Khóa luận tốt nghiệp: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu có đề tài là thấy được những đặc điểm cơ bản về hình tượng nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt; khẳng định giá trị những truyền thuyết viết về nhân vật nữ trong dòng chảy thể loại; góp phần giáo dục về truyền thống lịch sử, nâng cao ý thức cho bản thân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ĐỖ THỊ KIM OANH NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ĐỖ THỊ KIM OANH NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN HÀ NỘI - 2018
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, được sự tận tình chỉ bảo của TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo! Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam cùng với các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã dạy dỗ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để em được hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Người thực hiện Đỗ Thị Kim Oanh
- LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này chính là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. Đề tài của khóa luận không trùng với kết quả nghiên cứu của công trình nào đã được công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm với những lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Người thực hiện Đỗ Thị Kim Oanh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 5 7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 5 NỘI DUNG....................................................................................................... 6 Chương 1. HỆ THỐNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT ............................................................................. 6 1.1. Khái niệm nhân vật và nhân vật nữ............................................................ 6 1.2. Các kiểu nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt ................. 8 1.2.1. Nhân vật nữ trong kiến tạo văn hóa và lao động sản xuất .................. 9 1.2.2. Nhân vật nữ trong chiến đấu ............................................................. 12 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 16 Chương 2. NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT CHỦ ĐỀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC ...................................................................................... 17 2.1. Ngoại hình, diện mạo ............................................................................... 17 2.2. Phẩm chất, tài năng .................................................................................. 20 2.3. Hành trạng ................................................................................................ 25 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 33 Chương 3. NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT CHỦ ĐỀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC ............................................................................................. 35 3.1. Ngoại hình, diện mạo ............................................................................... 35 3.2. Phẩm chất, tài năng .................................................................................. 41
- 3.3. Hành trạng ................................................................................................ 47 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 61 KẾT LUẬN .................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyền thuyết là thể loại rất quan trọng. Truyền thuyết là truyện kể về những nhân vật và sự kiện hư cấu hay xác thực, có liên quan ảnh hưởng tới sự trọng đại lịch sử của dân tộc, qua đó nhân dân thể hiện thái độ đối với nhân vật và sự kiện lịch sử. Vì thế mà thể loại truyền thuyết phát triển mạnh ở cả phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Truyền thuyết được sáng tạo theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc, vì vậy ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau các nhân vật lại được sáng tạo dưới sự chi phối khác nhau của quan niệm thẩm mĩ của nhân dân. Nhân vật là yếu tố được coi như linh hồn của tác phẩm, đồng thời nó là hình thức cơ bản để thông qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng. Vì thế mà trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, chúng ta thấy hình tượng nhân vật phụ nữ xuất hiện khá sớm và trở thành một đề tài quen thuộc trong văn chương. Từ thể loại thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích đến ca dao, tục ngữ, những sáng tác văn học trung đại cho đến văn học hiện đại chưa bao giờ nhân vật phụ nữ vắng bóng. Nhân vật phụ nữ luôn là vấn đề nổi bật trong các sáng tác nghệ thuật. Đây là một hình tượng thể hiện rõ giá trị nhân văn và giàu mĩ cảm của nghệ thuật nước nhà. 1.2. Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt hiện lên vô cùng sinh động và phong phú. Những trang văn về nhân vật nữ đem lại cho độc giả những dấu ấn sâu đậm và khó phai. Họ là những người phụ nữ có vẻ đẹp ngoại hình và đời sống tâm hồn, phẩm chất đáng ngưỡng mộ và ngợi ca. Đó là những người con gái trẻ trung, xinh đẹp thông minh và anh dũng. Người vợ, người mẹ đảm đang sinh ra những người con anh hùng tài giỏi, hiên ngang. Những người phụ nữ ấy ghi danh trên những lĩnh vực khác nhau 1
- và tạo dựng lịch sử, truyền thống của dân tộc. Truyền thuyết dân gian người Việt về nhân vật nữ thực sự đã đem lại ấn tượng sâu sắc đối với chúng tôi. Đó là những câu chuyện phần lớn thuộc thần tích các làng. Hiện nay nhiều xứ sở vẫn còn lưu giữ những công trình mang văn hóa tâm linh. Khá nhiều nhân vật nữ chính là những còn người bất tử trong các ngôi đền miếu linh thiêng ấy. 1.3. Truyền thuyết là một trong những thể loại văn học dân gian được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng tôi thêm hiểu những giá trị của truyền thuyết trong đời sống văn hóa dân tộc, đồng thời nâng cao kiến thức, phục vụ cho công tác giảng dạy ngữ văn sau khi tốt nghiệp. Vì những lý do trên nên chúng tôi lựa chọn: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, làm đề tài cho khóa luận của mình. 2. Lịch sử vấn đề Trên thực tế, đã có nhiều công trình, tạp chí và các bài báo khoa học đã lấy truyền thuyết làm đối tượng nghiên cứu và đã có nhiều phương diện được đề cập trong đó có phương diện nhân vật. Tuy nhiên coi nhân vật nữ là trong truyền thuyết dân gian các thời kì lịch sử, là đối tượng khám phá riêng biệt thì chưa được quan tâm thỏa đáng. Một số bài viết mới chỉ tiếp cận vấn đề này ở mức độ giới thuyết, khái quát mà chưa có những phân tích, đánh giá cụ thể. Năm 1974, trong Tạp chí văn học, số 1, tác giả Vũ Tố Hảo có bài “Bà Triệu qua một số tư liệu dân gian sưu tầm ở Thanh Hóa”. Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến “hình tượng Bà Triệu”, do khai thác “hình ảnh Bà Triệu hiện lên từ hình dáng, tính tình hành động… cho tới cái chết của Bà”. Tuy nhiên điểm hạn chế của bài viết trên là tác giả chỉ đề cập đến hình tượng “Nữ anh hùng” mà chưa nghiên cứu về hình tượng tập thể nữ anh hùng [3, tr. 34-39]. 2
- Năm 1978, trong công trình Lịch sử văn học Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo dục (Bùi Văn Nguyên làm chủ biên), tác giả đã đưa ra nhận định khi nghiên cứu về nội dung và ý nghĩa của thể loại truyền thuyết “có thể nói, đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước là chủ đề căn bản của “thần thoại đời sau” của chúng ta”. Trong quá trình nghiên cứu về truyền thuyết lịch sử, tác giả đã đưa ra khẳng định: “Trong số những vị anh hùng dân tộc thời xưa mà truyền thuyết lưu lại còn phải kể đến những truyện Hai Bà Trưng, Bà Triệu”. Như vậy trong công trình trên, tác giả đã đưa ra những khái quát về những người anh hùng dân tộc là nữ giới [23, tr. 146]. Năm 1980 trong Tạp chí văn học, số 2, Trần Gia Linh có bài viết về “Vai trò của người phụ nữ khai sáng đất nước và dân tộc trong truyền thuyết dân gian”. Trần Gia Linh đã khẳng định về vai trò quan trọng của những người phụ nữ trong xã hội. Tác giả đưa ra nhận định: “Tìm hiểu truyền thống anh hùng của phụ nữ là tìm hiểu một bộ phận quan trọng của truyền thuyết anh hùng dân tộc”. Nhà nghiên cứu cũng đề cập thêm: “Cùng với truyền thuyết về người anh hùng khai sáng đất nước và dân tộc là nam giới, nhân dân ta đã để lại một hệ thống truyền thuyết nói về người phụ nữ anh hùng không kém phần lộng lẫy tươi đẹp”. Như vậy bài viết trên chỉ đề cập đến vai trò của phụ nữ mà chưa đi tìm hiểu về những đặc điểm của các truyện này [21, tr. 34- 40]. Năm 1998, trong Bình giảng truyện dân gian, Nxb Giáo dục, tác giả Hoàng Tiến Hựu khi bàn về vấn đề “cốt truyện và nhân vật”, ông đã chỉ ra thế giới của nhân vật nữ như sau: “Xét về giới tính, tỷ lệ nhân vật không đều giữa các truyện, trong truyện truyền thuyết và cổ tích, nhân vật nữ xuất hiện tương đối nhiều và ở nhiều truyện nhân vật nữ đóng vai trò quan trọng”. Cùng theo hướng nghiên cứu đó thì năm 2013, trong khóa luận tốt nghiệp đại học Truyền thuyết về nhân vật nữ trong thời kì Bắc thuộc, tác giả 3
- Đào Thị Sen đã thống kê được các truyện viết về nhân vật nữ, khai thác các đặc điểm truyện viết về nhân vật nữ. Tác giả viết: “Nhân vật nữ trong thời kì Bắc thuộc hấp dẫn, lôi cuốn người đọc không chỉ ở những vẻ đẹp của ngoại hình mà còn ở những tài năng và đời sống nội tâm vô cùng phong phú” [30, tr. 57]. Tuy nhiên phương diện và phạm vi khai thác của khóa luận còn hạn hẹp. Khóa luận mới chỉ khai thác ở phương diện thể loại truyền thuyết và phạm vi khai thác truyện về nhân vật nữ chỉ giới hạn trong thời kì Bắc thuộc mà chưa chú ý đến hình tượng nhân vật nữ trong truyền thuyết ở các thời kì khác. Đề tài nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt là một trong những đề tài khoa học gây sự chú ý và quan tâm của các nhà nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. Mặc dù có đề cập đến nhân vật nữ nhưng những công trình nghiên cứu vẫn chỉ mang tính chất nhỏ lẻ. Tuy nhiên đó chính là những gợi ý quý báu giúp chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu + Thấy được những đặc điểm cơ bản về hình tượng nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt. + Khẳng định giá trị những truyền thuyết viết về nhân vật nữ trong dòng chảy thể loại. + Góp phần giáo dục về truyền thống lịch sử, nâng cao ý thức cho bản thân. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nắm được những kiến thức về đặc điểm của truyền thuyết. + Khóa luận làm rõ đặc điểm về nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt. 4
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi tư liệu khảo sát: Các truyện về truyền thuyết dân gian người Việt, qua công trình Tổng tập văn hóa dân gian người Việt, sáu tập do Kiều Thu Hoạch (Chủ biên), Nxb KHXH, 2004. - Phạm vi nội dung: Khóa luận tập trung khảo sát và phân tích các đặc điểm nổi bật của hệ thống nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, ở cả hai chủ đề: xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích, tổng hợp 6. Đóng góp của khóa luận Lựa chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn rút ra được những nhận xét khoa học về đặc điểm nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt và khẳng định được những nét đẹp của người phụ nữ cùng với giá trị lịch sử của kiểu truyện này. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Nội dung của khóa luận có bố cục ba chương như sau: Chương 1: Hệ thống nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt Chương 2: Nhân vật nữ trong truyền thuyết chủ đề xây dựng đất nước Chương 3: Nhân vật nữ trong truyền thuyết chủ đề bảo vệ đất nước 5
- NỘI DUNG Chương 1. HỆ THỐNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT 1.1. Khái niệm nhân vật và nhân vật nữ Từ trước đến nay nhân vật mang nhiều khái niệm khác nhau. Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện khá sớm trong tiếng Hy Lạp cổ. Ban đầu nó mang ý nghĩa là “cái mặt nạ” tức chỉ công cụ biểu diễn của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian chúng ta sử dụng thuật ngữ này nhiều hơn để thể hiện nhân vật trong tác phẩm văn học. Trong một số trường hợp khác nhau, người ta sử dụng thuật ngữ “vai” và “tính cách” để thay thế cho nhân vật văn học. Thuật ngữ “tính cách” tức chỉ những nhân vật có tính cách. Còn thuật ngữ “vai” thì chỉ tính chất và hành động cá nhân. Trên thực tế, không phải nhân vật nào cũng mang hành động và nhân vật nào cũng thể hiện tính cách rõ nét. Vì vậy thuật ngữ “nhân vật” mang nội hàm phong phú và đa dạng hơn nên hai thuật ngữ trên không thể bao quát hết được những biểu hiện khác nhau của các loại nhân vật trong tác phẩm văn học. Nhân vật là khái niệm được sử dụng nhiều trong văn chương nghệ thuật. Các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về nhân vật văn học. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, định nghĩa khái niệm nhân vật như sau: “Nhân vật văn học hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống con người” [32, tr. 41]. Tác giả Lại Nguyên Ân đã đưa ra định nghĩa khá hoàn chỉnh về nhân vật văn học. Theo tác giả thì nhân vật chính là yếu tố tạo ra phong cách cho nhà văn với một màu sắc riêng trong từng trường phái văn học. 6
- Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học (nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) thì đưa ra định nghĩa “nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng… nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ không thể đồng nhất với con người có thật trong đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách con người. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật luôn luôn gắn với chủ thể tác phẩm” [14, tr .235]. Trong cuốn Lý luận văn học (GS. Hà Minh Đức chủ biên), các tác giả cho rằng: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết, biểu hiện đầy đủ của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử nghề nghiệp, tính cách… Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [30, tr. 126]. Mặc dù khái niệm nhân vật có rất nhiều những định nghĩa khác nhau nhưng tất cả các định nghĩa đều có những điểm chung như sau: Nhân vật có vị trí rất quan trọng trong tác phẩm. Nhân vật chính là đối tượng được nhà văn miêu tả. Nhân vật có thể là con người cụ thể, cũng có thể là những sự vật, con vật, hiện tượng mang bóng dáng và tính cách của con người. Nó được sử dụng như những phương thức khác nhau để biểu hiện về con người. Nhân vật chính là cầu nối truyền đạt nội dung, tư tưởng giữa bạn đọc và nhà văn. Như vậy, mỗi nhân vật được thể hiện thành công trong tác phẩm ở các thời đại khác nhau thì đều chứa đựng những khám phá to lớn. Qua những sự khám phá ấy mà nhà văn đã khẳng định được lý tưởng thẩm mỹ của bản thân và làm phong phú, đa dạng nền văn học dân tộc. Vì thế mà đã từng có nhận 7
- định rằng: đối với các nhà văn lớn thì bạn đọc có thể quên đi chính tác giả nhưng sẽ không quên được nhân vật mà tác giả đó xây dựng nên. Vừa kể về những nhân vật và sự kiện hư cấu hoặc xác thực có liên quan đến lịch sử trọng đại của dân tộc, giai cấp, truyền thuyết còn thể hiện ý thức và thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử. Vì thế mà truyền thuyết thể hiện nhân vật không phải bằng sự sao chép nguyên mẫu, mà chỉ dựa vào nguyên mẫu để “tái tạo” nên hình tượng nhân vật phù hợp với tâm tình và thái độ của nhân dân. Nhân vật nữ được coi như loại hình cụ thể của nhân vật. Hay nói theo cách khác: Nhân vật nữ là hình ảnh, hình tượng người phụ nữ được xây dựng, miêu tả và thể hiện ở trong tác phẩm văn học thông qua các phương tiện văn học. Và nghiên cứu về nhân vật nữ chính là nghiên cứu về một kiểu cấu trúc của nhân vật văn học đặc thù. Nhân vật nữ luôn là biểu tượng, hiện thân của cái đẹp, là một nửa của thế giới. Phụ nữ được sinh ra với sứ mệnh cao cả đó là duy trì sự sinh tồn, luân chuyển sự sống. Từ xa xưa đến nay, phụ nữ luôn là một đề tài quen thuộc, hấp dẫn, một nguồn cảm hứng dồi dào và bất tận đối với sự sáng tạo của các nghệ sĩ. Trong văn học truyền thống, ở mỗi một thời kỳ, hình tượng người phụ nữ luôn được coi là tâm điểm. Trong truyền thuyết nhân vật nữ được hiện lên vô cùng sinh động và phong phú. Nhân vật nữ đại diện cho ước mơ và lý tưởng thẩm mỹ của nhân dân. Tuy nhiên, những chuẩn mực thẩm mỹ của buổi ban đầu vẫn chưa được thể hiện cụ thể, rõ nét, đầy đủ diện mạo của người phụ nữ. Vì thế mà người phụ nữ trong truyền thuyết chủ yếu được xây dựng và thể hiện qua hành trạng và một vài nét tính cách đơn giản và nhất quán. 1.2. Các kiểu nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt Như chúng ta đã thấy, truyền thuyết là một thể loại truyện kể dân gian nằm trong loại hình tự sự dân gian. Đặc điểm cơ bản nhất và nổi bật nhất là 8
- tính hư cấu lịch sử. Hình tượng nhân vật lịch sử được hình tượng hóa và kì ảo hóa theo quan điểm của nhân dân. Các nhân vật dù có được hư cấu hay là đích thực lịch sử thì cũng đều có tên tuổi, gốc gác,… có một lịch sử rõ ràng gắn với địa phương hay thời đại. Nhân vật nữ được xây dựng khá nhiều trong hệ thống truyền thuyết dân gian người Việt. Truyền thuyết được sáng tạo theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc, vì vậy ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, các nhân vật nữ lại được sáng tạo dưới sự chi phối khác nhau của quan niệm thẩm mĩ nhân dân. Chúng tôi qua quá trình tìm đọc và khảo sát đã thống kê được số lượng truyện tái hiện nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt. Như vậy, qua bảng thống kê ở phần Phụ lục [Bảng 1], chúng ta thấy truyện viết về nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt là các truyện mà nhan đề cũng như nhân vật chính trong truyện là nữ. Nhân vật nữ được các nghệ sĩ dân gian xây dựng chủ yếu xuất hiện trong các thời kì Âu Lạc và Bắc thuộc (gồm 49/106 truyện như bảng trên), thời kì Pháp thuộc (gồm 38/106 truyện như bảng trên) và mức độ xuất hiện ít trong thời kỳ phong kiến tự chủ (19/106 truyện). Việc xây dựng nhân vật nữ trong các thời kỳ với tần số xuất hiện khác nhau thể hiện ý thức phản ánh và lý giải lịch sử cũng như thái độ tình cảm của các nghệ sĩ dân gian đối với nhân vật nữ. Qua khảo sát 106 truyện chúng tôi đã thống kê được có 118 nhân vật nữ (không kể dị bản). Nhưng nhân vật nữ này có xuất thân, địa vị, nghề nghiệp và độ tuổi, chiến công khác nhau. Để người đọc có cái nhìn tổng quát về các nhân vật nữ, chúng tôi đã phân loại các nhân vật nữ ở phần Phụ lục [Bảng 2]. 1.2.1. Nhân vật nữ trong kiến tạo văn hóa và lao động sản xuất Truyền thuyết dân gian đã dành một khối lượng lớn trang văn để ca ngợi vị trí và vai trò quan trọng của nhân vật nữ trong sự nghiệp kiến tạo văn hóa và lao động sản xuất. Qua bảng thống kê ở phần Phụ lục [Bảng 1], cho ta 9
- thấy ở mỗi một thời kỳ việc xây dựng hình tượng các nhân vật nữ ngoài ý thức phản ánh lịch sử còn thể hiện dụng ý riêng của tác giả. Các nhân vật nữ với những tài năng khác nhau đã đóng góp trí tuệ và công sức của mình vào đa dạng các lĩnh vực nghề nghiệp nhưng chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp. Các truyền thuyết trong buổi đầu dựng nước đã thể hiện niềm tự hào của nhân dân về tổ tiên, giống nòi, về nguồn gốc các dân tộc người. Vì thế mà nhân vật nữ trong thời kỳ này được các nghệ sĩ dân gian xây dựng để giải thích về cội nguồn nòi giống thiêng liêng, cũng như ca ngợi những anh hùng văn hóa đầu tiên của nước Việt. Các nhân vật nữ được ngợi ca đó là nàng Âu Cơ (Âu Cơ), người mẹ của dân tộc Việt. Nàng đã sinh ra bọc trăm trứng và từ ấy nở ra một trăm người con, chia nhau đi khai hoang ruộng đất, mở rộng lãnh thổ, cai quản bốn phương. Không những thế nhân vật nữ còn được ca ngợi là những người chăm chỉ, cần cù và tiên phong trong lĩnh vực lao động sản xuất. Sau này mẹ Âu Cơ đã giúp dân trồng cấy, làm nghề,… hay đó còn là những người con gái đã giúp cua Hùng dựng nước, mở mang bờ cõi, cai trị dân chúng như: con gái Tiên Dung dạy dân làm ăn (Truyện Nhất Dạ Trạch), mở mang bờ cõi; con gái Ngọc Hoa dạy dân trồng lúa, dệt vải, hát múa… Đến truyền thuyết thời phong kiến độc lập tự chủ về sau, khi nước ta chấm dứt ách nô lệ, mở ra một thời kỳ độc lập của dân tộc thì nhân vật nữ được khắc họa một cách sinh động, phong phú và đa dạng trong những ngành nghề khác nhau để giúp dân, góp công sức trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Các nghệ sĩ dân gian đã vẽ ra một bức tranh trong lao động sản xuất đầy sống động và hăng say. Việt Nam là nước có nền văn minh thuần nông vì vậy nghề nghiệp chính của con người là nghề nông tang. Do đó, ở hầu hết các truyện, các nghệ sĩ dân gian đã xây dựng các nhân vật nữ xuất hiện trong khung cảnh lao động. Bà chúa Tó đang làm cỏ lúa trên đồng thì bắt gặp nhà vua đi ngang qua (Bà chúa Tó), nàng Khiết Nương vì đang say sưa hái dâu 10
- trên tằm nên đã không yết kiến nhà vua (Sự tích Ỷ Lan phu nhân), hay nàng Dương Vân Nga hiện lên với vẻ đẹp đầy sức sống trong con mắt của hai chú cháu nhà Đinh Bộ Lĩnh lúc nàng đang mải mê cắt cỏ (Hoàng hậu thời thơ ấu),… Số lượng các nhân vật nữ xuất hiện trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 20.7% trong tổng số 106 truyện. Họ chính là một trong những nguồn lao động chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp. Trong truyền thuyết, các nghệ sĩ dân gian xây dựng nhân vật nữ hầu hết đều xuất thân từ những người nông dân nên cuộc sống của họ thường gắn liền với cái quốc, cái cày, dưa muối… Vì thế mà các nhân vật nữ không những giỏi trong lĩnh vực nông tang mà họ còn tài năng trong các ngành nghề khác như nghề dệt, nghề làm muối, bốc thuốc và nghề ca hát,… Họ hăng hái tham gia vào công cuộc lao động sản xuất để tạo ra nguồn lương thực dồi dào phục vụ cho cuộc sống no đủ và dự trữ cho đất nước khi có giặc ngoại xâm. Đó là những “anh hùng trong sản xuất” và được ngợi ca là chúa Lẫm (Bà chúa Lẫm), chúa Tó (Bà chúa Tó) hay đó còn là bà chúa dệt Thụ La (Bà chúa dệt: Thụ La công chúa) rất khéo tay, nhanh nhẹn và bằng sự thông minh của mình mà vải của nàng dệt ra vừa bền lại vừa đó, có những nghề mà rất ít các nhân vật nữ tham gia như nghề làm muối của nàng Nguyệt Ánh (Bà chúa Muối) (chiếm 0.94%), nghề chế biến thực phẩm của mẹ Âu Cơ (Mẹ Âu Cơ tổ nghề nông tang và chế biến thực phẩm) (chiếm 0.94%), nghề bốc và làm thuốc của nàng Ngọc Hoa (Đại Yên và chuyện Trần Ngọc) và bà chúa Vĩnh (Bà chúa Vĩnh) (chiếm 1.89 %),… Không những chăm chỉ cần cù trong công việc lao động sản xuất, các nhân vật nữ còn sáng tạo ra những lời ca tiếng hát để mang lại những phút giây thư giãn vui vẻ sau những giờ làm việc mệt nhọc. Từ đó nhân dân sáng tạo ra nghề hát với các làn điệu dân ca phong phú, đặc trưng của từng vùng miền. Số lượng nhân vật nữ sáng tạo ra lời ca tiếng hát chiếm số lượng 5 truyện trên tổng số 106 truyện (chiếm 4.72%). Đó là Vua Bà Nhữ 11
- Nương là người đã sáng tạo ra những câu hát quan họ. “Tiếng hát của nàng… bừng bừng như năn nỉ, nó khắc khoải, oán trách, lưu luyến vấn vương… Hiện nay có đến 49 làng ở Hà Bắc hằng năm mở hội hát quan họ” (Vua Bà), hay đó là Lầu Slam đã sáng tạo ra nhiều điệu hát cho dân tộc Cao Lan như véo ca, cục tờ u, ú múng ca,... (Lầu Slam - Bà chúa thơ)… Không những trực tiếp tham gia vào lĩnh vực sản xuất mà các nhân vật nữ còn được ca ngợi như những danh nhân văn hóa, những người có công khai sáng, phát minh ra những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của nhân dân. Vì thế mà trong đời sống cộng đồng họ đã để lại những công trình kiến trúc có giá trị văn hóa nghệ thuật cao. Trong Sự tích Ỷ Lan phu nhân, nàng Ỷ Lan ở thời Lý đã cho xây dựng 72 ngôi chùa, xây tháp Bảo Thiên để trấn giữ quốc gia trước giặc xâm lược.Trong dị bản Bà phù thánh linh nhân (Bà Ỷ Lan) thì nàng Ỷ Lan đã sáng tạo ra nghi thức tắm Phật. Hay bà chúa Tó (Bà chúa Tó) đã giúp nhân dân tạo ra món ăn mới để cung cấp lương thực cho cuộc chiến. “Chúa Tó có sáng kiến làm bánh chè Lam, làm Cốm nếp nhào mật để quân sỹ có lương khô ăn đường”… Món ăn đặc sản của vùng Kẻ Hữu đã trở thành nét riêng biệt và hấp dẫn trong ẩm thực Việt Nam. Như vậy để làm được những công việc như trên, các nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian đã ý thức được sự phân chia về lãnh thổ bờ cõi của đất nước cũng như ý thức được vai trò và vị trí của mình trong xã hội. 1.2.2. Nhân vật nữ trong chiến đấu Hình ảnh nổi bật, gây ấn tượng mạnh mẽ của người phụ nữ Việt Nam đó là sự dũng cảm hy sinh của họ trên chiến trường. Khi đất nước có giặc ngoại xâm, những người phụ nữ sẵn sáng đứng dậy, xả thân vì nền độc lập của dân tộc và họ chính là những người phải chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ nhất. 12
- Qua bảng thống kê ở phần Phụ lục [Bảng 2], chúng tôi xin đưa ra những nhận xét như sau: Thứ nhất, trong tổng số 106 truyện kể về nhân vật nữ thì có tới 56 truyện ca ngợi những người phụ nữ với vai trò là những người những người thông minh, tài giỏi, hiên ngang. Họ chính là những cô gái “đầu đội trời, chân đạp đất”, hiên ngang sánh vai cùng cùng các bậc nam nhi, trực tiếp cầm vũ khí chiến đấu xông pha trận mạc để đánh đuổi quân thù xâm lược, giành lại tự do cho đất nước, cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Bằng tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc những người phụ nữ ấy đã làm nên những chiến thắng oanh liệt cho dân tộc. Họ trở thành những “anh hùng chiến đấu” cho dân tộc như hình ảnh người con gái ít tuổi, khỏe mạnh đã xuống núi, xin vua được đi đánh giặc Ân. Nàng chỉ lấy đá mà ném đã giết được giặc trong nhiều trận (Người con gái núi Tam Đảo), Hai Bà Trưng (Bà Trưng Nhị và thành Dền) đã chống lại quân nhà Đông Hán để giành lại chủ quyền cho nước nhà, nàng Thục Nương (Sự tích Bát Nàn công chúa) hai tay cầm hai thanh kiếm chém mươi thủ cấp tỳ tướng của Tô Định… Sau này đó là hình ảnh của kiên cường của cô bé Trần Ngọc Hoa, chín tuổi đã theo Lý Thường Kiệt giết giặc Chế Ma Na ở Chiêm Thành vào năm 1103 (Đại Yên và chuyện Trần Ngọc Hoa)… Thứ hai, trong tổng số 106 truyện viết về nhân vật nữ thì có 32 truyện ca ngợi nhân vật nữ là những người mẹ sinh ra những người con anh hùng, tài giỏi. Trước sự biến động đầy cam go dữ dội của đất nước, trước sự xâm lăng đô hộ từ kẻ thù thì những người phụ nữ đã hạ sinh cho quê hương, đất nước các thế hệ anh hùng hào kiệt. Đó là năm anh em nhà chàng Vịt, Mộc Hoàn và Lý Bí, Triệu Quang Phục… Họ là những người anh hùng hào kiệt đã dũng cảm xông pha chiến trận để mang lại hòa bình cho đất nước. 13
- Truyền thuyết đã ca ngợi bà mẹ Chiên Nương, người mẹ đã sinh ra người con “thông minh thần vũ, có tài dẹp loạn, tích trữ binh lương, mưu đồ đại sự”. Đó chính là Đinh Bộ Lĩnh trong lúc “đất nước không có vua, các hào trưởng nổi lên xưng vương cát cứ mỗi người một phương” thì ông đã cùng các tướng sĩ đi dẹp loạn được mười hai sứ quân, “thu gom non sông về một mối”. Ngoài ra còn những người con tài giỏi khác như Phạm Thành, Đinh Điền, Phạm Hạc, Lưu Công, Lĩnh Sát,… Họ đã đóng góp công sức và trí tuệ của mình vào sự thắng lợi chung của đất nước (Sự tích bà mẹ Đinh Tiên Hoàng và các công thần). Bà Lan Hoa đã sinh ra Trù Công, một người “học một biết mười, không gì không tỏ tường”. Sau này Trù Công đã theo Bà Trưng đánh đuổi giặc Tô Định (Sự tích anh em Trù Công và Thuận Nương giúp bà Trưng đánh đuổi Tô Định). Hay đó là người mẹ Tạ Cận sinh ra anh hùng Đường Hoàng. Đó là người “tướng mạo khôi ngô, thiên tư dĩnh ngộ, thông minh khác thường, khi ngài lên ba tuổi đã biết lễ nghĩa, biết kính nhường. Đến năm 13 tuổi ngài đã văn võ kiêm toàn, ai ai cũng khen là một ông thánh” (Sự tích Đường Hoàng thời vua Trưng)… Những người mẹ ấy không chỉ sinh ra những nam anh hùng thông minh xuất chúng mà còn sinh ra những nữ anh hùng quả cảm và vô song. Đó là những cô gái xinh đẹp, thông minh và đầy sự dũng cảm. Nàng Quế Nương và Dung Nương con của ông bà Lý Châu ở đời Hậu Ngô đều có nhan sắc tuyệt đẹp không những thế hai nàng còn am hiểu về thiên văn địa lý, võ nghệ cũng thành thạo. Hai nàng đã cùng với các anh của mình đánh thắng giặc Ma Na (Quế Nương và Dung Nương); đó là nàng Ngọc Xiêm dung mạo phi thường đã giúp vua Trần Anh Tông đánh đuổi giặc Nguyên xâm lược (Truyện nàng công chúa đời Trần); nàng Thục Nương con gái của ông Vũ Công Chất và bà Hoàng Thị Mậu, người thành Phong Châu. Nhan sắc của nàng vào bậc “tuyệt thế giai nhân, đọc sách khắp cả Chư tử Bách gia không sách nào không thiệp 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế phương án dạy học các bài "Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng”, “Thế năng” (SGK Vật lí 10) theo định hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực tìm tòi giải quyết vấn đề của học sinh
77 p | 360 | 85
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
64 p | 33 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt
65 p | 68 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân
69 p | 25 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm kiểu truyện "người đội lốt vật" trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
78 p | 49 | 16
-
Khoá luận tốt nghiệp: Nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
116 p | 43 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 24 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi
110 p | 32 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống "Những con vật thông minh và ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật của người Việt"
66 p | 44 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
74 p | 28 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật tự vấn trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
80 p | 15 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nhận dạng và phân tích rủi ro kinh doanh của Công ty TNHH Vật tư tổng hợp Toàn Tâm
87 p | 19 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
70 p | 21 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trữ tình trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa và tình cảm gia đình
82 p | 15 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 p | 28 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn Nam Cao
73 p | 13 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết Horece của George Sand
78 p | 15 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
84 p | 18 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn