intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá quá trình sản xuất và công tác quản lý rác thải tại Công ty cổ phần MT, thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đưa ra được các đánh giá chung nhất vềcông tác quản lýrác thải tại công ty cổ phần MT thành phố Nagoya tỉnh Aichi, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận làm cơ sở cho các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường, những định hướng xây dựng phù hợp và đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá quá trình sản xuất và công tác quản lý rác thải tại Công ty cổ phần MT, thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH THỊ HẢO Tên chuyên đề: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN MT, THÀNH PHỐ NAGOYA, TỈNH AICHI, NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: QLTN&MT Khoa: Quản lý tài nguyên Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH THỊ HẢO Tên chuyên đề: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN MT, THÀNH PHỐ NAGOYA, TỈNH AICHI, NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: QLTN&MT Lớp: K47 – QLTN&MT Khoa: Quản lý tài nguyên Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Đình Thi Thái Nguyên, 2020
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên em đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp : “Đánh giá quá trình sản xuất và công tác quản lý rác thải tại công ty cổ phần MT, thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản”. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Quản lý Tài nguyên, người đã giảng dạy và đào tạo, hướng dẫn em và đặc biệt là thầy giáo ThS.Nguyễn Đình Thi, người đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình và chu đáo trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khoá luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trung tâm đào tạo và phát triển quốc tế trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã có chương trình liên kết với Trung tâm rất bổ ích để em có cơ hội tham gia, tìm hiểu và học tập về nền nông, công nghiệp tiến tiến của Nhật Bản. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng do lần đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận thấy được. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày tháng năm2020 Sinh viên Đinh Thị Hảo
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Dân số Nhật Bản năm 2015-2020 .................................................... 8 Bảng 2.2. Ngành nghề chính của tỉnh ............................................................. 12 Bảng 4.3. Mô tả về cơ cấu phân khu của công ty ........................................... 21 Bảng 4.4. Khối lượng rác thải ......................................................................... 33 Bảng 4.5. Khối lượng rác thải được phân theo các tổ sản xuất ...................... 33 Bảng 4.6. Các trang thiết bị phục vụ quá trình thu gom rác thải .................... 35
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Vị trí địa lý của tỉnh Aichi .............................................................. 10 Hình 2.2. Biểu đồ xử lý chất thải .................................................................... 18 Hình 4.1. Hình ảnh công ty cổ phần MT ........................................................ 20 Hình 4.2. Hình ảnh tổng quát của công ty cổ phần MT .................................. 22 Hình 4.3. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty .................................................. 26 Hình 4.4. Phác họa sơ đồ từ sản xuất đến người tiêu thụ tại công ty ............. 28 Hình 4.5. Sơ đồ thứ tự 4 công việc chính của nhà máy .................................. 28 Hình 4.6. Quy định vứt rác vào thùng............................................................. 30 Hình 4.7. Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn ................................................. 32 Hình 4.8. Khối lượng rác thải thu gom qua các năm ...................................... 34
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT BVMT: Bảo vệ môi trường WHO: World Health Organization: Tổ chức Y tế Thế giới PET: Polyethylene terephthalate: Nhựa dẻo HEI: Health Effects Institute KG: Kilogram JP¥ : Tiền yên Nhật GDP: Gross domestic product: Tổng sản phẩm nội địa
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 3 tác sau này. ........................................................................................................ 3 1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 2.1. Tổng quan về đất nước Nhật Bản............................................................... 4 2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 4 2.1.2. Lịch sử hình thành ................................................................................... 5 2.1.3. Dân số ...................................................................................................... 7 2.1.4. Kinh tế ..................................................................................................... 9 2.1.5. Tài nguên thiên nhiên .............................................................................. 9 2.2. Tổng quan về tỉnh Aichi nơi em thực tập ................................................ 10 2.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 10 2.2.2. Khí hậu .................................................................................................. 11 2.2.3. Đặc điểm kinh tế ................................................................................... 12 2.3. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 12 2.3.1. Các khái niệm có liên quan ................................................................... 12 2.3.2. Thực trạng công tác quản lý môi trường trên Thế Giới và Nhật Bản ... 14 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 19
  8. vi 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19 3.3.1. Thu thập số liệu ..................................................................................... 19 3.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa. ............................................................ 19 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 20 4.1. Khái quát về công ty cổ phần MT ............................................................ 20 4.1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần MT ........................................................ 20 4.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ tại công ty cổ phần MT thành phố Nagoya tỉnh Aichi ......................................................................................................... 26 4.2.1 Bộ máy quản lý của công ty ................................................................... 26 4.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ tại công ty ................................................. 27 4.3. Đánh giá công tác quản lý môi trường của nhà máy ............................... 29 4.3.1. Phân loại rác .......................................................................................... 29 4.3.2. Công tác quản lý môi trường................................................................. 33 4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm .............................................. 36 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 38 5.1. Kết luận .................................................................................................... 38 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 38
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau công cuộc cách mạng công nghiệp nền kinh tế thế giới như được thay da đổi thịt với tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì của nhiều nước. Nhưng mọi vấn đề đều luôn có mặt trái của nó. con người đã phá hỏng sự cân bằng của trái đất. Nguyên nhân nào làm cho môi trường sinh thái bị ô nhiễm và bị tàn phá. Thực trạng của vấn đề này và một số giải phát dưới con mắt của triết học cho vấn đề thực sự đang rất nóng này. Trên hành tinh Xanh của chúng ta, ở đâu ta cũng dễ dàng nhận thấy dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường: từ những biến đổi của khí hậu khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt bất thường, những cơn mưa axit phá hủy các công trình kiến trúc có giá trị, gây tổn thương hệ sinh thái, đến sự suy giảm tầng ôzôn khiến tăng cường bức xạ tia cực tím… Chúng ta đang phải đối mặt với 3 vấn đề phổ biến đó là sự nóng lên của Trái Đất, sự ô nhiễm biển và đại dương cùng với sự hoang mạc hóa. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất hiện nay nóng hơn gần 40 độ C so với nhiệt độ trong kỷ băng hà gần nhất, khoảng 13. 000 năm trước. Tuy nhiên trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất tăng khoảng 0, 6-0, 7 độ C và dự báo sẽ tăng 1, 4-5, 8 độ C trong 100 năm tới. Cũng như các quốc gia khác, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là nỗi lo ngại lớn ở Nhật Bản. Quá trình công nghiệp hóa làm cho môi trường bị ảnh hưởng. Ở Nhật Bản, vấn đề ô nhiểm môi trường xuất hiện từ thời Minh Trị, tiêu biểu là vụ nhiễm độc đồng do nước thải từ mỏ đồng Ashio thuộc tỉnh Tochigi năm 1878. Các ngành dệt may, giấy và bột giấy phát triển gây ô nhiễm nguồn nước. Than được sử dụng làm nhiên liệu chính trong các nhà máy công nghiệp gây ô nhiễm không khí. Sau thế chiến thứ 2, Nhật Bản phát
  10. 2 triển mạnh điều đó khiến cho môi trường Nhật Bản bị ô nhiễm nặng nề và đứng hàng đầu thế giới. [4]. Nhật Bản bắt đầu xử lý rác thải đô thị bằng cách đốt rác vào năm 1960 nhưng quy trình này lại thải ra lượng khí độc hại lớn. Vào thập niên 1990, hàm lượng chất dioxin trong không khí ở một số nơi tại Nhật Bản lên cao mức kỷ lục do hoạt động đốt rác. Trong khi đó, nhiều người dân vứt rác bừa bãi ở các bãi rác tự phát. Mọi thứ bắt đầu thay đổi vào năm 1993 khi Nhật Bản ban hành Luật Môi trường cơ bản. Sau đó, nhiều luật khác cũng được thông qua để giúp tạo ra một khung tổng thể cho một hệ thống quản lý rác thải mới nhưng cách triển khai cụ thể hệ thống này được giao cho các chính quyền địa phương. Câu chuyện thành công của hệ thống quản lý rác thải của Nhật Bản bắt đầu với việc thu gom rác từ các hộ gia đình ở các thành phố. Đường phố ở các thành phố lớn Nhật Bản đều có các bảng dựng ven đường ghi chi tiết kế hoạch thu gom rác hàng tuần cũng như các biểu tượng nhiều màu sắc để minh họa cho các quy định phải thực hiện trong vấn đề rác thải. Các thành phố thường phát hành các cuốn cẩm nang về xử lý rác thải có thể dài đến 30 trang. Các hộ gia đình và các công ty được yêu cầu phải phân loại rác theo nhiều nhóm rác khác nhau. [5]. Xuất phát từ thực trạng trên, để biết được công tác xử lý rác thải tại Nhật Bản và được sự đồng ý, nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và với sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Nguyễn Đình Thi và công ty MT - nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các tác nhân, hoạt động gây ra, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá quá trình sản xuất và công tác quản lý rác thải tại công ty cổ phần MT, thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản”.
  11. 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Khái quát tình hình chung tại đất nước Nhật Bản. Đánh giá tình hình sản xuất, đóng gói và tiêu thụ các sản phẩm rau, củ, quả tại công ty cổ phần MT thành phố Nagoya tỉnh Aichi. Đánh giá công tác quản lý và xử lý rác thải tại công ty cổ phần MT thành phố Nagoya tỉnh Aichi. - Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu 1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn - Đưa ra được các đánh giá chung nhất về công tác quản lý rác thải tại công ty cổ phần MT thành phố Nagoya tỉnh Aichi, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận làm cơ sở cho các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường, những định hướng xây dựng phù hợp và đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. - Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường làm cơ sở lý thuyết cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư và nghiên cứu. - Sử dụng hiệu quả và tối đa các tài nguyên. - Hiểu rõ các tác động của hoạt động sản xuất, kinh doanh đến môi trường.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về đất nước Nhật Bản 2.1.1. Vị trí địa lý Nhật Bản có vị trí nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Phần chính của Nhật Bản được cấu thành từ bốn đảo lớn là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu. ・Diện tích: 377.944 km², đứng hàng 62 trên thế giới. ・Lãnh hải: 3.091 km². ・Biển của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km. Nhật Bản là một đảo quốc hoàn toàn không tiếp giáp với quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km. Xung quanh Nhật Bản là một loạt các biển thông nhau. + Phía Đông và phía Nam: Thái Bình Dương. + Phía Tây Bắc: biển Nhật Bản. + Phía Tây: biển Đông Hải. + Phía Đông Bắc: biển Okhotsk. + Vùng biển xung quanh các quần đảo Izu, Ogasawara, Nansei: biển Philippines theo cách gọi của thế giới, song các văn kiện của chính phủ Nhật Bản vẫn chỉ gọi đó là Thái Bình Dương. + Vùng biển nằm giữa Honshu và Shikoku gọi là biển Seito Naikai. Các quần đảo của Nhật Bản hình thành do các đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm nên xét về mặt địa chất học, như vậy là rất trẻ. Do đó, Nhật Bản có đặc trưng tự nhiên là nhiều núi lửa và động đất.
  13. 5 Mỗi năm Nhật Bản chịu khoảng 1.000 trận động đất. Các hoạt động địa chấn này đặc biệt tập trung vào vùng Kanto. Động đất cấp 3, 4 xảy ra thường xuyên và cấp 7 - 8 cũng đã từng xảy ra. Động đất là mối đe dọa lớn nhất đối với Nhật Bản nên chính phủ Nhật mỗi năm đã phải bỏ ra hàng tỉ Yên Nhật để tìm kiếm một hệ thống báo động sớm về động đất, và khoa học địa chấn tại Nhật Bản được coi là tiến bộ nhất trên thế giới. Nhật Bản có 186 núi lửa còn hoạt động trong đó có núi Phú Sĩ. Đi kèm với núi lửa là các suối nước nóng cũng có rất nhiều ở Nhật Bản. - Nơi cao nhất Nhật Bản: núi Phú Sĩ (cao 3.776m) - Thấp nhất Nhật Bản: Hachinohe mine (sâu 160m do nhân tạo) và hồ Hachirogata (sâu 4m một cách tự nhiên). [6]. 2.1.2. Lịch sử hình thành Thời phong kiến: Kamakura Bắt đầu từ năm 1185, kết thúc năm 1333. Thời kỳ này nông nghiệp được phát triển nhờ sử dụng sức của động vật. Thu hoạch vụ mùa nửa năm một lần. Phật giáo Jodo phát triển. Giáo phái Thiền tông du nhập từ Trung Quốc sang. Thời kỳ phong kiến: Tân chính kemmu Bắt đầu từ năm 1336, kết thúc năm 1392 Đây là giai đoạn tê liệt của triều đình do Ashikaga Takauji thành lập ở Kyoto. Nam triều do Thiên hoàng Hậu Đề Hồ cai trị đầu tiên ở Yoshino . Giữa hai triều đình liên tục nổ ra những cuộc chiến nhằm duy trì và củng cố quyền lực, về sau Nam triều thất bại. Thời kỳ phong kiến: Muromachi Bắt đầu từ thế kỷ XVII, kết thúc thế kỷ XVIII, thời kỳ này chế độ Mạc phủ Ashikaga bắt đầu với việc hai triều đình Bắc – Nam hợp nhấ. Chế độ Mạc phủ này cuối cùng hoàn toàn được thừa nhận. Thời kỳ phong kiến: Sengoku
  14. 6 Bắt đầu từ năm 1493 và kết thúc năm 1573. Đây là thời kỳ mà Nhật Bản bất ổn định về chính trị nhất, nhen nhóm cho nhiều cuộc chiến tranh. Thời kỳ phong kiến: Azuchi Bắt đầu từ năm 1573 và kết thúc năm 1603. Lúc này đất nước Nhật Bản đã được thống nhất nhờ công của hai nhà quân sư lỗi lạc Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi. Lúc này, những người châu Âu đầu tiên đã đến Nhật Bản, mang theo súng ống và Ki-tô giáo. Giao thương với nước ngoài bắt đầu được hình thành. Vì thấy tham vọng của người châu âu quá lớn nên Nhật Bản sau này đã trục suất hết. Thời kỳ hiện đại hóa: Edo Bắt đầu từ năm 1603 đến năm 1868, thời kỳ edo bao gồm các thời kỳ. – Sơ kỳ Edo ( bắt đầu năm 1603 và kết thúc ở thế kỷ 18) bộ luật cho các gia đình quý tộc được hợp pháp, tạo điều kiện cho chế độ Mạc phủ kiểm soát triều đình và Thiên hoàng. Mối quan hệ chủ-tớ phong kiến được thiết lập. – Trung kỳ Edo . ( bắt đầu từ thế kỷ 18 và kết thúc đầu thế kỷ 19). Chế độ Mạc phủ gặp phải những khó khăn tài chính, samurai và nông dân rơi vào cảnh nghèo khó. Nhiều nỗ lực nhằm cải cách chế độ mạc phủ nhưng vẫn không thành công. Chế độ mạc phủ kết thúc. – Hậu kỳ Edo ( bắt đầu từ thế kỷ 19 đến năm 1868). Các nước phương Tây bắt đầu có những bước đi để thâm nhập và đoạt quyền ở Nhật Bản. Nhiều hiệp định, ký kết đã được ký. Thời kỳ Heisei bắt dầu năm 1989. Nhật Bản bước vào kỷ nguyên hậu hiện đại. Chiến tranh vùng Vịnh, hoạt động chính trị bị hỗn loạn. Đây là thời kỳ ghi dấu bởi những giai đoạn trì trệ kinh tế và những bước hồi phục chậm chạp. Nhật Bản bước vào thế kỷ XXI với những thay đổi vị thế trên trường quốc tế, nhấn mạnh hơn đến vị trí chính trị và quân sự, đặc biệt là việc đưa quân ra nước ngoài và thành lập Bộ quốc phòng thay cho Cục phòng vệ quốc gia vào ngày 9 tháng 1 năm 2007. [7].
  15. 7 2.1.3. Dân số Dân số hiện tại của Nhật Bản là 126.464.842 người Dân số Nhật Bản hiện chiếm 1,62% dân số thế giới. Nhật Bản đang đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Nhật Bản là 347 người/km2. 91,62% dân số sống ở thành thị (116.521.525 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình ở Nhật Bản là 48,4 tuổi.
  16. 8 Bảng 2.1. dân số Nhật Bản năm 2015-2020 % % Tuổi Tỷ % Thay Mật dân Dân thành Năm Dân số thay Di cư trung lệ thế Thế giới Hạng đổi độ thành thị đổi bình sinh giới thị 2020 126.476.461 -0.30 -383.840 71.560 48,40 1,37 347 91,80 116.099.672 1,62 7.794.798.739 11 2019 126.860.301 -0.27 -341.891 71.560 46,70 1,40 348 91,70 116.322.813 1,64 7.713.468.100 11 2018 127.202.192 -0.24 -300.533 71.560 46,70 1,40 349 91,60 116.521.525 1,67 7.631.091.040 10 2017 127.502.725 -0.20 -260.540 71.560 46,70 1,40 350 91,50 116.693.276 1,69 7.547.858.925 10 2016 127.763.265 -0.17 -221.868 71.560 46,70 1,40 350 91,40 116.835.097 1,71 7.464.022.049 10 2015 127.985.133 -0.09 -111.444 71.627 46,40 1,41 351 91,40 116.944.428 1,73 7.379.797.139 10 ( Nguồn: https://danso.org/nhat-ban/)
  17. 9 Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, dân số Nhật Bản ước tính là 126.645.723 người, giảm -383.840 người so với dân số 127.008.695 người năm trước. Năm 2019, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là âm vì số người sinh ít hơn số người chết đến -411.581 người. Do tình trạng di cư dân số tăng 27.741 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,954 (954 nam trên 1.000 nữ) cao hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm 2018 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ. [8]. 2.1.4. Kinh tế Nhật Bản là một đất nước có nền kinh tế thị trường phát triển đứng thứ ba trên thế giới. Tuy nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, nhưng đây lại là đất nước hàng đầu về sản xuất và phát triển sắt thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, sản xuất ô tô… Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Nhật Bản đã đạt 192 tỷ USD (quy đổi theo giá USD năm 1990) so với nước Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 163 tỷ USD, Đức là 387 tỷ USD, Liên Xô là 417 tỷ USD… Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là JP¥ (Yên Nhật), tỷ giá 1 JP¥ = 206 VNĐ, 1 Man = 10.000 Yên (tương đương 2.000.000 VNĐ), 1 Sên = 1.000 Yên (tương đương 200.000 VNĐ). [9]. 2.1.5. Tài nguên thiên nhiên Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhật Bản có chín vùng sinh thái rừng để phản ánh rõ khí hậu và địa lý của cả đảo.Chúng bao gồm từ rừng ẩm lá rộng cận nhiệt ở Ryūkyū và quần đảo Ogasawara đến các khu rừng hỗn hợp lá rộng ôn đới trong nền khí hậu
  18. 10 nhẹ của các đảo chính, và đến với các rừng lá kim ôn đới ở những phần lãnh thổ lạnh lẽo thuộc những hòn đảo miền bắc. Nhật Bản có hơn 90.000 loài động vật hoang dã, trong đó có gấu nâu, khỉ Nhật Bản, lửng chó Nhật Bản và kỳ giông khổng lồ Nhật Bản. Nước này đã thành lập một mạng lưới lớn các vườn quốc gia nhằm bảo vệ các quần động vật và thực vật quan trọng cũng như 37 vùng đất ngập nước ngập Ramsar. Bốn địa điểm đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vì có giá trị nổi bật về mặt thiên nhiên. [10]. 2.2.Tổng quan về tỉnh Aichi nơi em thực tập Hình 2.1. Vị trí địa lý của tỉnh Aichi 2.2.1. Vị trí địa lý Tỉnh Aichi (tiếng Nhật: 愛知県 Aichi-ken) nằm ở phía Trung Nam của đất nước mặt trời mọc, có thủ phủ là thành phố Nagoya nổi tiếng. Vẻ đẹp của
  19. 11 Aichi là sự kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và sự sáng tạo của con người, rất nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng,… Aichi được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba tỉnh cũ là Owari, Mikawa và Ho. Đến năm 1871, sau khi hệ thống lãnh địa của các daimyo bị xóa bỏ, Owari trừ phần trên bán đảo Chita, được chuyển đổi thành tỉnh Nagoya. Sau đó, tỉnh Nagoya được đổi tên thành tỉnh Aichi vào tháng Tư năm 1872. Tháng 11 cùng năm, Tháng 11 cùng năm, tỉnh cũ Nukuta được nhập vào Aichi. Tỉnh Aichi hiện nay có 35 thành phố, 24 thị trấn và 02 làng nằm trong 10 quận. Đây là tỉnh có dân số đông thứ tư tại Nhật Bản, xếp sau Tokyo, Osaka và Kanagawa. diện tích: 5.154 km² đứng thứ 24 ở Nhật, Mật độ mặt nước chiếm 4,2%, Mật độ rừng chiếm 42,2% diện tích Dân số: 7,483 triệu dân (đứng thứ 4 ở Nhật Bản) Thu nhập bình quân theo đầu người : JP¥ 3,527 triệu 2.2.2. Khí hậu Khí hậu nơi đây khá giống với miền Bắc nước ta, với bốn mùa rõ rệt: mùa xuân thơ mộng với những cánh hoa anh đào mỏng manh, mùa hè với những cánh đồng hoa Chi anh rực rỡ, mùa thu nhuộm sắc đỏ trữ tình của những hàng cây phong,… Tuy nhiên, ở Aichi sẽ không có những mùa nắng nóng gay gắt hay lạnh buốt như Việt Nam mặc dù mùa đông có lúc xuống đến 1 độ C. Du lịch Aichi có gì đặc biệt? Tỉnh Aichi nằm ở vùng Chubu trung tâm Nhật Bản với Nagoya là thành phố lớn và nổi tiếng nhất. Nagoya là thành phố lớn thứ tư của Nhật Bản, thủ phủ và trung tâm kinh tế tỉnh Aichi. Nhờ vậy, Aichi trở thành cửa ngõ du lịch miền Trung Nhật Bản, một điểm lý tưởng để khám phá các khu vực lân cận. Tại tỉnh Aichi có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút khách du lịch trên toàn thế giới.
  20. 12 2.2.3. Đặc điểm kinh tế Tỉnh Aichi có nền kinh tế khá phát triển, một mặt lưu giữ truyền thống, mặt còn lại phát triển công nghiệp. Tại thành phố Nagoya, các tập đoàn lớn như Asahi, Toyota, Nikko và Mitsubishi,… liên tục mở rộng quy mô hoạt động. Bảng 2.2. ngành nghề chính của tỉnh Ngành nghề truyền thống Công nghiệp Xây dựng Nhuộm vải Làm bút lông, đồ dùng trà đạo Gia công cơ khí Làm sắt, hàn xì Đá quý Nơi đây hàng năm thu hút một lượng lớn du học sinh và người lao động đến sinh sống, học tập và làm việc. Dự kiến tăng trưởng hàng năm lên đến 1,8%. [11]. 2.3. Cơ sở khoa học của đề tài 2.3.1. Các khái niệm có liên quan  Rác: Là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải phát sinh từ hoạt động hàng ngày của con người (Trần Hiếu Nhuệ và cs 2016) [1].  Chất thải: Là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Luật BVMT, 2014) [2]. Tất cả những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2