lý luận đã xây dựng ở chương 1, kết hợp với việc phân tích<br />
tình hình thực tế tại Xí nghiệp, tôi đã xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng<br />
của người lao động đối với Xí nghiệp bao gồm bảy nhóm yếu tố: Thu nhập, đào tạo và<br />
thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc, phúc lợi.<br />
Giai đoạn 2: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân<br />
tích số liệu thăm dò và kiểm định mô hình nghiên cứu. Từ các biến đo lường ở giai<br />
đoạn nghiên cứu định tính, xác định được những tiêu chí đánh giá. Nghiên cứu thiết kế<br />
thang đo dạng Likert với 5 mức độ: 1 – Rất không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 –<br />
Trung lập; 4 – Đồng ý; 5 – Rất đồng ý. Cuối cùng, bảng câu hỏi được thiết kế phục vụ<br />
cho quá trình nghiên cứu.<br />
4.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi<br />
Các bước tiến hành thiết kế bảng câu hỏi:<br />
B1: Thiết kế bảng hỏi sơ bộ.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Bảo – K42QTKDTM<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát<br />
<br />
B2: Tiến hành phỏng vấn thử 30 người lao động hiện đang làm việc tại Xí<br />
nghiệp CBDV chè Anh Sơn – Nghệ An để lượng hóa những phản ứng của người được<br />
phỏng vấn đối với độ dài của bảng câu hỏi và nhận xét của người được phỏng vấn đối<br />
với các câu hỏi hoặc các phát biểu được nêu trong bảng hỏi.<br />
B3: Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi, tiến hành phỏng vấn chính thức người<br />
lao động.<br />
Điều tra thử 30 mẫu để thu thập thông tin sơ bộ về những nội dung cần nghiên<br />
cứu, đồng thời điều chỉnh lại bảng hỏi (nếu cần) và đánh giá tính khả thi của kết quả<br />
thu được. Quá trình điều tra thử sẽ được tiến hành phỏng vấn trực tiếp và chọn mẫu<br />
phân tầng có tỷ lệ.<br />
Thời gian điều tra thử 30 mẫu được tiến hành vào tuần đầu của tháng 3 năm 2012.<br />
Thời gian điều tra chính thức được tiến hành vào tuần cuối của tháng 3 năm 2012.<br />
Nội dung bảng câu hỏi:<br />
Phần I: Mã số phiếu và lời giới thiệu.<br />
Phần II: Nội dung chính (Những ý kiến đánh giá của người lao động đối với các<br />
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của họ khi làm việc tại Xí nghiệp CBDV chè<br />
Anh Sơn – Nghệ An).<br />
Phần III: Thông tin cá nhân của người được phỏng vấn.<br />
4.2.3 Phương pháp thiết kế chọn mẫu<br />
4.2.3.1 Tổng thể<br />
Tổng thể là toàn bộ người lao động hiện đang làm việc ở tất cả các bộ phận,<br />
công việc, vị trí khác nhau tại Xí nghiệp CBDV chè Anh Sơn – Nghệ An (trừ 2 thành<br />
viên trong ban giám đốc của Xí nghiệp).<br />
4.2.3.2 Phương pháp chọn mẫu<br />
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở phần mở đầu của đề tài, thiết kế<br />
chọn mẫu xác suất với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, sau đó với mỗi<br />
nhóm lấy ngẫu nhiên hệ thống. Với số lượng lao động dưới 100 người, trong đó có 2<br />
người thuộc ban giám đốc là không điều tra nên đối tượng chọn mẫu không quá lớn.<br />
Và danh sách tổng thể đã biết nên hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên là hợp lý và đem lại<br />
kết quả chính xác cao.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Bảo – K42QTKDTM<br />
<br />
5<br />
<br />