Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng phát triển hoạt động logistics của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
lượt xem 90
download
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng phát triển hoạt động logistics của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khái quát chung về hoạt động logistics. Thực trạng hoạt động logistics tại Nhật Bản. Một số biện pháp phát triển ngành logistics tại Việt Nam từ kinh nghiệm của Nhật Bản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng phát triển hoạt động logistics của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Đặng Thị Huê Lớp : Nhật 6 Khóa : 45 Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Trịnh Thị Thu Hƣơng Hà Nội, tháng 05 năm 2010
- LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành công việc nghiên cứu này, em xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ em tận tình trong thời gian qua: Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Trịnh Thị Thu Hương - Phó chủ nhiệm khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế trường Đại học Ngoại Thương - người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảogiúp em hoàn thành bài khóa luận này. Sau đó em xin cảm ơn các thầy cô giáo tại trường Đại học Ngoại Thương đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong bốn năm học vừa qua, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Takano - Giảng viên khoa tiếng Nhật trường Đại học Ngoại Thương, người đã giúp em tìm thêm tài liệu tiếng Nhật để có thể thực hiện nghiên cứu này một cách tốt nhất. Xin cảm ơn ông Yamada Tatsuya - Tổng giám đốc công ty Logitem Vietnam 2, người đã giúp em giải đáp những thắc mắc, cung cấp thêm những thông tin cho em về thị trường logistics Nhật Bản và thị trường logistics Việt Nam. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình cũng như bạn bè, những người đã tạo điều kiện thuận lợi nhất về vật chất cũng như tinh thần, cổ vũ em có thể hoàn thiện công việc của mình. Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Đặng Thị Huê
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 0 CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS .............. 2 I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG LOGISTICS .......... 2 1.Khái niệm dịch vụ logistics ............................................................................... 2 2.Lịch sử hình thành và phát triển của logistics ................................................... 5 3.Đặc điểm của logistics...................................................................................... 7 4.Phân loại logistics ............................................................................................ 9 II. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA LOGISTICS ................................................. 12 1. Yếu tố vận tải................................................................................................. 12 2. Yếu tố marketing............................................................................................ 14 3. Yếu tố phân phối............................................................................................ 14 4. Yếu tố quản trị ............................................................................................... 15 5. Các yếu tố khác ............................................................................................. 16 III. VAI TRÒ CỦA LOGISTICS....................................................................... 19 1.Vai trò của logistics ........................................................................................ 19 2.Tác dụng của dịch vụ logistics đối với doanh nghiệp ...................................... 20 VI. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS............................................ 23 1.Mua sắm nguyên vật liệu ................................................................................ 23 2.Dịch vụ khách hàng ........................................................................................ 23 3.Quản lý hoạt động dự trữ ............................................................................... 24 4.Dịch vụ vận tải ............................................................................................... 25 5.Hoạt động kho bãi .......................................................................................... 27 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI NHẬT BẢN 29 I. KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGÀNH LOGISTICS NHẬT BẢN .......................................................................................................... 29 1.Khái niệm logistics Nhật Bản ........................................................................ 29 2.Quá trình phát triển của ngành logistics Nhật Bản ......................................... 29
- 3.Đặc điểm thị trường logistics Nhật Bản .......................................................... 30 4.Yêu cầu phát triển quản lý logistics Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay. ....... 32 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI NHẬT BẢN .................. 34 1.Các loại hình dịch vụ logistics tại Nhật .......................................................... 34 2.Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động logistics Nhật Bản ..................................... 40 3.Hệ thống cơ sở hạ tầng................................................................................... 42 4.Người cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics .................................................. 46 II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI NHẬT BẢN ........... 55 1.Những thuận lợi khó khăn trong hoạt động logistics tại Nhật Bản .................. 55 2.Những thành tựu ngành logistics Nhật Bản đã đạt được ................................. 57 3.Nguyên nhân cho sự phát triển logisics của Nhật bản..................................... 60 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ SỰ PHÁT TRIỂN LOGISTICS CỦA NHẬT BẢN .......................................................................................................... 65 1.Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ hiện đại ...................................... 65 2.Ban hành kịp thời các chính sách điều chỉnh hoạt động kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp logistics trong nước phát triển..................................................... 67 3.Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, giữ uy tín thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. ................................................................................................................. 68 4.Cạnh tranh lành mạnh, hợp tác cùng phát triển.............................................. 69 5.Đào tạo nguồn nhân lực có kinh nghiệm, nghiệp vụ ....................................... 69 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM TỪ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN....................... 70 I.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI VIỆT NAM ..................... 70 1.Các loại hình dịch vụ logistics tại Việt Nam ................................................... 70 2.Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động logistics..................................................... 77 3.Cơ sở hạ tầng ................................................................................................. 77 4.Người cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics .................................................. 81 II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM ........... 83 1. Những thuận lợi cho việc phát triển ngành logistics tại Việt Nam .............. 83 2. Những mặt yếu kém trong hoạt động logistics tại Việt Nam ....................... 84 1
- III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM TỪ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN....................... 89 1. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................ 90 1.1. Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cơ sở đồng bộ tiên tiến. .......................... 90 1.2. Xây dựng cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics ......... 92 2. Pháp luật ...................................................................................................... 93 2.1 Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp cho hoạt động logistics, ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời hoạt động kinh doanh logistics. ...................... 93 2.2 Thành lập cơ quan ban ngành của nhà nước theo dõi sát sao hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics. ...... 94 3. Người cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics ................................................ 95 3.1. Đẩy mạnh nhận thức về logistics ................................................... 95 3.2. Đa dạng các loại hình dịch vụ, đảm bảo chất lượng hàng hóa đúng thời gian và địa điểm. ........................................................................... 95 3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ............................... 96 3.4. Nâng cao năng lực quản lý trong các doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu và chiến lược marketing nhằm khẳng định vị trí của mình 96 3.5. Liên kết hợp tác doanh nghiệp để cùng phát triển .......................... 97 3.6. Liên doanh liên kết với đối tác nước ngoài .................................... 98 3.7. Tăng cường vai trò và sự cộng tác chặt chẽ giữa các hiệp hội ngành nghề liên quan ...................................................................................... 99 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 2
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AEO Người được ủy quyền CSHT Cơ sở hạ tầng DWT Trọng tải có thể chở hay chịu đựng được của tàu thuyền EDI Trao đổi dữ liệu điện tử ESCAP Ủy ban Kinh tế xã hội Châu Á EU Liên minh Châu Âu GATT Tổ chức thuế quan và mậu dịch GDP Tổng sản phẩm quốc nội G.SPM Hệ thống thông tin quản lý cảng biển HTLG Hệ thống Logistics JAL Hãng hàng không quốc gia Nhật Bản JILS Viện Hệ thống logistics Nhật Bản JIT Đúng thời gian địa điểm JTA Hiệp hội vận tải Nhật Bản LPI Chỉ số phát triển dịch vụ Logistics NVOCC Người vận chuyển hàng hóa không có tàu METI Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản MITI Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản MLIT Bộ Đất đai Cơ sở hạ tầng Giao thông và Du lịch Nhật Bản MTO Người kinh doanh vận tải đa phương thức ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PBM Cơ quan quản lý cảng biển Nhật Bản RFID Thẻ đọc thông minh SCM Chuỗi cung ứng SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn Đơn vị đo của hàng hóa được côngtenơ hóa tương đương với TEU một côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft VIFFAS Hiệp hội kho vận Việt Nam XNK Xuất nhập khẩu WTO Tổ chức thương mại thế giới 3PL Logistics bên thứ 3
- DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng 1: Chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống logistics .......................... 11 Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật qua các năm .................................... 34 Bảng 3: Chỉ số phát triển khối lượng hàng hóa phân theo ngành vận tải của Nhật Bản ........................................................................................................................ 35 Bảng 4: Vị trí xếp hạng các cảng container Nhật Bản trên thế giới ........................ 49 Bảng 5: Bảng xếp hạng chỉ số LPI của Nhật Bản qua các năm .............................. 57 Bảng 6: Biểu đồ xếp hạng các nước vận tải container lớn nhất thế giới.................. 59 Bảng 7: Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải của Việt Nam .......... 71 Hình 1: Chuỗi logistics ............................................................................................ 4 Hình 2: Lộ trình vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới của công ty Sagawa Express- Nhật Bản ................................................................................................. 39 Hình 3: Dòng luân chuyển hàng hóa trong công ty logistics Nhật Bản ................... 40 Hình 4: Bản đồ phân bố các cảng biển, sân bay chính và hệ thống đường cao tốc, đường sắt tại Nhật Bản .......................................................................................... 42 Hình 5: Quy mô các ngành vận tải giao nhận chính tại Nhật .................................. 47 Hình 6: Tỷ lệ quy mô các doanh nghiệp vận tải đường bộ của Nhật Bản ............... 52 Hình 7:Dự đoán thị trường 3PL của Nhật đến năm 2013 ....................................... 53 Hình 8: Bản đồ thể hiện số người sinh ra và mất đi của Nhật Bản qua các năm ..... 56 Hình 9: Chi phí logistics so với GDP qua các năm của Nhật Bản........................... 58 Hình 10: Chi phí logistics so với GDP của Mỹ qua các năm .................................. 58 .............................................................................................................................. 63 Hình 11:Dự án thúc đẩy siêu cảng trung tâm của Nhật Bản ................................... 67 Hình 12: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm ........................... 75 Hình 13: Phân bố ba cụm cảng biển Việt Nam....................................................... 78 Hình 14: Cơ cấu thành phần kinh tế kinh doanh dịch vụ logistics .......................... 82
- LỜI NÓI ĐẦU Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, mọi người có thể tiêu thụ được những sản phẩm hàng đầu, có sự tích hợp của hàng trăm quốc gia trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa đã làm thay đổi cung cầu hàng hóa trên toàn cầu, buộc các nhà sản xuất ra sản phẩm phải thực hiện phương châm "khách hàng là thượng đế", làm cho việc cạnh tranh của các nhà sản xuất trên thế giới ngày càng trở nên quyết liệt hơn, đòi hỏi quá trình chuyên môn hóa ngày càng cao. Chính trong môi trường ấy, ngành dịch vụ logistics ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng. Với cách hiểu như vậy thì người cung ứng dịch vụ logistics không chỉ đơn giản là người giao nhận vận tải mà còn tham gia vào quá trình sản xuất của các doanh nghiệp, tích hợp giúp họ những khâu ngoài quá trình sản xuất, tạo điều kiện cho hàng hóa đến tay người tiêu dùng tốt hơn. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới, các công ty giao nhận vận tải đã vươn ra tầm cao mới, phân phối hàng hóa trên toàn cầu, hoàn thiện chuỗi cung ứng dịch vụ logistics. Trong các công ty nổi tiếng đó, không thể không kể đến các công ty logistics của Nhật Bản. Từ một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, lại bị chiến tranh tàn phá, nhân dân Nhật đã từng bước đứng lên xây dựng nền kinh tế, đưa nước Nhật trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Để làm nên thần kì Nhật Bản ấy, không thể không kể đến sự giúp sức của các doanh nghiệp logistics Nhật Bản. Toàn cầu hóa ngày càng mở rộng và Việt Nam chúng ta cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy ấy. Kể từ khi gia nhập WTO kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng tăng. Tuy nhiên các doanh nghiệp logistics của nước ta vẫn còn nhỏ bé, vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics trong nước. Bởi vậy nâng cao vai trò của các doanh nghiệp logistics trong nước đang là đỏi hỏi cấp bách cho nền kinh tế nước ta. 0
- Với mong muốn phần nào đưa ra những biện pháp nhằm phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam từ những thành công của ngành logistics Nhật Bản em xin lựa chọn "Thực trạng phát triển logistics của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" làm đề tài cho khóa luận của mình. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về hoạt động logistics Chương II: Thực trạng phát triển hoạt động logistics tại Nhật Bản Chương III: Một số giải pháp phát triển ngành logistics Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản Tuy nhiên, do trình độ và điều kiện nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm thực tế của bản thân còn ít, nên chắc chắn bài khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em mong nhận được những đánh giá và góp ý của các thầy cô để bài khóa luận của mình được hoàn chỉnh hơn. 1
- CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG LOGISTICS 1.Khái niệm dịch vụ logistics Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm, … trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, logistics có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh. Trong thời gian đầu, logistics chỉ đơn thuần được coi là một phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Cùng với quá trình phát triển, logistics đã được chuyên môn hóa và phát triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng quan trọng trong giao thương quốc tế. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics trên thế giới và được xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ logistics, tuy nhiên, có thể nêu một số khái niệm chủ yếu sau: 1.Liên Hợp Quốc: Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng. 2.Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 2
- 3.Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988: Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng. 4.Trong lĩnh vực quân sự: Logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng, … các mặt trong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài, trang thiết bị. 5.Luật Thƣơng mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa. Luật quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ logistics có thể chia làm hai nhóm: Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại 2005 coi logistics tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên cũng cần chú ý là định nghĩa trong Luật Thương mại có tính mở, thể hiện trong đoạn in nghiêng “hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa”. Khái niệm logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngành cũng được coi là có nghĩa hẹp, tức là chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đó (như ví dụ ở trên là trong lĩnh vực quân sự). Theo trường phái này, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Theo họ, dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO). Nhóm định nghĩa thứ hai về dịch vụ logistics có phạm vi rộng, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng. Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, 3
- nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhóm định nghĩa này của dịch vụ logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý … với một nhà cung cấp dịch vụ logisitcs chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất. Đây là một công việc mang tính chuyên môn hóa cao. Khái niệm logistics theo nghĩa rộng luôn gắn liền với khái niệm chuỗi logistics - khái niệm logistics xây dựng trên cơ sở chu trình thực hiện, và được biểu hiện theo chuỗi lưu đồ sau: Hình 1: Chuỗi logistics Điểm cung Kho dự trữ Sản xuất Kho dự Thị cấp nguyên nguyên vật (Manufacturring) trữ sản trường vật liệu (Raw liệu (Raw phẩm tiêu dùng material material (Finished (Markets) Supply Point Storage) goods Storage) v/c Kho Nhà máy Kho A Kho Nhà máy Kho B Logistics nội biên (Inbound Logistics) Logistics ngoại biên (Outbound Logistics) 4
- 2. Lịch sử hình thành và phát triển của logistics * Các giai đoạn phát triển Trên thế giới có rất nhiều cách phân chia khác nhau về các giai đoạn phát triển của Logistics. Theo ESCAP - Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á - Thái Bình Dương thì quá trình phát triển của logistics trải qua 3 giai đoạn từ chỗ chỉ thực hiện các hoạt động logistics một cách đơn lẻ rồi kết hợp logistics đầu vào và logistics đầu ra đến phối hợp hoàn toàn thành dây chuyền cung ứng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo phạm vi áp dụng, tác giả Eward Frezelle (2003) đã chia quá trình phát triển của Logistics thành 5 giai đoạn: Logistics tại nơi tác nghiệp (Workplace Logistics), logistics trong xưởng sản xuất (Facility logistics), logistics doanh nghiệp (Corporate logistics), logistics dây chuyền cung ứng (Supply Chain logistics) và toàn cầu hóa logistics (Global logistics). Giai đoạn 1: Logistics tại nơi tác nghiệp (Workplace Logistics) Đây là giai đoạn những năm 50 của thế kỷ XX, khi logistics được áp dụng trong lĩnh vực kinh tế, được sử dụng để tối ưu hóa quá trình sản xuất tại nơi tác nghiệp của người lao động. Các hoạt động logistics thời kỳ này chủ yếu là chuyển hàng hóa, vật tư và các yếu tố sản xuất tại nơi tác nghiệp trực tiếp. Giai đoạn 2: Logistics trong cơ sở sản xuất (Facility logistics) Vẫn là các hoạt động trong dòng lưu chuyển hàng hóa và vật tư sản xuất nhưng logistics thập niên 60 này đã mở rộng từ các băng chuyền sản xuất ra phạm vi cơ sở sản xuất, từ một vị trí tác nghiệp đến nhiều vị trí tác nghiệp. Logistics trong thời kỳ này được biết đến như là quản trị nguyên vật liệu (material handling) - một mảng nhỏ gộp với khâu lưu kho bãi, vận chuyển vật tư tạo thành bộ phận phân phối vật chất; còn các khâu thu mua, tiếp thị và dịch vụ khách hàng hợp thành bộ phận hậu cần kinh doanh (business logistics). Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn mà phạm vi logistics được mở rộng hơn nữa, khi đó các doanh nghiệp ngành có quy mô sản xuất lớn, với một hệ thống các cơ sở sản xuất rộng khắp. Lúc này, song song với việc duy trì chính sách dịch vụ khách hàng đem lại lợi nhuận, logistics đóng vai trò phối hợp các cơ sở sản xuất để lưu chuyển hàng hóa vật tư, thông tin giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhằm làm 5
- giảm tổng chi phí logistics của doanh nghiệp. Như vậy, logistics đã mở rộng tầm bao quát, từ quản lý các cơ sở sản xuất riêng lẻ đến phạm vi toàn bộ doanh nghiệp. Đây chính là giai đoạn được gọi là logistics trong doanh nghiệp (Coporation Logistics) phát triển khá phổ biến trong thập niên 70 của thế kỷ trước. Giai đoạn 4: Giai đoạn thập kỷ 80- Logistics trong dây chuyền cung ứng (Supply Chain logistics) Logistics ở giai đoạn này chính là dòng lưu chuyển của vật tư, hàng hóa, thông tin và tiền tệ giữa các doanh nghiệp. Như vậy, logistics chính là một chuỗi các hoạt động phối hợp giữa các doanh nghiệp, nối kết từ nhà cung ứng đến người tiêu dùng cuối cùng. Giai đoạn 5: Logistics toàn cầu được hiểu là dòng luân chuyển của nguyên vật liệu, hàng hóa, thông tin và tiền tệ giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Nó đóng vai trò là nhân tố liên kết các nhà cung cấp với giới tiêu dùng trên toàn cầu. Nhờ vào sự phát triển của toàn cầu hóa nền kinh tế, sự mở rộng của các khối liên minh thương mại và sự gia tăng mua bán hàng hóa qua mạng điện tử, dòng lưu chuyển logistics đã tăng đáng kể và dường như ngày càng trở lên phức tạp bởi các yếu tố như ngôn ngữ, tiền tệ, múi giờ, văn hóa,.... Vì các công ty, tập đoàn lớn luôn có xu hướng vươn ra ngoài biên giới quốc gia, đặt trụ sở và phục vụ cho nhiều thị trường khu vực khác nhau, nên phải thiết lập một hệ thống logistics toàn cầu để cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Các hệ thống logistics ở các nước khác nhau, các khu vực khác nhau có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng tất cả các hệ thống logistics đều có điểm chung là sự kết hợp khéo léo, khoa học, chuyên nghiệp chuỗi các hoạt động như: marketing, sản xuất, tài chính, vận tải, thu mua, dự trữ, phân phối,...để đạt được mục đích phục vụ khách hàng tối đa với chi phí tối thiểu. * Xu hƣớng phát triển của logistics Có rất học thuyết khác nhau được đưa ra, bàn về vấn đề phát triển tiếp theo của logistics. Có giả thuyết cho rằng, bước tiến mới sẽ là logistics hợp tác (collborative logistics) được xây dựng dựa trên sự liên lạc với nhau một cách liên tục giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng. Nhiều quan điểm khác trong cộng đồng 6
- logistics lại cho rằng logistics ảo (virtual logistics) hay còn gọi là logistics 4 bên (Four Partner Logistics - 4PL) - loại hình mà về bản chất là người cung cấp dịch vụ này là người xâu chuỗi cung ứng bằng việc tập hợp và quản lý các nguồn lực, năng lực và công nghệ của mình với các nguồn lực, năng lực, công nghệ của các nhà cung cấp khác để đưa ra một giải pháp toàn diện cho chuỗi cung ứng - sẽ là bước phát triển tiếp theo của logistics. Và tiến tới sẽ là E-logistics hay còn gọi là 5PL (Five Partner Logistics). 3.Đặc điểm của logistics *Logistics có thể coi là tổng hợp của các hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh chính, đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống. Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Tại bất kì thời điểm nào, trong bất cứ môi trường nào, logistics sinh tồn cũng tương đối ổn định và có thể dự đoán được. Con người có thể nhận định được về nhu cầu như: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu....Logistics sinh tồn là hoạt động cơ bản của các xã hội sơ khai và là thành phần thiết yếu trong một xã hội công nghiệp hóa. Logistics sinh tồn cung cấp nền tảng cho logistics hoạt động. Logistics hoạt động mở rộng các nhu cầu cơ bản bằng cách liên kết các hệ thống sản xuất các sản phẩm. Logistics liên kết các nguyên liệu thô doanh nghiệp cần trong quá trình sản xuất, các dụng cụ sử dụng nguyên liệu đó trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Khía cạnh này của logistics cũng tương đối ổn định và có thể dự đoán được. Nhưng logistics hoạt động lại không thể dự đoán được khi nào máy móc có sự cố, để sửa chữa thì cần cái gì và thời gian sửa chữa.... Như vậy, logistics hoạt động chỉ liên quan tới sự vận động và lưu kho của nguyên liệu vào trong, qua và đi ra khỏi doanh nghiệp và là nền tảng cho logistics hệ thống. Logistics hệ thống liên kết các nguồn lực cần có trong việc giữ cho hệ thống hoạt động. Những nguồn lực này bao gồm thiết bị, phụ tùng thay thế, nhân sự và đào tạo, tài liệu kỹ thuật, các thiết bị kiểm tra, hỗ trợ nhà xưởng....Các yếu tố này không thể thiếu và phải được kết hợp chặt chẽ nếu muốn duy trì sự hoạt động của một hệ thống sản xuất hay lưu thông. 7
- Logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống không tách rời nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho nhau tạo thành một chuỗi dây chuyền logistics. * Logistics là một dịch vụ. Logistics tồn tại để cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp hoặc cho khách hàng của doanh nghiệp. Dịch vụ đối với cả doanh nghiệp hay khách hàng đều được cung cấp thông qua việc tập trung các yếu tố khác nhau, các yếu tố này là bộ phận tạo thành chuỗi logistics. Dịch vụ logistics trong doanh nghiệp chú trọng đến các yếu tố về quản trị nguyên vật liệu, lưu kho trong nhà máy và phân phối vật chất. Tuy nhiên trong hoạt động của doanh nghiệp không phải chỉ dừng lại ở yêu cầu các yếu tố cơ bản mà dịch vụ logistics cung cấp trên đây mà có thể cần cung cấp thêm các dịch vụ khác của logistics. * Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thể kết hợp bất cứ yếu tố nào của logistics với nhau hay tất cả các yếu tố logistics tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp mình. Logistics còn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông qua quản lý di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp. Marketing được logistics hỗ trợ thông qua quản lý việc di chuyển và lưu trữ hàng thành phẩm. Logistics hỗ trợ sản xuất và marketing có thể sẽ dẫn đến yêu cầu phải đào tạo nhân lực, dự trữ phụ tùng thay thế hay bất kỳ một yếu tố nào khác của logistics. * Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics. Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng hóa khái niệm vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan, … cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to 8
- Door). Từ chỗ đóng vai trò đại lý, người được ủy thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh. Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra, …. Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụ logistics. * Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phƣơng thức. Trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hóa là rất cao, và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm. Tới những năm 60-70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức. Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO-Multimodal Transport Operator). MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta không phải là người chuyên chở thực tế. Như vậy, MTO ở đây chính là người cung cấp dịch vụ logistics. 4.Phân loại logistics 4.1 Theo các hình thức logistics Logistics bên thứ nhất (First Party Logistics): người chủ sở hữu hàng hoá tự mình tổ chức thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư các phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics. Logistics bên thứ nhất làm phình to quy mô của doanh nghiệp và làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để vận hành hoạt động logistics. 9
- Logistics bên thứ hai (Second Party Logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán...) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics. Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường sông, đường hàng không, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho bãi, kê khai hải quan, trung gian thanh toán... Logistics bên thứ ba (Third Party Logistics): là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, ví dụ như thay mặt cho người gửi hàng thực hiện các thủ tục xuất nhập và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển tới địa điểm quy định....Do đó logistics bên thứ ba bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, lưu trữ hàng hóa, xử lý thông tin... và có tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng. Logistics bên thứ tƣ (Forth Party Logistics): là người tích hợp, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. Logistics bên thứ tư chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp các giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải....Logistics bên thứ tư hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Logistics bên thứ năm (Fifth Party Logistics): đã được nhắc đến trong những năm gần đây. Đây là hình thức phát triển hơn của logistics bên thứ tư đi cùng với sự phát triển của thương mại điện tử. 4.2 Theo lĩnh vực hoạt động của logistics Từ xa xưa, hệ thống logistics đã được ứng dụng vào hoạt động sản xuất và đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực phức tạp bao gồm nhiều quá trình, nhiều công đoạn khác nhau mà cần phải thực hiện bởi nhiều tổ chức, nhiều chủ thể có liên quan. Ngày nay, hệ thống logistics ngày càng có vị trí quan trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau và phát triển thành 3 nhóm riêng biệt: 10
- Hệ thống logistics trong quân sự; Hệ thống logistics trong sản xuất, kinh doanh và thương mại; Hệ thống logistics trong quản lý xã hội. Bảng 1: Chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống logistics Loại hình Mục Chủ Lĩnh vực Chức năng HTLG tiêu thể hoạt động đánh giá Bảo HTLG Quân Nhiệm vụ Lợi ích vệ quân sự đội quốc gia quốc gia đất nước Nhà Hiệ kinh Sản xuất, u quả Lợi nhuận HTLG trong doanh, kinh doanh SXKD SXKD chủ hãng Kinh doanh = Tối thiểu chi phí vận chuyển hàng + tối đa giá trị phụ thêm Chín HTLG Tối h phủ, Hoạt động Lợi ích xã xã hội ưu xã hội công xã hội hội dân Cơ sở hạ tầng CSHT = CSHT phương tiện + CSHT thông tin + CSHT chủ yếu thể chế Hoạt động môi Môi trường xanh = Giảm thiểu ô nhiễm trường Nguồn: Phát triển dịch vụ logistics khi Việt Nam hội nhập WTO-diễn đàn phát triển 4.3 Phân loại theo quá trình Logistics đầu vào (inbound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn...) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất. 11
- Logistics đầu ra (outbound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Logistics ngƣợc (reserve logistics) là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý. II. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA LOGISTICS 1. Yếu tố vận tải Trong các yếu tố cấu thành chuối logistics thì vận tải giao nhận là khâu quan trọng nhất. Chi phí vận tải giao nhận thường chiếm tới 1/3 tổng chi phí của logisctics. Muốn giảm chi phí của logistics phải giảm chi phí khâu giao nhận vận tải từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ trên thị trường. Việc vận tải giao nhận phải đảm bảo thời gian giao hàng, phải đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất kịp thời, đúng lúc. Từ đó giảm đến mức thấp nhất chi phí, thiệt hại do lưu kho, tồn đọng sản phẩm để làm giảm chi phí logistics nói chung. Vận tải và giao nhận là yếu tố rất cần và không thể thiếu được trong logistics, yêu cầu này xuất phát từ xu hướng chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội. Khi một doanh nghiệp thu hẹp phạm vi hoạt động của mình vào một hay một nhóm sản phẩm có liên quan thì doanh nghiệp đó ngày càng phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. Mỗi thành viên của hệ thống công nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ nhất tới những tập đoàn hùng mạnh nhất, đều phải dựa vào các doanh nghiệp khác cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động của mình. Vận tải là người cung cấp các phương tiện, dịch vụ nhằm di chuyển nguồn nguyên liệu đó từ nơi cung cấp tới nơi doanh nghiệp cần. Tại đó, nguyên liệu được sản xuất, chế biến thành sản phẩm và vận tải giao nhận lại một lần nữa làm công việc cung cấp hệ thống vật chất cho sản phẩm. Như vậy, vận tải giao nhận đảm nhận việc di chuyển nguyên liệu vào trong doanh nghiệp sau đó phân phối sản phẩm từ doanh nghiệp ra thị trường và tạo thành một vòng tuần hoàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
103 p | 732 | 157
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển ERP (Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
107 p | 709 | 137
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của ngân hàng Việt Nam
111 p | 505 | 111
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội - Nguyễn Văn Chiến
76 p | 486 | 107
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp của hoạt động Marketing mix tại công ty TNHH Tã giấy Diana
96 p | 568 | 92
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam và một số kiến nghị
109 p | 328 | 79
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng marketing trong các công ty giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam
78 p | 350 | 77
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
103 p | 239 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013
103 p | 295 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam
99 p | 203 | 46
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ
114 p | 220 | 42
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng phát triển du lịch tại di tích lịch sử - văn hóa Tháp Bà Pô Nagar, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
9 p | 518 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
103 p | 222 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO
83 p | 165 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Trường Phúc
92 p | 169 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng thị trường bán lẻ Châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam
91 p | 157 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng bảo hiểm tai nạn trách nhiệm tại Việt Nam
118 p | 164 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và hướng phát triển của các cơ sở ươm tại doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam 2001-2010
103 p | 104 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn