GVHD: Th.S Trần Thị Phước Hà<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã<br />
chuyển sang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định<br />
hướng xã hội chủ nghĩa. Với cơ chế này đã tạo ra cho các doanh nghiệp của Việt Nam có<br />
quyền tự chủ kinh doanh, phát huy được tính sáng tạo của doanh nghiệp. Tuy nhiên cơ<br />
chế này cũng đặt ra cho các doanh nghiệp rất nhiều thách thức mới trong việc đối đầu với<br />
<br />
uế<br />
<br />
cạnh tranh và buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại phải kinh doanh thật hiệu quả.<br />
Trong phạm vi một doanh nghiệp, lao động được coi là vấn đề quan trọng hàng<br />
<br />
H<br />
<br />
đầu. Một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính phong phú lớn mạnh cũng chỉ là vô nghĩa<br />
<br />
tế<br />
<br />
khi thiếu yếu tố con người. Con người sẽ biến những máy móc thiết bị hiện đại phát huy<br />
có hiệu quả hoạt động của nó trong việc tạo ra sản phẩm. Sự nghiệp thành hay bại đều do<br />
<br />
h<br />
<br />
con người. Rõ ràng nhân tố con người, đặc biệt là chất xám của con người ngày một quan<br />
<br />
in<br />
<br />
trọng. Sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân lực dồi dào với trình độ và năng suất lao động cao<br />
sẽ là một nhân tố tích cực tăng cường sức cạnh tranh của công ty. Muốn làm được vậy thì<br />
<br />
K<br />
<br />
các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với công<br />
việc, đây là một trong những công cụ hữu dụng nhất mà một tổ chức thường sử dụng để<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
duy trì và thúc đẩy hiệu suất công việc. Thông qua việc nghiên cứu các nhà quản lý doanh<br />
nghiệp có thể hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân viên từ đó đưa ra những phương<br />
hướng giải pháp để có thể nâng cao sự hài lòng của nhân viên. Nhân viên có thật sự cảm<br />
<br />
ại<br />
<br />
thấy thoải mái thì hiệu quả công việc mới cao, nhân viên mới trung thành và cống hiến<br />
<br />
Đ<br />
<br />
hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp.<br />
Theo một cuộc nghiên cứu gần đây của các nhà quản trị rủi ro, thôi việc/bỏ việc là<br />
<br />
tình trạng có tần suất xảy ra cao và mức độ nghiêm trọng rất cao hiện nay. Nó ảnh hưởng<br />
trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận cũng như chi phí của doanh nghiệp. Doanh thu, lợi<br />
nhuận giảm sút vì mất đi giá trị cống hiến của người công nhân đó. Đồng thời doanh<br />
nghiệp phải bỏ ra các chi phí bổ sung để tuyển dụng và đào tạo lao động mới. Tuy nhiên<br />
doanh nghiệp lại khó có thể tiên đoán được công nhân nào sẽ rời bỏ doanh nghiệp để tìm<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hương – Lớp K40TKKD<br />
<br />
1<br />
<br />
GVHD: Th.S Trần Thị Phước Hà<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
một công việc khác phù hợp hơn. Có thể nói việc “giữ chân người tài” là một vấn đề khó<br />
khăn và đang làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách cũng như những nhà lãnh đạo<br />
doanh nghiệp nói chung và những nhà lãnh đạo công ty CP Dệt may Huế nói riêng.<br />
Từ những nguyên nhân kể trên, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Dệt<br />
may Huế, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Đánh giá sự hài lòng của lao động gián tiếp<br />
đối với công việc tại công ty Cổ phần Dệt may Huế” làm nội dung cho khóa luận tốt<br />
<br />
uế<br />
<br />
nghiệp của mình.<br />
Mục tiêu của tôi khi viết đề tài này nhằm:<br />
<br />
H<br />
<br />
Hệ thống hóa về mặt lý luận và thực tiễn về những vấn đề liên quan đến sự hài lòng<br />
của lao động gián tiếp đối với công việc tại công ty cổ phần Dệt may Huế.<br />
<br />
tế<br />
<br />
Thông qua các bảng hỏi thu được, tiền hành hệ thống lại, đánh giá mức độ hài lòng<br />
về các yếu tố của lao động gián tiếp trong công ty.<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
Xem xét sự khác biệt về mức độ hài lòng của lao động gián tiếp theo đặc điểm cá<br />
nhân (giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi, thâm niên công tác, nhóm chức danh hiện tại).<br />
<br />
K<br />
<br />
Nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại từ đó đề xuất những phương hướng và giải<br />
pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của lao động gián tiếp trong công ty.<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
Viết đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:<br />
Phương pháp thu thập dữ liệu:<br />
<br />
Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp trong đề tài của tôi đã được tiến hành thu thập từ<br />
<br />
ại<br />
<br />
các báo cáo tài chính của công ty trong ba năm 2007-2009 và báo cáo mục tiêu trong<br />
<br />
Đ<br />
<br />
những năm tới. Ngoài ra số liệu thứ cấp còn được thu thập từ các bài viết về công ty trên<br />
sách, báo, internet, khóa luận khác.<br />
Dữ liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập bằng cách điều tra mẫu<br />
<br />
ngẫu nhiên từ các lao động gián tiếp trong công ty thông qua hình thức phỏng vấn bằng<br />
bảng hỏi. Ở đây, tôi đã thực hiện điều tra 80 lao động trên tổng số 166 lao động gián tiếp<br />
hiện đang làm việc tại công ty CP Dệt may Huế. Đồng thời quan sát công việc của họ và<br />
tham khảo ý kiến của những người làm công tác quản trị nhân sự tại công ty để có cái<br />
nhìn khách quan và sát thực hơn vấn đề tôi đang nghiên cứu.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hương – Lớp K40TKKD<br />
<br />
2<br />
<br />
GVHD: Th.S Trần Thị Phước Hà<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Phương pháp phân tích và xử lí số liệu bằng SPSS<br />
Đánh giá độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha<br />
Thống kê Frequency để thống kê tần suất và tỷ lệ phần trăm các ý kiến.<br />
Phương pháp One Sample T-Test để xem giá trị kiểm định có ý nghĩa về mặt thống<br />
kê hay không.<br />
Phân tích phương sai một yếu tố One way Anova để so sánh sự khác nhau về ý<br />
<br />
uế<br />
<br />
kiến đánh giá của từng nhóm người lao động.<br />
<br />
lòng của lao động gián tiếp đối với công việc.<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là:<br />
<br />
H<br />
<br />
Xây dựng hàm hồi quy Linear Regression gồm các yếu tố tác động lên mức độ hài<br />
<br />
tế<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: Lao động gián tiếp hiện đang làm việc tại công ty CP<br />
Dệt may Huế.<br />
<br />
h<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
<br />
in<br />
<br />
Phạm vi nội dung: nghiên cứu, giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự<br />
<br />
K<br />
<br />
hài lòng đối với công việc của lao động gián tiếp tại các Phòng ban của công ty CP Dệt<br />
may Huế.<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
Phạm vi không gian: các số liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập tại các Phòng ban<br />
trực thuộc công ty CP Dệt may Huế.<br />
Phạm vi thời gian: nghiên cứu, phân tích các tài liệu thứ cấp của công ty giai đoạn<br />
<br />
ại<br />
<br />
năm 2007-2009 và tài liệu sơ cấp có được từ điều tra, phát phiếu phỏng vấn lao động gián<br />
<br />
Đ<br />
<br />
tiếp hiện đang làm việc trong công ty năm 2010.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hương – Lớp K40TKKD<br />
<br />
3<br />
<br />
GVHD: Th.S Trần Thị Phước Hà<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
A- CƠ SỞ LÍ LUẬN<br />
1.1 Khái niệm nguồn lao động<br />
Lao động, trong kinh tế học, được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra<br />
và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất.<br />
<br />
uế<br />
<br />
Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa dịch vụ<br />
khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Giá cả của lao<br />
<br />
H<br />
<br />
động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao động. Mức tiền công<br />
<br />
tế<br />
<br />
chính là mức giá của lao động.<br />
<br />
Nguồn lao động là một bộ phận của dân số có khả năng lao động bao gồm dân số<br />
<br />
h<br />
<br />
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và dân số ngoài tuổi lao động đang làm<br />
<br />
in<br />
<br />
việc thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân. Trong một doanh nghiệp cụ thể, lao động<br />
<br />
trong cơ quan tổ chức.<br />
<br />
K<br />
<br />
chính là những con người cụ thể đảm nhiệm một chức vụ hay vị trí công tác nào đó<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
Tài nguyên lao động là toàn bộ khả năng về sức lực, trí tuệ của mọi cá nhân trong<br />
tổ chức bất kể vai trò của họ là gì. Khái niệm về tài nguyên lao động là một khái niệm<br />
động, mang tính chất tương đối, không xác định và thường xuyên thay đổi. Việc đánh<br />
giá chính xác giá trị của nguồn tài nguyên lao động trong một tổ chức là rất khó song<br />
<br />
ại<br />
<br />
đồng thời cũng là một việc làm rất có ý nghĩa bởi vì có làm được như vậy thì các nhà<br />
<br />
Đ<br />
<br />
quản trị mới có thể động viên, phối hợp để sử dụng lao động hợp lý, có hiệu quả được.<br />
Lao động cũng là một yếu tố sản xuất. Người sản xuất là người có nhu cầu về lao<br />
<br />
động và mang mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ tuyển nhiều người lao động hơn nếu mức<br />
tiền công thực tế giảm (giả định là quá trình sản xuất cần hai yếu tố là tư bản và lao<br />
động đồng thời hai yếu tố này có thể thay thế cho nhau). Nói cách khác, lượng cầu về<br />
lao động sẽ giảm nếu mức giá lao động tăng. Vì thế đường cầu về lao động là một<br />
đường dốc xuống.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hương – Lớp K40TKKD<br />
<br />
4<br />
<br />
GVHD: Th.S Trần Thị Phước Hà<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra quá<br />
trình trao đổi giữa một bên là người lao dộng tự do và một bên là người có nhu cầu sử<br />
dụng lao động. Sự trao đổi này được thỏa thuận trên cơ sở mối quan hệ lao động như tiền<br />
lương, tiền công, điều kiện làm việc…thông qua một hợp đồng làm việc bằng văn bản hay<br />
bằng miệng.<br />
1.2 Phân loại nguồn lao động<br />
<br />
uế<br />
<br />
Có thể dựa vào nhiều tiêu thức để phân loại lao động nhưng trong khuôn khổ đề tài<br />
này tôi chỉ đề cập đến cách phân loại theo tác dụng của từng loại lao động đối với quá<br />
<br />
H<br />
<br />
trình sản xuất kinh doanh, bao gồm: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.<br />
<br />
Lao động trực tiếp: bao gồm những lao động làm công ăn lương và số học nghề<br />
<br />
tế<br />
<br />
được trả lương. Hoạt động lao động của họ trực tiếp gắn với quá trình sản xuất kinh doanh<br />
của doanh nghiệp. Lao động này trực tiếp tạo ra hình dáng và kích cỡ của sản phẩm.<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
Lao động gián tiếp: bao gồm tất cả những người làm công ăn lương còn lại ngoài<br />
số lao động trực tiếp và số học nghề được trả lương như: các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản<br />
<br />
K<br />
<br />
lý kinh tế, cán bộ quản lý hành chính, các nhân viên giám sát, bảo vệ... Họ không trực tiếp<br />
tạo ra hình dáng và kích cỡ của sản phẩm.<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
Cách phân loại này giúp tìm ra cơ cấu hợp lý giữa các loại lao động, tạo điều kiện<br />
tăng năng suất và sử dụng tiết kiệm lao động. Kết cấu lao động của doanh nghiệp phù hợp<br />
với đặc điểm và trình độ kỹ thuật của sản xuất, kinh doanh sẽ có tác dụng kích thích tăng<br />
<br />
ại<br />
<br />
năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sử dụng lao động, và<br />
<br />
Đ<br />
<br />
ngược lại.<br />
<br />
1.3 Khái niệm sự hài lòng về công việc<br />
1.3.1 Khái niệm<br />
Bất cứ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ muốn thành công cũng đều dựa trên<br />
nền tảng lớn nhất là con người. Tổ chức con người hoạt động ổn định thì công việc mới<br />
ổn định. Do đó các nhà quản trị doanh nghiệp cần quan tâm đến sự hài lòng của người lao<br />
động đối với công việc để có được một đội ngũ nhân viên tốt, có chất lượng và gắn bó với<br />
doanh nghiệp.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hương – Lớp K40TKKD<br />
<br />
5<br />
<br />