MỤC LỤC<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1<br />
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2<br />
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3<br />
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................4<br />
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................4<br />
1.1. Khái niệm sự thỏa mãn, sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ chức ...................4<br />
1.1.1. Sự thỏa mãn của nhân viên tại nơi làm việc..........................................................4<br />
1.4. Mô hình nghiên cứu của đề tài ...............................................................................11<br />
1.4.1. Bản chất công việc...............................................................................................12<br />
1.4.2. Cơ hội đào tạo và thăng tiến ................................................................................13<br />
1.4.4. Đồng nghiệp.........................................................................................................15<br />
1.4.5. Điều kiện làm việc...............................................................................................16<br />
1.4.6. Tiền lương ...........................................................................................................17<br />
1.4.7. Phúc lợi................................................................................................................18<br />
Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CAM KẾT GẮN BÓ CỦA<br />
NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI NHÀ HÀNG NAM CHÂU HỘI QUÁN.............19<br />
2.1. Tổng quan về nhà hàng Nam Châu Hội Quán........................................................19<br />
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................................19<br />
2.1.2 . Sản phẩm và dịch vụ của nhà hàng ....................................................................21<br />
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Nam Châu Hội Quán ...........................................................21<br />
2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà hàng.......................................22<br />
2.2 Tình hình nhân sự và các nhân tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức<br />
của nhân viên tại nhà hàng Nam Châu Hội Quán .........................................................24<br />
2.2.1. Tình hình nhân sự tại nhà hàng Nam Châu Hội Quán qua 2 năm (2010 - 2011)24<br />
2.2.2. Cơ cấu nhân sự của nhà hàng theo kết quả điều tra ............................................25<br />
<br />
2.2.3. Phân tích nhân tố .................................................................................................29<br />
2.2.4. Đánh giá thang đo................................................................................................33<br />
2.2.5. Điều chỉnh thang đo.............................................................................................34<br />
2.2.6. Kiểm định các yếu tố của mô hình ......................................................................35<br />
2.2.7. Phân tích hồi quy .................................................................................................36<br />
2.2.8. Kiểm định sự khác biệt về mức độ cam kết gắn bó theo đặc điểm cá nhân...............43<br />
2.2.9. Thống kê về mức độ cam kết gắn bó và mức độ hài lòng theo từng nhóm yếu tố<br />
của nhân viên tại nhà hàng Nam Châu Hội Quán .........................................................46<br />
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ CAM KẾT GẮN BÓ CỦA NHÂN<br />
VIÊN VỚI NHÀ HÀNG NAM CHÂU HỘI QUÁN....................................................50<br />
3.1. Về yếu tố “Công việc”...........................................................................................50<br />
3.2. Về yếu tố “Đãi ngộ” ...............................................................................................52<br />
3.3. Về yếu tố “Đồng nghiệp” .......................................................................................53<br />
3.4. Về yếu tố Lãnh đạo.................................................................................................54<br />
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................56<br />
1. Kết luận......................................................................................................................56<br />
2. Kiến nghị .................................................................................................................58<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Bùi Văn Chiêm<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Cạnh tranh luôn là một quy luật tất yếu của bất kỳ một nền kinh tế thị trường<br />
nào, khi càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế thì cạnh tranh sẽ càng<br />
khốc liệt hơn. Trước sự cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn đứng vững trên<br />
thương trường, giành được phần thắng về mình thì doanh nghiệp đó phải huy động hết<br />
nguồn lực vốn có của mình. Nếu như trước đây, vốn là đầu vào vững chắc, công nghệ<br />
là công cụ canh tranh đắc lực thì giờ đây nguồn nhân lực được đánh giá là một lợi thế<br />
cạnh tranh hiệu quả nhất. Người lao động được xem như tài sản, nguồn lực vô cùng<br />
quý giá quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nắm trong<br />
tay một đội ngũ nhân viên giỏi, nhiệt huyết với nghề được xem là thành công hơn so<br />
với một doanh nghiệp cùng có điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất nhưng đội ngũ<br />
nhân viên lại thiếu năng lực.<br />
Môi trường kinh doanh luôn ẩn chứa rất nhiều những thách thức, đặc biệt trong<br />
giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp đang phải đối mặt với hiện tượng nhảy v iệc, bỏ<br />
việc của rất nhiều những nhân viên giỏi, có tay nghề cao. Tất cả những nhà quản lý<br />
doanh nghiệp đều thừa nhận rằng họ luôn phải trả giá rất cao cho sự ra đi của những<br />
cộng sự then chốt. Các nghiên cứu cho thấy có đến 70% lý do khách hàng rời bỏ<br />
doanh nghiệp đều liên quan đến sự ra đi của các nhân viên then chốt. Không những<br />
vậy, điều này còn có thể gây ra sự chán nản cho các nhân viên còn lại trong tổ chức và<br />
sự ra đi sẽ là một tất yếu.<br />
Như vậy, ngoài công tác tuyển mộ, tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng<br />
cao nhằm phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp còn cần phải<br />
chú ý đến việc giữ chân nhân tài, tránh hiện tượng “chảy máu chất xám”, nhân viên<br />
nhảy việc sang công ty khác. Một bài toán đặt ra cho các nhà quản trị doanh ngh iệp<br />
chính là việc nhận dạng được các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên, tìm ra<br />
được yếu tố cơ bản nhất khiến nhân viên gắn bó với tổ chức, từ đó có những biện pháp<br />
tác động thích hợp để giữ chân những nhân viên then chốt ở lại với tổ chức.<br />
Nhà hàng Nam Châu Hội Quán cũng không nằm ngoài thực trạng trên, tuy là<br />
một nhà hàng có quy mô lớn và uy tín nhưng để giữ vững được vị thế cạnh tranh hiện<br />
SVTH: Trịnh Thị Thư – K42QTKD<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Bùi Văn Chiêm<br />
<br />
tại thì sự nỗ lực không ngừng là một điều tất yếu. Công tác quản trị nhân lực cũng luôn<br />
đóng vai trò hết sức quan trọng, sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà hàng Nam Châu<br />
Hội Quán đến sự thỏa mãn của nhân viên với công việc, cũng như sự hài lòng chung<br />
của họ với nhà hàng là rất cần thiết. Nhận thức được vấn đề trên, qua thời gian thực<br />
tập tại nhà hàng Nam Châu Hội Quán,tôi nhận thấy chưa có một nghiên cứu nào liên<br />
quan đến sự gắn bó của nhân viên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Đánh giá các nhân tố<br />
ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên tại nhà hàng Nam<br />
Châu Hội Quán thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Huế” làm đề tài khóa luận tốt<br />
nghiệp của mình.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Hệ thống hóa lý luận về nhân lực, sự thỏa mãn và sự cam kết gắn bó của nhân<br />
viên với tổ chức.<br />
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên với tổ<br />
chức tại nhà hàng Nam Châu Hội Quán.<br />
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự cam kết gắn bó của nhân<br />
viên, từ đó nhận dạng yếu tố ảnh hưởng chủ yếu nhất và cần được quan tâm nhất.<br />
- Đề xuất một số giải pháp gợi ý phù hợp cho việc nâng cao lòng trung thành cũng<br />
như sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên tại nhà hàng Nam Châu Hội Quán.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến sự cam kết gắn<br />
bó với tổ chức của đội ngũ cán bộ nhân viên đang làm việc tại nhà hàng Nam Châu<br />
Hội Quán trực thuộc Công ty Cổ phần Du Lịch Huế.<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
- Số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu, tài liệu trong giai đoạn 2010 – 2011 từ<br />
các phòng ban của nhà hàng Nam Châu Hội Quán.<br />
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua điều tra tổng thể nhân viên của nhà<br />
hàng từ giữa tháng 3 đến tháng 4 năm 2012.<br />
<br />
SVTH: Trịnh Thị Thư – K42QTKD<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Bùi Văn Chiêm<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp thu thập thông tin<br />
- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các phòng ban của nhà hàng, sách, báo và<br />
một số khóa luận, luận văn. Ngoài ra, một số thông tin của nhà hàng còn đư ợc thu thập<br />
từ trang web: namchauhoiquan.com; huetravel.com.<br />
- Số liệu sơ cấp : được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp<br />
bằng bảng hỏi 125 nhân viên làm việc tại nhà hàng. Số phiếu điều tra phát ra là 125,<br />
thu về 115 phiếu hợp lệ.<br />
Phương pháp điều tra<br />
Tổng số nhân viên của Nam Châu Hội Quán bao gồm 128 người. Đề tài tiến<br />
hành điều tra tổng thể cán bộ nhân viên tại nhà hàng Nam Châu Hội Quán gồm 125<br />
người, không khảo sát ý kiến của 3 cán bộ lãnh đạo.<br />
Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu<br />
Đề tài sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.<br />
Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, mã hóa, nhập liệu<br />
và làm sạch dữ liệu, đề tài sử dụng một số phương pháp phân tích sau:<br />
- Phân tích mô tả: Đây là phân tích thống kê tần số để mô tả các thuộc tính của<br />
tổng thể điều tra như: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, bộ phận làm việc, thâm niên<br />
làm việc, thu nhập hàng tháng.<br />
- Phân tích nhân tố EFA: Phân tích nhân tố được sử dụng để thu gọn các tham<br />
số ước lượng, nhận diện các nhân tố và chuẩn bị cho các phân tích tiếp theo.<br />
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.<br />
- Phân tích hồi quy tương quan: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội Linear<br />
regression để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đã thu được sau khi thực<br />
hiện phân tích nhân tố và đã kiểm định độ tin cậy của thang đo. Mức độ phù hợp của<br />
mô hình hôi quy được đánh giá thông qua hệ số R2 điều chỉnh, Kiểm định độ phù hợp<br />
của mô hình bằng hồi quy F.<br />
- Thống kê mô tả các giá trị trung bình của các biến trong thang đo sau khi đã<br />
hồi quy nhằm đo lường giá trị trung bình của biến phụ thuộc và các biến thành phần,<br />
qua đó nhằm đánh giá mức độ đánh giá của đối tượng điều tra đối với các thành phần.<br />
Đồng thời, công cụ thống kê này còn được sử dụng nhằm kiểm tra sự khác biệt về mức<br />
độ cam kết gắn bó theo các đặc điểm cá nhân.<br />
SVTH: Trịnh Thị Thư – K42QTKD<br />
<br />
3<br />
<br />