Khóa luận tốt nghiệp: Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (khảo sát qua tập Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác)
lượt xem 15
download
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu về nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, nhằm lí giải những số phận của những đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh nhưng tận sâu trong những tâm hồn bé nhỏ, thơ dại ấy lại luôn chất chứa những khát khao về tình yêu thương, mái ấm gia đình, hạnh phúc... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (khảo sát qua tập Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác)
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ THANH HẰNG NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ (Khảo sát qua tập Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2018
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ THANH HẰNG NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ (Khảo sát qua tập Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN PHƢƠNG HÀ HÀ NỘI, 2018
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo, ThS. Nguyễn Phương Hà đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ văn học Việt Nam, khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hằng
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, khóa luận với đề tài Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được hoàn thành dưới sự cố gắng của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của ThS. Nguyễn Phương Hà cũng như các thầy, cô trong Tổ văn học Việt Nam. Khóa luận của tôi không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào đã từng công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hằng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6 NỘI DUNG....................................................................................................... 7 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 7 1.1. Khái niệm về nhân vật và nhân vật trẻ em ................................................. 7 1.1.1. Khái niệm về nhân vật............................................................................. 7 1.1.2. Khái niệm về nhân vật trẻ em ................................................................. 8 1.1.3. Khái quát về nhân vật trẻ em trong văn học Việt Nam........................... 8 1.2. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư ......................................................................... 12 1.2.1. Cuộc đời ................................................................................................ 12 1.2.2. Hành trình sáng tác............................................................................... 13 1.3. Vị trí của nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.............. 15 Chƣơng 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ .......................................................................... 17 2.1. Nhân vật trẻ em – nạn nhân của những hoàn cảnh trớ trêu ..................... 17 2.1.1. Những đứa trẻ mồ côi chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh .......................... 17 2.1.2. Những đứa trẻ với tuổi thơ nhọc nhằn, bươn chải kiếm sống .............. 21 2.1.3. Những đứa trẻ là nạn nhân, phải gánh chịu những sai lầm của người lớn ......................................................................................................................... 23 2.2. Nhân vật trẻ em mang vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng ............................... 27 2.2.1. Trẻ em luôn khao khát được yêu thương .............................................. 27
- 2.2.2. Khát vọng vươn lên số phận ................................................................. 29 Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN VỀ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ ................................................................................................................... 33 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 33 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình .............................................................. 33 3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ....................................................... 35 3.2. Ngôn ngữ .................................................................................................. 38 3.2.1. Ngôn ngữ mộc mạc tự nhiên, đậm chất Nam Bộ .................................. 38 3.2.2. Sử dụng các biện pháp tu từ, gần gũi với sự liên tưởng của trẻ em. ..... 40 3.3. Giọng điệu. ............................................................................................... 42 3.3.1. Giọng điệu trong sáng, hồn nhiên ......................................................... 42 3.3.2. Giọng điệu xót xa, thương cảm ............................................................. 44 KẾT LUẬN .................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học từ 1975 đến nay, đang có những bước phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của thế hệ các nhà văn trẻ tài năng, giàu nhiệt huyết. Họ không chỉ chứng kiến sự tàn phá, khốc liệt của chiến tranh mà còn là những con người tự ý thức được sứ mệnh, trách nhiệm của mình để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Chúng ta không thể không nhắc đến những cây bút tài năng của với nền văn học Việt Nam như: Y Ban, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư. 1.2. Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ, khỏe và đầy nhiệt huyết sáng tạo của văn học Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Chị đã chinh phục được hàng triệu trái tim độc giả bằng ngòi bút sắc sảocủa mình. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư rất bình dị, nguyên sơ nhưng lại mang đến sức hút mạnh mẽ với độc giả và có sức lan tỏa lớn. Chúng ta có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu như: Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, Khói trời lộng lẫy,…để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. 1.3. Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, bên cạnh đề tài về người phụ nữ, thế giới trẻ em cũng là nguồn cảm hứng trong sáng tác của chị. Với tài năng nghệ thuật và nhãn quan của nhà văn, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng nên thế giới trẻ em trong sáng, hồn nhiên nhưng cũng chịu nhiều mất mát, thiệt thòi và bất hạnh. Viết về trẻ em, Nguyễn Ngọc Tư đã gửi gắm tấm lòng, tình cảm và cái nhìn ấm áp, bao dung. Vì những lí do trên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (khảo sát qua tập Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác) làm đối tượng nghiên cứu. Với mong muốn đóng góp thêm cái nhìn mới về nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của 1
- Nguyễn Ngọc Tư, qua đó thấy được vị trí và tài năng của Nguyễn Ngọc Tư trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện muộn nhưng chị nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trong văn đàn Việt Nam. Ngay từ những trang viết đầu tay, chị đã tạo dấu ấn với một phong cách văn chương mới lạ mang đậm chất Nam Bộ. Giới nghiên cứu, nhà phê bình văn học đã dành nhiều lời, đánh giá cao về phong cách văn chương và các sáng tác của chị. Nhà văn Nguyễn Công Thuấn trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư và hành trình đã đi khẳng định: “Khi tôi viết những dòng này thì Nguyễn Ngọc Tư đã được bao bọc bởi quá nhiều hào quang cả sự thành công và những lời khen ngợi…Hãy cứ để cho những vòng hào quang tỏa sáng tên với Nguyễn Ngọc Tư và để những lời ngợi ca dành cho chị còn vang vọng mãi bởi đó là tấm lòng của người đọc đối với nhà văn họ yêu mến. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nhân hậu. Chị xứng đáng được nhận những vòng hoa và những vương viện của lòng yêu thương” [14]. Năm 2006, tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận được nhận giải nhất của Hội nhà văn Việt Nam. Tác phẩm đã tạo nên thành công lớn trong sự nghiệp sáng tác của chị. Khảo sát tập Cánh đồng bất tận người đọc nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư trưởng thành và chuyên nghiệp hơn trong cách viết và việc sử dụng ngôn ngữ. Tác phẩm đã nhận được nhiều sự ca ngợi của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. TS. Nguyễn Đăng Điệp trong bài tham luận tại Hội nghị lí luận, phê bình văn học đã khẳng định: “Cánh đồng bất tận không chỉ là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Ngọc Tư mà thực sự là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam đương đại” [6]. Đồng quan điểm, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên nhấn mạnh: “Cánh đồng bất tận là một truyện hay. Nó chứng tỏ bút lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc đào sâu vào thể hiện 2
- cuộc sống và khơi sâu vào thân phận con người. Viết được một truyện như thế chứng tỏ Tư có tài năng và lòng thương người. Đúng vậy thương người bằng cái nỗi đau của con người, bằng cái nhìn thẳng vào những vùng sáng tối, chồng chéo trên những khuôn mặt người và trong những cõi lòng người” [11]. Có thể thấy, Nguyễn Ngọc Tư đã đi sâu vào thân phận con người, khai thác tình người và bộc lộ nhiều giá trị nhân văn về cuộc sống, về con người qua tác phẩm. Năm 2008, tập Gió lẻ và 9 câu chuyện khác ra đời. Nguyễn Ngọc Tư phát huy và khẳng định tài năng trong cách sử dụng ngôn ngữ địa phương và đưa đối thoại vào trong văn. Tác phẩm đã khai thác triệt để các thế mạnh trong ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư. Những câu chuyện thường mang nhiều tầng nghĩa mà lắng sâu chất Nam Bộ giúp người đọc dễ đọc, dễ cảm nhận. Tập Gió lẻ và 9 câu chuyện khác cũng nhận được những lời nhận xét, đánh giá khá sắc nét. Nhà phê bình Minh Thi nhận định: “Gió lẻ và 9 câu chuyện khác là một cách viết khác, một cuộc tìm kiếm khác, để tạo nên phong cách đa dạng hơn và cũng nhiều triết lí hơn cho Nguyễn Ngọc Tư”. Có thể thấy, Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến một sự mới mẻ với một chất giọng riêng không giống với các tác phẩm trước. Tìm hiểu kĩ hơn về sáng tác Nguyễn Ngọc Tư, bài viết Truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Tư những khắc khoải nhân sinh, PGS.TS Nguyễn Thị Bình đã nhận định: “Với tôi, gương mặt trẻ em, tiếng nức nở trẻ em, sự thơm thảo hồn nhiên nhạy cảm tuyệt vời của trẻ em giữa một thế giới quay cuồng dục vọng, tất bật mưu sinh, chai lì cảm xúc… Đấy mới là thước đo trách nhiệm là điểm quy chiếu các giá trị nhân văn – thẩm mỹ quan trọng nhất của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư… Trong rất nhiều tác phẩm của chị dường như luôn có một đôi mắt trẻ con mở to nhìn vào cách hành xử của người lớn, ngạc nhiên, chờ đợi, thắc mắc… Chúng bắt người lớn phải trả lời 3
- về những mỗi buồn của chúng: sự thất học, mặc cảm con hoang, mang mặc cảm bị bỏ rơi, bị sỉ nhục…”. Nhận định về tập Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, tác giả Phạm Xuân Nguyên đã có những nhận xét xác đáng: “Văn của Nguyễn Ngọc Tư, có thể nói, là cách nhìn vào thế giới lớn ngổn ngang, phức tạp, đầy bất hạnh và bi kịch, từ những đứa trẻ ngây thơ – già nua. Hoàn cảnh chung tạo nên cảnh ngộ bất hạnh của chúng là sự tan vỡ của các gia đình, sự phản bội nhau của các cặp vợ chồng” [6]. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Có thể kể đến luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Thu Hiên (2013) với đề tài Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đi sâu vào tìm hiểu các kiểu nhân vật trong truyện ngắn là những người nông dân nghèo vùng sông nước Nam Bộ, những con người lao động có phẩm chất tốt đẹp, giàu khao khát yêu thương, nhân vật mang tính bản năng, số phận nhân vật mang sắc thái bi kịch. Đồng thời, luận văn cũng triển khai một số phương diện nghệ thuật như: nghệ thuật miêu tả tâm lí để làm nổi bật lên thế giới nội tâm của nhân vật, miêu tả ngoại hình nhân vật để thấy được tính cách và số phận của nhân vật ở trong mọi hoàn cảnh. Tác giả Phạm Thị Nga (2013) với khóa luận Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã chỉ ra số phận bi kịch của các nhân vật: những con người chung thủy nhưng bị bội tình; con người ở hiền bị ức hiếp, người là nạn nhân của đói nghèo; con người cô đơn, lạc lõng; những thân phận đau thương do chiến tranh. Có thể thấy, hầu hết các công trình nghiên cứu về hai tập truyện của Nguyễn Ngọc Tư là những bài viết lẻ tẻ, mang tính chất gợi mở, cũng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống. Tiếp nối những người đi trước chúng tôi lựa chọn đề tài Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 4
- 3. Mục đích nghiên cứu Từ tên gọi của đề tài, chúng tôi hướng tới những mục đích sau: - Thứ nhất: Tìm hiểu về nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, nhằm lí giải những số phận của những đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh nhưng tận sâu trong những tâm hồn bé nhỏ, thơ dại ấy lại luôn chất chứa những khát khao về tình yêu thương, mái ấm gia đình, hạnh phúc. - Thứ hai: Khẳng định tài năng Nguyễn Ngọc Tư mảng đề tài viết về thiếu nhi nói riêng và những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư đối với văn học Việt Nam đương đại nói chung ở nhiều thể loại, trong đó tiêu biểu là truyện ngắn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận hướng tới nghiên cứu nhiệm vụ sau: - Nhận diện các kiểu nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (trẻ em nạn nhân của hoàn cảnh trớ trêu, đứa trẻ với tuổi thơ nhọc nhằn kiếm sống; trẻ em mang vẻ hồn nhiên trong sáng luôn tha thiết được yêu thương và khát vọng vươn lên cuộc sống). - Chỉ ra một số phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu). 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung tìm hiểu thế giới nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. - Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một khóa luận, chúng tôi khảo sát hai tập truyện ngắn là: tập Cánh đồng bất tận (Nxb Trẻ, năm 2005) và tập Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (Nxb Trẻ, năm 2008). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận tập trung các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê 5
- - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp phân tích, bình giảng tác phẩm 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được triển khai thành 3 chương sau: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Các kiểu nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Chương 3: Một số phương diện về nghệ thuật thể hiện nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. 6
- NỘI DUNG Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm về nhân vật và nhân vật trẻ em 1.1.1. Khái niệm về nhân vật Từ xưa đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm nhân vật văn học. Trong cuốn Từ điển văn học định nghĩa: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật, do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học” [13; 86]. Tác giả Lại Nguyên Ân cho rằng: “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong ngôn từ nghệ thuật. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người” [1; 241]. Giáo trình Lí luận văn học của GS. Phương Lựu đưa ra khái niệm về nhân vật văn học: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, được thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm Cám, Thạch Sanh…Đó là những nhân vật mang nội dung và ý nghĩa con người…Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng cụ thể trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một hiện tượng mang tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận ra” [9; 277]. Như vậy, trên đây là những nhận định tương đối toàn diện về nhân vật văn học. Bởi nhân vật là điều kiện cần thiết để tác giả khám phá, đánh giá và lí giải số phận, cuộc đời nhân vật, tạo sự hấp dẫn, thú vị đến với bạn đọc. 7
- 1.1.2. Khái niệm về nhân vật trẻ em Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em, khái niệm trẻ em được hiểu như sau: “Trẻ em có nghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Luật pháp Liên bang Hoa Kì quy định: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi”. Ở Việt Nam, pháp luật chưa có các quy định thống nhất về khái niệm trẻ em trong từng nghành luật cụ thể. Theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2005 cho rằng: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” còn Bộ luật dân sự (2005) lại ghi: “Trẻ em là những người dưới 15 tuổi”. Ở mỗi quốc gia tùy thuộc vài sự phát triển thể chất, tâm sinh lí của trẻ mà có quy định riêng độ tuổi gọi là trẻ em. Trong phạm vi của khóa luận này, chúng tôi tạm quy ước nhân vật trẻ em là những đứa trẻ dưới mười tám tuổi và được nhà văn khắc họa trong văn học. Tác giả thể hiện cái nhìn về trẻ em, với những nét tính cách, đặc điểm số phận trong đời sống văn hóa, xã hội, lịch sử một cách khái quát. Đồng thời, nó cũng phản ánh những quy luật của đời sống và của trẻ thơ trong cuộc sống. 1.1.3. Khái quát về nhân vật trẻ em trong văn học Việt Nam 1.1.3.1. Trước 1975 Trong cuộc sống cũng như trong văn học, nhân vật trẻ em là đối tượng thường được quan tâm nhiều hơn cả bởi trẻ em chính là những búp măng non của đất nước, mang vẻ đẹp thuần khiết, cần được bảo vệ và nâng niu. Nhân vật trẻ em từ lâu đã là một trong những đề tài thôi thúc tác giả để viết lên những mảnh đời, những số phận bất hạnh khiến người đọc không khỏi xót xa, thương cảm như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nguyên Hồng. Với nhà văn Nguyên Hồng, nhân vật trẻ em trong các tác phẩm của ông đều là những đứa trẻ con của các gia đình lao động nghèo khổ, phải làm đủ mọi nghề để tồn tại. Chúng không tự bảo vệ được mình trong xã hội đầy cạm 8
- bẫy, bất công và luôn bị lạm dụng sức lao động một cách tàn nhẫn, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Các em còn bị chính những người thân của mình ngược đãi, bị hành hạ, đánh đập. Cậu bé Hồng trong Những ngày thơ ấu mồ côi cha từ năm mười hai tuổi, mẹ đi bước nữa và thường phải đi làm ăn xa. Thiếu thốn về vật chất và thiếu sự chăm sóc của người thân khiến bé Hồng phải lăn lộn nơi đầu đường xó chợ. Cùng chung cảnh ngộ với bé Hồng là Thạo bé, Tý con trong tác phẩm Những mầm sống…Mỗi một đứa trẻ là một số phận, một mảnh đời đau đớn, côi cút. Nhắc đến tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chúng ta nhớ đến nhân vật cái Tí, một em bé nhỏ tuổi nhưng sớm đảm đang, yêu thương bố mẹ, các em và có trách nhiệm biết hi sinh vì gia đình. Khi sinh ra, Tí phải chịu nhiều khổ cực. Do hoàn cảnh, cái Tí phải đi ở nhà Nghị Quế, bị coi thường thậm chí còn phải ăn cả phần cơm thừa của một con chó. Độ tuổi đấy, các em phải được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Vậy mà, chính xã hội phong kiến đẩy con người đến cùng cực ngay khi còn là một đứa trẻ. Người đọc không khỏi những băn khoăn, trăn trở trước số phận đáng thương của em. Khi đất nước bước vào cuộc chiến tranh kháng chiến chống Pháp, hình ảnh trẻ em mang nhiệm vụ lớn lao, cao cả. Đó là những em bé tham gia liên lạc, diệt ác trừ gian tà, sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng Cách mạng. Tác phẩm Chiến sĩ ca nô của Nguyễn Huy Tưởng, miêu tả những ngày đầu chống thực dân Pháp, lực lượng ta không cân sức với địch nhưng với lòng dũng cảm, mưu trí, Tý - một em bé gan dạ, dũng cảm đã cùng năm anh em du kích kéo về cả một đoàn thuyền cho ta. Sau này, Tý nhận được giải thưởng Huân chương chiến sĩ hạng Nhì. Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xuất hiện khá nhiều chuyện về cuộc sống của trẻ em ở các đội Măng non, Thiếu niên tiền phong…Để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc là những em bé mang trong mình nỗi căm thù giặc, sẵn sàng tiếp nối vững bước cha anh đi trước để bước vào cuộc 9
- kháng chiến như những người anh hùng. Hàng loạt tác phẩm Những đứa con trong gia đình, Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng,… thế giới nhân vật trẻ em được khắc họa rõ nét. Các em vừa đi học, vừa đào hầm, đắp lũy, tham gia cách mạng khi giặc đến như một người chiến sĩ kiên cường….Đó là những hình ảnh đẹp, trong tư thế oai hùng, bất khuất của những chiến sĩ nhi đồng giàu lòng yêu nước, nhiệt tình cách mạng. Qua đó, ta mới thấy được rằng tội ác chiến tranh càng không thể hủy diệt được sức mạnh tinh thần của những gương mặt trẻ thơ, ngược lại càng bùng lên một khí chất ngang tàng, kiên cường, dũng cảm. 1.1.3.2. Sau 1975 Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vừa kết thúc thắng lợi, đất nước hòa bình thống nhất. Chúng ta vừa khắc phục tổn thương nặng nề của chiến tranh, vừa tiến hành công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Khi cuộc sống hòa bình, ý thức về giá trị cá nhân lại có một vị trí cần thiết trong nền văn hóa của cộng đồng. Vì vậy, điều mà mỗi con người quan tâm đến là nhu cầu cá nhân. Văn học viết về trẻ em ở giai đoạn này chịu sự chi phối của thời đại. Nhiều nhà văn lấy hình tượng trẻ em là nhân vật chính trong sáng tác. Có thể kể đến các tác giả: Ma Văn Kháng, Nguyễn Nhật Ánh, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh,… Tìm hiểu đề tài thiếu nhi trong sáng tác của Ma Văn Kháng, ta thấy đời sống của những đứa trẻ được đưa vào cuộc sống trong gia đình. Trong truyện Côi cút giữa cảnh đời đó là bé Duy, Thảm được khắc họa rõ nét. Sinh ra một gia đình ấm êm, hạnh phúc nhưng bố của Duy bỏ nhà ra đi, sau đó mẹ của em cũng rời xa em. Lúc này, bên cạnh em chỉ còn lại người bà giàu lòng yêu thương, nhân hậu nuôi dạy em trưởng thành. Cuộc sống ấy không hề dễ dàng với một đứa nhỏ, từ bé đã phải mưu sinh. Nhờ lòng kiên trì, sức mạnh của ý chí, nghị lực cùng sự yêu thương, quan tâm của người bà đã giúp Duy vượt qua được tất cả những gian khổ và cuối cùng hạnh phúc cũng được đến 10
- bên em. Tài năng của Ma Văn Kháng, ở việc đặt nhân vật vào hoàn cảnh éo le, để rồi tự họ phải vươn mình, trải qua những trở ngại. Tác phẩm như một lời cảnh tỉnh những bậc cha mẹ, cần quan tâm tới con cái. Đừng để tuổi thơ của các em bị tổn thương, vẩn đục. Đến với Kính vạn hoa của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, thấy được tác phẩm kể về tình bạn, việc học hành, những câu chuyện về cuộc sống, và những trò nghịch ngợm của ba đứa trẻ Qúy Ròm, Tiểu Long và Hạnh cận. Tất cả tạo nên một thế giới trẻ thơ phong phú, đầy màu sắc và gần gũi. Bằng lối viết giản dị, tự nhiên, ngôn ngữ gần gũi dễ hiểu, hướng theo cách nhìn của trẻ thơ, hồn nhiên, tinh nghịch. Có thể coi Kính vạn hoa là tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Nhật Ánh, một bộ truyện gối đầu giường của các em học sinh lúc đó. Tác phẩm Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, nhân vật bé Hon - một cô bé đặc biệt mang trong mình chức trách là một thiên sứ đi xuống cõi trần gian. Cô luôn khao khát được yêu thương và luôn ban phát tình yêu. Bé Hon, đi đâu gặp ai cũng nở nụ cười trẻ thơ và lời mời ngọt ngào “thơm nào”. Đáng thương thay, thiên sứ lại bị từ chối ngay trong chính gia đình yêu thương của mình. Lúc đầu họ còn phấn khởi, dần dần cảm thấy khó chịu, cau có, rồi không ai đón nhận nụ cười và đôi môi của bé nữa. Cuối cùng bé Hon vĩnh viễn từ giã cuộc đời mình với đôi môi đỏ cháy. Một nhân vật - bé Hon hoàn toàn khác lạ với các nhân vật trẻ em trong văn học truyền thống. Đây cũng là một lời đánh thức con người khỏi sự vô cảm, thờ ơ với trẻ nhỏ. Nhân vật trẻ em còn được đề cập trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán (Lượm, Tư dát, Quỳnh sơn ca) ở độ tuổi rất nhỏ. Chỉ mười ba, mười bốn tuổi nhưng vẫn mang trong mình nhiệm vụ cao cả, nhiệt tình với cách mạng. Không chỉ phải chiến đấu với giặc xâm lược mà các em còn phải vượt qua những trông gai, thử thách trong cuộc sống luôn bủa vây xung quanh. Đến với Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán độc giả như được hòa mình 11
- vào chính nhân vật, thấu hiểu được cảm xúc của tác giả. Người đọc gấp những trang sách lại vẫn thấy hiện hữu xung quanh mình những bóng hình trẻ thơ ấy. Kế thừa từ những người đi trước văn học sau năm 1975, thế giới nhân vật trẻ em được tiếp cận từ đề tài đến hiện thực đời sống cũng phong phú, đa dạng hơn giai đoạn trước, giúp cho người đọc hình dung về thế giới trẻ em với nhiều màu sắc, góc độ mới. Tóm lại, trong dòng chảy văn học, thế giới nhân vật trẻ em góp phần quan trọng trong bức tranh toàn cảnh đó. Trước năm 1975, nhân vật trẻ em chưa thực sự được nhiều nhà văn chú ý đến và chủ yếu là những hình tượng nhỏ tuổi mà anh dũng, kiên cường với mục đích nêu gương cổ vũ công cuộc kháng chiến. Sau 1975, khi đất nước hòa bình, nhân vật trẻ em được các nhà văn khai thác ở nhiều góc độ, khía cạnh, đóng vai trò to lớn. Nhân vật chính của tác phẩm, được nhà văn bộc lộ quan điểm nghệ thuật, mặt khác trẻ em còn được khám phá trong mối quan hệ đa chiều với gia đình, bạn bè, nhà trường, thầy cô, xã hội…Màu sắc những đứa trẻ ấy có sức lan tỏa mạnh mẽ đến tâm trí bạn đọc. Nguyễn Ngọc Tư - một tác giả tiêu biểu cho lối viết mới về trẻ em trong giai đoạn văn học hiện đại. 1.2. Tác giả Nguyễn Ngọc Tƣ 1.2.1. Cuộc đời Nguyễn Ngọc Tư sinh ngày 01/01/1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Sinh ra trong một gia đình lao động giàu truyền thống Cách mạng, cha của chị là một người hay làm thơ, viết báo. Chính vì thế mà máu văn chương cùng với nghề báo chí thấm sâu trong máu thịt của chị từ nhỏ. Điều đó, có vai trò to lớn trong việc hình thành văn chương của chị. Thuở nhỏ, Nguyễn Ngọc Tư là một cô bé hiền hòa, chăm chỉ giúp bố mẹ. Vì hoàn cảnh gia đình không có điều kiện, chị chỉ học hết cấp 2, sau đó học bổ túc, rồi tự chị học hỏi bên ngoài để tích lũy kinh nghiệm sống và khả năng viết văn của mình. Ban đầu, chị thích viết và một phần muốn chia sẻ bớt gánh 12
- nặng kinh tế gia đình. Nhưng khi người cha nhìn thấy tài năng của con mình, ông không chỉ động viên: “Nghĩ gì, viết nấy, viết những gì con đã trải qua”. Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu viết và tìm được niềm vui trong đó. Tác phầm đầu tay của chị được gửi đến tạp chí và được đăng trên Văn nghệ bán đảo Cà Mau. Sau khi trở thành phóng viên Tạp chí Văn nghệ và tham gia công tác tại Hội văn học nghệ thuật Cà Mau đã giúp cho bản thân chị có điều kiện để phát triển tài năng, đam mê nghệ thuật. Dường như các tác phẩm của chị được xuất phát từ chính những trải nghiệm từ cuộc đời của chị và những hiểu biết sâu sắc, đồng cảm với những con người nghèo khổ. Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn tài năng, ra mắt bạn đọc nhiều tác phẩm hay và thú vị. Đọc những trang văn của chị, mọi thứ hiện lên thật sinh động, người đọc tưởng như mình đã bắt gặp nhân vật ở ngoài đời thực rồi. Văn phong của Ngọc Tư lôi cuốn được bạn đọc với lối viết nồng hậu, nhẹ nhàng nhưng gây ấn tượng mạnh mẽ tới độc giả bởi cái vẻ nhẹ nhàng trong từng câu chữ. Vậy nên, chị còn rất trẻ nhưng nhanh chóng gặt hái được nhiều giải thưởng cao quý trong văn học. 1.2.2. Hành trình sáng tác Nguyễn Ngọc Tư là một trong những gương mặt nữ nhà văn trẻ tiêu biểu của Nam Bộ đã mang đến dấu ấn đậm nét trên văn đàn Việt Nam đương thời. Chị sáng tác rất nhiêu thể loại như: truyện ngắn, tạp văn, ký…và gặt hái được nhiều thành công. Nguyễn Ngọc Tư đến với truyện ngắn như một cái duyên, tình cờ. Trong cuộc vận động sáng tác “Văn học tuổi 20” ( lần thứ 2) do Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh (báo Tuổi trẻ tổ chức năm 2000), Nguyễn Ngọc Tư đạt giải nhất với tập truyện Ngọn đèn không tắt. Cùng với tập truyện này, chị đạt giải thưởng văn học của Hội nhà văn Việt Nam vào năm 2001. Tác phẩm này đã được chọn in lại trong “Tủ sách vàng” của Nhà xuất bản Kim Đồng năm 2003. Sau đó, chị tiếp tục khẳng định tên tuổi của mình và được bình chọn là 13
- một trong mười gương mặt tiêu biểu trong năm do Trung ương Đoàn trao tặng và được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam, trở thành hội viên trẻ tuổi nhất (năm 27 tuổi)…Nguyễn Ngọc Tư cũng có tên trong tuyển tập truyện ngắn Việt Nam được dịch, in ở Mĩ và được vinh dự chọn lên hình của chương trình “Người đương thời” năm 2005. Năm 2008, chị được nhận giải thưởng văn học ASEAN. Sau thành công của tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt năm 2000, Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục ra mắt độc giả một loạt các truyện ngắn: Ông ngoại (2001), Biển người mênh mông (2003), Nước chảy mây trôi (2004). Năm 2005, tập truyện Cánh đồng bất tận ra đời, đoạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Chị sáng tác không ngừng nghỉ và cho ra đời hàng loạt tác phẩm: Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008), Khói trời lộng lẫy (2010), Đảo (2014), Trầm tích (2014), gần đây nhất là tập truyện Không ai qua sông (2016). Từ đó, chứng tỏ Nguyễn Ngọc Tư là cây bút tài năng, sức sáng tạo dồi dào, sáng tác không nghỉ. Khi viết về truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư thường đề cập đến hoàn cảnh của các gia đình nghèo, số phận buồn của những con người nhỏ bé, những người nông dân hiền lành, lương thiện, chân chất với những ước mơ bình dị đáng được cảm thông. Những câu chuyện của chị thường đượm buồn, vì với bản thân chị viết về những số phận con người cực khổ kia sẽ chạm đến trái tim bạn đọc. Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư còn xuất sắc với các thể loại khác: ký, tản văn và tạp bút. Cuối năm 2005, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã ra mắt cuốn tạp văn đầu tiên mang tên Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư. Đọc những trang viết này, ta thấy được những bài viết luôn chất chứa những trăn trở, suy tư về cuộc đời, lẽ sống mà không phải bất cứ một ai cũng có thể nắm bắt được. Ngoài ra, ở thể loại ký, tản văn, tạp bút, Nguyễn Ngọc Tư còn có những tác phẩm xuất sắc như: Sống chậm thời @ (in chung với Lê Thiếu Nhơn năm 2005), Ngày mai của 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế phương án dạy học các bài "Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng”, “Thế năng” (SGK Vật lí 10) theo định hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực tìm tòi giải quyết vấn đề của học sinh
77 p | 361 | 85
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
64 p | 34 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt
65 p | 77 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân
69 p | 25 | 18
-
Khoá luận tốt nghiệp: Nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
116 p | 46 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm kiểu truyện "người đội lốt vật" trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
78 p | 49 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 25 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi
110 p | 36 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống "Những con vật thông minh và ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật của người Việt"
66 p | 46 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
74 p | 29 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật tự vấn trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
80 p | 15 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nhận dạng và phân tích rủi ro kinh doanh của Công ty TNHH Vật tư tổng hợp Toàn Tâm
87 p | 19 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
70 p | 21 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trữ tình trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa và tình cảm gia đình
82 p | 15 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 p | 30 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn Nam Cao
73 p | 14 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết Horece của George Sand
78 p | 15 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
84 p | 20 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn