intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng môi trường lao động và sức khỏe của công nhân sản xuất tấm lợp Amiăng – Xi măng tại Công ty cổ phần Đầu tư, xây lắp và vật liệu xây dựng Đông Anh, Hà Nội, năm 2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

24
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Thực trạng môi trường lao động và sức khỏe của công nhân sản xuất tấm lợp Amiăng – Xi măng tại Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh, Hà Nội, năm 2021" là mô tả thực trạng môi trường lao động tại Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh, Hà Nội, năm 2021; mô tả tình hình sức khỏe của công nhân tại Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh, Hà Nội, năm 2021

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng môi trường lao động và sức khỏe của công nhân sản xuất tấm lợp Amiăng – Xi măng tại Công ty cổ phần Đầu tư, xây lắp và vật liệu xây dựng Đông Anh, Hà Nội, năm 2021

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TRỊNH HỮU CHÍN THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT TẤM LỢP AMIĂNG – XI MĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, XÂY LẮP VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐÔNG ANH, HÀ NỘI, NĂM 2021 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: Y ĐA KHOA Hà Nội – 2022
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: TRỊNH HỮU CHÍN THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT TẤM LỢP AMIĂNG – XI MĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, XÂY LẮP VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐÔNG ANH, HÀ NỘI, NĂM 2021 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH.2016.Y Hướng dẫn khoa học: TS. BS. Lê Thị Hằng Hà Nội – 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi cảm thấy thật may mắn và hạnh phúc khi được Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hằng hướng dẫn thực hiện đề tài. Đây là một cơ hội rất lớn để tôi được tham gia hoat động nghiên cứu khoa học, giúp tôi hiểu được sự cần thiết và tầm quan trọng của nghiên cứu đối với sức khỏe và đời sống con người, cung cấp cho tôi những kĩ năng và kiến thức cần thiết trong hoạt động nghiên cứu sau này bên cạnh những kiến thức và kĩ năng lâm sàng mà tôi đã được học trong 6 năm vừa qua. Tôi luôn luôn cảm thấy may mắn và biết ơn nhà trường, bệnh viện, thầy cô, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận này. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hằng là người đã luôn quan tâm, theo sát, chỉ bảo hướng dẫn tận tình tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cô là người giúp đỡ, chỉ đường dẫn lối giúp tôi nhận biết và khắc phục những thiếu sót trong khi làm nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể nhân viên, y bác sĩ, điều dưỡng, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Xây dựng đã tạo điều kiện, giúp đỡ để tôi có thể tiếp cận hồ sơ và hoàn thành khóa luận một cách thuận lợi nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội được tiếp cận và được thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp một cách thuận lợi nhất. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ sự yêu thương và lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè, người thân, những người đã luôn đồng hành, hỗ trợ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận này. Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2022 Trịnh Hữu Chín
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Trịnh Hữu Chín, sinh viên lớp Y đa khoa – Khóa QH.2016.Y – Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là khóa luận do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hằng. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin thu thập trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, khách quan và trung thực, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi tôi tiến hành nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2022 Trịnh Hữu Chín
  5. BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AC Amiăng – Xi măng ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động BXD Bộ Xây dựng BYT Bộ Y tế CNTK Chức năng thông khí K/v Khu vực MTLĐ Môi trường lao động QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCVSCP Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép TWA Time Weighted Average (thời gian trọng số trung bình) VLXD Vật liệu xây dựng WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3 1.1. Đặc điểm của sợi amiăng .......................................................................... 3 1.2. Tình hình khai thác và sử dụng amiăng .................................................... 4 1.2.1. Khai thác .....................................................................................4 1.2.2. Sử dụng........................................................................................5 1.3. Tình hình sử dụng amiăng trong sản xuất tấm lợp amiăng – xi măng tại Việt Nam ..................................................................................................................... 7 1.4. Các quy định về sử dụng amiăng trong sản xuất ...................................... 8 1.5. Ảnh hưởng của amiăng lên sức khỏe người tiếp xúc ................................ 8 1.5.1. Ảnh hưởng của amiăng lên cơ thể con người .............................8 1.5.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của amiăng lên sức khỏe con người .............................................................................................................11 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................14 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................... 14 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................14 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................14 2.1.3. Địa điểm thực hiện nghiên cứu .................................................14 2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 15 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................15 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ...........................................15 2.3. Phương pháp thu thập và quản lý thông tin ............................................ 15 2.3.1. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp .............................................15 2.3.2. Khảo sát đánh giá các yếu tố của môi trường lao động ............15 2.3.3. Giám sát sức khỏe công nhân ....................................................17 2.3.4. Người thu thập thông tin ...........................................................18 2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ............................................................ 18
  7. 2.4.1. Thực trạng môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng – xi măng của Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh: .......................................................................................................18 2.4.2. Tình hình sức khỏe công nhân tại các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng – xi măng của Công ty cổ phần Đầu Tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh: .......................................................................................................18 2.5. Phương pháp xử lý số liệu và khống chế sai số ...................................... 19 2.5.1. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ....................................19 2.5.2. Sai số và hương pháp khống chế sai số .....................................19 2.6. Vấn đề đạo đức........................................................................................ 19 2.7. Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................... 19 2.8. Sơ đồ quy trình sản xuất tấm lợp amiăng – xi măng .............................. 20 Chương 3. KẾT QUẢ .............................................................................................21 3.1. Thực trạng môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng – xi măng của Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh ..... 21 3.1.1. Các yếu tố vi khí hậu .................................................................21 3.1.2. Các yếu tố vật lý ........................................................................22 3.2. Tình hình sức khỏe của công nhân sản xuất tấm lợp amiăng – xi măng tại các cơ sở của Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh26 3.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .........................................26 3.2.2. Mối liên quan giữa biến đổi chức năng thông khí phổi và các yếu tố ở nhóm nguy cơ cao .............................................................................30 3.2.3. Một số nhóm bệnh thường gặp..................................................31 3.2.4. Phân loại sức khỏe.....................................................................33 Chương 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................36 4.1. Thực trạng môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng – xi măng của Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh ..... 36 4.1.1. Về các yếu tố vi khí hậu ............................................................36 4.1.2. Về các yếu tố vật lý ...................................................................36 4.1.3. Nồng độ bụi trong môi trường lao động ...................................36
  8. 4.2. Tình hình sức khỏe của công nhân sản xuất tấm lợp amiăng – xi măng tại các cơ sở của Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh37 4.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .........................................37 4.2.2. Biến đổi chức năng thông khí phổi ở nhóm nguy cơ cao..........38 4.2.3. Về mô hình bệnh tật ..................................................................38 4.2.4. Phân loại sức khỏe.....................................................................39 KẾT LUẬN ..............................................................................................................41 1. Thực trạng môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng – xi măng của Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh ........................................................................................................41 2. Tình hình sức khỏe của công nhân sản xuất tấm lợp amiăng – xi măng tại các cơ sở của Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh ........................................................................................................41 KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................42 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Một số đặc tính của amiăng [12] .....................................................3 Bảng 3.1. Các yếu tố vi khí hậu .....................................................................21 Bảng 3.2. Ánh sáng ........................................................................................22 Bảng 3.3. Tiếng ồn (dBA) ..............................................................................23 Bảng 3.4. Nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp ............................................24 Bảng 3.5. Bụi Amiăng Serpentine (sợi/ml) ....................................................25 Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường lao động .........................25 Bảng 3.7. Phân bố tuổi theo nhóm của đối tượng nghiên cứu .......................26 Bảng 3.8. Phân bố theo tuổi nghề của đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm nguy cơ cao ...............................................................................................................28 Bảng 3.9. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các nhóm nguy cơ và cơ sở sản xuất ............................................................................................................................28 Bảng 3.10. Phân bố tỷ lệ biến đổi CNTK theo giới tính ................................30 Bảng 3.11. Phân bố tỷ lệ biến đổi CNTK theo nhóm tuổi .............................30 Bảng 3.12. Liên quan giữa biến đổi CNTK và các bệnh đường hô hấp trên mạn tính .....................................................................................................................31 Bảng 3.13. Tỷ lệ mắc các nhóm bệnh thường gặp .........................................31 Bảng 3.14. Kết quả phân loại sức khỏe theo giới tính ...................................33 Bảng 3.15. Kết quả phân loại sức khỏe theo giới nhóm nguy cơ ..................34 Bảng 3.16. Kết quả phân loại sức khỏe theo tuổi ..........................................35
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Sản lượng amiăng tại các mỏ trên thế giới từ năm 2007 đến 2012 (đơn vị 1000 tấn) [13] ........................................................................................5 Biểu đồ 1.2: Các nước sử dụng amiăng trắng nhiều nhất trên thế giới (nguồn USGS) .........................................................................................................................7 Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính ............................27 Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các nhóm nguy cơ và cơ sở sản xuất ......................................................................................................................29 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ dây chuyền sản xuất tấm lợp amiăng – xi măng ................20
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Amiăng (Asbestos) là một tập hợp gồm sáu sợi khoáng tự nhiên có nhiều đặc tính vật lý hữu ích được phát hiện và ứng dụng trong các hoạt động sản xuất của con người trong hàng ngàn năm qua. Amiăng được ứng dụng trong nhiều ngành sản xuất nhờ các tính chất vượt trội của loại sợi này như tính đàn hồi, khả năng chịu nhiệt, cách điện, độ bền, khả năng chống bức xạ và giá thành rẻ. Việc khai thác quy mô lớn và đưa vào các ngành sản xuất công nghiệp diễn ra vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới chỉ còn dùng sợi amiăng trắng do có nhiều bằng chứng về tác hại của sợi amiăng khác đối với sức khỏe con người [1]. Từ kết quả của những nghiên cứu về ảnh hưởng của sợi amiăng trắng lên sức khỏe con người đã được tiến hành trong nhiều năm qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã khẳng định tất cả các loại sợi amiăng (kể cả amiăng trắng) đều gây ra ung thư phổi và ung thư trung biểu mô ở người. Tuy nhiên, có một vài nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam chưa phát hiện ra các tác động nghiêm trọng của amiăng trắng lên sức khỏe con người [1-6]. Amiăng đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi Amiăng (Asbestosis), ung thư trung biểu mô (Mesothelioma), ung thư phổi (Lung cancer) và các bệnh lý màng phổi như dày màng phổi (Pleural plaque with presence of asbestos) hoặc vôi hóa màng phổi (Calcification of pleura). Theo thông tư số 28/2016TT-BYT của Bộ Y tế ban hành về Hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp, bệnh bụi phổi Amiăng và ung thư trung biểu mô nghề nghiệp (yếu tố tiếp xúc amiăng) được xếp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm chi trả [7]. Mặc dù vẫn được sử dụng trong sản xuất nhiều loại vật liệu, đặc biệt là vật liệu xây dựng, nhưng khối lượng tiêu thụ amiăng trắng đã giảm rõ rệt do lo ngại các ảnh hưởng của sợi amiăng lên sức khỏe con người. Đến cuối năm 2013, việc sử dụng amiăng trắng đã bị cấm hoàn toàn ở trên 50 quốc gia [1]. Một vài quốc gia khác đã lên kế hoạch cắt giảm hoặc dừng sử dụng loại sợi này, trong đó có Việt Nam. Trước những khuyến cáo của WHO về mối nguy hại của các loại sợi amiăng đối với sức khỏe con người, trong Quyết định số 1469/QĐ-TTg được ban hành ngày 22/08/2014 về quy hoạch vật liệu xây dựng của Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ: Không đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng các cơ sở có sử 1
  12. dụng amiăng chrysotile (amiăng trắng); thực hiện chuyển đổi dần việc sử dụng các loại sợi thay thế amiăng chrysotile. Định hướng đến năm 2030 xây dựng lộ trình giảm dần tiến tới chấm dứt việc sử dụng sợi amiăng chrysotile trong sản xuất vật liệu lợp đáp ứng các tiêu chí an toàn về vệ sinh, môi trường. Tại Việt Nam, các nghiên cứu ở những công nhân và người dân có tiền sử phơi nhiễm với amiăng đã được thực hiện. Tuy nhiên, các bằng chứng về mối liên quan giữa amiăng và các bệnh ung thư phổi và ung thư trung biểu mô là chưa rõ ràng. Như vậy, ảnh hưởng của amiăng trắng đến sức khỏe của người tiếp xúc như thế nào? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng môi trường lao động và sức khỏe của công nhân sản xuất tấm lợp amiăng – xi măng tại Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh, Hà Nội, năm 2021”, từ tháng 7/2021 đến tháng 2/2022 với 02 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng môi trường lao động tại Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh, Hà Nội, năm 2021 2. Mô tả tình hình sức khỏe của công nhân tại Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh, Hà Nội, năm 2021 2
  13. Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm của sợi amiăng Amiăng (Asbestos) là một tập hợp gồm 6 loại sợi khoáng silicat của Calci (Ca) và Magie (Mg), chứa SiO2 [8]. Amiăng được chia thành 2 loại: - Amiăng Serpentine: Chỉ có một loại duy nhất là Chrysotile (amiăng trắng). Sợi amiăng trắng là loại phổ biến nhất, nó có dạng xoắn và là loại duy nhất hiện còn được sử dụng ở một vài quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển [1]. - Amiăng Amphibole bao gồm: Amosite (amiăng nâu), Crocidolite (amiăng xanh), Anthophyllite, Tremolite và Actinolite. Các loại này được gọi chung là amiăng màu, trong đó amiăng nâu và amiăng xanh đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là nguyên nhân gây ra ung thư trung biểu mô. Nhóm này đã bị cấm sử dụng tại nhiều nước trên thế giới [1, 9, 10]. Đặc điểm chung của nhóm này là có cấu tạo dạng thẳng, hình kim. Do khác nhau về thành phần hóa học và cấu trúc nên 2 nhóm amiăng Serpentine và amiăng Amphibole khác nhau về cả tính chất vật lý, hóa học khác nhau. Bảng 1.1. Một số đặc tính của amiăng [11] Serpentine Amphibole TT Đặc tính Chrysotile Amosite Crocidolite 1 Màu Trắng Nâu Xanh Na2Fe2+3Fe3+2Si 2 Công thức hóa học Mg3(Si2O5)(OH)4 Fe7Si8O22(OH)2 8O22(OH)2 3 Tính bền axit Kém Cao Cao 4 Dạng sợi Hình ống, đàn hồi Hình kim, cứng Hình kim, cứng Amiăng được đưa vào khai thác và sử dụng rộng rãi trong khoảng hơn 100 năm nhờ sự kiện phát hiện mỏ amiăng trắng lớn nhất tại Canada. Amiăng trắng cấu tạo bởi các sợi nhỏ, xốp, mềm dẻo, liên kết theo dạng ống hình trụ rỗng, được phân loại dựa trên kích thước và chiều dài của sợi. Amiăng trắng có khối lượng riêng 3
  14. trong khoảng từ 2,2-3,4g/cm3, nhiệt độ nóng chảy 1530oC, độ cứng Mohs 2,5-3, trọng lượng phân tử 277,11g/mol, không tan trong nước, bền với môi trường kiềm nhưng kém bèn với môi trường axit [12]. Amiăng trắng có nhiều tính chất ưu việt cho việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là vật liệu xây dựng như cấu trúc xốp, có tính đàn hồi, tổng diện tích bề mặt lớn, có khả năng chịu kéo tốt, có tính kết dính cao, bền trong môi trường kiềm, cách nhiệt, cách điện, chống cháy, chống bức xạ… Amiăng trắng khi kết hợp với xi măng trong các tấm AC có tuổi thọ cao, chịu được nắng mưa, không bị ăn mòn, hoen gỉ, khi mưa không quá ồn, giá thành rẻ, có thể chịu được khí hậu ven biển có độ mặn cao hoặc sương muối ở các vùng núi [3]. 1.2. Tình hình khai thác và sử dụng amiăng 1.2.1. Khai thác Amiăng trắng được khai thác ở các mỏ với số lượng lớn từ cuối thế kỷ XIX. Trong năm 1979, amiăng trắng chiếm tới hơn 90% tất cả các loại amiăng được khai thác ở mỏ. Liên Xô, Trung Quốc, Brazil, Kazakhstan… là những nước khai thác và xuất khẩu amiăng ra toàn thế giới. Những năm gần đây, do các bằng chứng về mức độ nguy hiểm của Amphibole và ngày càng có nhiều quốc gia cấm sử dụng amiăng trắng trong sản xuất, số lượng amiăng được khai thác ở giảm xuống. Hiện tại, amiăng trắng là loại duy nhất được khai thác trên thế giới. Năm 2007, tổng sản lượng amiăng được khai thác khoảng 2,2 triệu tấn, đến năm 2012, tổng sản lượng giảm còn khoảng 2 triệu tấn [13]. Trong năm 2015, Liên bang Nga là nước sản xuất nhiều nhất (1,1 triệu tấn), thứ 2 là Trung Quốc (0,4 triệu tấn), Brazil (0,31 triệu tấn), Kazakhstan (0,22 triệu tấn) [14]. Tuy nhiên, sản xuất amiăng đã giảm hơn một nửa kể từ thời điểm năm 1979 (5,3 triệu tấn) và hiện tại duy trì tương đối ổn định [15, 16]. 4
  15. Biểu đồ 1.1. Sản lượng amiăng tại các mỏ trên thế giới từ năm 2007 đến 2012 (đơn vị 1000 tấn) [13] 1.2.2. Sử dụng Amiăng được ứng dụng vào hàng trăm ngàn loại sản phẩm khác nhau trên thị trường do những đặc tính vượt trội của nó. Amiăng được ứng dụng để sản xuất các tấm lợp mái nhà, dệt may, giấy, các vật liệu tấm đệm chịu ma sát, chỉ, bìa cứng, ống và tấm xi măng, matit… Tuy vậy, lượng tiêu thụ amiăng trên thế giới đã giảm đặc biệt ở các nước Bắc Mỹ và Châu Âu. Hơn 50 quốc gia đã cấm hoặc hạn chế amiăng với nhiều hình thức khác nhau. Các nước đã cấm tất cả việc sử dụng các loại amiăng kể cả amiăng trắng bao gồm các nước (và vùng lãnh thổ): Algeria, Cộng hòa Séc, Iraq, Mauritius, Seychelles, Argentina, Đan Mạch, Ireland, Monaco, Slovakia, Australia, Djibouti, Israel, Mozambique, Slovenia, Áo, Ai Cập, Italy, Hà Lan, Nam Phi, Bahrain, Estonia, Nhật Bản, New Caledonia, Thụy Điển, Bỉ, Phần Lan, Jordan, New Zealand, Thụy Sĩ, Brazil, Pháp, Hàn Quốc, Na Uy, Tây Ban Nha, Brunei, Gabon, Kuwait, Oman, Đài Loan, Bulgaria, Đức, Latvia, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Gibraltar, Liechtenstein, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh, Chile, Hy Lạp, Lithuania, Qatar, Uruguay, Colombia, Honduras, Luxembourg, Romania, Croatia, Hungary, Macedonia, Ả Rập Saudi, Síp, Iceland, Malta, Serbia [17]. Nga là quốc gia khai thác và sản xuất amiăng lớn nhất thế giới và là quốc gia tiêu thụ amiăng lớn thứ hai thế giới. Hiện tại, Nga đã nghiêm cấm hoàn toàn amiăng màu và áp dụng chính sách sử dụng amiăng trắng có kiểm soát. Có khoảng 38.000 5
  16. công nhân đang làm việc trong ngành công nghiệp khai thác và sản xuất liên quan đến amiăng trắng trên toàn lãnh thổ Nga. Tại Hoa Kỳ, amiăng đã được cấm từ năm 1980 theo đề xuất của EPA (Environmental Protection Agency), nhưng đến năm 1991 lệnh cấm đã bị hủy bỏ và chuyển sang hạn chế dần amiăng. Năm 2002, việc sản xuất amiăng đã hoàn toàn bị dừng lại. Do luật pháp Hoa Kỳ quy định các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đến cùng về các sản phẩm của mình nếu làm tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng nên lượng amiăng tiêu thụ từ năm 1970 đến năm 2020 giảm từ 668.000 tấn xuống còn 450 tấn [18, 19]. Amiăng hiện nay chỉ còn được sử dụng trong một số ngành công nghiệp nhất định như: ngành hàng không vũ trụ, các khối phanh, công nghiệp hóa chất [19]. Liên minh châu Âu đã lùi thời hạn cấm sử dụng amiăng trong sản xuất màng ngăn đến năm 2025. Anh, Pháp, Đức là các quốc gia đã ngừng nhập khẩu và tiêu thụ amiăng. Ở Nhật tiêu thụ amiăng vào khoảng 320 nghìn tấn năm 1988 và giảm liên tục theo các năm, dưới 5.000 tấn năm 2005, sử dụng amiăng đã bị cấm hẳn ở Nhật năm 2012 [20]. Ở Singapore việc cấm việc nhập khẩu amiăng thô (chỉ có amiăng trắng) đã giảm từ 243 tấn năm 1997 xuống 0 tấn năm 2001 [21]. Tại Philippines việc nhập khẩu amiăng nguyên liệu là khoảng 570 tấn năm 1996 và 450 tấn năm 2000 [22]. Năm 2013, tổng sản lượng amiăng trên thế giới là 2,019 triệu tấn. Trong đó 10 nước tiêu thụ nhiều nhất bao gồm: Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Uzbekistan, Ukraine, Colombia, Sri Lanka [1]. Tại Ấn Độ việc sử dụng tăng từ 145.000 tấn năm 2000 lên 462.000 tấn năm 2010; tại Indonesia có sự gia tăng từ 45045 tấn năm 2001 lên 121.548 tấn năm 2011. Tại Việt Nam cũng như nhiều nước Châu Á khác bao gồm Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Philippines, Belarus, Bolivia, Ghana, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Sri Lanka việc sử dụng amiăng trắng tăng trong những năm từ 2000 đến 2010 và hiện tại vào khoảng 60.000 tấn/năm [1]. 6
  17. 700000 Trung Quốc 600000 Ấn Độ Nga 500000 Brazil 400000 Indonesia Uzbekistan 300000 Việt Nam Thái Lan 200000 Sri Lanka 100000 Ukraine Colombia 0 Mexico Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Biểu đồ 1.2: Các nước sử dụng amiăng trắng nhiều nhất trên thế giới (nguồn USGS) 1.3. Tình hình sử dụng amiăng trong sản xuất tấm lợp amiăng – xi măng tại Việt Nam Tấm lợp fibro xi măng được sản xuất tại Việt Nam từ những năm 1963. Đến năm 2017, cả nước có trên 30 đơn vị sản xuất tấm xi măng – amiăng còn đang hoạt động. Tấm lợp AC là loại tấm lợp hữu dụng, do có giá thành rẻ và bền nên phù hợp với người dân vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển hoặc các gia đình có thu nhập thấp. Theo báo cáo hội nghị thường niên của Hiệp hội tấm lợp Việt Nam, sản lượng sản xuất tấm lợp fibro xi măng năm 2021 là 42.002.874 m2, sản lượng tiêu thụ là 41.344.187m2. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ tấm lợp đều giảm so với năm 2020 (sản lượng sản xuất đạt 48,15 triệu m2 và sản lượng tiêu thụ đạt 47,42 triệu m2) do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến nhiều cơ sở sản xuất phải đóng cửa, giãn cách xã hội khiến việc vận chuyển khó khăn và do nhu cầu xây dựng giảm [23]. Amiăng cũng được chia thành các loại khác nhau dựa vào độ dài trung bình sợi, kích thước và hàm lượng tạp chất. Trong các tấm lợp AC, tỷ lệ khối lượng của amiăng khoảng 8-10%. Theo số liệu nhập khẩu Amiăng từ Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan kèm theo Công văn số 38 CNTT-TKHQ ngày 20/1/2022, năm 2021 Việt Nam 7
  18. nhập khẩu amiăng chủ yếu từ Nga chiếm 96,74% về giá trị, Trung Quốc chiếm 2,48%, Hàn Quốc và các quốc gia khác chiếm 0,78% [24]. Tại Việt Nam. amiăng Amphibole đã bị cấm hoàn toàn và chỉ còn amiăng trắng được sử dụng. Với các đặc tính ưu việt mà khó có loại vật liệu nào thay thế được, amiăng trắng vẫn được các nhà sản xuất tấm lợp lựa chọn sử dụng. Công nghệ được lựa chọn trong sản xuất tấm lợp là công nghệ “ướt” hay còn gọi là công nghệ Hatschek. Một số nhà máy đã ứng dụng dây chuyền hiện đại, tự động hóa trong công đoạn mở và hủy bao amiăng tự động, giúp giảm thiểu lượng amiăng phơi nhiễm cho công nhân [4]. 1.4. Các quy định về sử dụng amiăng trong sản xuất Trên thế giới, quy định về nồng độ sợi amiăng tại nơi làm việc ở các quốc gia là khác nhau, tuy nhiên nồng độ cho phép chỉ dao động từ 0,1 đến 2,0 sợi/cm3 không khí [15]. Tại Việt Nam, pháp luật quy định giá trị giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp cho phép với amiăng trắng trong không khí khu vực sản xuất là 0,1 sợi/ml khí trong 8 giờ hoặc 0,5 sợi/ml khí trong 1 giờ. Các loại amiăng màu (amiăng Amphibole) đã bị cấm theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/08/2021 của Bộ Xây dựng. Các cơ sở sản xuất amiăng phải cách khu dân cư tối thiểu là 500 mét [4]. Tại TCVN 9188:2012 về việc sử dụng amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp AC quy định: - Amiăng được phép đưa vào sản xuất là loại amiăng trắng được chia thành 4 nhóm từ 1 đến 4 (theo kích thước sợi) và mỗi nhóm có từ 2 đến 5 mác (ký hiệu chữ A là amiăng, số chỉ thứ nhất là nhóm amiăng và số chỉ thứ 2 là hàm lượng phần trăm tối thiểu còn lại trên sàng). - Khối lượng riêng của amiăng không lớn hơn 295 g/dm3 - Độ ẩm không lớn hơn 20%. - Độ bền axit không lớn hơn 57% và không nhỏ hơn 54% [25]. 1.5. Ảnh hưởng của amiăng lên sức khỏe người tiếp xúc 1.5.1. Ảnh hưởng của amiăng lên cơ thể con người a, Cơ chế bệnh sinh 8
  19. Các sợi amiăng sau khi đi vào phổi sẽ bị các đại thực bào phế nang thực hiện quá trình thực bào. Các sợi ngắn kích thước dưới 5µm dễ bị thực bào. Trong khi đó, các sợi dài có kích thước trên 10µm bị thực bào một phần, phần còn lại của sợi nằm ngoài màng thế bào làm cho màng tế bào tăng tính thấm. Để thực bào các sợi có kích thước lớn này, có thể có nhiều đại thực bào cùng tham gia. Tuy nhiên, sợi amiăng không có hoặc có rất ít độc tính với đại thực bào phế nang, điều này khác với tính chất của bụi silic (gây độc làm chết đại thực bào) do đó đại thực bào không bị phá hủy. Nhưng sự xơ hóa nhu mô phổi vẫn xảy ra. Cơ chế gây ra sự xơ hóa này còn chưa được làm rõ. Có nghiên cứu cho rằng các loại sợi amiăng cứng, có kích thước lớn hơn 8µm và đường kính dưới 0,25µm có tính sắc nhọn, khi hít phải sẽ gây kích thích và vi chấn thương phổi, gây tăng sinh xơ ở tổ chức kẽ phổi. Nếu các sợi này xuyên vào màng phổi có thể kích thích màng phổi gây dày dính màng phổi hoặc xa hơn có thể tới cả cơ hoành, màng bụng. Sự xâm nhập và tồn tại lâu ngày của sợi amiăng gây ra phản ứng viêm kéo dài, dẫn đến xơ hóa phổi, sự tương tác kháng nguyên kháng thể và cuối cùng là cơ chế tự sinh kháng thể với bằng chứng trong máu người bệnh có yếu tố thấp, yếu tố kháng nhân [26]. Tuy nhiên, cùng tiếp xúc với bụi amiăng như nhau nhưng khả năng và mức độ mắc bệnh ở mỗi người là khác nhau. Như vậy, yếu tố cơ địa có ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của loại sợi này [3]. Theo các nghiên cứu được thực hiện trên thế giới thì có khoảng 15-30% người bị bệnh bụi phổi amiăng có kèm theo ung thư phổi, màng phổi. Tuy cơ chế còn chưa rõ ràng nhưng có thể nói bụi phổi amiăng là yếu tố nguy cơ của ung thư phổi – màng phổi. Một nghiên cứu của Giáo sư David Benstein đã cho thấy phản ứng khác nhau ở phổi và màng phổi của chuột khi tiếp xúc với bụi có chứa amiăng trắng và amiăng màu trong 90 ngày và sau khi tiếp xúc 90 ngày. Nghiên cứu sử dụng kết quả xét nghiệm đánh giá số lượng sợi/phân tử amiăng còn trong phổi, xét nghiệm dịch rửa phế quản, mô bệnh học và soi kính hiển vi. Kết quả cho thấy trong khi các sợi amiăng trắng được đào thải hầu hết ra khỏi phổi thì amiăng màu vẫn còn tồn tại và gây các phản ứng viêm [27]. b, Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng cơ năng của các bệnh liên quan đến amiăng là không đặc hiệu. Những triệu chứng lâm sàng của bệnh như ho, đau ngực, khó thở, …cũng được thấy ở nhiều bệnh về hô hấp khác. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là khó thở. Ban đầu khó thở thường xuất hiện khi gắng sức, giai đoạn sau khó thở xuất hiện thường 9
  20. xuyên hơn. Khi các sợi amiăng kích thích vào màng phổi bệnh nhân có thể xuất hiện đau ngực. Giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể có ho, khạc đờm do sự kích thích phế quản hay viêm phế quản mãn tính phối hợp. Trong trường hợp ung thư phổi, người bệnh có thể ho ra máu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể mệt mỏi, chán ăn, gầy sút làm giảm khả năng lao động [28]. Thăm khám có thể thấy các dấu hiệu như lồng ngực di động kém, rì rào phế nang giảm, đôi khi có thể thấy ran nổ hai bên, nghe rõ nhất vùng đáy phổi, phía sau thì hít vào, khi ho không mất. Một số trường hợp có thể có ngón tay dùi trống. c, Triệu chứng cận lâm sàng - Trong bệnh bụi phổi amiăng, hình ảnh X quang hay thay đổi và không đặc hiệu. Các dấu hiệu bao gồm: + Các đám mờ không nhỏ, không đều: thường xuất hiện đầu tiên ở đáy phổi, kèm hình ảnh xơ hóa dạng lưới, khu trú 2/3 dưới của phổi, đặc biệt là góc sườn hoành. Đỉnh phổi không bị tổn thương [29]. Các dải xơ có dạng đường thẳng khác với xơ hóa kiểu hạt như trong bụi phổi Silic. Các hình ảnh thường mờ, không rõ nét như các hạt trong bụi phổi Silic. + Hình ảnh mờ bờ tim trái, nếu nặng có hình ảnh lông nhím xung quanh tim. Các hình ảnh trên đôi khi cũng có thể gặp ở những người tiếp xúc với các loại bụi khác như: bụi chất dẻo, bụi bông hay bụi gỗ. + Dấu hiệu vôi hóa màng phổi thường đối xứng hai bên, ít khi xuất hiện ở người có tiền sử tiếp xúc với amiăng dưới 20 năm [30]. Các nốt vôi hóa thường khu trú ở lá thành màng phổi, màng tim, trung thất, phần sau vòm hoành, hiếm khi ở vùng màng phổi liên thùy. Các nốt vôi hóa thường đơn độc mà không kèm theo dấu hiệu lâm sàng hay biểu hiện khác ở nhu mô phổi. Dấu hiệu này thường gặp ở những người tiếp xúc lâu dài trong môi trường ô nhiễm bụi amiăng với nồng độ thấp [31]. + Các mảng màng phổi: xuất hiện rải rác khắp phổi, không đều, mật độ giống nhau, có hình tràng hoa [30]. Một số tác giả báo cáo ưu thế mảng màng phổi bên trái [32], trong khi một số tác giả khác không ủng hộ điều này [33]. + Dày màng phổi: thường xuất hiện sớm và có thể là tổn thương duy nhất. Dày màng phổi hai bên, xuất hiện như một đường nhỏ dọc theo thành ngực trên phim X-quang tư thế sau – trước [29]. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2