Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hoạt tính chống ngưng tập tiểu cầu và chống đông máu in vitro của dịch chiết thân lá cây Gừng đen Việt Nam (Distichochlamys citrea)
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài "Đánh giá hoạt tính chống ngưng tập tiểu cầu và chống đông máu in vitro của dịch chiết thân lá cây Gừng đen Việt Nam (Distichochlamys citrea)" là đánh giá được hoạt tính chống ngưng tập tiểu cầu in vitro của dịch chiết thân lá cây Gừng đen Việt Nam; đánh giá được tác dụng chống đông máu in vitro của dịch chiết thân lá cây Gừng đen Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hoạt tính chống ngưng tập tiểu cầu và chống đông máu in vitro của dịch chiết thân lá cây Gừng đen Việt Nam (Distichochlamys citrea)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ LAN ANH ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG NGƯNG TẬP TIỂU CẦU VÀ CHỐNG ĐÔNG MÁU IN VITRO CỦA DỊCH CHIẾT THÂN LÁ CÂY GỪNG ĐEN VIỆT NAM (DISTICHOCHLAMYS CITREA) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2022
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: NGUYỄN THỊ LAN ANH ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CHỐNG NGƯNG TẬP TIỂU CẦU VÀ CHỐNG ĐÔNG MÁU IN VITRO CỦA DỊCH CHIẾT THÂN LÁ CÂY GỪNG ĐEN VIỆT NAM (DISTICHOCHLAMYS CITREA) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa: QH.2017.Y Người hướng dẫn: 1. TS. Lê Hồng Luyến 2. Ths. Nguyễn Xuân Tùng Hà Nội – 2022
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban chủ nhiệm Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Bộ môn Khoa học cơ sở Dược, các thầy cô đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy, giúp đỡ em hoàn thành chương trình học tập suốt 5 năm qua. Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến TS. Lê Hồng Luyến, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và ThS. Nguyễn Xuân Tùng, trường Đại học Y dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã luôn tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận. Em cũng xin cảm ơn Khoa Khám bệnh và Điều trị ngoại trú, Khoa Đông máu, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã giúp đỡ em thực hiện thí nghiệm. Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, các bạn bè và người thân đã luôn quan tâm, khích lệ tinh thần giúp em có thêm quyết tâm hoàn thành khóa luận này. Do thời gian làm thực nghiệm cũng như vốn kiến thức của bản thân còn hạn chế. Dù đã rất cố gắng, nhưng là lần đầu làm nghiên cứu khoa học nên khó tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giúp em hoàn thiện khóa luận hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 06 năm 2022 Sinh Viên Nguyễn Thị Lan Anh
- DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Giải nghĩa ADP Adenosin diphosphat AMP Adenosin monophosphat APTT Thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hoá ( Activated partial Thromboplastin Time) ATP Adenosin triphosphat AUC Diện tích dưới đường cong (Area Under the aggregation curve) COX-2 Cyclooxygenase 2 cGMP guanosine monophosphat GP Glycoprotein HMWK Kininogen trọng lượng phân tử cao IC50 Liều ức chế 50% đối tượng thử (Inhibitory concentration 50%) NTTC Ngưng tập tiểu cầu PPP Huyết tương nghèo tiểu cầu (Platelet Poor Plasma) PRP Huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet Rich Plasma) PT Thời gian Prothrombin (Prothrombin Time) TT Thời gian Thrombin ( Thrombin Time) vWF Von - willerbran
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Mười yếu tố nguy cơ gây tử vong liên quan đến CVDs ........................ 5 Hình 1.2: Minh họa tác dụng của các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu . ............... 7 Hình 1.3: Tác dụng của dẫn xuất coumarin . ......................................................... 9 Hình 1.4: Cấu trúc hoá học của một số hợp chất trong tinh dầu cây Gừng đen .. 14 Hình 1.5: Hình ảnh cây Gừng đen (Distichochlamys citrea)............................... 15 Hình 2.1: Sơ đồ chiết tách dược liệu Gừng đen ................................................... 19 Hình 2.2: Máy ACL TOP500 .............................................................................. 20 Hình 2.3: Máy CHRONO-LOG 530 VS.............................................................. 20 Hình 2.4: Mẫu máu sau khi ly tâm 500 vòng/phút trong 10 phút ........................ 22 Hình 2.5: Mẫu PRP (bên trái) và PPP (bên phải) thu được sau khi ly tâm. ........ 22
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Ảnh hưởng của các phân đoạn dịch chiết thân lá Gừng đen đến tỉ lệ ngưng tập tiểu cầu ......................................................................................... 27 Biểu đồ 3.2: Ảnh hưởng của các phân đoạn dịch chiết thân lá Gừng đen đến tốc độ ngưng tập tiểu cầu (Slope) .............................................................................. 29 Biểu đồ 3.3: Ảnh hưởng của các phân đoạn dịch chiết thân lá Gừng đen đến mức độ ngưng tập tiểu cầu (AUC) ............................................................................... 31 Biểu đồ 3.4: Ảnh hưởng của các phân đoạn dịch chiết gừng đen đến thời gian đông máu (s) .................................................................................................................. 33
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN ................................................................................. 3 1.1.Tổng quan về bệnh tim mạch..................................................................... 3 1.1.1.Giới thiệu chung về bệnh tim mạch .................................................... 3 1.1.2.Các yếu tố gây ra bệnh tim mạch ........................................................ 4 1.2.Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu trong điều trị bệnh tim mạch .............................................................................................. 5 1.2.1.Vai trò của thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu trong điều trị các bệnh tim mạch ......................................................... 5 1.2.2.Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và các thuốc chống đông máu 6 1.3.Hạn chế của một số thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu ................................................................................................................. 10 1.3.1.Hạn chế của thuốc chống ngưng tập tiểu cầu................................... 10 1.3.2.Hạn chế của thuốc chống đông máu.................................................. 11 1.4. Tổng quan về Gừng đen .......................................................................... 12 1.4.1. Giới thiệu chung về chi Distichochlamys ......................................... 12 1.4.2. Vài nét sơ lược về cây Gừng đen (Distichochlamys citrea)............. 14 1.4.3. Thực trạng và phấn bố cây Gừng đen (Distichochlamys citrea).... 15 1.4.4. Thành phần hóa học cây Gừng đen (Distichochlamys citrea) ........ 16 1.4.4. Công dụng và tác dụng dược lý cây Gừng đen (Distichochlamys citrea) ............................................................................................................. 16 CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 18 2.1. Nguyên liệu, đối tượng nghiên cứu......................................................... 18
- 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 18 2.1.2. Nguyên liệu dụng cụ nghiên cứu ...................................................... 20 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 21 2.2.1. Đánh giá hoạt tính chống ngưng tập tiểu cầu của các dịch chiết thân lá cây Gừng đen. ........................................................................................... 23 2.2.2. Đánh giá hoạt tính chống đông máu của các dịch chiết thân lá cây Gừng đen....................................................................................................... 24 2.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 25 CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................................................ 26 3.1. Kết quả ...................................................................................................... 26 3.1.1. Tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu của các dịch chiết thân lá cây Gừng đen....................................................................................................... 26 3.1.2. Tác dụng chống đông máu của các dịch chiết thân lá cây Gừng đen ........................................................................................................................ 32 3.2. Bàn luận .................................................................................................... 34 3.2.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................... 34 3.2.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................ 35 3.2.3. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................... 38 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 37 ĐỀ XUẤT ............................................................................................................ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 40
- ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là quốc gia nằm ở khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đây là điều kiện thuận lợi để thảm thực vật phát triển phong phú và đa dạng. Thế giới thực vật là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, cung cấp nguyên liệu cho nền y học cổ truyền nước nhà. Việc sử dụng nguồn tài nguyên này để phòng, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho người dân đã có quá trình lịch sử hàng nghìn năm. Các cây thuốc được sử dụng dưới hình thức độc vị hay phối hợp với nhau tạo nên các bài thuốc quý giá. Ngày nay, xu hướng đi sâu nghiên cứu và tìm kiếm các hoạt chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học cao từ các loài thực vật làm dược phẩm chữa bệnh đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học bởi ưu điểm không độc hại hoặc rất ít độc tính, dễ hấp thu và chuyển hóa trong cơ thể. Hiện nay, huyết khối động mạch và huyết khối tĩnh mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tử vong trên toàn thế giới [10]. Các thuốc chống đông máu đã được biết đến như: Heparin, wafarin,.. hay các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như: Aspirin, clopidogrel, prasugrel,… đều cho tác dụng điều trị tốt nhưng bên cạnh đó, chúng cũng gây nên nhiều tác dụng phụ như dị ứng, giảm tiểu cầu, loét dạ dày,… [4]. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu nhằm tìm ra các hợp chất từ tự nhiên và tổng hợp có hoạt tính chống kết tập tiểu cầu, chống đông máu đang được quan tâm và đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc sử dụng các chất tổng hợp cũng gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, việc sử dụng các hợp chất chiết xuất từ tự nhiên có khả năng chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu, không gây tác dụng phụ cho sức khỏe là lựa chọn hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Cây Gừng đen (Distichochlamys citrea ) là một loài thực vật thuộc chi Gừng đen (Distichochlamys), trong họ Gừng (Zingiberaceae). Loài này được M.F.Newman phát hiện ở Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) và mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1995. Đây là loài điển hình của chi này với lá màu xanh và hoa màu vàng, có điểm vệt đỏ giữa nụ. Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về 1
- thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của Gừng đen. Theo y học cổ truyền, Gừng đen được biết đến như là một vị thuốc phá huyết hành khí cực kì mạnh. Nhiều thầy thuốc y học dân tộc dùng Gừng đen như một vị thuốc chính để hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh như: đau bụng đầy trướng, khí huyết ngưng trệ, bệnh máu đông thành hòn, tiêu mủ, trị vết thương, mau lành da, mau lên da non,…[2] Để làm rõ cơ sở khoa học và giá trị sử dụng Gừng đen (Distichochclamys citrea), góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên cây thuốc vào điều trị bệnh huyết khối, em thực hiện đề tài “Đánh giá hoạt tính chống ngưng tập tiểu cầu và chống đông máu in vitro của dịch chiết thân lá cây Gừng đen Việt Nam (Distichochlamys citrea)”. Các mục tiêu của đề tài là: 1. Đánh giá được hoạt tính chống ngưng tập tiểu cầu in vitro của dịch chiết thân lá cây Gừng đen Việt Nam. 2. Đánh giá được tác dụng chống đông máu in vitro của dịch chiết thân lá cây Gừng đen Việt Nam. 2
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về bệnh tim mạch 1.1.1. Giới thiệu chung về bệnh tim mạch Các bệnh tim mạch (CVDs) là nguyên nhân gây ra hơn 17,3 triệu ca tử vong mỗi năm và chiếm 31% tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Theo thống kê, CVDs là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, và hơn 3/4 số ca tử vong do CVDs xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [28,29]. Định nghĩa: CVDs là một nhóm các rối loạn của tim và mạch máu [29], bao gồm: - Bệnh mạch vành - bệnh của các mạch máu cung cấp máu cho cơ tim. - Bệnh mạch máu não - bệnh của các mạch máu cung cấp máu cho não. - Bệnh động mạch ngoại biên - bệnh của các mạch máu cung cấp máu cho cánh tay và chân; - Bệnh thấp tim - tổn thương cơ tim và van tim do sốt thấp khớp, do vi khuẩn liên cầu gây ra; - Bệnh tim bẩm sinh - dị tật cấu trúc tim tồn tại khi sinh; - Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi - cục máu đông trong tĩnh mạch chân, có thể bong ra và di chuyển đến tim và phổi. Bệnh mạch vành (CHD) là tên của một nhóm bệnh lý liên quan đến mạch vành – mạch máu duy nhất đến nuôi dưỡng cho cơ tim. Bệnh mạch vành thường bao gồm dạng bệnh lý như bệnh tim thiếu máu cục bộ (IHD) và nhồi máu cơ tim cấp tính thuộc về thực thể [26]. Các bệnh mạch máu não được chia thành các bệnh thiếu máu cục bộ và các bệnh xuất huyết. Tai biến mạch máu não là một thuật ngữ không chuyên ngành được sử dụng rộng rãi để chỉ một nhóm bệnh mạch máu não khởi phát đột ngột gây tổn thương thần kinh. Khoảng 85% các ca đột quỵ là do lưu lượng máu đến não không đủ, tức là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Đột quỵ do xuất huyết được chia thành xuất huyết vào mô não và xuất huyết vào khoang dưới nhện [26]. 3
- Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý tắc nghẽn mạch máu ngoại biên, do các mảng xơ vữa và huyết khối. Các động mạch đó không bao gồm mạch máu nuôi tim và não. Bệnh lý đại diện chính cho bệnh động mạch ngoại biên là tăng huyết áp [26]. Bệnh xơ vữa động mạch là quá trình bệnh tiềm ẩn trong mạch máu dẫn đến bệnh mạch vành (đau tim) và bệnh mạch máu não (đột quỵ). Xơ vữa động mạch là một quá trình bệnh lý phức tạp ở thành mạch máu phát triển trong nhiều năm. Trong bệnh xơ vữa động mạch, chất béo và cholesterol được lắng đọng bên trong lòng mạch của các mạch máu có kích thước vừa và lớn. Những chất lắng đọng (mảng) này làm cho bề mặt bên trong của mạch máu trở nên bất thường và lòng mạch trở nên hẹp, khiến máu khó lưu thông hơn. Do đó, các mạch máu cũng trở nên kém dẻo dai hơn. Cuối cùng, mảng bám có thể bị vỡ, gây ra sự hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông phát triển trong động mạch vành, nó có thể gây ra cơn đau tim. Nếu nó phát triển trong não, nó có thể gây ra đột quỵ [29]. 1.1.2. Các yếu tố gây ra bệnh tim mạch Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch bao gồm [29]: - Các yếu tố rủi ro về hành vi (sử dụng thuốc lá, không hoạt động thể chất, chế độ ăn uống không lành mạnh như giàu muối, chất béo và calo, sử dụng rượu bia có hại). - Các yếu tố nguy cơ chuyển hóa (tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu, tăng lipid máu, thừa cân béo phì). - Các yếu tố rủi ro khác (nghèo đói và tình trạng giáo dục thấp, tuổi cao, giới tính, di truyền, các yếu tố tâm lý). Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh mối liên quan rõ rệt giữa các yếu tố nguy cơ và sự phát triển của CVDs. Các yếu tố này bao gồm tăng cholesterol trong máu, tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, các yếu tố viêm nhiễm, chế độ ăn uống gây xơ vữa và stress oxy hóa liên quan đến các yếu tố như quá nhiều gốc tự do trong máu. Ngoài ra, lười vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh, hút thuốc 4
- lá và sử dụng nhiều bia rượu là những yếu tố nguy cơ chính về hành vi gây ra CVDs [29]. Hình 1.1: Mười yếu tố nguy cơ gây tử vong liên quan đến CVDs (phần nghìn) [29] 1.2. Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu trong điều trị bệnh tim mạch 1.2.1. Vai trò của thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu trong điều trị các bệnh tim mạch Huyết khối động mạch và tĩnh mạch là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong. Huyết khối động mạch là nguyên nhân cơ bản của hầu hết các biến cố tim mạch, bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ và thiếu máu cục bộ động mạch ngoại biên; trong khi huyết khối tĩnh mạch là bệnh lý mạch máu thường gặp nhất sau nhồi máu cơ tim cấp tính và đột quỵ. Huyết khối tĩnh mạch (VTE) được biểu hiện bằng hai biến cố lâm sàng chính: Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) – có thể phức tạp do hội chứng sau huyết khối; và thuyên tắc phổi (PE) – có thể gây tử vong hoặc có thể dẫn đến tăng huyết áp động mạch phổi mạn tính huyết khối tắc mạch [23,27]. Để phòng ngừa và điều trị bệnh huyết khối tắc mạch, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu được coi là liệu pháp lý tưởng [27]. 5
- Huyết khối động mạch được hình thành do sự kết dính và ngưng tập của tiểu cầu bằng một lượng nhỏ fibrin trong điều kiện dòng máu chảy cao khi tế bào nội mạc mạch máu bị tổn thương. Với sự có mặt rộng rãi của tiểu cầu, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu được coi là giải pháp hữu hiệu để ức chế sự hình thành huyết khối động mạch. Trong khi đó, thuốc chống đông máu là phương pháp chính để phòng ngừa các biến cố tim mạch ở bệnh nhân rung nhĩ hoặc bệnh nhân có các bệnh liên quan đến van tim cơ học. Thuốc tiêu sợi huyết được sử dụng để phục hồi nhanh dòng máu ngược dòng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không trải qua can thiệp mạch vành qua da nguyên phát (PCI) và điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp tính [27]. Huyết khối tĩnh mạch hình thành dưới sự kết dính và ngưng tập của tiểu cầu bằng một lượng nhỏ fibrin cùng với các tế bào hồng cầu bị mắc kẹt trong điều kiện dòng máu chảy thấp khi tế bào nội mạc mạch máu bị tổn thương. Khác với huyết khối động mạch, huyết khối tĩnh mạch chứa tương đối ít tiểu cầu. Thuốc chống đông máu là giải pháp chính để phòng ngừa và điều trị VTE do sự xuất hiện của số lượng lớn fibrin trong huyết khối tĩnh mạch. Để điều trị và kiểm soát các bệnh nhân bị thuyên tắc phổi thể trung bình, có thể sử dụng liệu pháp tiêu sợi huyết toàn thân hoặc dùng ống thông. Hơn nữa, liệu pháp tiêu sợi huyết thực hiện qua ống thông cũng được áp dụng cho những bệnh nhân bị DVT lồng ngực mở rộng [27]. 1.2.2. Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và các thuốc chống đông máu Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu Thuốc kháng tiểu cầu là thuốc ức chế các quá trình kết dính, hoạt hóa, ngưng tập và liên kết với viêm của tiểu cầu [5]. Điều trị chống ngưng tập tiểu cầu có thể tấn công lên các mục tiêu trên con đường của quá trình ngưng tập tiểu cầu và đó là các đích tác dụng của các thuốc kháng tiểu cầu như: Cyclooxygenase (COX): COX-1 tiểu cầu; thụ thể ADP; glycoprotein kết dính tiểu cầu như: GP Ib, GP Ia/IIa, GP VI, …; thrombin; sản phẩm AMP vòng; thụ thể Gp IIb/IIIa trên bề mặt tiểu cầu, … [9]. 6
- Hiện nay, một số thuốc chống ngưng tập tiểu cầu chính được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng gồm: Aspirin, dipyridamol, ticlopidin, các tác nhân ức chế receptor GP IIb/ IIIa tiểu cầu, …[1]. ❖ Aspirin Aspirin ức chế không hồi phục quá trình chuyển acid arachidonic thành prostaglandin và thromboxan A2 (một trong những tác nhân gây ngưng tập tiểu cầu mạnh mẽ nhất bởi ức chế men cyclooxygenase) [1]. Hình 1.2: Minh họa tác dụng của các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu [1] Xuất phát từ tác dụng chính của aspirin là ức chế ngưng tập tiểu cầu, thuốc có hiệu quả cao trong ngăn ngừa và điều trị những tình trạng tăng đông gây tắc mạch mà ở đó sự hoạt hóa tiểu cầu đóng vai trò quan trọng hơn cả như bệnh lý động mạch vành tim (nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định,…) [1]. ❖ Ticlopidin Ticlopidin tưong tác với glycoprotein IIb/IIIa receptor của fibrinogen làm ức chế sự gắn fibrinogen vào tiểu cầu hoạt hóa, ngăn cản sự kết dính tiểu cầu. 7
- Ngoài ra, thuốc còn làm tăng prostaglandin D2 và E2 góp phần chống đông vón tiểu cầu và tăng thời gian chảy máu. Ngày nay, ticlopidin ít được sử dụng hơn vì có một số tác dụng không mong muốn quan trọng như giảm bạch cầu hạt (có thể gây tử vong), suy tủy và tắc mật [4]. ❖ Dipyridamol Dipyridamol làm tăng nồng độ AMP vòng của tiểu cầu dẫn đến ức chế thromboxan A2, đồng thời gián tiếp tăng nồng độ adenosin. Thuốc có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu nhưng không kéo dài thời gian chảy máu [5]. ❖ Clopidogrel Clopidogrel ức chế chọn lọc thụ thể ADP của tiểu cầu, ngăn cản sự hoạt hóa glycoprotein IIb/IIIa của fibrinogen trên tiểu cầu, làm giảm gắn fibrinogen vào tiểu cầu [4]. ❖ Các chất ức chế glycoprotein IIb/IIIa receptor: Bao gồm một số thuốc như Abcimab, Eptifibatid, Tirofiban, … [4] Các thuốc chống đông máu ❖ Thuốc chống đông heparin Heparin gắn với AT III làm tăng tác dụng ức chế đông máu của AT III lên rất nhiều lần. Một số dạng thường được sử dụng trong lâm sàng của heparin gồm heparin chuẩn và heparin trọng lượng phân tử thấp.[1] Heparin thường được chỉ định trong các tình trạng bệnh lý tăng đông máu gây tắc tĩnh mạch vì trong những trường hợp này, sự tăng cường hoạt hóa các yếu tố đông máu đóng vai trò chính trong tăng đông. Ngoài ra, heparin cũng được chỉ định trong những tình trạng tắc mạch cấp tính khác như nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi [1]. Thường thì việc điều trị heparin cho hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất khi mà liều heparin làm cho APTT kéo dài gấp khoảng 1,5 đến 2 lần so với trước khi điều trị [1]. 8
- ❖ Thuốc chống đông đường uống, kháng vitamin K Vitamin K có tác dụng carboxy hóa các yếu tố đông máu II, VII, IX, X, protein S, protein C và nhờ vậy, các yếu tố này mới gắn được Ca++ và có hoạt tính đông máu. Dẫn xuất coumarin ức chế sự khử của vitamin K oxy hóa, làm giảm chức năng của vitamin K; do đó làm các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K không có hoạt tính đông máu [1]. Hình 1.3: Tác dụng của dẫn xuất coumarin [1] Dẫn xuất coumarin thường được chỉ định điều trị thay thế heparin khi hết giai đoạn cấp tính và bắt đầu điều trị trong khi bệnh nhân còn điều trị heparin do dẫn xuất coumarin tác dụng chậm. Thời gian này được gọi là “thời gian điều trị gối đầu”, kéo dài trong khoảng 3 ngày. PT là xét nghiệm thường được sử dụng để theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị dẫn xuất coumarin vì xét nghiệm này nhạy với những thay đổi của các yếu tố II, VII, X (là những yếu tố phụ thuộc vitamin K và bị ức chế bởi các dẫn xuất coumarin). Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy khi kết quả của PT tính bằng chỉ số INR (International Nomlalized Ratio) nằm trong khoảng 2,0 đến 3,0 cho hiệu quả điều trị tốt nhất [1]. 9
- 1.3. Hạn chế của một số thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu Việc sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu trong phòng ngừa và điều trị bệnh huyết khối đã được chú ý đến bởi hiệu quả mà chúng mang lại. Tuy nhiên, các phương pháp này vẫn còn nhiều mặt hạn chế. 1.3.1. Hạn chế của thuốc chống ngưng tập tiểu cầu Thuốc đối kháng glycoprotein IIb/IIIa IV có vai trò ở bệnh nhân đang điều trị PCI, nhưng nhu cầu về các thuốc này đã giảm do sự phát triển của các loại thuốc chống ngưng tập tiểu cầu đường uống mạnh hơn. Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu đường uống hiện có bao gồm: Aspirin, clopidogrel, prasugrel và dipyridamol. Hiệu quả của aspirin và clopidogrel đã được thiết lập rõ ràng trên cyclooxygenase- 1 (một enzym quan trọng trong tổng hợp thromboxan 𝐴2 ) và 𝑃2𝑌12 (thụ thể adenosine diphosphat (ADP) chính trên tiểu cầu), là mục tiêu quan trọng của thuốc chống ngưng tập tiểu cầu [27]. Đối với aspirin, mặc dù lợi ích của aspirin trong việc phòng ngừa thứ phát các biến cố tim mạch do huyết khối xơ vữa rõ ràng lớn hơn nguy cơ chảy máu, nhưng aspirin chỉ hữu ích trong việc phòng ngừa ban đầu, kể cả phòng ngừa ban đầu ở bệnh nhân đái tháo đường týp II. Ngoài ra, aspirin có thể gây kích ứng dạ dày và trong một số trường hợp có thể gây chảy máu, tiêu chảy, giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu bất sản và ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối [20]. Những vấn đề trên nêu bật những hạn chế của aspirin. Riêng clopidogrel đã được chứng minh là chỉ hiệu quả hơn aspirin một chút. Phối hợp aspirin với clopidogrel ưu việt hơn việc dùng aspirin đơn độc ở những bệnh nhân có nguy cơ cao về các biến cố tim mạch. Tuy nhiên, việc điều trị phối hợp có liên quan đến nguy cơ chảy máu đáng kể và đã mang lại kết quả đáng thất vọng ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch ổn định. Cách phối hợp aspirin với dipyridamol cũng vượt trội hơn sử dụng aspirin đơn thuần trong dự phòng thứ phát ở bệnh nhân mắc bệnh mạch máu não, và hiệu quả của phối hợp này tương tự như clopidogrel [27]. 10
- Những hạn chế của các loại thuốc chống ngưng tập tiểu cầu hiện nay là do khả năng chỉ làm giảm duy nhất một con đường kích hoạt tiểu cầu. Trong khi đó, tiểu cầu có thể được kích hoạt thông qua nhiều con đường, nên tác dụng ức chế của các loại thuốc này vẫn có khả năng thất bại rất cao khi có một tác nhân kích thích mạnh kích hoạt tiểu cầu. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi xảy ra các biến cố tim [27]. 1.3.2. Hạn chế của thuốc chống đông máu Sự ra đời của heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) và fondaparinux (thuốc chống đông tổng hợp dựa trên trình tự pentasaccharide của heparin, có tác dụng ức chế chọn lọc yếu tố Xa) đã đơn giản hóa việc xử trí ban đầu bệnh huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch vì các tác nhân của chúng có thể được tiêm dưới da mà không cần theo dõi đông máu [13]. Hơn nữa, nguy cơ giảm tiểu cầu do heparin gây ra với LMWH thấp hơn so với heparin và không tồn tại với fondaparinux. Tuy nhiên, nhu cầu tiêm dưới da hàng ngày hạn chế việc sử dụng lâu dài LMWH hoặc fondaparinux. Các nhược điểm khác bao gồm khả năng tích tụ của chúng ở bệnh nhân suy thận, thiếu thuốc giải độc và nguy cơ huyết khối ống thông khi các thuốc này được sử dụng làm thuốc chống đông máu ở bệnh nhân trải qua PCI, đặc biệt đối với fondaparinux do thời gian bán hủy dài của nó [13]. Ngoài ra, các thuốc chống đông máu hiện nay có một số hạn chế khác như tác dụng chậm, yêu cầu thay đổi liều lượng, đa hình di truyền phổ biến ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của chúng. Sự khác biệt trong chế độ ăn uống vitamin K và nhiều tương tác thuốc - thuốc làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông máu của chúng (ví dụ: Warfarin) [13]. Hơn nữa, một số chất chống đông máu như heparin không phân đoạn có thể làm tăng nguy cơ biến chứng huyết khối và chảy máu [16]. Do những hạn chế của một số thuốc chống đông máu và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu hiện nay, trong những năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã tập trung vào việc tìm kiếm và phát triển các hợp chất mới có nguồn gốc từ dược liệu, với hiệu quả cao và ít tác dụng phụ trong điều 11
- trị CVDs. Một số nghiên cứu đã được tiến hành để xem xét khả năng chống ngưng tập tiểu cầu, chống đông máu cũng như các đặc tính chống oxy hóa của cây thuốc và thu được một số kết quả khả quan [17,27]. 1.4. Tổng quan về Gừng đen 1.4.1. Giới thiệu chung về chi Distichochlamys 1.4.1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố Chi Gừng đen (Distichochlamys) là một chi thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Chi cây này được Mark Fleming Newman miêu tả lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1995 [22]. Đến thời điểm năm 2020, Distichochlamys có thể coi là chi đặc hữu của Việt nam, gồm tổng cộng 4 loài, được phát hiện từ năm 1995 tới năm 2012 tại nước ta. Distichochlamys có quan hệ gần với chi Scaphochlamys và chi Boesenbergia. [22]. Đặc điểm chung: Cây thảo nhỏ, các bẹ lá không ôm lấy nhau tạo thành thân giả, rễ nhỏ. Mặt dưới phiến lá nâu nhạt, nâu đỏ; cuống lá dài 15 – 25 cm. Cụm hoa có cuống, mọc giữa các bẹ lá, ít hoa. Hoa màu vàng, cánh môi hình trứng rộng đầu hay gần hình tam giác ngược, xẻ sâu hay nông thành 2 thùy. Bầu 3 ô [6]. Nơi sống: Cây thảo ưa bóng, ưa ẩm hay mọc ven suối, dưới tán rừng. Đây là chi đặc hữu của Việt Nam. Sự phân bố cụ thể của các loài trong chi như sau: - Distichochlamys citrea M.F.Newman, 1995 (Gừng đen): Phân bố tại khu vực Cúc Phương, Việt Nam. Đây là loài điển hình của chi này với lá màu xanh và hoa màu vàng, có điểm vệt đỏ giữa nụ [22]. - Distichochlamys orlowii K.Larsen & M.F.Newman, 2001 (Gừng đen Orlow): Phân bố trong một khu vực hẹp tại một làng thuộc huyện An Khê, tỉnh Gia Lai [18]. - Distichochlamys rubrostriata W.J.Kress & Rehse, 2003 (Gừng đen khía đỏ): Phân bố tại khu vực Cúc Phương, Việt Nam; do Tania Rehse (Đại học Duke) và John Kress (Viện Smithsonian) miêu tả và đặt tên chính thức. Nói cách khác, chúng là loài cây dạng gừng đặc hữu ở miền bắc Việt Nam. Loài cây dạng gừng 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 492 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 417 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 577 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 413 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 500 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 404 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 391 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 273 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 187 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương
73 p | 146 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 172 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 155 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 162 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 148 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 10 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 13 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 12 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn