Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên năm 2018
lượt xem 5
download
Đề tài nghiên cứu đánh giá môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc; nguyên nhân gây suy thoái về chất lượng nước nuôi trồng thủy sản tại Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc; đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước chăn nuôi thủy sản tại Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên năm 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯU THỊ THÙY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN HỒ NÚI CỐC, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯU THỊ THÙY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN HỒ NÚI CỐC, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Lớp : K47 – ĐCMT Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Đỗ Thị Lan Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng bởi lẽ đây là giai đoạn sinh viên củng cố hóa hoàn toàn kiến thức đã học tập ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh viên tiếp xúc thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý báu từ thực tế để khi ra trường trở thành một người có năng lực tốt, trình độ lí luận cao, chuyên môn giỏi áp dụng được yêu cầu của xã hội. Với mục đích và tầm quan trọng trên được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và cô giáo hướng dẫn PGS.TS Đỗ Thị Lan, em tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên năm 2018”. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, BCN khoa Quản lý tài nguyên và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn PGS.TS Đỗ Thị Lan người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua. Do thời gian có hạn cũng như khả năng, kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận tốt ngiệp của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 24 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Lưu Thị Thùy
- ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Nồng độ BOD trong các môi trường nước khác nhau.................... 11 Bảng 3.1. Vị trí và địa điểm lấy mẫu .............................................................. 24 Bảng 3.2. Bảng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước................................... 25 Bảng 4.1. Diện tích các lồng nuôi ................................................................... 29 Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước hồ nguồn.............. 31 Bảng 4.3. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước trong lồng nuôi thủy sản..................................................................................... 35
- iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sản lượng thủy sản của Việt Nam từ 1995 – 2016 ......................... 17 Hình 4.1. Bản đồ của HTX.............................................................................. 27 Hình 4.2. Ảnh vệ tinh của HTX ...................................................................... 28 Hình 4.3. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu pH qua 3 tháng theo dõi tại HTX ............ 38 Hình 4.4. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu DO qua 3 tháng theo dõi tại HTX ........... 39 Hình 4.5. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu TSS qua 3 tháng theo dõi tại HTX .......... 39 Hình 4.6. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu NO-3 qua 3 tháng theo dõi tại HTX ......... 40 Hình 4.7. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu COD qua 3 tháng theo dõi tại HTX ......... 41 Hình 4.8. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu BOD5 qua 3 tháng theo dõi tại HTX ....... 41 Hình 4.9. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Fe qua 3 tháng theo dõi tại HTX ............. 42
- iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BNN Bộ nông nghiệp BNNPTNT Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn BTNMT Bộ tài nguyên và môi trường BVMT Bảo vệ môi trường CP Chính phủ NĐ Nghị định NTTS Nuôi trồng thủy sản QĐ Quyết định QH Quốc hội QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TTg Thủ tướng TT Thông tư HTX Hợp tác xã VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
- v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 3 1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 4 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... 5 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5 2.1.1. Cơ sở pháp lí ........................................................................................... 5 2.1.2. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 6 2.1.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 14 2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động nuôi trồng thủy sản trên thế giới và Việt Nam ................................................................................ 20 2.2.1. Trên thế giới .......................................................................................... 20 2.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 21 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 23 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23 3.3.1. Điều tra khảo sát thực địa...................................................................... 23 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 24 3.3.3. Đánh giá trực quan môi trường nước tại hồ nuôi thủy sản ................... 24
- vi 3.3.4. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm ........................... 24 3.3.5. Phương pháp so sánh với QCVN .......................................................... 26 3.3.6. Phương pháp thống kê và xử lí số liệu .................................................. 26 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 27 4.1. Sơ lược về Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc - Thái Nguyên................... 27 4.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 27 4.1.2. Thông tin chung về Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc .......................... 28 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc ....................................................................................... 30 4.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước hồ nguồn ................................... 30 4.2.2. Đánh giá hiện trạng nước hồ nuôi trồng thủy sản ................................. 34 4.2.3. Biểu đồ so sánh một số chỉ tiêu đã phân tích qua ba tháng tại HTX.....39 4.3. Nguyên nhân gây ảnh hưởng về chất lượng nước nuôi trồng thủy sản tại HTX 42 4.3.1. Nguyên nhân do mưa, lượng mưa hàng tháng, nước chảy tràn vào hồ nuôi cá ............................................................................................................. 42 4.3.2. Nguyên nhân do thức ăn chăn nuôi ....................................................... 42 4.3.3. Nguyên nhân do chất thải phát sinh trong hồ ....................................... 42 4.3.4. Các nguyên nhân khác .......................................................................... 43 4.4. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu các tác động xấu từ hoạt động NTTS ....43 4.4.1. Giải pháp quản lí, chính sách ................................................................ 43 4.4.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học ........................................ 43 4.4.3. Sử dụng hợp lí các loại thức ăn và hóa chất ......................................... 45 4.4.4. Xử dụng chế phẩm EM trong xử lí nước hồ nuôi ................................. 46 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 47 5.1. Kết luận .................................................................................................... 47 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN HỒ NÚI CỐC
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thu được thành tựu to lớn, góp phần giảm nghèo, tạo thu nhập và việc làm cho một bộ phận lao động, đóng góp tích cực cho kinh tế nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. NTTS được đánh giá là một trong những ngành sản xuất có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản năm 1995, sản lượng nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 415 nghìn tấn, chiếm 30,88% tổng sản lượng thủy sản, sau gần 20 năm (1997-2013) sản lượng NTTS tăng gấp 7 lần từ 481 nghìn tấn lên 3.340 nghìn tấn năm 2013; năm 2014 tổng sản lượng thủy sản ước đạt 6,3 triệu tấn, tăng 4,4 % so với năm 2013 và tăng 1,7% so với kế hoạch đề ra, trong đó, sản lượng khai thác thủy sản đạt 2,68 triệu tấn, tăng 3,9% và nuôi trồng thủy sản đạt 3,62 triệu tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 3,06 triệu tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng khai thác đạt gần 1,24 triệu tấn, tăng 4%; nuôi trồng thủy sản đạt 1,8 triệu tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Trong những năm tới do nhu cầu mặt hàng thủy sản trên thế giới tăng cao, thị trường được mở rộng nên ngành NTTS ở Việt Nam rất có tiềm năng phát triển.[16] Nắm bắt được thị trường thủy sản những năm gần đây, Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc đã phát triển các mô hình chăn nuôi thủy sản, chúng đã và đang góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn. Theo báo cáo của Hợp tác xã, hiện nay tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn là 2.500ha. Hồ Núi Cốc là hồ nước nhân tạo lớn của tỉnh Thái Nguyên với diện
- 2 tích mặt nước rất lớn và NTTS là một trong những hướng đi chính trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Chúng ta đang sống trong một thời kì mà môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề. Đó là một trong những vấn đề bức xúc và nóng bỏng của thế giới, đặc biệt trong tình hình hiện nay toàn thể nhân loại đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng kết hợp cùng với những ảnh hưởng từ tình trạng biến đổi khí hậu, cái giá mà chúng ta phải trả cao hơn rất nhiều. Việc ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới sự thịnh vượng và cuộc sống của các dân tộc, cả hiện tại và trong tương lai. Nghề nuôi trồng thủy sản trên đất nước ta có tầm quan trọng rất lớn. Đây là nghề mang lại lợi nhuận nhanh, nhiều và tương đối hiệu quả đối với đất nước có các điều kiện thích hợp cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản như ở Việt Nam. Tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh, tự phát, không theo quy hoạch nghề nuôi trồng thủy sản đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy nguy hiểm đến môi trường, dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm. Hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm thuốc, hóa chất được dùng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản như: Thuốc diệt nấm, thuốc khử trùng, thuốc diệt kí sinh trùng,.. Những hóa chất trên nếu sử dụng đúng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe động vật thủy sản, nhưng khi lạm dụng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Tồn dư các chất độc trong sản phẩm thủy sản gây hại cho người tiêu dùng, làm giảm giá trị thương phẩm, tạo các chủng vi khuẩn kháng thuốc làm giảm hiệu quả trong điều trị bệnh và hơn nữa còn làm tồn dư trong nước gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài việc nuôi trồng thủy sản lẻ tẻ, tự phát ở các hộ gia đình khiến cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác nuôi trồng thủy sản không đảm bảo như chưa có đường kênh rãnh dẫn và xả nước từ các lồng nuôi ra ngoài mà xả trực tiếp ra hồ hoặc xả vào kênh rãnh dẫn nước chung ảnh hưởng đến những hộ nuôi trồng khác và ảnh hưởng đến nguồn nước mặt chung. Hơn
- 3 nữa các chất thải từ việc nuôi trồng thủy sản như hóa chất cải tạo ao, hồ, đầm... hay xác chết của thủy sản cũng không được xử lí mà thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường nước. Xuất phát từ thực trạng chung của việc sử dụng nước nuôi trồng thủy sản tại Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc-Thái Nguyên, để đánh giá chất lượng nước đang sử dụng, tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm, qua đó đưa ra một số giải pháp để khắc phục những nguy cơ ô nhiễm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch tại khu vực nuôi cá. Vì những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên năm 2018”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc. + Đánh giá môi trường nước cấp cho các lồng nuôi thủy sản + Đánh giá môi trường nước nuôi trồng thủy sản + Đánh giá môi trường nước thải nuôi trồng thủy sản - Nguyên nhân gây suy thoái về chất lượng nước nuôi trồng thủy sản tại Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc. - Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước chăn nuôi thủy sản tại Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Phản ánh đúng hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại HTX thủy sản Hồ Núi Cốc. - Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ, trung thực, khách quan. - Kết quả phân tích các thông số về chất lượng nước chính xác.
- 4 - Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đưa ra tính khả thi. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Vận dụng kiến thức đã học vào trong nghiên cứu khoa học. - Đánh giá vấn đề thực tế và hiện trạng môi trường nước nuôi cá. - Từ việc đánh giá hiện trạng, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nước sạch của hồ nuôi tại HTX thủy sản Hồ Núi Cốc.
- 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở pháp lí - Luật Bảo vệ Môi trường số: 55/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa 13, kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014. Luật BVMT 2014 gồm 20 chương và 170 điều. Luật Bảo vệ Môi trường 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. - Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 Luật này đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003. Luật Thủy sản 2003 gồm 10 chương và 62 điều. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. - Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ ban hành quy chế thu nhập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước. - Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định việc thi hành tài nguyên nước. - Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- 6 - QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 01-80:2011/BNNPTNT - Cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm - Điều kiện vệ sinh thú y. - QCVN 01- 81:2011/BNNPTNT - Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống – Điều kiện vệ sinh thú y. - QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh. - TCVN 5994-1995 - Chất Lượng Nước - Lấy Mẫu - Hướng Dẫn Lấy Mẫu Ở Hồ Ao Tự Nhiên Và Nhân Tạo. - TCVN 6663-3:2008 - Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. - TCVN 6663-1:2011 - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo. - Quyết định số 332/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020. - Quyết định 5204/QĐ-BNN-TCTS năm 2014 phê duyệt dự án quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thuỷ sản do bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành. 2.1.2. Cơ sở lí luận 2.1.2.1. Các khái niệm liên quan - Theo luật bảo vệ môi trường 2014 (điều 3 chương 1) xác định: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
- 7 - Theo khoản 8 điều 3 luật BVMT Việt Nam năm 2014 “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người, sinh vật” [8]. Ô nhiễm nước là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.[4] - Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.”[8] - Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.”[8] - Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,... tất cả có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông suối kênh rạch, ao, hồ, đầm, phá, biển các tầng chứa nước dưới đất, mưa, băng tuyết và các dạng tích tụ nước khác. Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và
- 8 gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã". - Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lí, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật cho phép gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật.[20] - Theo FAO (2008) thì nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trongmôi trường nước ngọt, lợ và mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật và quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất, thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. NTTS là bất kỳ phương tiện gì của con người nhằm cải thiện tăng trưởng của một thủy sinh vật nào đó trong một diện tích mặt nước nhất định. NTTS là một hay nhiều sự tác động của con người nhằm can thiệp vào chu trình sống tự nhiên của một loài thủy sinh.[13] 2.1.2.2. Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước Chất lượng môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản là một trong những yếu tố rất được quan tâm vì những động thực vật thủy sinh đuợc trữ hay nuôi sẽ chậm lớn hay bệnh, chết nếu chất lượng nước không được bảo đảm thích hợp. Những tính chất vật lý, thành phần hóa học trong nước - môi trường sống của thủy sinh vật. Thông qua các chỉ tiêu về chất lượng nước, ta có thể đánh giá môi trường đó tốt hay xấu, nghèo hay giàu dinh dưỡng, từ đó có những biện pháp quản lý thích hợp để phòng chống dịch bệnh và nâng cao năng suất vật nuôi. Ngoài ra các yếu tố về chất lượng nước là cơ sở khoa học để quy hoạch và phát triển nuôi thủy sản ở những vùng nhất định. Chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản được đánh giá qua 3 tác nhân cơ bản: a) Tác nhân lý hóa - Màu sắc: Nước tự nhiên sạch thường trong suốt và không màu, cho phép mặt trời chiếu xuống tầng nước sâu. Khi nước chứa nhiều chất rắn lơ lửng, các loại tảo, các chất hữu cơ, đặc biệt sự có mặt của các hệ keo thường
- 9 làm cho nước có màu, nó trở nên kém thấu quang với ánh sáng mặt trời. Các sinh vật sống ở đáy hoặc độ sâu thường bị thiếu ánh sáng mặt trời. Các chất rắn ở môi trường nước làm cho các sinh vật hoạt động trở nên khó khăn hơn, một số trường hợp có thể gây tử vong cho sinh vật. Chất lượng nước suy giảm làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của con người.[6] - Mùi vị: Nước tự nhiên sạch không có mùi hoặc có mùi dễ chịu. Khi trong nước có các sản phẩm phân hủy chất hữu cơ, chất thải công nghiệp, các kim loại thì mùi vị trở nên khó chịu. Các chất gây mùi trong nước được chia làm 3 nhóm: + Các chất gây mùi có nguồn gốc vô cơ như mùi clo, mùi trứng thối do mùi H2S. + Các chất gây mùi có nguồn gốc hữu cơ như trong chất thải nông nghiệp, dầu mỡ, thuốc bảo vệ thực vật... + Các chất gây mùi từ quá trình sinh hóa, các hoạt động vi khuẩn, rong tảo... - Độ đục: Nước tự nhiên sạch thường không chứa các chất rắn lơ lửng nên trong suốt và không màu. Do chứa các hạt sét và mùn, vi sinh vật, hạt bụi, các hóa chất kết tủa thì nước trở nên đục. Nước đục ngăn cản quá trình chiếu sáng của ánh sáng mặt trời. Các chất rắn ngăn cản các hoạt động bình thường của con người và sinh vật khác. Độ đục cao biểu thị nồng độ nhiễm bẩn trong nước cao. Ảnh hưởng đến quá trình lọc vì các lỗ hổng sẽ bị bịt kín. - Nhiệt độ: Là yếu tố quan trọng trong hoạt động NTTS biểu thị trạng thái nhiệt của nước. Thường trong hồ nuôi nhiệt được cung cấp từ các nguồn: bức xạ nhiệt của mặt trời, sự tỏa nhiệt từ mặt đất, nhiệt sinh ra từ các phản ứng hóa học và chất hữu cơ trong nước và nền đáy hồ. Nhiệt độ nước trong hồ nuôi biến động theo mùa, ngày đêm, thời tiết (nóng hay lạnh, có mưa hay không có mưa,…). Nhiệt độ nước trong một ngày đêm ở các hồ nuôi thấp nhất vào buổi sáng (2h -5h) và cao nhất vào buổi chiều (14h-16h), vào lúc 10h
- 10 nhiệt độ nước trong hồ gần tới nhiệt độ nước trung bình ngày đêm. Nhiệt độ nước tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết của lưu vực hoặc môi trường khu vực. Nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải của nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân thường có nhiệt độ cao hơn nước tự nhiên trong khu vực. Chất thải làm tăng nhiệt độ môi trường nước làm cho quá trình sinh, lý, hóa của môi trường nước bị thay đổi, dẫn tới một số loài sinh vật không chịu đựng được sẽ chết hoặc di chuyển đến nơi khác, một số còn lại phát triển mạnh mẽ.[6] - Chất rắn: Bao gồm có chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan là các hạt chất rắn vô cơ hoặc hữu cơ, có kich thước bé, rất khó lắng trong nước như khoáng sét, bụi than, bùn… Sự có mặt của chất rắn trong nước gây nên độ đục, màu sắc và các tính chất khác. - Độ cứng: Gây ra độ cứng của nước là trong nước có chứa các muối Ca và Mg vĩnh cửu. - Độ đẫn điện: Độ dẫn điện của nước liên quan đến sự có mặt của các ion trong nước như: NaCl, KCl,... - Độ pH: Độ pH ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật trong nước. Cá thường không sống được trong nước khi có độ pH10. - Nồng độ oxi tự do trong nước: Oxi tự do trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước. Hàm lượng oxi có trong nước thường là do sự hòa tan của khí quyển hoặc do sự quang hợp của tảo. Nồng độ oxi tự do trong nước nằm trong khoảng 8-10 ppm và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy các chất, sự quang hợp của tảo,… Khi nồng độ oxi tự do trong nước thấp se làm giảm sự hoạt động của các sinh vật trong nước nhiều khi dẫn đến chết. Do vậy, nồng độ oxi tự do trong nước là một chỉ số quan trọng đánh giá sự ô nhiễm môi trường nước.[6]
- 11 - Nhu cầu oxi hóa (BOD): Nhu cầu oxi sinh hóa là lượng oxi đã sử dụng trong quá trình oxi hóa các chất hữu cơ bởi các sinh vật có trong nước theo phản ứng: Chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian BOD là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước. Trong môi trường nước khi các quá trình oxi hóa sinh xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxi hòa tan để oxi hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ. Bảng 2.1. Nồng độ BOD trong các môi trường nước khác nhau Nồng độ BOD (ppm) Chất lượng 1-2 Rất tốt không có nhiều chất hữu cơ 3-5 Tương đối sạch 6-9 Hơi ô nhiễm 10+ Rất ô nhiễm (Nguồn: PGS.TS. Trương Quốc Phú – PGS.TS. Vũ Ngọc Út, 2011) - Nhu cầu oxi hóa (COD): Là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxi hóa hóa học các hợp chất hữu cơ có trong mẫu thành CO2 và nước. b) Tác nhân hóa học - Kim loại nặng: Các kim loại như Hg, Cd, Pb, As, Cu, Zn, Mn,… khi có nồng độ lớn đều làm nước bị ô nhiễm. Kim loại nặng không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa và thường tích lũy lại trong cơ thể, vì vậy chúng là chất độc hại đối với sinh vật. kim loại nặng có nhiều trong nguồn nước từ nhiều nguồn như: nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, giao thông, nông nghiệp, khai khoáng,… Một số nguyên tố như Hg, Cd, As rất độc đối với sinh vật dù ở nộng độ rất nhỏ. Do vậy, hiện nay tiêu chuẩn chất lượng nước, nồng độ các kim loại nặng được quan tâm hàng đầu.[6]
- 12 - Các nhóm anion NO3- , PO43- , SO42-: Các nguyên tố N, P, S ở nồng độ thấp là các chất dinh dưỡng đối với tảo và các sinh vật dưới nước. Ngược lại khi ở nồng độ cao sẽ gây ra sự phú dưỡng hoặc các biến đổi sinh hóa trong cơ thể sinh vật và con người. - Thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc BVTV là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học, được dùng để phòng và trừ sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản với các tên gọi khác nhau. Rất nhiều loại thuốc được sử dụng để diệt dịch bệnh trong hồ nuôi. Các loại thuốc diệt dịch như: thuốc diệt côn trùng, diệt nấm, thuốc diệt ấu trùng dạng sợi… các loại thuốc diệt dịch này có độc tính rất cao có thể tích tụ trong hồ và gây độc đối với các loài động vật thủy sinh và tôm cá sống trong ao. - Các hóa chất hòa tan khác: Các chất nhóm xynua, phenon, các chất tẩy rửa. Các công xưởng nhà máy sản xuất và sử dụng hóa chất đã thải vào môi trường các chất này. c) Tác nhân sinh học Sinh vật trong môi trường nước có nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh sinh vật có ích, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật khác. Đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh như bệnh tả, lị, thương hàn, sốt rét,… Nguồn ô nhiễm sinh học trong môi trường nước chủ yếu là phân, rác, nước thải, xác chết sinh vật… Cá ngoài môi trường tự nhiên hoặc các loài động vật khác có thể theo dòng nước xâm nhập vào lồng nuôi cạnh tranh thức ăn với các vật nuôi trong lồng hoặc thậm chí có thể là ăn thịt vật nuôi. Để hạn chế sự xâm nhập này khi bơm nước vào lồng cần chặn lưới. Các loài vi khuẩn gây bệnh cũng có thể theo dòng nước hoặc bám vào các sinh vật khác xâm nhập vào lồng nuôi gây bệnh cho cá tôm trong lồng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 485 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 412 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 572 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 408 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 486 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 393 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 378 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 272 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 176 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương
73 p | 144 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 171 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 152 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 161 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 145 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 9 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 7 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 8 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 6 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn