Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Thạc sỹ Đào Nguyên Phi<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Trong nền kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ như hiện nay thì<br />
<br />
Ế<br />
<br />
ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất, luôn nắm giữ tài<br />
<br />
U<br />
<br />
sản nhiều hơn mọi định chế tài chính khác và là cầu nối để chuyển các chính sách kinh<br />
<br />
-H<br />
<br />
tế của chính phủ - đặc biệt là chính sách tài chính tiền tệ - đến các thành phần còn lại<br />
của nền kinh tế. Với tầm quan trọng trên, cùng với tính phức tạp và khối lượng giao<br />
<br />
TẾ<br />
<br />
dịch lớn, sự biến động của tiền tệ, ngân hàng thường gặp nhiều rủi ro trong quá trình<br />
hoạt động của mình. Một trong những cách thức để ngân hàng có thể quản lý, phòng<br />
<br />
IN<br />
<br />
H<br />
<br />
ngừa, phát hiện các rủi ro là thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu<br />
quả cho các quy trình nghiệp vụ. Hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ bảo đảm Tài<br />
<br />
K<br />
<br />
sản của các Ngân hàng thương mại được sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả, bảo đảm<br />
<br />
C<br />
<br />
mức độ tin cậy của thông tin tài chính và sự tuân thủ luật lệ, quy định, qua đó tạo niềm<br />
<br />
IH<br />
<br />
Ọ<br />
<br />
tin cho khách hàng, cổ đông và các đối tượng hữu quan liên quan.<br />
Với chức năng là một trung gian tài chính nên Ngân hàng phải giữ lượng tiền rất<br />
<br />
Ạ<br />
<br />
lớn bao gồm tiền mặt và giấy tờ có giá, do đó vấn đề an toàn phải được đảm bảo – cho<br />
<br />
Đ<br />
<br />
cả việc giao dịch, lưu giữ và vận chuyển tiền. Tuy nhiên việc giữ lượng tiền quá lớn dễ<br />
<br />
G<br />
<br />
khiến cho hiện tượng biển thủ, tham ô và gian lận xảy ra trong ngân hàng. Tất cả<br />
<br />
N<br />
<br />
những điều này đòi hỏi ngân hàng phải có một hệ thống kế toán và kiểm soát hữu hiệu,<br />
<br />
Ư<br />
Ờ<br />
<br />
hiệu quả.<br />
<br />
TR<br />
<br />
Nhận thấy tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động của ngân hàng,<br />
<br />
thêm vào đó trong thời gian thực tập có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu về hệ thống kiểm<br />
soát nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế cùng với sự<br />
hướng dẫn của thầy giáo – Thạc sỹ Đào Nguyên Phi, em đã quyết định lựa chọn đề tài<br />
“Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu – chi tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ<br />
phần Á Châu – chi nhánh Huế ” để nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.<br />
<br />
SVTH: Lê Thị Hương<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Thạc sỹ Đào Nguyên Phi<br />
<br />
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kiểm soát nội bộ hoạt động thu – chi<br />
tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Huế<br />
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung vào hoạt động kiểm soát quản lý đối với hoạt<br />
<br />
Ế<br />
<br />
động thu – chi tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu –Huế từ năm 2010 – 2012.<br />
<br />
-H<br />
<br />
U<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu từ 21/01/2013 đến 11/05/2013.<br />
<br />
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
TẾ<br />
<br />
Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập dữ liệu thứ cấp bên trong và bên ngoài đơn<br />
vị. Dữ liệu thứ cấp bên trong bao gồm các báo cáo tài chính, tài liệu khác của ngân<br />
<br />
H<br />
<br />
hàng. Dữ liệu thứ cấp bên ngoài bao gồm giáo trình, sách, tạp chí, internet, các khóa<br />
<br />
IN<br />
<br />
luận liên quan…để hệ thống hóa kiến thức về ngân hàng thương mại và hoạt động<br />
<br />
K<br />
<br />
kiểm soát nội bộ.<br />
<br />
C<br />
<br />
Phương pháp quan sát: Được tiến hành trong thời gian thực tập ở chi nhánh. Quan<br />
<br />
Ọ<br />
<br />
sát các quy trình làm việc của nhân viên phòng giao dịch khi khách hàng đến giao dịch<br />
<br />
IH<br />
<br />
tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế.<br />
<br />
Ạ<br />
<br />
Phương pháp phỏng vấn: hỏi trực tiếp các nhân viên phòng giao dịch (giao dịch<br />
<br />
Đ<br />
<br />
viên, kiểm ngân, thủ quỹ, kiểm soát viên, kế toán trưởng, kiểm toán nội bộ) để thu<br />
<br />
G<br />
<br />
thập những thông tin cho đề tài.<br />
<br />
N<br />
<br />
Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh sự thay đổi của tài sản, nguồn vốn,<br />
<br />
Ư<br />
Ờ<br />
<br />
kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình nhân sự của chi nhánh qua ba năm.<br />
<br />
TR<br />
<br />
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại, về vấn đề kiểm<br />
<br />
soát trong quản lý nói chung và kiểm soát nội bộ hoạt động thu – chi tiền mặt nói riêng<br />
của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu toàn diện hoạt động này để mô tả và đánh<br />
giá đúng thực trạng kiểm soát đối với khoản mục tiền và tương đương tiền. Đề xuất,<br />
đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với sự phát<br />
triển ngày càng nhanh chóng hệ thống Ngân hàng thương mại.<br />
<br />
SVTH: Lê Thị Hương<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Thạc sỹ Đào Nguyên Phi<br />
<br />
5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN<br />
Khóa luận gồm 03 phần, ngoài phần Đặt vấn đề và Kết luận nội dung chính của<br />
khóa luận có 04 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Huế<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại và hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
<br />
-H<br />
<br />
U<br />
<br />
trong Ngân hàng thương mại.<br />
<br />
Chương 3: Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động thu – chi tiền mặt tại Ngân hàng<br />
<br />
TẾ<br />
<br />
TMCP Á Châu – chi nhánh Huế.<br />
<br />
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động thu –<br />
<br />
IN<br />
<br />
H<br />
<br />
chi tiền mặt.<br />
<br />
K<br />
<br />
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI<br />
<br />
C<br />
<br />
Với mục tiêu đã đặt ra thì đề tài hệ thống lại cơ sở lý luận về ngân hàng thương<br />
<br />
Ọ<br />
<br />
mại và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động thu – chi tiền mặt trong ngân hàng thương<br />
<br />
IH<br />
<br />
mại, góp phần đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng kiểm soát nội<br />
bộ hoạt động thu – chi tiền mặt, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch,<br />
<br />
TR<br />
<br />
Ư<br />
Ờ<br />
<br />
N<br />
<br />
G<br />
<br />
Đ<br />
<br />
Ạ<br />
<br />
tính hữu hiệu và hiệu quả trong quản lý tại ngân hàng Á Châu – chi nhánh Huế.<br />
<br />
SVTH: Lê Thị Hương<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Thạc sỹ Đào Nguyên Phi<br />
<br />
PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG<br />
TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH HUẾ<br />
<br />
Ế<br />
<br />
1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN<br />
<br />
U<br />
<br />
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH - GP<br />
<br />
-H<br />
<br />
do Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam cấp ngày 24/04/1993, giấy phép số 533/GP - UB do<br />
Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB<br />
<br />
TẾ<br />
<br />
chính thức đi vào hoạt động. Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn<br />
là trở thành Ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã<br />
<br />
H<br />
<br />
hội Việt Nam vào thời điểm đó, “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá<br />
<br />
IN<br />
<br />
nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt<br />
<br />
K<br />
<br />
Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB.<br />
<br />
C<br />
<br />
Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế được thành lập theo Quyết định số<br />
<br />
Ọ<br />
<br />
904/QĐ-BPC ngày 29/11/2002, được cấp giấy phép kinh doanh ngày 24/06/2005 và<br />
<br />
IH<br />
<br />
bắt đầu đi vào hoạt động chính thức vào ngày 22/07/2005.<br />
<br />
Ạ<br />
<br />
Sự ra đời của Chi nhánh là một trong những sự kiện quan trọng, đánh dấu một<br />
<br />
Đ<br />
<br />
bước phát triển mới không những cho Ngân hàng Á Châu mà còn đối với nền kinh tế<br />
<br />
G<br />
<br />
Huế. Ngân hàng ra đời trong bối cảnh ở Huế đã có 3 NHNN (CN Ngân hàng Đầu tư &<br />
<br />
N<br />
<br />
Phát triển, CN Ngân hàng Ngoại Thương và CN Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển<br />
<br />
Ư<br />
Ờ<br />
<br />
Nông thôn) và một số ngân hàng TMCP khác như CN Ngân hàng Công Thương từ<br />
một NHNN được cổ phần hóa, CN Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, CN Ngân hàng<br />
<br />
TR<br />
<br />
An Bình, CN Ngân hàng ngoài quốc doanh…) hoạt động trên địa bàn tỉnh. Vì vậy,<br />
ACB Huế đã phải chịu một áp lực cạnh tranh rất lớn trong thời gian mới bắt đầu đi vào<br />
hoạt động. Tuy nhiên, trong thời gian qua, ngân hàng đã không ngừng nỗ lực, phấn<br />
đấu hết mình và đến nay đã trở thành một trong những thương hiệu mạnh, có uy tín ở<br />
Thừa Thiên Huế. Ngày 30/09/2008, ACB đã đưa vào hoạt động phòng giao dịch Phú<br />
Hội tại địa chỉ 30 Hùng Vương - Huế và ngày 11/08/2009 phòng giao dịch An CựuHùng Vương, Phú Hội, Huế). Hai phòng giao dịch này được kết nối trực tuyến với Hội<br />
SVTH: Lê Thị Hương<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: Thạc sỹ Đào Nguyên Phi<br />
<br />
sở và tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống Ngân hàng Á Châu. Việc<br />
đưa vào hoạt động phòng giao dịch Phú Hội và phòng giao dịch An Cựu nằm trong<br />
mục tiêu tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động của ACB đến các tỉnh miền Trung,<br />
nhằm đưa đến tận tay người dân nơi đây những tiện ích thiết thực của ngân hàng.<br />
<br />
Ế<br />
<br />
1.2. ĐẶC ĐIỂM LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG<br />
<br />
U<br />
<br />
Nhiệm vụ của ACB - Chi nhánh Huế<br />
<br />
-H<br />
<br />
Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng<br />
VNĐ và ngoại tệ, phát hành kỳ phiếu và trung gian phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ra<br />
<br />
TẾ<br />
<br />
công chúng. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng đối với<br />
các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi nhóm thành phần kinh tế.<br />
<br />
IN<br />
<br />
H<br />
<br />
Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ và thanh toán<br />
quốc tế. Kinh doanh dịch vụ: Chuyển tiền điện tử, thu chi hộ tiền, làm đại lý nhận lệnh<br />
<br />
K<br />
<br />
đầu tư vàng…Điều chuyển vốn với các chi nhánh trong khu vực miền Trung. Thực<br />
<br />
C<br />
<br />
hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của ACB. Thực hiện<br />
<br />
Ọ<br />
<br />
các nghĩa vụ khác do Hội sở ACB bàn giao: giới thiệu sản phẩm, tổ chức sự<br />
<br />
IH<br />
<br />
kiện…Thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.<br />
<br />
Ạ<br />
<br />
1.2.1. Đối thủ cạnh tranh<br />
<br />
Đ<br />
<br />
ACB là ngân hàng có quy mô tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi<br />
<br />
G<br />
<br />
nhuận lớn trong top nhất trong các NHTMCP Việt Nam. Tuy nhiên tại thị trường Huế<br />
<br />
N<br />
<br />
ACB đang phải cạnh tranh với 4 ngân hàng lớn trong đó có 3 ngân hàng thuộc Nhà<br />
<br />
Ư<br />
Ờ<br />
<br />
nước là Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương – Vietin, chi nhánh ngân hàng Đầu tư và<br />
phát triển – BIDV, và chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn –<br />
<br />
TR<br />
<br />
AGR, và ngân hàng công thương Vietcombank. Bên cạnh những ngân hàng lớn còn có<br />
nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác.<br />
1.2.2. Nhà cung cấp, khách hàng<br />
Khách hàng hay nhà cung cấp của ACB – CN Huế là các hộ gia đình, các cá nhân,<br />
tổ chức, các doanh nghiệp với trên 200 sản phẩm dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, khách<br />
<br />
SVTH: Lê Thị Hương<br />
<br />
5<br />
<br />