intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận Tốt nghiệp " Thực trạng công tác văn thư tại Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp"

Chia sẻ: Nguyễn Quốc Hỷ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:123

664
lượt xem
93
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, các ngành, các lĩnh vực hoạt động có những đóng góp nhất định và luôn có sự cải tiến để vươn tới sự hoàn thiện. Hoà vào xu thế đó những năm gần đây nghiệp vụ công tác Văn thư có những bước phát triển phong phú và đa dạng đáp ứng yêu cầu của nền cải cách hành chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận Tốt nghiệp " Thực trạng công tác văn thư tại Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp"

  1. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô Trường Đại học Thành Đô Khoa quản trị văn phòng  Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng công tác văn thư tại Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp SVTH : Nguyễn Quốc Hỷ 1 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  2. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ .. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ ...................... 12 1.1 Khái niệm, vị trí, ý nghĩa của công tác văn thư. .................................... 12 1.1.1 Khái niệm về công tác văn thư. ....................................................... 12 1.1.2 Vị trí, ý nghĩa và yêu cầu của Công tác văn thư. ............................. 13 1.2 Nội dung của công tác văn thư................................................................. 18 1.2.1 Soạn thảo văn bản................................................................. .......... 18 1.2.2 Tổ chức giải quyết và quản lý văn bản và các tài liệu khác h ình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức. ................................ 19 1.2.3 Quản lý và sử dụng con dấu. ........................................................... 40 1.3 Lập hồ sơ hiện hành và nộp vào lưu trữ cơ quan. ................................. 45 CHƯƠNG 2 THỰC TRANG CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THUỘC BỘ TƯ PHÁP ....................................... 49 2.1 Giới thiệu tổng quát về Tổng cục thi hành án dân sự............................. 49 2.1.1 Vài nét về sự ra đời và phát triển của Tổng Cục Thi hành án dân sự. ................................................................................................................. 49 2.1.2 Khái quát về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp............................................................................ 52 2.1.3 Tổ chức và cán bộ, công chức của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. ................................................................ .................... 54 2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Tổng cục thi hành án dân sự. ........................... 54 2.2 Thực trạng công tác văn thư tại Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp........................................................................................................... 75 2.2.1 Cơ sở vật chất phục vụ công tác....................................................... 76 2.2.2 Nhân sự làm công tác văn thư .......................................................... 78 2 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  3. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô 2.2.3 Công tác xây dựng và ban hành văn bản ......................................... 80 2.2.5 Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến của Tổng cục................ 95 2.2.6 Công tác quản lý và giải quyết văn bản mật. ................................. 104 2.2.7 Công tác quản lý và sử dụng con dấu............................................ 104 2.2.8 Công tác lập hồ sơ. ....................................................................... 105 2.3 Đánh giá về công tác văn thư tại Văn phòng Tổng cục thi hành án dân sự. ................................................................................................ .................. 107 2.3.1 Nhận xét chung về công tác văn thư tại văn phòng Tổng cục. ....... 108 2.3.2 Những thuận lợi trong công tác văn thư tại Tổng cục. .................. 110 2.3.3 Những khó khăn trong công tác văn thư tại văn phòng Tổng cục. . 111 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ - BỘ TƯ PHÁP .......... 115 3.1 Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn thư .................. 115 3.2 Một số kiến nghị nhằn nâng cao Công tác văn thư tại Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp .............................................................. 116 3.2.1 Tăng cường kiểm tra, tổng kết công tác văn thư hàng năm. .......... 116 3.2.2 Một số Kiến nghị khác .................................................................. 117 KẾT LUẬN ................................................................................................... 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 122 NH ẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .......................................... 123 3 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  4. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô LỜI NÓI ĐẦU Trong công cuộc đổi mới của đất nước, các ngành, các lĩnh vực hoạt động có những đóng góp nhất định và luôn có sự cải tiến để vươn tới sự hoàn thiện. Hoà vào xu thế đó những năm gần đây nghiệp vụ công tác Văn thư có những bước phát triển phong phú và đa dạng đáp ứng yêu cầu của nền cải cách hành chính. Công tác Văn thư là hoạt động bảo đảm thông tin bằng văn bản phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra quản lí điều hành công việc của các cơ quan Đảng, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đảm bảo cung cấp kịp thời, chính xác. Đồng thời công tác Văn thư được xác định là m ột mặt hoạt động của bộ máy quản lý nói chung và chiếm một phần lớn nội dung hoạt động của văn phòng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động quản lý của một cơ quan, là m ột mắt xích quan trọng trong guồng máy hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành. 4 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  5. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô Hiệu quả hoạt động quản lý của cơ quan, tổ chức cao hay thấp phụ thuộc vào m ột phần của công tác này có được làm tốt hay không. Vì đây là một công tác vừa mang tính chính trị vừa có tính nghiệp vụ, kĩ thuật và liên quan nhiều cán bộ, công chức. Làm tốt công tác Văn thư sẽ góp phần giải quyết công việc cơ quan được nhanh chóng, chính xác, năng xuất, chất lượng, đúng chế độ, giữ bí mật của Đảng và Nhà nước, hạn chế được bệnh quan liêu giấy tờ và việc lợi dụng văn bản Nhà nước để làm những việc trái pháp luật góp phần lớn nao vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước của mỗi Quốc gia. Nắm bắt được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta nhiều năm qua đã không ngừng cải cách nền Hành chính quốc gia trong đó có công tác Văn thư được tập trung đổi mới và sáng tạo hơn. Vì vậy, để làm tốt công tác Văn thư đòi hỏi phải nắm vững kiến thức lý luận và phương pháp tiến hành các chuyên môn nghiệp vụ như 5 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  6. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô soạn thảo văn bản, quản lý văn bản, lập hồ sơ hiện hành… Ngày nay công tác Văn thư có vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực của xã hội, nó đóng góp một phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế của đất nước, không ai trong chúng ta phủ nhận được vai trò quan trọng đó. Sống trong một xã hội đang phát triển đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự biết vươn lên, nỗ lực phấn đấu hết m ình, đem năng lực kiến thức m à mình đã trau dồi được phục vụ cho xã hội cho đất nước. Đây cũng chính là lý do để em chọn đề tài: “Thực trạng công tác văn thư tại Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp” để viết khóa luận tốt nghiệp và để có cái nhìn đúng đắn nhất về công tác Văn thư tại một cơ quan Nhà nước. Là m ột sinh viên của lớp Quản trị Văn phòng, sau ba năm học tập rèn luyện và được trang bị những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ tại Trường cao đẳng Công Nghệ Thành Đô (nay là Đại Học Thành Đô) em đã có thể có 6 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  7. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô những kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ nhất định. Nhưng “Học phải đi đôi với hành”, kiến thức, lý thuyết được học ở trường lớp phải được áp dụng vào công việc thực tế tại cơ quan, để đáp ứng được yêu cầu đó Nhà trường đã thực hiện Kế hoạch đào tạo tổ chức cho sinh viên đi thực tập tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Việc thực tập này giúp cho sinh viên làm quen với công việc tại cơ quan, vận dụng những kiến thức lý thuyết đã được học khi còn ngồi trên ghế nhà trường vào công việc thực tế tại cơ quan. Đây cũng là dịp để cho sinh viên củng cố, tổng hợp lại kiến thức, tập dượt, rèn luyện phẩm chất đạo đức của bản thân mình, là cơ hội cho sinh viên đúc rút những kinh nghiệm làm việc, giao tiếp phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp ra trường. Thực hiện Kế hoạch của trường Đại học Thành Đô về việc thực tập tốt nghiệp, Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp đã tạo điều kiện tiếp nhận em về thực tập. Thời gian thực tập là 8 tuần bắt đầu từ ngày 22/03/2010 đến hết ngày 7 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  8. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô 16/05/2010. Thời gian thực tập tuy ngắn nhưng nhờ sự giúp đỡ của Lãnh đạo Tổng cục và cán bộ làm công tác Văn thư trong Văn phòng Tổng cục đã tạo cơ hội cho em áp dụng lý thuyết được trang bị vào thực tiễn công tác, rèn luyện được kỹ năng làm việc và nâng cao hiểu biết của m ình trong việc trao đổi nghiệp vụ, từ đó nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của công tác Văn thư. Đặc biệt dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng đã truyền cho em lòng say mê công việc, giúp em nhận thức được sâu sắc nghĩa vụ trách nhiệm và vai trò quan trọng của công tác văn thư. Từ đó em đã rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như cẩn thận hơn, tỉ mỉ hơn… Và nâng cao năng lực của bản thân để hoàn thành tốt công việc. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác văn thư Phạm vi nghiên cứu: Tại Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp Qua nghiên cứu phân tích tổng hợp tài liệu và tham khảo những kinh nghiệm từ thực tế 8 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  9. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô của những nhân viên cán bộ công chức về công tác văn thư, đã giúp em có nhìn nhận đúng và chính xác hơn nữa về công tác văn thư và tầm quan trọng của hoạt động này. Qua một thời gian ngắn được thực tập tại Tổng cục Thi hành án dân sự thộc Bộ Tư pháp, đã giúp em nâng cao sự hiểu biết về công tác văn thư tại một cơ quan Nhà nước; thấy được vai trò quan trọng của công tác văn thư trong nền hành chính quốc gia; hiểu thấu đáo hơn về nhiêm vụ của công tác văn thư; nâng cao nhận thức của bản thân về công tác văn thư để áp dụng vào thực tế công việc sau này. Trong bài khóa luận tốt nghiệp của em trừ phần “Lời nói đầu” và “Kết luận”, khóa luận được chia làm 3 chương chính: Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác văn thư Chương 2. Thực trạng công tác văn thư tại Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp. 9 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  10. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô Chương 3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác văn thư tại Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp. Trong m ột thời gian ngắn, vốn kiến thức còn hạn chế, bản thân em cũng đã cố gắng hoàn thành bài khóa luận, song trong khuôn khổ của bản khóa luận này không thể tránh khỏi những hạn chế, sai xót nhất định. Em viết bản khóa luận này gửi tới nhà trường, Khoa Quản trị và Thông tin thư viện và em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo chuyên ngành giúp em hoàn thiện hơn bài khóa luận, về nghiệp vụ của m ình để em có cơ sở, nền tảng phục vụ cho công tác sau này với hy vọng góp phần nhỏ trong công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương đất nước. Em xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, Ngày 8 tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện 10 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  11. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô Nguyễn Quốc Hỷ 11 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  12. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ 1.1 Khái niệm, vị trí, ý nghĩa của công tác văn thư. 1.1.1 Khái niệm về công tác văn thư. Công tác văn thư là hoạt động bảo đảm thông tin bằng văn bản, phục vụ cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành công việc của các cơ quan Đảng, các cơ quan Nhà Nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân. Theo khái niệm này thì đối tượng của công tác văn thư là văn bản giấy tờ và tất cả những công việc gì liên quan đến văn bản đều thuộc phạm vi công tác văn thư. Văn bản là phương tiện thông tin chính xác và hợp pháp nhất xuất phát từ hai nguyên nhân: - Do vật mang tin (là giấy) là một vật thể hữu hiệu 12 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  13. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô - Do bản thân ký hiệu trực tiếp thì không thể tự biến đổi về mặt hình thức và đường nét… Vì hai nguyên nhân này mà văn bản có độ tin cậy về mặt thông tin cao nhất so với các loại hình thông tin khác. Do đó công tác văn thư phải bảo đảm hoạt động thông tin bằng văn bản. Công tác văn Thư có ở trong tất cả các cơ quan, tổ chức, không phân biệt cơ quan gì, tổ chức nào. 1.1.2 Vị trí, ý nghĩa và yêu cầu của Công tác văn thư. 1.1.2.1 Vị trí của công tác văn thư Công tác Văn thư được xác định là m ột hoạt động của bộ máy quản lý nói chung. Trong công tác quản lý Nhà nước, quản lý cơ quan không thể thiếu được công tác văn thư. Công tác văn thư được coi như m ột khâu nhiệm vụ chuyên môn chủ yếu trong nghiệp vụ hoạt động của Văn phòng. Chức năng chủ yếu của các Văn phòng là thông tin tổng hợp nhưng muốn thực hiện được chức năng đó phải thông 13 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  14. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô qua công tác văn thư. Chính xác hơn là phải thông qua những công việc về văn bản, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu. 1.1.2.2 Ý nghĩa của công tác văn thư. Tổ chức tốt công tác văn thư bảo đảm cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác những thông tin cần thiết, phục vụ nhiệm vụ quản lý Nhà nước của mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức. Công tác quản lý Nhà nước nói chung, quản lý cơ quan nói riêng đòi hỏi phải được cung cấp đầy đủ thông tin và thông tin phải rất chính xác. Do đó, bất kỳ công việc gì liên quan đến văn bản giấy tờ đều phải đảm bảo tuyệt đối chính xác, nếu không đảm bảo chính xác thì sẽ gây ra hậu quả. Tổ chức tốt công tác văn thư sẽ góp phần giải quyết công việc của cơ quan m ột cách nhanh chóng, chính xác, có năng suất chất lượng, hiệu quả, đảm bảo đúng chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời giữ gìn được bí mật. 14 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  15. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô Tổ chức tốt công tác văn thư có tác dụng giữ gìn đầy đủ hồ sơ tài liệu, phản ánh quá trình hoạt động của cơ quan m ột cách đầy đủ chân thực. Thông qua văn bản tài liệu để chứng minh cho hoạt động của cơ quan một cách chân thực. Tổ chức tốt công tác Văn phòng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lưu trữ. Nguồn bổ sung chủ yếu và vô tận cho các lưu trữ cơ quan, lưu trữ Nhà nước là hồ sơ, tài liệu hình thành ra trong hoạt động của các cơ quan. Do đó giải quyết xong công việc, hồ sơ tài liệu phải được lưu giữ đầy đủ, phải được nộp vào lưu trữ. Lưu trữ thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn của m ình tốt hay không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hồ sơ, tài liệu từ văn thư nộp vào. 1.1.2.3 Yêu cầu của công tác văn thư. Công tác văn thư muốn được tổ chức tốt thì cần phải đặt ra các yêu cầu và phải thực hiện đúng yêu cầu đó, những yêu cầu cụ thể như sau: * Đảm bảo nhanh chóng kịp thời. 15 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  16. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô Đây là yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác văn thư, vì công tác văn thư phải đảm bảo cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý nhanh chóng, kịp thời tất cả các công việc liên quan đến văn bản, giấy tờ đều phải giải quyết nhanh chóng. Nếu giải quyết chậm xẽ gây ra ách tắc công việc, làm giảm ý nghĩa của những sự việc được nêu ra trong văn bản, thậm chí gây ra hậu quả nghiêm trọng. * Đảm bảo chính xác. Đảm bảo chính xác là m ột yêu cầu không thể thiếu được trong công tác văn thư, bởi vì văn bản là phương tiện thông tin chính xác. Thực hiện yêu cầu này cần phải thể hiện sự chính xác về nội dung văn bản phải được tuyệt đối chính xác về mặt pháp lý, dẫn chứng hoặc trích dẫn ở văn bản phải hoàn toàn chính xác, số liệu phải đầy đủ, chứng cứ phải rõ ràng cũng như chính xác về thể thức và tiêu chuẩn Nhà nước ban hành, các khâu kỹ thuật nghiệp vụ như trình bày văn bản, chuyển giao văn bản, đăng ký văn bản 16 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  17. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô và thực hiện đúng các chế độ quy định của Nhà nước về công tác văn thư. * Đảm bảo giữ gìn bí m ật. Văn bản tài liệu hình thành ra trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức đều chứa đựng những thông tin bí m ật. Tuy có nhiều mức độ khác nhau có loại thuộc bí mật Quốc gia, có loại thuộc bí mật của một ngành, m ột địa phương, có loại thuộc bí mật của một cơ quan. Do đó, cần phải giữ gìn bí mật. Tất cả những người liên quan đến văn bản giấy tờ bí mật cần thiết phải có ý thức giữ gìn bí mật và phải thực hiện đúng quy định về pháp lệnh bảo vệ bí mật Quốc gia của Hội đồng Nhà nước. * Hiện đại hóa công tác văn thư. Việc thực hiện những nội dung cụ thể của công tác văn thư gắn liền với việc sử dụng các phương tiện và kỹ thuật văn phòng hiện đại. Vì vậy, nếu yêu cầu hiện đại hóa công tác văn thư đã trở thành m ột trong những tiền đề bảo đảm cho công tác quản lý Nhà nước nói chung và của mỗi 17 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  18. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô cơ quan nói riêng và có năng suất, chất lượng cao. Hiện đại hóa công tác văn thư ngày nay tuy đã trở thành m ột nhu cầu cấp bách, nhưng phải tiến hành từng bước, phù hợp với trình độ khoa học công nghệ chung của đát nước cũng như điều kiện cụ thể của mỗi cơ quan. Cần tránh những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, coi thường việc áp dụng các phương tiện hiện đại, các phát minh sáng chế có liên quan đến việc nâng cao hiệu quản của công tác văn thư. 1.2 Nội dung của công tác văn thư. Công tác văn thư là hoạt động đảm bảo thông tin bằng văn bản, do vậy nội dung của công tác văn thư gồm các công việc là: Soạn thảo văn bản, quản lý và giải quyết văn bản, quản lý và sử dụng con dấu. Việc thực hiện các công việc của công tác văn thư được thực hiện theo một quy trình nghiệp vụ nhất định, cụ thể: 1.2.1 Soạn thảo văn bản. 18 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  19. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô - Thảo văn bản - Duyệt bản thảo, sửa chữa, bổ sung bản thảo đã duyệt. - Đánh máy văn bản. - Trình ký văn bản. 1.2.2 Tổ chức giải quyết và quản lý văn bản và các tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức. 1.2.2.1 Tổ chức gải quyết và quản lý văn bản đi. Tất cả các loại văn bản bao gồm văn bản Quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và văn bản chuyên ngành (kể cả bản sao văn bản, văn bản lưu chuyển nội bộ và văn bản mật) do cơ quan, tổ chức phát hành được gọi chung là văn bản đi. Sau khi thực hiện xong công việc soạn thảo văn bản, tiến hành các quy trình nghiệp vụ quản lý văn bản đi, gồm: 19 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
  20. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thành Đô Văn bản trước khi trình cho người có thẩm quyền phải được kiểm tra kỹ về thể thức, nội dung, có chữ ký tắt của người phụ trách đơn vị soạn thảo. Trước khi trình ký phải sắp xếp khoa học, theo trật tự và đưa vào cặp trình ký. Bước 1: Kiểm tra thể thức, hình thức, kỹ thuật trình bày và ghi số ngày tháng văn bản đi. Kiểm tra thể thức, hình thức, kỹ thuật trình bày văn bản: Trước khi ghi số và ngày tháng văn bản, văn thư cơ quan có trách nhiệm kiểm tra lần cuối về thể thức, hình thức, kỹ thuật trình bày văn bản xem có đúng với tiêu chuẩn Nhà nước ban hành không? Nếu phát hiện sai sót, phải kịp thời báo cáo người được giao trách nhiệm xem xét, giải quyết. Ghi số và ngày tháng văn bản: Ghi số và ngày tháng là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả văn bản đi. Mỗi văn bản ghi số và ngày tháng nhất định theo quy định, hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 20 Nguyễn Quốc Hỷ - Lớp CĐ QTVP 1 – K4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2