Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi cá lồng của các hộ gia đình ở địa phương tại tổ 5 phường Na Lay -Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên
lượt xem 7
download
Đề tài đánh giá được hiệu quả kinh tế, phân tích được tình hình và hiệu quả kinh tế chăn nuôi cá lồng của các hộ dân trên địa bàn TXML, tỉnh Điện Biên qua đó nhằm đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao và phát triển, sản xuất mô hình nuôi cá lồng, phục vụ và nâng cao đời sống, thu nhập cho các hộ nông dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi cá lồng của các hộ gia đình ở địa phương tại tổ 5 phường Na Lay -Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TUẤN NGHĨA Tên đề tài: "ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI CÁ LỒNG CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở ĐIA PHƯƠNG TẠI TỔ 5 PHƯỜNG NA LAY THỊ XÃ MƯỜNG LAY, TỈNH ĐIỆN BIÊN" KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TUẤN NGHĨA Tên đề tài: "ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI CÁ LỒNG CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở ĐIA PHƯƠNG TẠI TỔ 5 PHƯỜNG NA LAY THỊ XÃ MƯỜNG LAY, TỈNH ĐIỆN BIÊN" KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 - KTNN - N01 Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa : 2015 - 2019 Giảngviên hướng dẫn : ThS. Đỗ Thị Hà Phương THÁI NGUYÊN - 2019
- i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo bậc đại học nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn sản xuất, đồng thời qua đó tích lũy những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác chuyên môn sau khi tốt nghiệp. Nay thời gian thực tập kết thúc đề tài đã hoàn thành cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu cùng toàn thể các Thầy, Cô giáo trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và cho tôi nhiều kiến thức quý giá trong suốt bốn năm học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo ThS. Đỗ Thị Hà Phương người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhân đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ của Phòng Kinh Tế, Phòng Khuyến Nông – Khuyến Ngư thị xã Mường Lay, Tỉnh Điện Biên, đã tạo điều kiện, giúp đỡ và cung cấp số liệu giúp cho tôi hoàn thành đề tài. Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới bà con, các hộ gia đình đã rất nhiệt tình cung cấp cho tôi những thông tin sát thực, kinh nghiệm quý báu để đề tài được hoàn thành. Và cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Do thời gian thực tập ngắn, kiến thức và năng lực bản thân có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Tuấn Nghĩa
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tình hình dân số, lao động của TX Mường Lay qua 3 năm 2016 - 2018 ......32 Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi cá lồng tại thị xã Mường Lay năm 2014 ....... 34 Bảng 4.3: Tình hình phân bố sử dụng đất đai của thị xã ML qua 3 năm....... 36 Bảng 4.4: Tình hình chăn nuôi và sản xuất cá lồng tại địa bàn thị xã Mường lay năm 2017 ................................................................................... 37 Bảng 4.5: Tình hình cơ sở hạ tầng của TXML qua 3 năm (2016 - 2018) ...... 37 Bảng 4.6: Số lượng lồng nuôi, sản lượng nuôi cá lồng của thị xã qua 3 năm 2015 -2017 ...................................................................................... 43 Bảng 4.7: Năng suất, sản lượng của các loại cá nuôi lồng ở thị xã Mường Lay năm 2017 ......................................................................................... 44 Bảng 4.8: Số lượng các loài cá nuôi lồng tại 3 khu điều tra có lượng nuôi cá lồng lớn nhất qua 3 năm (2016 - 2018) .......................................... 45 Bảng 4.9: Kinh phí đầu tư của tỉnh Điện Biên cho các xã nằm trong dự án nuôi cá lồng ở Thị Xã Mường Lay ................................................. 47 Bảng 4.10: Chi phí sản xuất cá lồng của các hộ điều tra tại địa bàn thị xã Mường Lay Năm 2017 .................................................................... 51 Bảng 4.11: Kích cỡ và mật độ thả của một số loại cá nuôi lồng .................... 56 Bảng 4.12: Ý kiến của các hộ dân về định hướng nuôi cá lồng ..................... 57
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ các yếu tố kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá lồng ...20 Hình 4.1. Đồ thị cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản theo đối tượng nuôi của thị xã năm 2017 ............................................................................... 42 Hình 4.2. Đồ thị cơ cấu số lượng các loại cá lồng trên địa bàn thị xã mường Lay năm 2017 ................................................................................. 44
- iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân CC Cơ cấu DN Doanh nghiệp DT Diện tích ĐH Đại học ĐVT Đơn vị tính HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học kỹ thuật LĐ Lao động NK Nhập khẩu NN Nông nghiệp NTTS Nuôi trồng thủy sản SS So sánh SL Sản lượng TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân XK Xuất khẩu UBND Uỷ ban nhân dân
- v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 2 1.3.2. Phạm vị nghiên cứu ................................................................................. 2 1.4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3 1.5. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 3 1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 5 2.1. Một số vấn đề lí luận cơ bản về phát triển nuôi cá lồng ............................ 5 2.1.1. Khái niệm cơ bản .................................................................................... 5 2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 9 2.2.1. Tình hình nuôi cá lồng trên thế giới ........................................................ 9 2.2.2. Tình hình nuôi cá lồng ở Việt Nam ...................................................... 10 2.2.3. Bài học và kinh nghiệm rút ra từ các nước tiên tiến trên thế giới trong phát triển và chăn nuôi cá lồng ....................................................................... 11
- vi 2.3. Vị trí và vai trò, đặc điểm phát triển nuôi cá lồng ................................... 12 2.3.1. Vị trí của phát triển nuôi cá lồng........................................................... 12 2.3.2. Vai trò của phát triển nuôi cá lồng ........................................................ 12 2.3.3. Đặc điểm của phát triển nuôi cá lồng.................................................... 14 2.4. Quy trình nuôi cá lồng.............................................................................. 16 2.4.1. Địa điểm đặt lồng .................................................................................. 16 2.4.2. Cấu tạo lồng .......................................................................................... 16 2.4.3. Cá giống và mật độ thả.......................................................................... 17 2.4.4. Cách cho cá ăn ...................................................................................... 17 2.5. Nội dung nghiên cứu phát triển nuôi cá lồng ........................................... 18 2.5.1. Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng ........................................................ 18 2.5.2. Các hoạt động cho đầu tư trong phát triển nuôi cá lồng ....................... 18 2.5.3. Các mối quan hệ liên kết trong sản xuất ............................................... 18 2.5.4. Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nuôi cá lồng. 20 2.5.5. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá lồng ...................................... 20 2.5.6. Bài học và kinh nghiệm rút ra từ các nước tiên tiến trên thế giới trong phát triển và chăn nuôi cá lồng ....................................................................... 22 PHẦN 3. THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ LỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ MƯỜNG LAY 24 3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24 3.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 24 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 24 3.2.3. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 25 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 26 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 26 4.1.1. Tình hình cơ bản của thị xã Mường Lay............................................... 26
- vii 4.1.2. Đánh giá chung về tình hình cơ bản của Thị xã Mường Lay ............... 30 4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 31 4.2.1. Tình hình lao động và việc làm............................................................. 31 4.2.2. Chi phí đầu tư nuôi cá lồng của các hộ ................................................. 38 4.2.3. Thực trạng phát triển nuôi cá lồng ở trên địa bàn thị xã Mường Lay ... 39 4.2.4. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển nuôi cá lồng ........................ 40 4.2.5. Kết quả nuôi trồng thủy sản trên thị xã Mường lay .............................. 41 4.3. Kết quả nuôi cá lồng ở tại các khu điều tra .............................................. 45 4.3.1. Hoạt động đầu tư phát triển nuôi cá lồng ở các hộ điều tra .................. 46 4.3.2. Tình hình sử dụng giống và CN sản xuất.............................................. 47 4.3.3. Các hình thức sử dụng chăm sóc và thu hoạch ..................................... 48 4.3.4. Quản lý và chăm sóc ............................................................................. 49 4.3.5. Thu hoạch .............................................................................................. 50 4.3.6. Về tình hình tiêu thụ.............................................................................. 50 4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi cá lồng theo kết quả điểu tra... 51 4.4.1. Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi cá lồng của các hộ ................................ 51 4.5. Cơ chế, chính sách của Nhà nước và tỉnh Điện Biên về phát triển nuôi cá lồng.... 53 4.5.1. Các yếu tố về kỹ thuật ảnh hưởng tới quá trình nuôi cá lồng ở các hộ điều tra ............................................................................................................. 54 4.5.2. Ảnh hưởng của môi trường đến phát triển nuôi cá lồng ....................... 56 4.6. Định hướng và các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn thị xã Mường Lay - Tỉnh Điên Biên trong những năm tới ....................................... 57 4.6.1. Định hướng phát triển nuôi cá lồng của các hộ trong những năm tới .. 57 4.6.2. Giải pháp phát triển nuôi cá lồng ởTX Mường Lay, tỉnh Điện Biên trong những năm tới ........................................................................................ 59 4.6.3. Giải pháp về quy hoạch ......................................................................... 59 4.6.4. Giải pháp nâng cao năng lực cho các hộ nuôi cá lồng .......................... 60
- viii 4.6.5. Giải pháp về cơ chế, chính sách ............................................................ 61 4.6.6. Giải pháp về môi trường ....................................................................... 64 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 65 5.1. Kết luận .................................................................................................... 65 5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong nước Việt nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển và cũng là nước có lịch sử nuôi trồng thủy sản lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử cho đến nay nuôi trồng thủy sản đã trở thành một bộ phận quan trọng đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân (giá trị sản xuất thủy sản theo giá phan theo ngành nuôi hoạt động sơ bộ năm 2013 đạt 239976,7 tỉ đồng (tổng cục thống kê năm 2013). Đóng góp không nhỏ trong hoạt động xuất khẩu nông sản nước ta. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tính đến 15/11/2014 xuất khẩu thủy sản đạt gần 7 tỉ USD. Ngoài ra, nuôi trồng thủy sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và tạo được nhiều công ăn việc làm, có ý nghĩa xã hội to lớn. Việt Nam có đường bờ biển dai 3260 km, 112 cửa sông lạch, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1triệu km2 với hơn 4000 hòn đảo nhỏ tạo nên nhiều eo, vịnh, vụng, đầm phá và nhiều ngư trường, trữ lượng hải sản gần 3 triệu tấn. Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng sản phẩm thủy sản của con người, ngoài hoạt động đánh bắt thủy hải sản ra thì hoạt động nuôi trồng thủy hải sản là một phương thức hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu này. Một trong những hình thức nuôi trồng thủy sản có hiệu quả là nuôi cá lồng bè. Mô hình nuôi cá lồng đã phát triển từ lâu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long nhưng lại rất mới mẻ đối với các tỉnh duyên hải miền Trung. Sự phát triển của các ngành nuôi cá nước ngọt nói chung và cá lồng nói riêng đã đang và sẽ mở ra lối đi mới cho sự phát triển kinh tế của nhiều địa phương trên cả nước. Địa phương Thị xã Mường lay thuộc Tỉnh Điện Biên nơi có con sông Đà chảy qua người dân ở đây đã biết tận dụng lợi thế được thiên nhiên ưu đãi này để phát triển nghề nuôi cá lồng. Hiện tại xã có 200 lồng cá nuôi, nuôi cá lồng đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể và đồng thời tạo công ăn việc làm cải thiện đời sống cho người dân nơi đây. Tuy nhiên hoạt động nuôi cá lồng trên sông Đà cũng đã gây ra rất nhiều hiệu quả xấu về môi trường, nguồn nước sông Đà ngày càng ô nhiễm, tiềm ẩn nguy
- 2 cơ dịch bệnh xảy ra gây ảnh hưởng không ít đến hoạt động nuôi cá lồng trong những năm gần đây. Xuất phát từ tình hình trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi cá lồng của các hộ gia đình ở địa phương tại tổ 5 phường Na Lay - Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên" làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được hiệu quả kinh tế, phân tích được tình hình và hiệu quả kinh tế chăn nuôi cá lồng của các hộ dân trên địa bàn TXML, tỉnh Điện Biên qua đó nhằm đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao và phát triển, sản xuất mô hình nuôi cá lồng, phục vụ và nâng cao đời sống, thu nhập cho các hộ nông dân. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng, kết quả, hiểu quả của mô hình nuôi cá lồng tại Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi cá lồng. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lồng. - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi cá lồng ở nước ta. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi cá lồng ở địa bàn thị xã ML, tỉnh Điện Biên. - Đối tượng điều tra: Các hộ gia đình nuôi cá lồng, các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cho nuôi cá lồng ở địa phương. 1.3.2. Phạm vị nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển nuôi cá lồng. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi cá lồng, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nuôi cá lồng ở TXML, tỉnh Điện Biên đạt hiệu quả cao trong những năm tới.
- 3 1.3.2.2. Phạm vi về không gian Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thị xã Mường lay, tỉnh Điện Biên 1.3.2.3. Phạm vi về thời gian + Thời gian thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2016 - 2018 và số liệu điều tra tại các hộ nông dân, cán bộ các ngành có liên quan. + Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 8/2018 đến tháng 1/2019 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến nuôi cá lồng ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. - Cơ sở lý luận nào liên quan đến phát triển nuôi cá lồng? - Thực trạng phát triển nuôi cá lồng ở TXML, tỉnh Điện Biên như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển nuôi cá lồng ở TXML, tỉnh Điện Biên. - Những giải pháp nào để phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn TXML, tỉnh Điện Biên. 1.5. Ý nghĩa đề tài 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Đây là phương pháp chung trong quá trình thực hiện đề tài nhằm nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tự nhiên kinh tế xã hội. Nó yêu cầu người nghiên cứu các hiện tượng không nghiên cứu vấn đề trong trạng thái cô lập riêng lẽ mà được đạt trong mối liên hệ bản chất chặt chẽ các hiện tượng với nhau, không phải trong trạng thái tĩnh mà trong sự vận động và phát triển không ngừng trong sự phát triển từ thấp đến cao, trong sự chuyển biến từ số lượng sang chất lượng mới, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. - NC đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ ban và những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngoài thực tế. - NC đề tài là cơ sở cho SV vận dụng sáng tạo những kiến thức cơ bản đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để SV thấy được những kiến thức cần bổ sung để phù hợp với công việc thực tế sau này. - NC đề tài nhằm là cơ hội để mỗi SV vận dụng những kiến thức đã học vào trong nghiên cứu khoa học và là cơ sở để hình thành các ý tưởng sau này.
- 4 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Từ kết quả NC của đề tài sẽ đưa ra được tình hình nuôi cá lồng tại địa phương. Từ đó đưa ra được những nhận xét về hiệu quả, tiềm năng, thế mạnh và những khó khăn trở ngại trong quá trình nuôi cá và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả nuôi cá lồng. Kết quả NC của đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho SV của các lớp khóa sau.
- 5 PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Một số vấn đề lí luận cơ bản về phát triển nuôi cá lồng 2.1.1. Khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. ... Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Ngoài ra đó là kết quả cảu các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Do vậy, để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dung mức tăng them của tổng sản lượng nền kinh tế của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Đó là mức tăng % hay tuyệt đối hàng năm, hay bình quân trong một giai đoạn. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai đoạn nhất định. 2.1.1.2. Khái niệm phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chếkinh tế, chất lượng cuộc sống. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định trong đó bao gồm cả sự tăng them về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn. Phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất về một sự chuyển biến của nền kinh tế, từ một trạng thái thấp lên một trạng thái cao hơn. Do vậy không có tiêu chuẩn chung về sự phát triển. Để nói lên trình độ phát triển cao, thấp khác nhau giữa các nền kinh tế trong mỗi thời kì, các nhà kinh tế học phân các quá trình đó ra các nấc thang: kém phát triển, đang phát triển và phát triển,… gắn với các nấc thang đó là những giá trị nhất định, mà hiện tại vẫn chưa có cơ sở thống nhất hoàn toàn. Trong chiến lược phát triển kinh tế có thể nhấn mạnh vào tăng trưởng tức là thu nhập, nhấn mạnh vào công bằng và bình đẳng trong xã hội hoặc nhấn mạnh vào phát triển toàn diện, tức vừa nhấn mạnh vào số lượng vừa chú ý về chất lượng của sự phát triển. Tăng trưởng kinh tế phải gắn với mục
- 6 tiêu công bằng và sự tiến bộ của xã hội. Trong thực tế phát triển kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế xã hội, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất hỗ trợ cho việc thực hiện công bằng xã hội, ngược lại công bằng xã hội tạo ra động lực vững chắc để thúc đẩy kinh tế. Hiệu quả kinh tế phải gắn với hiệu quả xã hội thành hiệu quả kinh tế xã hội. Nó là tiêu chuẩn quan trọng của sự phát triển nền kinh tế. Như vậy, phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, phát triển là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển. Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được. Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên về tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân vv… Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển. Như vậy, phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, phát triển là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức:
- 7 Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển. Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được. Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên về tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân vv… Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển. 2.1.1.3. Tăng trưởng và phát triển trong sẩn xuất nông nghiệp Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời điểm nào đó, nền nôngnghiệp có nhiều đầu ra so với giai đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự thay đổi về kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng. Tăng trưởng nông nghiệp thường đượcđo bằng mức tăng thu nhập quốc dân trong nước của nông nghiệp, mức tăng về sản lượng và sản phẩm nông nghiệp, số lượng diện tích, số đầu con vật nuôi. Phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và về chất. Phát triển nông nghiệp không những bao hàm cả tăng trưởng mà còn phản ánh các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền nông nghiệp, sự thích ứng của nền nông nghiệp với hoàn cảnh mới, sự tham gia của người dân trong quản lý và sử dụng nguồn lực, sự phân bố của cải và tài nguyên giữa các nhóm dân cưtrong nội bộ nông nghiệp và giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế. Phát triển nông nghiệp còn bao hàm cả kinh tế, xã hội, tổ chức thể chế và môi trường. Tăng trưởng là điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp. 2.1.1.4. Tăng trưởng và phát triển trong nuôi cá Dựa trên cơ sở lý luận về tăng trưởng và phát triển thì phát triển nuôi cá được hiểu là quá trình tăng về quy mô và hoàn thiện về cơ cấu.
- 8 Quá trình tăng về quy mô - Tăng về diện tích: Diện tích nuôi trồng tăng dần theo thời gian, số người dân và các đơn vị tổ chức tham gia nuôi cá phải tăng lên về số lượng. Tuy nhiên mở rộng diện tích nuôi cá phải đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội và lợi ích của người nuôi, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng, từng địa phương nhằm khai thác lợi thế so sánh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường. - Tăng về năng xuất: Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi cá nhằm tăng năng suất trên một đơn vị diện tích ngày một cao hơn. - Tăng về sản lượng: Cùng với sự tăng lên về diện tích và năng suất trong nuôi cá, sản lượng thu được cũng tăng lên theo thời gian. Nếu xét trên phạm vi nhiều loại sản phẩm thì đó là sự gia tăng về tổng giá trị sản xuất (GO) hay giá trị gia tăng (VA). Quá trình hoang thiện cơ cấu Đối với nuôi cá, quá trình hoàn thiện cơ cấu được xét trên một số phương diện chủ yếu sau: - Quy mô nuôi: Trong các quy mô nuôi nên áp dụng quy mô nào mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho từng vùng, từng địa phương cũng như từng quốc gia. - Hình thức nuôi: Thực hiện tổ chức sản xuất theo hình thức nuôi nào là phù hợp cho từng vùng, từng địa phương (nuôi quảng canh, nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh), hình thức nuôi theo hộ gia đình hay theo mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn. Trình độ áp dụng khoa học – kĩ thuật Ngày nay, việc phát triển nuôi cá ngoài việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố truyền thống như thời tiết, vốn, lao động, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật,... thì các yếu tố của sản xuất trong thời đại mới như tổ chức quản lý, khoa học công nghệ (nhất là công nghệ sinh học), không thể thiếu trong quá trình phát triển. Sự phát triển nuôi cá không chỉ biểu hiện ở sự tăng trưởng về quy mô hay về số lượng mà còn thể hiện ở mặt chất lượng của sản xuất, đó là sản phẩm có chất lượng cao nhằm cải thiện dinh dưỡng cho người dân. Tuy nhiên, thực tế vấn đề đó không đơn giản vì nó liên quan đến hàng loạt vấn đề như tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhu cầu thị trường,
- 9 thị hiếu tập quán tiêu dùng, thu nhập của người dân và hiệu quả kinh tế mang lại cho người sản xuất. Ngoài ra tính hiệu quả kinh tế, những lợi ích về xã hội và môi trường do phát triển nuôi cá mang lại cũng là biểu hiện của sự phát triển. Phát triển nuôi cá nhanh nhưng phải bền vững, mang lại hiệu quả cao trong sựphát triển và bảo vệ môi trường sinh thái. Ngày nay, đối với việc phát triển nuôi cá còn phải đặc biệt chú ý đến các yêu cầu cao cấp hoá thực phẩm, hiện đại hoá công nghệ sản xuất nông nghiệp, đô thị hoá nông thôn và tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế - xã hội nông thôn. Nhưvậy, ngày càng hoàn thiện cơcấu trong nuôi cá sẽ góp phần thúc đẩy chất lượng của ngành thuỷ sản chuyển dịch theo hướng tích cực, kim ngạch xuất khẩuthuỷ sản không ngừng tăng qua các năm, duy trì được mức tăng trưởng cao, có đóng góp nhất định vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế trong nước. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình nuôi cá lồng trên thế giới Nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất vật chất sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai diện tích mặt nước, thời tiết khí hậu…để sản xuất ra các loại sản phẩm thủy sản phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người. Nuôi cá được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia tiếp giáp với biển như: Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Nhật Bản… sản phẩm chủ yếu là tôm, cua, cá… đây là những mặt hàng có giá trị kinh tế cao và giàu dinh dưỡng. Hiện nay các nước vẫn đang không ngừng phát triển nuôi cá cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hình thức nuôi chủ yếu là nuôi công nghiệp. Đây là hình thức nuôi mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nhưng đòi hỏi phải có chi phí lớn cùng với trình độ kỹ thuật cao. Ngư dân Nhật Bản đã rong buồm khắp các vùng biển trên thế giới để đánh bắt hải sản, với mục đích là tăng thêm nguồn cung cấp thực phẩm cho nhân dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nước biển ngày càng ô nhiễm và việc đánh bắt quá mức đã khiến cho sản lượng đánh bắt tự nhiên đã giảm đáng kể trong khi đó, nhu cầu về các sản phẩm thủy sản có chất lượng của người Nhật không ngừng tăng cao. Trong hoàn cảnh đó, việc nuôi cá lồng trở nên cần thiết. Để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, các trang trại cá bắt đầu ra đời và có thể cung cấp một số lượng
- 10 cá thường xuyên với giá thấp. Đến nay, Nhật Bản đã có những bước thành công đáng kể trong việc cải thiện phương pháp đánh cá và chăn nuôi cá lồng, kỹ thuật bảo quản, các khâu phân phối và thu được năng suất cao từ việc nuôi trồng thủy sản. Sau nhiều năm nỗ lực, hiện nay Nhật Bản là nước có cách thức nuôi cá tiên tiến nhất thế giới. 2.2.2. Tình hình nuôi cá lồng ở Việt Nam Tại Việt Nam, nghề nuôi cá lồng, bè trên hồ chứa và sông đã phát triển rộng rãi từ miền Bắc tới miền Nam. Đối tượng nuôi cũng rất phong phú với khoảng gần 20 loài cá, từ những loài nuôi với quy mô lớn phục vụ xuất khẩu như cá tra, ba sa tới những đối tượng cá thuỷ đặc sản nuôi ở quy mô nhỏ hơn như chiên, bỗng, lăng. Năng suất nuôi cá cũng tăng đáng kể, từ mức 30-40kg/m3 năm 1990, đến nay năng suất nuôi lên đến 150-160kg/m3. Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía tây biển Đông, có bờ biển dài 3.260 km với 112 cửa sông, có nhiều eo biển, hồ, đầm phà ven biển có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản với nhiều loại thuỷ sản khác nhau. Trong những năm gần đây nuôi cá lồng đã phát triển nhanh trên tất cả các mặt: Mở rộng diện tích, phát triển các hình thức nuôi tiến bộ, thâm canh tăng năng suất, đa dạng chủng loại nuôi và phát triển mạnh các loại cá có giá trị kinh tế cao. Về sản xuất Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về nuôi cá với diện tích mặt nước nội địa khoảng 1 triệu ha, vùng triều khoảng 0,7 triệu ha và hộ sống đầm phà ven biển có thể nuôi cá. Trong khi đó diện tích có khả năng nuôi của cả nước ước tính khoảng gần 2 triệu ha thì mới sử dụng 902.900 ha năm 2004 Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây, nuôi cá của Việt Nam phát triển rất nhanh không chỉ về chiều rộng mà còn phát triển cả về chiều sâu. Nuôi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 492 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 577 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 415 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 411 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 500 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 404 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 390 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 273 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 187 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 172 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 155 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 162 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 148 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng
199 p | 113 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 10 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 13 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 12 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn