intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tính an toàn và tác dụng trên các thông số lipid máu của cao chiết từ lá cây Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae) trên thực nghiệm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Đánh giá tính an toàn và tác dụng trên các thông số lipid máu của cao chiết từ lá cây Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae) trên thực nghiệm" là đánh giá độc tính bán trường diễn của cao chiết lá chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae) trên động vật thực nghiệm; đánh giá tác dụng trên các thông số lipid máu của cao chiết lá cây chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae) trên chuột nhắt trắng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tính an toàn và tác dụng trên các thông số lipid máu của cao chiết từ lá cây Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae) trên thực nghiệm

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ---------- NÔNG THỊ TUYÊN ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ TÁC DỤNG TRÊN CÁC THÔNG SỐ LIPID MÁU CỦA CAO CHIẾT TỪ LÁ CÂY CHÈ VẰNG (Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae) TRÊN THỰC NGHIỆM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2022
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC --------- Người thực hiện: NÔNG THỊ TUYÊN ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ TÁC DỤNG TRÊN CÁC THÔNG SỐ LIPID MÁU CỦA CAO CHIẾT TỪ LÁ CÂY CHÈ VẰNG (Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae) TRÊN THỰC NGHIỆM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (DƯỢC HỌC) Khóa : QH.2017.Y Người hướng dẫn : ThS. BSNT. Phan Hồng Minh TS. Mai Phương Thanh Hà Nội – 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Đề tài “đánh giá tính an toàn và tác dụng trên các thông số lipid máu của cao chiết từ lá cây chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae) trên thực nghiệm” là nội dung em đã chọn đề tài nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp sau 5 năm học tập và rèn luyện ngành Dược học tại trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành được đề tài bên cạnh sự nỗ lực của bản thân từ những kiến thức được học em cũng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè và gia đình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô đang công tác tại trường Đại học Y dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện và cung cấp cho em những kiến thức quan trọng để em có nền tảng nghiên cứu, hoàn thành khóa luận và là hành trang cần thiết cho sự nghiệp của em trong tương lai. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ThS. BSNT Phan Hồng Minh và TS. Mai Phương Thanh, giảng viên trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo em tận tình cả về kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và thái độ làm việc để em có thể hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất. Em cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, ủng hộ em về vật chất và tinh thần trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện khóa luận, mặc dù em đã cố gắng hoàn thiện đề tài qua việc tham khảo tài liệu, trao đổi, tiếp thu những ý kiến góp ý nhưng không tránh khỏi có những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến, đóng góp của quý thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện nhất. Em xin trân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2022 Sinh viên
  4. DANH MỤC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Diễn giải 1 P-407 Poloxamer 407 2 RLLPM Rối loạn lipid máu 3 VLDL Lipoprotein tỉ trọng rất thấp 4 IDL-C Lipoprotein tỉ trọng trung bình 5 LDL-C Lipoprotein tỉ trọng thấp 6 HDL-C Lipoprotein tỉ trọng cao 7 TC Cholesterol toàn phần 8 TG Triglyceride 9 CETP Cholesteryl-estertransfer-protein 10 LCAT Lecithin-cholesterol-acyltransferase 11 HL Hepatic lipase 12 XVĐM Xơ vữa động mạch 13 GOT Glutamat Oxaloacetat Transaminase 14 GPT Glutamat pyruvat transaminase
  5. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Chuyển hóa lipid trong cơ thể ........................................................... 6 Hình 1.4: Điều trị RLLPM bằng thuốc .......................................................... 12 Hình 3.1: Ảnh hưởng của cao chiết đến thể trọng chuột cống trắng .............. 20 Hình 3.2: Ảnh hưởng của cao chiết đến nồng độ creatinin trong máu chuột cống trắng ........................................................................................................ 24 Hình 3.3: Nhuộm HE cho các mô gan với độ phóng đại 400x ....................... 25 Hình 3.4: Nhuộm HE cho các mô thận với độ phóng đại 400x ...................... 25
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân loại và đặc điểm của các lipoprotein huyết tương ................... 4 Bảng 1.6: Cây chè vằng tự nhiên và các sản phẩm cao chiết ......................... 13 Bảng 3.1: Ảnh hưởng của cao chiết đến chức năng tạo máu chuột cống trắng ......................................................................................................................... 21 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của cao chiết đến độ hủy hoại tế bào gan chuột cống trắng ................................................................................................................. 22 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của cao chiết đến chức năng gan chuột cống trắng ..... 23 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của lô mô hình P-407 lên chuột nhắt trắng (mmol/L) . 26 Bảng 3.5: Tác dụng của cao chiết chè vằng lên các chỉ số lipid máu của chuột nhắt trắng sau 24h tiêm P-407 (mmol/L) ........................................................ 26
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 - TỔNG QUAN .............................................................................. 3 1.1. SINH LÝ HỌC LIPID MÁU .................................................................. 3 1.1.1. Lipid, cấu tạo của lipid ..................................................................... 3 1.1.2. Thành phần của lipoprotein .............................................................. 3 1.1.3. Phân loại lipoprotein ......................................................................... 3 1.1.4. Chuyển hóa lipoprotein..................................................................... 5 1.2. SINH LÝ BỆNH RỐI LOẠN LIPID MÁU ........................................... 7 1.3. CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN LIPID MÁU ............................................... 9 1.4. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU .................................................... 10 1.4.1. Không dùng thuốc ........................................................................... 10 1.4.2. Dùng thuốc ...................................................................................... 11 1.5. CÁC MÔ HÌNH GÂY TĂNG LIPID MÁU TRÊN THỰC NGHIỆM 12 1.6. GIỚI THIỆU VỀ CAO CHIẾT LÁ CÂY CHÈ VẰNG (Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae) .................................................................. 13 Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 15 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 15 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 17 2.2.1. Đánh giá độc tính bán trường diễn ................................................. 17 2.2.2. Đánh giá tác dụng hạ lipid máu dựa trên mô hình gây tăng cholesterol máu nội sinh ........................................................................... 18 2.2.3. Xử lý số liệu .................................................................................... 19 Chương 3 - KẾT QUẢ .................................................................................. 20 3.1. ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN ................................. 20 3.1.1. Tình trạng chung ............................................................................. 20 3.1.2. Sự thay đổi trọng lượng chuột cống trắng ...................................... 20
  8. 3.1.3. Đánh giá chức năng tạo máu........................................................... 21 3.1.4. Đánh giá mức độ hủy hoại tế bào gan ............................................ 22 3.1.5. Đánh giá chức năng gan.................................................................. 23 3.1.7. Thay đổi về mô bệnh học sau 90 ngày uống thuốc ........................ 24 3.2. TÁC DỤNG CỦA CAO CHIẾT TỪ LÁ CÂY CHÈ VẰNG (Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae) TRÊN MÔ HÌNH RLLPM THEO CƠ CHẾ NỘI SINH .................................................................................................... 26 Chương 4 - BÀN LUẬN ................................................................................ 28 4.1. ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN...................................................... 28 4.2. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU CỦA CAO CHIẾT LÁ CHÈ VẰNG (Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae) TRÊN CÁC THÀNH PHẦN LIPID MÁU ...................................................................... 31 4.2.1. Đánh giá mô hình tăng lipid máu nội sinh bằng P-407 .................. 31 4.2.2. Đánh giá mô hình thuốc đối chứng Atorvastatin 10 mg................. 32 4.2.3. Đánh giá tác dụng của cao chiết lá chè vằng trên các chỉ số lipid máu ............................................................................................................ 33 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. MỞ ĐẦU Rối loạn lipid máu là yếu tố quan trọng cho việc hình thành và phát triển của bệnh xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, động mạch não... Xơ vữa động mạch gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...[13, 18, 19]. Rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ rất cao ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp, đặc biệt ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác đi kèm như thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu và ít vận động thể lực, theo tạp chí Y học Việt Nam (2022) thì tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp là 88,0% [27]. Y học hiện đại đã áp dụng nhiều biện pháp để điều trị RLLPM: chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, rèn luyện thể lực và dùng thuốc. Có nhiều nhóm thuốc có tác dụng điều chỉnh RLLPM như các dẫn xuất statin, nhóm fibrat, acid nicotinic, các chất gắn acid mật... Các thuốc trên đều đạt hiệu quả điều trị tốt nhưng có nhiều tác dụng không mong muốn như gây rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, suy giảm nhận thức, phản ứng ngoài da…, đặc biệt là gây tăng enzym gan, viêm cơ, tiêu cơ vân và có một tỷ lệ gây đột biến ảnh hưởng đến quá trình phát triển thai nhi [4, 29, 34]. Bên cạnh đó, chi phí điều trị bằng các thuốc này còn khá cao, trong khi bệnh thường phải điều trị dài ngày. Vì thế, một trong những xu hướng hiện nay là hướng về các thuốc có nguồn gốc tự nhiên, vừa mang lại hiệu quả điều trị, vừa hạn chế các tác dụng không mong muốn và giảm chi phí điều trị cho người bệnh [22]. Việt Nam là một nước có nguồn gốc dược liệu tự nhiên vô cùng phong phú với trên 5000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật, 75 loại khoáng vật được dùng làm thuốc và 200 loài có tiềm năng khai thác và phát triển để trồng. Nhiều loài được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như: Sâm Ngọc Linh, thông đỏ, bách hợp… Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae) từ lâu đã được ông cha ta dùng chữa viêm loét ngoài da, thông kinh, hoạt huyệt, chữa viêm tuyến sữa, trị thiếu máu, bổ gan, thải độc, ổn định huyết áp, kích thích tiêu hoá, ngủ ngon giấc, chống oxi hoá. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về lá chè vằng để khai thác hết hiệu quả điều trị từ cao chiết này. Để có cơ sở khoa học giúp khai thác hết tiềm năng của chè vằng và lấy đó làm căn cứ cho việc sử dụng thuốc trên lâm sàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “đánh 1
  10. giá tính an toàn và tác dụng trên các thông số lipid máu của cao chiết từ lá cây chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae) trên thực nghiệm” với hai mục tiêu như sau: 1. Đánh giá độc tính bán trường diễn của cao chiết lá chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae) trên động vật thực nghiệm. 2. Đánh giá tác dụng trên các thông số lipid máu của cao chiết lá cây chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae) trên chuột nhắt trắng. 2
  11. Chương 1 - TỔNG QUAN 1.1. SINH LÝ HỌC LIPID MÁU 1.1.1. Lipid, cấu tạo của lipid Lipid là thành phần quan trọng của màng tế bào. Lipid không tan trong nước nên để tuần hoàn được trong huyết tương và hệ bạch huyết, chúng phải kết hợp với protein đặc hiệu tạo thành phức hợp lipoprotein (LP) [2, 10]. Lipid là những sản phẩm ngưng tụ của các acid béo với alcol. Ngoài ra, lipid là danh từ chỉ dùng cho acid béo, cholesterol tự do và cholesterol este. Trong cơ thể, lipid tồn tại dưới 3 dạng: + Cấu trúc: có trong tất cả các mô, tham gia cấu tạo màng tế bào, thành phần là các loại lipid phức tạp, phổ biến là phospholipid. + Dự trữ: tạo nên lớp mỡ dưới da thành phần chủ yếu là triglycerid (TG). + Lưu hành: gồm phospholipid (PL), triglycerid (TG), cholesterol tự do (FC), cholesterol este (CE) và acid béo tự do. 1.1.2. Thành phần của lipoprotein Lipoprotein là những phân tử hình cầu gồm 2 phần: nhân và vỏ [1, 10]. Phần vỏ được cấu tạo bởi các phân tử lipid phân cực gồm phospholipid, cholesterol tự do và các apoprotein. Phần vỏ đảm bảo tính tan của LP trong huyết tương, có tác dụng vận chuyển các lipid không tan. Phần nhân: chứa triglycerid và cholesterol este hoá không phân cực. 1.1.3. Phân loại lipoprotein Dựa vào tỷ trọng, lipoprotein được chia thành 5 loại, lipoprotein có hàm lượng lipid càng cao thì tỷ trọng càng thấp. Bao gồm: Chylomicron (CM), VLDL (lipoprotein tỷ trọng rất thấp), LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp), IDL (lipoprotein tỷ trọng trung bình), HDL (lipoprotein tỷ trọng cao). 3
  12. Bảng 1.1: Phân loại và đặc điểm của các lipoprotein huyết tương Lipoprotein Tỷ trọng (g/ml) Đường kính trung bình (nm) CM < 0,950 500 Nguồn gốc: Ruột Chức năng: Vận chuyển triglycerid ngoại sinh VLDL 0,960 – 1,006 43 Nguồn gốc: Gan Chức năng: Vận chuyển triglycerid nội sinh IDL 1,007 – 1,019 27 Nguồn gốc: Sản phẩm chuyển hóa của VLDL Chức năng: Tiền chất của LDL LDL 1,020 – 1,063 22 Nguồn gốc: Sản phẩm chuyển hóa VLDL qua IDL Chức năng: Vận chuyển cholesterol từ gan đến mô ngoại vi HDL 1,064 – 1,210 8 Nguồn gốc: Gan, ruột Chức năng: Vận chuyển cholesterol trở về gan (Wiliam J.Marshall, Clinical chemistry, Fourth Edition, Mosby 2000) Các thành phần trên được mô tả như sau: + Chylomicron (CM): Đây là loại lipoprotein với hàm lượng lipid cao nhất, vì vậy tỷ trọng của nó là nhỏ nhất. ApoB-48, apoE và apoC-II là các apoprotein chủ yếu của loại lipoprotein này. CM chỉ có mặt trong huyết tương một thời gian ngắn (khoảng vài giờ) sau bữa ăn giàu lipid, nhiệm vụ vận chuyển triglycerid trong thức ăn từ ruột tới gan. Loại này do thời gian tồn tại ít nên không gây nên các rối loạn trong cơ thể dù nhiều hay ít [21]. + Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL): Loại Lipoprotein này được tổng hợp tại gan, có tác dụng vận chuyển trigycerid nội sinh vào hệ tuần hoàn. Apoprotein của VLDL bao gồm ApoB-100, ApoC-I, ApoC-II và apoE. VLDL 4
  13. được vận chuyển từ gan đến mô mỡ, hoạt hóa enzym lipoprotein lipase, xúc tác thủy phân trigycerid, giải phóng acid béo [21]. + Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL): Là sản phẩm thoái hóa của VLDL trong máu, giàu cholesterol và cholesterol ester. Apoprotein của LDL là ApoB- 100. LDL có vai trò vận chuyển cholesterol đến các mô. Cholesterol trong LDL được coi là cholesterol xấu vì nó tham gia vào sự hình thành và phát triển các mảng xơ vữa động mạch, gây nên các bệnh tim mạch nguy hiểm [21]. + Lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL): IDL chính là dạng chuyển hóa trung gian giữa LDL và VLDL. VLDL sau khi giải phóng trigycerid, nhận thêm cholesterol ester và mất đi ApoC sẽ chuyển thành IDL, sau đó nhanh chóng bị thoái hóa thành LDL [21]. + Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL): HDL được tạo thành ở gan và ruột non, nó giàu protein, hàm lượng lipid thấp. HDL có vai trò vận chuyển cholesterol ở các mô ngoại vi về gan để thoái hóa thành acid mật. Cholesterol của HDL được xem là cholesterol tốt vì chúng giúp bảo vệ thành mạch, giảm nguy cơ xơ vữa. Một số nghiên cứu cho rằng, HDL giúp loại trừ các mảng xơ vữa, hạn chế các mảng xơ vữa này phát triển. HDL cao giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, ngược lại, khi HDL thấp thì khả năng mắc bệnh sẽ tăng lên [21, 33]. 1.1.4. Chuyển hóa lipoprotein Trong cơ thể, lipoprotein được tổng hợp theo 2 con đường: con đường ngoại sinh và con đường nội sinh [8]. + Con đường ngoại sinh: liên quan đến lipid do thức ăn đưa vào, sau khi ăn thức ăn giàu chất béo, triglycerid và cholesterol được hấp thu vào tế bào ruột dưới dạng acid béo và cholesterol tự do rồi được tái este hóa, sáp nhập và vận chuyển bởi phân tử chylomicron theo mạch bạch huyết vào tuần hoàn. Trong máu, lipoprotein lipase thủy phân triglycerid của chylomicron thành acid béo cung cấp cho mô, phần còn lại là chylomicron tồn dư bị gan thâu tóm. + Con đường nội sinh: liên quan đến lipid được tổng hợp tại gan: VLDL được tổng hợp ở gan, vận chuyển trong máu phần triglycerid bị thủy phân bởi lipoprotein lipase tạo acid béo cung cấp cho mô, phần còn lại là VLDL tồn dư 5
  14. hay IDL. Khoảng một nửa IDL được chuyển hóa ở gan, phần còn lại tiếp tục bị thủy phân phần triglycerid thành acid béo cho mô, trở thành LDL. LDL bị thâu tóm bởi tương tác với receptor LDL màng tế bào, cung cấp cholesterol cho mô. Ba enzym vận chuyển ngược cholesterol: cholesterol-estertransfer- protein (CETP), lecithin-cholesterol-acyltransferase (LCAT), và hepatic lipase cùng với HDL-C chịu trách nhiệm vận chuyển cholesterol dư thừa từ mô ngoại vi về gan thải trừ vào mật. Tại huyết tương, HDL-C gắn và hoạt hóa đặc hiệu LCAT, ester hóa cholesterol tự do ở bề mặt, cholesterol este được chuyển vào lõi HDL mới sinh ra tạo HDL mới. Tiếp đó, enzym CETP trung gian vận chuyển một triglycerid của LDL, VLDL hoặc chylomicron để trao đổi một cholesterol este với HDL. Cuối cùng, enzym hepatic lipase tạo ra IDL từ LDL và biến đổi HDL2 thành HDL3 trở về gan. Vì vậy cholesterol của HDL-C được coi là cơ chế chống xơ vữa động mạch quan trọng nhất. Hình 1.1: Chuyển hóa lipid trong cơ thể Ở người bình thường, quá trình tổng hợp và thoái hóa lipid được điều hòa bởi nhiều cơ chế và phụ thuộc vào nhu cầu cơ thể, nhờ đó mà duy trì được sự ổn định hàm lượng lipid và lipoprotein trong máu. Khi có sự bất thường, sẽ dẫn đến hội chứng rối loạn lipoprotein hay được gọi là rối loạn lipid máu. 6
  15. 1.2. SINH LÝ BỆNH RỐI LOẠN LIPID MÁU Nguyên nhân và phân loại rối loạn lipid máu Bình thường: Lipid toàn phần trong máu ổn định trong khoảng 600-800 mg/dl, là nhờ sự cân bằng giữa cung cấp (hấp thu, tổng hợp) và tiêu thụ. Tăng lipid máu có thể gặp sau bữa ăn, do sự huy động của tuyến yên, tuyến giáp hay thượng thận hay sự giảm sử dụng và chuyển hóa làm gan giảm sản xuất chất vận chuyển mỡ (apoprotein). Tăng lipid máu trong một thời gian ngắn không gây hậu quả gì đáng kể, nhưng nếu tăng kéo dài thì dẫn đến một số hậu quả: béo phì, suy giảm chức năng một số cơ quan (gan), tăng cholesterol gây xơ vữa động mạch [9]. Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu có thể là nguyên phát (do các bệnh về gen) hoặc thứ phát (do thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc một số bệnh lý). Các nguyên nhân thứ phát có thể góp phần làm rối loạn lipid máu do nguyên nhân tiên phát biểu hiện ra hoặc nặng nề hơn, ví dụ rối loạn lipid máu hỗn hợp mang tính gia đình có thể chỉ biểu hiện ra khi có sự tham gia có ý nghĩa của các nguyên nhân thứ phát [8]. ➢ Nguyên nhân nguyên phát: Rối loạn lipid máu nguyên phát do đột biến gen làm tăng tổng hợp quá mức cholesterol (TC), triglycerid (TG), LDL-C hoặc giảm thanh thải TC, TG, LDL-C hoặc giảm tổng hợp HDL-C hoặc tăng thanh thải HDL-C. Rối loạn lipid máu thường xảy ra sớm ở trẻ em và người trẻ tuổi, ít khi kèm thể trạng béo phì, gồm các trường hợp sau: + Tăng glycerid nguyên phát: là bệnh cảnh di truyền theo gen lặn, biểu hiện lâm sàng thường người bệnh không bị béo phì, có gan lách lớn, cường lách, thiếu máu giảm tiểu cầu, nhồi máu lách, viêm tụy cấp gây đau bụng. + Tăng lipid máu hỗn hợp: là bệnh cảnh di truyền, trong gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh. Tăng lipid máu hỗn hợp có thể do tăng tổng hợp hoặc giảm thoái biến các lipoprotein. Lâm sàng thường béo phì, ban vàng, kháng insulin, đái tháo đường tuyp 2, tăng acid uric máu [5]. ➢ Rối loạn lipid máu thứ phát 7
  16. Nguyên nhân của rối loạn lipid máu do lối sống tĩnh tại, dùng nhiều bia rượu, thức ăn giàu chất béo bão hòa. Các nguyên nhân thứ phát khác của rối loạn lipid máu như đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp, xơ gan, dùng thuốc thiazid, corticoids, estrogen, chẹn beta giao cảm [5]. ➢ Tăng lipid thứ phát: + Đái tháo đường: thường tăng triglycerid máu do hoạt tính enzym lipoprotein lipase giảm. Nếu glucose máu được kiểm soát tốt thì triglycerid sẽ giảm sau vài tuần. Tăng TG máu là yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bệnh đái tháo đường [5]. + Cường cortisol (Hội chứng Cushing): có tình trạng giảm dị hóa các lipoprotein do giảm hoạt tính enzym lipoprotein lipase. Tình trạng này càng rõ hơn trong trường hợp kèm kháng insulin và đái tháo đường [5]. + Sử dụng estrogen: ở phụ nữ dùng estrogen thời gian dài, có sự gia tăng TG do tăng tổng tổng hợp VLDL. Trong thai kỳ, nồng độ estrogen tăng cũng làm gia tăng TG gấp 2-3 lần và sẽ trở lại mức bình thường sau sinh khoảng 6 tuần [5]. + Nghiện rượu: làm rối loạn lipid máu, chủ yếu tăng triglycerid (TG). Đặc biệt, rượu làm tăng đáng kể nồng độ triglycerid máu ở những người tăng sản TG nguyên phát hoặc thứ phát do các nguyên nhân khác. Hội chứng Zieve tăng TC máu, rượu chuyển thành acetat làm giảm sự oxyd hóa các acid béo ở gan nên acid béo tham gia sản xuất TG gây gan nhiễm mỡ và tăng sản xuất VLDL, chức năng gan giảm dẫn đến giảm hoạt tính enzym LCAT (Lecithin cholesterol acyltransferase: enzym ester hóa cholesterol) nên cholesterol ứ đọng trong hồng cầu làm vỡ hồng cầu gây thiếu máu tan huyết [5]. + Bệnh thận: trong hội chứng thận hư, tăng VLDL và LDL do gan tăng tổng hợp để bù vào lượng protein máu giảm do thải qua nước tiểu. TG tăng do albumin máu giảm nên acid béo tự do gắn với albumin cũng giảm, acid béo tự do gắn vào lipoprotein làm cho sự thủy phân TG của các lipoprotein này cũng giảm [5]. 1.2.1. Hậu quả của rối loạn lipid máu 8
  17. + Trên hệ tim mạch: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu não, đột quỵ Rối loạn lipid máu là nguyên nhân dẫn tới quá trình xơ vữa động mạch làm hẹp lòng động mạch. Lượng máu không đủ cung cấp cho tim và não - hai cơ quan quan trọng của cơ thể. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não... Bên cạnh đó các mảng xơ vữa gây ra do rối loạn lipid máu khiến mạch máu bị thu nhỏ lại, thành mạch bị xơ vữa, không đàn hồi. Vì vậy lượng máu lưu thông chảy qua sẽ khó khăn đòi hỏi tim phải tăng co bóp dẫn tới huyết áp tăng cao. + Trên hệ nối tiết: Một số tuyến nội tiết sản xuất ra các hormon cho cơ thể phải sử dụng cholesterol như estrogen, testosterone và cortisol. Vì vậy phụ nữ trung niên sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch tương tự nam giới do nồng độ estrogen suy giảm. + Trên hệ thần kinh: cholesterol trong máu cao có thể đẩy nhanh quá trình hình thành các mảng beta-amyloid gây tổn thương não ở những người mắc bệnh Alzheimer. + Trên hệ tiêu hóa: khi có quá nhiều cholesterol trong dịch mật, phần dư thừa sẽ thúc đẩy hình thành các tinh thể, lâu dài sẽ tạo thành sỏi cứng trong túi mật, đường mật trong gan. Hệ quả sẽ gây tắc nghẽn làm người bệnh đau quặn từng cơn hoặc sốt cao do nhiễm trùng - nhiễm độc từ đường mật. 1.3. CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN LIPID MÁU Rối loạn lipid máu được đặt ra ở những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng hoặc biến chứng của rối loạn lipid máu (ví dụ xơ vữa động mạch). Rối loạn lipid máu tiên phát được nghi ngờ ở những bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng của rối loạn lipid máu, bệnh xơ vữa động mạch xuất hiện sớm (trước 60 tuổi), tiền sử gia đình có người mắc bệnh động mạch hoặc cholesterol máu > 240 mg/dl (>6,2 mmol/L). Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm các thành phần lipid máu: cholesterol toàn phần, TG, HDL-cholesterol và LDL-cholesterol [8]. Định lượng các thành phần lipid máu: TC, TG, HDL-C được định lượng trực tiếp; nồng độ TC và TG phản ánh cholesterol và TG trong các lipoprotein lưu hành, bao gồm chylomicron, VLDL, IDL, LDL, và HDL. Nồng độ TC thay đổi khoảng 10% và TG biến đổi tới 25% giữa các ngày khác nhau ngay cả trong 9
  18. điều kiện bình thường. TC và HDL-C có thể xét nghiệm khi bệnh nhân không đói, tuy nhiên người ta thường xét nghiệm khi đói để đạt độ chính xác tối đa và chắc chắn. Không nên làm xét nghiệm khi bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính, nhất là viêm nhiễm vì lúc này TG thường tăng và cholesterol thường giảm. Các thành phần lipid máu có thể thay đổi trong thời gian 30 ngày sau nhồi máu cơ tim cấp, tuy nhiên kết quả xét nghiệm trong vong 24h sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp vẫn có giá trị hướng dẫn điều trị bằng thuốc hạ lipid máu [8]. Nồng độ non-HDL-C thường được tính bằng công thức: (Non-HDL-C) = (TC) – (HDL-C) Các xét nghiệm khác: Glucose máu khi đói, SGOT, SGPT, creatinin, TSH và protein niệu. Nên được xét nghiệm cho hầu hết các bệnh nhân mới được chẩn đoán rối loạn lipid máu và những bệnh nhân có các thành phần lipid máu biến đổi theo chiều hướng xấu đi không giải thích được. Ngoài ra, cũng nên định lượng C- creractive protein (CRP) và homocysteine nếu điều kiện cho phép [8]. 1.4. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU 1.4.1. Không dùng thuốc + Thay đổi lối sống + Hạn chế thực phẩm chứa cholesterol và axit béo bão hòa là biện pháp hiệu quả nhất làm giảm LDL-C và TG, khuyến cáo của Hội Tim mạch Hoa kỳ và NCEP lượng chất béo trung bình ở người lớn ≤ 30% tổng calo nhập vào trong 24h, hạn chế thức ăn chiên xào… + Giảm cân nặng càng gần BMI < 22 càng tốt + Hoạt động thể lực: ngồi tại chỗ < 2h/ngày, và tăng thời gian hoạt động mạnh > 60 ph/ngày, 3 – 4 lần/ tuần + Ngừng hút thuốc lá…[12-14]. 10
  19. 1.4.2. Dùng thuốc Bảng 1.4: Điều trị RLLPM bằng thuốc [12-14, 32] Tác dụng trên lipid Liều Nhóm statin Giảm LDL-C 18 – 55% Simvastatin: 5-40mg/ngày Giảm TG 7 – 30% Atorvastatin: 10-80mg/ngày Tăng HDL 5 – 15% Rosuvastatin: 5-40mg/ngày Cơ chế: ức chế HMG-CoA reductase, ngăn chặn tổng hợp cholesterol Tác dụng phụ: đau cơ, nhức đầu, chướng bụng, nổi mẩn đỏ, tăng men gan... Nhựa gắn với acid mật Giảm LDL-C 15 – 30% Cholestiramin: 8-32g/ngày Tăng HDL-C 3 – 5% Colestipol:10-40g/ngày TG Không ảnh hưởng Cơ chế: tăng oxyd hóa cholesterol thành acid mật Tác dụng phụ: táo bón, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn... Acid fibtic Giảm TG 20 – 50% Giảm LDL-C 5 – 20% Gemfibrozil: 600mg x 2/ngày Tăng HDL-C 10 – 20% Fenofibrate: 200-300 mg/ngày TC 20 – 25% Cơ chế: là chất chủ vận cho yếu tố chuyển nhân, kích thích sự tổng hợp các men oxyd hóa acid béo làm giảm TG Tác dụng phụ: khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy Acid nicotinic Tăng HDL-C 15 – 35% Giảm LDL-C 5 - 35% 1-3 g x 3/ngày Giảm TG 20 - 50% Cơ chế: ngăn chặn sự hấp thu axít mật ở ruột, thúc đẩy tăng thụ thể LDL ở gan để thu nhận cholesterol tuần hoàn để tổng hợp mật. Tác dụng phụ: đỏ bừng da, rối loạn tiêu hóa, viêm gan… Eztimib Giảm LDL-C 18 - 20% Giảm TC 12% 10mg/ngày TG Giảm nhẹ HDL-C Tăng nhẹ Cơ chế: ức chế hấp thu cholesterol trên thành ruột non (NPC1L1). 11
  20. 1.5. CÁC MÔ HÌNH GÂY TĂNG LIPID MÁU TRÊN THỰC NGHIỆM Để nghiên cứu thuốc điều trị rối loạn lipid máu, trước hết phải gây được mô hình tăng lipid máu. Có ba mô hình dược lý đã được nghiên cứu và áp dụng trên động vật thực nghiệm là: gây tăng cholesterol hoặc lipid máu ngoại sinh (đưa cholesterol và mỡ theo đường thức ăn), gây tăng cholesterol máu nội sinh (gây tăng tổng hợp cholesterol) hoặc phối hợp cả hai loại này. Động vật thường được sử dụng trong các mô hình tăng cholesterol máu là: thỏ, chuột cống, chuột nhắt, hamster, ngoài ra có thể dùng khỉ, lợn, chim cút… Tại Việt Nam, các mô hình đánh giá tác dụng hạ lipid máu chưa có nhiều. Tập trung chủ yếu vào các mô hình gây tăng bằng các chất gây tăng theo cơ chế ngoại sinh như mô hình gây tăng bằng chế độ ăn giàu chất béo, giàu cholesterol. Việc gây tăng bằng chế độ ăn giàu cholesterol đã được chứng minh có thể gây tăng được lipid máu. Tuy nhiên chỉ 30% cholesterol có nguồn gốc ngoại sinh, 70% còn lại được gan tổng hợp có nguồn gốc nội sinh. Do vậy, việc gây tăng bằng chế độ ăn thường mất thời gian, tốn kém, mức gây tăng thường không cao, chưa thực sự phù hợp với mục đích sàng lọc thuốc. Để gây tăng lipid máu nội sinh, các chất gây tăng lipid máu thường sử dụng là Tween 80 (Polysobarte 80), Triton WR-1339 (Tyloxapol), Poloxamer 407 (P-407),.. với đặc điểm chung: liều đơn tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm màng bụng có thể gây tăng lipid nhanh và rõ rệt, nồng độ đỉnh quan sát được sau khi gây tăng bằng Tween 80 là 6-12 giờ, Triton WR-1339 là khoảng 24 giờ, P-407 là khoảng 36 giờ sau tiêm. Do đó, so với gây tăng lipid máu bằng chế độ ăn thì phương pháp này nhanh và đơn giản hơn giúp phát hiện các thuốc có tác dụng trên sinh tổng hợp và chuyển hóa lipid, thích hợp cho việc nghiên cứu, sàng lọc ban đầu [23, 40]. Trên thế giới mô hình gây tăng lipid máu theo cơ chế nội sinh (kích thích gan tăng tổng hợp cholesterol) thường hay được áp dụng hơn để sàng lọc các thuốc có tác dụng hạ lipid máu. Các mô hình này đã được chứng minh có khả năng tăng mạnh lipid máu trong thời gian ngắn, thuận tiện và tiết kiệm được chi phí, phù hợp để sàng lọc và đánh giá các thuốc hạ lipid máu. Trong các chất 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2