Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tê Bệnh viện E năm 2021
lượt xem 11
download
Mục tiêu của đề tài "Thực trạng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tê Bệnh viện E năm 2021" là trình bày đặc điểm rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản đến khám tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế, Bệnh viện E từ tháng 9/2021 đến tháng 12/2021. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tê Bệnh viện E năm 2021
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ---------***--------- MAI VĂN VƯƠNG THỰC TRẠNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN TẠI KHOA KHÁM CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU VÀ QUỐC TÊ BỆNH VIỆN E NĂM 2021 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Hà Nội – 2022
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ---------***--------- Người thực hiện: MAI VĂN VƯƠNG THỰC TRẠNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN TẠI KHOA KHÁM CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU VÀ QUỐC TÊ BỆNH VIỆN E NĂM 2021 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH.2016.Y Hướng dẫn: 1. TS.BS NGUYỄN HỮU CHIẾN 2. ThS NGUYỄN VIẾT CHUNG Hà Nội – 2022
- LỜI CẢM ƠN môn Tâm lý h ih yễn Hữu Chi S Nguyễn Vi t Chung ữ c lâm sàng ĩở nh theo yêu c u và qu c t ử ẹ ữ ặ ữ Hà N 23 05 ă 2022 Sinh viên V Mai Văn Vương
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GERD : Gastroesophageal Reflux Disease GERD-Q : Gastroesophageal Reflux Disease Questionnaire PSQI : Pittsburgh Sleep Quality Index REM : Rapid Eye Movement NREM : Non Rapid Eye Movement RLGN : Rối loạn giấc ngủ LA : Los Angeles
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN....................................................................................3 1.1. Trào ngược dạ dày thực quản ........................................................................3 1.1.1. K ................................... 3 1.1.2. ễ n ............................................ 3 1.1.3. ặ ...................................................... 4 1.2. Khái niệm về rối loạn giấc ngủ ......................................................................8 1.2.1. ấ ............................................................................. 8 1.2.2. R ấ .................................................................................. 11 1.3. Rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản .....................15 1.3.1. ĩ ............................................................................................ 15 1.3.2. ............................................................................................... 15 1.3.3. ặ ấ .................................................................. 17 1.4. Các phương pháp đánh giá rối loạn giấc ngủ ..............................................18 1.4.1. ........................................................................ 18 1.4.2. ấ ằ e ....................................... 18 1.4.3. ấ ằ ồ ...................................... 20 1.5. Các nghiên cứu về RLGN ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản ........21 1.5.1. C ............................................................... 21 1.5.2. C ởV .................................................................. 22 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................23 2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................23 2.1.1. ẩ ............................................................................. 23 2.1.2. ẩ ừ ............................................................................... 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................23 2.2.1. ............................................................................... 23 2.2.2. C ............................................................................ 23 2.2.3. ồ ................................................................... 24
- 2.3. Các biến số nghiên cứu ................................................................................24 2.4. Công cụ nghiên cứu .....................................................................................25 2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...............................................................25 2.5.1. Thời gian ..................................................................................................25 2.5.2. Địa điểm ...................................................................................................25 2.6. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................25 2.7. Sai số và khống chế sai số ...........................................................................26 2.8. Đạo đức nghiên cứu .....................................................................................26 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................27 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ............................................................27 3.2. Đặc điểm rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản ......31 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................36 4.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản ......................36 4.1.1. e ................................................................ 36 4.1.2. e ổ ................................................................ 36 4.1.3. C ................................................................................ 37 4.1.4. .............................................................................. 38 4.1.5. ặ lâm sàng ............................................................................... 38 4.1.6. ặ e LA............ 39 4.1.7. ặ e R ............. 39 4.2. Rối loạn giấc ngủ trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản .................40 4.2.1. ấ 1 ................................................ 40 4.2.2. C ấ ấ e I ............................................................ 40 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ..........................................42 4.3.1. ữ ặ R ấ ấ ............................................................................................ 42 4.3.2. ữ ặ e L A ee ấ ấ .................................................. 43 4.3.3. ữ R - ấ ấ ....... 43 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................45 PHỤ LỤC .................................................................................................................52
- DANH MỤC BẢNG B 3 1: ặ m ngh nghi p ................................................................... 28 B 3 2: ặ ng ......................................................................... 29 B 3 3: ặ ng ....................................................................... 29 B ng 3. 4: Th i gian m c b nh theo gi i........................................................ 29 B 3 5: ặ m các y u t ......................................................... 30 B 3 6: ặ ă a b nh .......................................................... 30 B ng 3. 7: Phân lo i n i soi theo LA .............................................................. 30 B ng 3. 8: Chẩ e m GERD-Q.................................. 31 B 3 9: ặ m giấc ng chung .............................................................. 32 B 3 10: ặ m mất ng ở b nh nhân .................................................. 33 B ng 3. 11: M i liên quan giữa chấ ng giấc ng và gi i......................... 33 B ng 3. 12: M i liên quan giữa chấ ng giấc ng và tuổi ......................... 34 B ng 3. 13: Liên quan giữ RL n i soi LA ............................. 34 B ng 3. 14: Tỉ l r i lo n giấc ng e m GERD-Q ................................ 35 B ng 3. 15: Tỉ l r i lo n giấc ng và các y u t ............................. 35 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 3. 1: Phân b b nh nhân theo gi i ......................................................... 27 Hình 3. 2: Phân b b nh nhân theo nhóm tuổi ............................................... 28 Hình 3. 3: Phân b chấ ng giấc ng bằng PSQI ...................................... 31
- ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một rối loạn mạn tính và ngày càng phổ biến. Trào ngược dạ dày thực quản được định nghĩa là có các triệu chứng và/hoặc các biến chứng do trào ngược dịch dạ dày vào thực quản và các cơ quan lân cận [1]. Bệnh nhân thường có các triệu chứng như: như nóng rát sau xương ức, ợ nóng, ợ trớ, nuốt khó, nuốt vướng, đau ngực, ho kéo dài hoặc biểu hiện như hen phế quản… Nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản, loét thực quản, thực quản Barrett, thậm chí là ung thư biểu mô thực quản.[2] Ngoài ra, những bệnh nhân này cũng có tỉ lệ mắc các bệnh ở hầu họng, thanh quản và phổi cao hơn. Trong những năm gần đây, bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh phổ biến trên thế giới. Các thống kê cho thấy, tỷ lệ lưu hành bệnh trào ngược dạ dày thực quản dao động từ 10 đến 20% ở người lớn ở Hoa Kỳ, Úc và Vương quốc Anh. Tỷ lệ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản đang gia tăng ở các nước Châu Á, với ước tính gần đây rằng nó ảnh hưởng đến 5% người lớn ở Trung Quốc và Hàn Quốc [3]. Rối loạn giấc ngủ trước đây được hiểu như là đồng nghĩa với mất ngủ nhưng ngày nay, rối loạn giấc ngủ là để chỉ những rối loạn về số lượng, chất lượng, về tính chu kì của giấc ngủ và các rối loạn nhịp thức ngủ. Bốn triệu chứng chính đặc trưng nhất của các rối loạn giấc ngủ là: chứng mất ngủ, ngủ nhiều, các rối loạn liên quan đến giấc ngủ và rối loạn nhịp thức ngủ… Những triệu chứng này thường gối lên nhau [4]. Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ kém ở người cao tuổi khá cao. Trong dân số Trung Quốc, tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém là 45,8% ở phụ nữ cao tuổi và cao hơn so với nam giới cao tuổi (35,8%). Tỷ lệ này tăng theo tuổi, từ 32,1% (từ 60-69 tuổi) lên 52,5% (tuổi ≥ 80 tuổi) [5]. Các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã gợi ý mối quan hệ hai chiều giữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản và giấc ngủ. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản đã được chứng minh là có ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ bằng cách đánh thức bệnh nhân khỏi giấc ngủ vào ban đêm hoặc phổ biến hơn là dẫn đến nhiều lần mất trí nhớ ngắn, dẫn đến giấc ngủ bị phân mảnh. Đồng thời, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng cách tăng cường nhận thức về acid trong thực quản (quá mẫn thực quản) [6] . Trên thực tế, có một “vòng luẩn quẩn” tiềm ẩn trong đó bệnh trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém do đó nâng cao nhận thức về các kích thích trong thực quản làm trầm trọng thêm bệnh trào ngược dạ dày thực quản [7]. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản còn hạn chế. Chưa có công trình nghiên cứu nào về sự phối hợp giữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các 1
- bệnh lý tâm thần, cũng như ảnh hưởng qua lại giữa ch ng, đặc biệt là về bệnh lý phổ biến như rối loạn giấc ngủ, một trong các vấn đề thường gặp nhất với nhiều tác hại có thể gặp như làm tăng lo âu, trầm cảm, giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, ch ng tôi thực hiện đề tài “ Thực trạng rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế, Bệnh viện E năm 2021” với hai mục tiêu: 1. ặ ấ ở ữ e ừ 9/2021 12/2021. 2. K ở ấ ở 2
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Trào ngược dạ dày thực quản 1.1.1. Khái niệm về bệnh trào ngược dạ dày thực quản Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng một phần dịch dạ dày đi ngược lên thực quản qua cơ thắt thực quản dưới, quá trình này có hay không có triệu chứng nhưng phần lớn gây ra các triệu chứng ợ chua, nóng rát sau xương ức, đau ngực, nuốt khó... Viêm thực quản do trào ngược là hiện tượng tổn thương thực quản gây ra do chất trào ngược. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tập hợp tất cả các triệu chứng và hậu quả ở thực quản do trào ngược gây ra. Trên lâm sàng, hai triệu chứng nóng rát sau xương ức và ợ chua là hay gặp và tương đối đặc hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Việc nội soi sinh thiết, chụp X quang thực quản có cản quang và đo áp lực thực quản đồng loạt là những biện pháp thăm dò không thể thực hiện rộng rãi nên khó thống kế chính xác tỉ lệ mắc bệnh trong cộng đồng. 1.1.2. Dịch tễ bệnh trào ngược dạ dày thực quản Trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến ở các nước phương Tây với tần suất từ 15 – 30% dân số, ở các nước châu Á tần suất dao động từ 5 – 15%, bệnh có xu hướng ngày càng tăng do những thay đổi về đời sống kinh tế - xã hội, thay đổi lối sống, chế độ ăn, làm việc... Tỉ lệ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở các nước phát triển là từ 10 – 48%. Một nghiên cứu dựa trên dân số ước tính rằng 20% dân số trưởng thành Hoa Kỳ gặp các triệu chứng liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản ít nhất một lần một tuần [8]. Một nghiên cứu khác ở Anh tại thành phố Bristol, trong số những người được phỏng vấn trong độ tuổi từ 17 – 91 thì có 10,3 % bị nóng rát sau xương ức hàng tuần [9] Ở Việt Nam, theo thống kê của tác giả Lê Văn Dũng tiến hành tại khoa thăm dò chức năng bệnh viện Bạch Mai năm 2001 cho thấy tỉ lệ viêm thực quản do trào ngược khoảng 7,8%. Tuổi và giới: Bệnh hay gặp ở nam nhiều hơn nữ, lứa tuổi gặp nhiều nhất là 40- 49 tuổi. Chế độ sinh hoạt: Hút thuốc lá, uống rượu, cà phê, dùng các thuốc chống viêm không steroid, các thuốc chẹn kênh canxi,... có thể tạo nên cơ hội dễ nảy sinh bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đặc biệt những người nghiện thuốc, ngoài hiện tượng giảm cơ thắt thực quản còn thấy tình trạng tăng áp lực trong khoang bụng tương ứng với lúc hít mạnh hoặc ho [10]. 3
- 1.1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 1.1.3.1. Đặc điểm lâm sàng: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nhiều triệu chứng rất đa dạng, từ những tổn thương nhẹ không triệu chứng, không biến chứng cho tới những trường hợp viêm thực quản có biến chứng về giải phẫu và chức năng. Các triệu chứng điển hình:[1], [11] + Nóng rát sau xương ức: Bệnh nhân có cảm giác nóng rát sau xương ức, lan lên trên, xuất hiện sau bữa ăn, khi nằm ngửa hoặc khi đói. Triệu chứng đau tăng lên khi có kết hợp với các yếu tố như ăn no, uống rượu bia, cà phê. Triệu chứng cũng có thể giảm đi khi dùng các thuốc trung hòa acid, ngồi hay đứng dậy. Nóng rát sau bữa ăn và đêm phải thức dậy nhiều lần thường xảy ra ở người có viêm thực quản nặng. + Ợ chua: Bệnh nhân có cảm giác chua miệng khi ợ, thường xuất hiện sau ăn, khi nằm hoặc vào ban đêm, khi thay đổi tư thế. Ợ chua thường vào ban đêm kèm với con ho, khó thở, dịch acid trào ngược lên họng gây nôn. Các triệu chứng không điển hình: [1], [11] + Nuốt khó: Khó khăn khi nuốt, cảm thấy vướng thường do co thắt, phù nề hoặc do hẹp thực quản. + Nuốt đau: Là hiện tượng đau khi nuốt thường gắn với viêm thực quản nặng và thường báo hiệu là biến chứng ở thực quản + Đau ngực: Giống như cơn đau thắt ngực nhưng ở đây cơn đau không điển hình, biểu hiện là đau rát sau xương ức, lan lên vai, sau lưng, lên cung răng. Các triệu chứng xảy ra không theo quy luật. Các triệu chứng ngoài cơ quan tiêu hóa:[1], [11] + Ho kéo dài là triệu chứng hay gặp về đường hô hấp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nguyên nhân có thể do hít phải chất trào ngược + Khó thở về ban đêm do acid dạ dày gây ra co thắt đường thở. Thường xảy ra ở những trường hợp bệnh trào ngược dạ dày thực quản nặng, biểu hiện có thể chít hẹp, phù nề phế quản + Các triệu chứng tại họng: Sự rối loạn âm thanh xuất hiện với tần suất tương đối cao, biểu hiện như khàn giọng, khó phát âm kèm theo co thắt từng l c. Viêm họng phát triển theo kiểu mạn tính, tái phát. + Các triệu chứng ở mũi: Đau như có dị vật mà không giải thích được làm bệnh nhân lo lắng, biểu hiện dị cảm mũi xảy ra khi nuốt nước bọt. 4
- 1.1.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng: a. Nội soi Được chỉ định để tránh bỏ sót chẩn đoán các bệnh có triệu chứng thực quản, xác định biến chứng và đánh giá thất bại điều trị. Các triệu chứng báo hiệu như khó nuốt, nuốt đau, ăn mau no, giảm cân hay chảy máu nên xem xét chỉ định nội soi. Các cách phân loại tổn thương thực quản do bệnh trào ngược dạ dày thực quản trên nội soi: Phân loại của Savary – Miller: + Độ 1: Có 1 vài đám xung huyết hay trợt loét nông nằm riêng rẽ về một phía theo chu vi thực quản + Độ 2: Có các đám xung huyết hay trợt loét nông nằm gần nhau nhưng ranh giới còn rõ rang nhưng không chiếm toàn bộ chu vi thực quản + Độ 3: Các đám xung huyết hay trợt loét nông chiếm toàn bộ chu vi thực quản nhưng không làm teo hẹp thực quản. + Độ 4: Loét thực sự và gây hẹp. Phân loại theo Los Angeles: + Độ A: Có một hoặc nhiều tổn thương không kéo dài quá 5mm, không kéo dài giữa hai đỉnh nếp niêm mạc. + Độ B: Có một hoặc nhiều tổn thương kéo dài quá 5mm, không kéo dài giữa hai đỉnh nếp niêm mạc + Độ C: Có một hoặc nhiều tổn thương niêm mạc nối liền giữa hai hay nhiều nếp niêm mạc, nhưng không xâm phạm quá 75% chu vi ống thực quản. + Độ D: Có một hoặc nhiều tổn thương niêm mạc xâm phạm quá 75% chu vi ống thực quản. b. Đo độ pH hoặc theo dõi pH – trở kháng Được chỉ định để định lượng tình trạng tiếp xúc acid, hiện tượng trào ngược, và mối tương quan giữa trào ngược với triệu chứng ở những bệnh nhân có các triệu chứng dai dẳng mặc dù đã điều trị thuốc ức chế acid ( đặc biệt là trường hợp nội soi không thấy tổn thương ) hoặc những bệnh nhân có các triệu chứng không điển hình. Xác định pH – trở kháng cũng có thể xác định hiệu quả của thuốc ức chế acid ở những bệnh nhân bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các triệu chứng đang diễn ra. c. Đo áp lực thực quản, đặc biệt là đo áp lực nhu động thực quản (HRM), có thể xác định các quá trình cơ học góp phần gây ra các triệu chứng dai dẳng [1] 1.1.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán đánh giá trên lâm sàng Bộ câu hỏi GERD Q đã được Việt hóa do công ty Astra-Zeneca cung cấp. Bảng Việt hóa này đã được xác định là đảm bảo được ý nghĩa của bảng GERD Q gốc bằng tiếng Anh khi kiểm tra bằng phương pháp dịch ngược. 5
- Theo thiết kế nghiên cứu đa trung tâm Diamond về bảng câu hỏi GERD Q do John Dent và cộng sự đã dàng trên tạp chí Scandinavian Journal of Gastroenterology 2008 với 1 bộ câu hỏi gồm 6 câu ( 4 câu về triệu chứng, 2 câu về tác động của bệnh trên bệnh nhân) do bệnh nhân tự điền và bác sỹ kiểm tra lại. Các trả lời được thiết kế theo thang điểm các lựa chọn ("không bao giờ", "1 ngày”, “2- 3 ngày" và "4- 7 ngày"), độ nhạy của GERD Q là 65% và độ đặc hiệu là 71% cho chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản [12] . Hãy nhớ lại các triệu chứng trong 7 ngày vừa qua và chọn câu trả lời đ ng nhất. 1, Bạn có triệu chứng nóng rát giữa ngực, sau xương ức mấy ngày trong tuần? A, 0 ngày B, 1 ngày C, 2 hoặc 3 ngày D, 4 đến 7 ngày ( 0 điểm ) ( 1 điểm ) ( 2 điểm ) ( 3 điểm ) 2, Bạn có triệu chứng ợ nước chua hoặc thức ăn từ dạ dày lên cổ họng hoặc miệng mấy ngày trong tuần? A, 0 ngày B, 1 ngày C, 2 hoặc 3 ngày D, 4 đến 7 ngày ( 0 điểm ) ( 1 điểm ) ( 2 điểm ) ( 3 điểm ) 3, Bạn có triệu chứng đau ở vùng bụng trên mấy ngày trong tuần? A, 0 ngày B, 1 ngày C, 2 hoặc 3 ngày D, 4 đến 7 ngày ( 3 điểm ) ( 2 điểm ) ( 1 điểm ) ( 0 điểm ) 4, Bạn có triệu chứng buồn nôn mấy ngày trong tuần? A, 0 ngày B, 1 ngày C, 2 hoặc 3 ngày D, 4 đến 7 ngày ( 3 điểm ) ( 2 điểm ) ( 1 điểm ) ( 0 điểm ) 5, Bạn thấy khó ngủ vào ban đêm do cảm giác nóng rát sau xương ức và/hoặc ợ mấy ngày trong tuần? 6
- A, 0 ngày B, 1 ngày C, 2 hoặc 3 ngày D, 4 đến 7 ngày ( 0 điểm ) ( 1 điểm ) ( 2 điểm ) ( 3 điểm ) 6, Ngoài các thuốc trong đơn bác sĩ kê, bạn phải uống thêm một số loại thuốc khác như Phosphalugel, Maalox... mấy ngày trong tuần? A, 0 ngày B, 1 ngày C, 2 hoặc 3 ngày D, 4 đến 7 ngày ( 0 điểm ) ( 1 điểm ) ( 2 điểm ) ( 3 điểm ) Tổng điểm Điểm ô C Chẩn đoán % Khả năng viêm ( Điểm tác thực quản động) 0–2 Khả năng GERD thấp 0 3–5 Khả năng GERD cao 13,2 6–8 GERD nhẹ 12,3 ≥9
- Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiện nay thưởng dựa vào triệu chứng lâm sàng (hỏi bệnh) người ta dựa vào các bảng câu hỏi GIS, GERD Q. điều trị thử PPI. Trong đó bằng GIS có cách đặt câu hỏi khá phức tạp, còn bảng GERD Q thuận lợi hơn vì đọc dể hiểu, thầy thuốc dể theo dõi, thời gian xác định rõ rằng không lẫn lộn. Như vậy GERD Q là 1 công cụ đơn giản và đã được chứng minh hỗ trợ gi p: - Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản chính xác - Đánh giá tác động của triệu chứng - Theo dõi đáp ứng điều trị 1.2. Khái niệm về rối loạn giấc ngủ 1.2.1. Giấc ngủ bình thường 1.2.1.1. Sinh lý giấc ngủ Ngủ là một trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể có tính chất chu kỳ ngày- đêm, trong đó cơ thể được nghỉ ngơi, tạm dừng hoạt động tri giác và ý thức, các cơ bắp giãn mềm, các hoạt động hô hấp, tuần hoàn chậm lại. Giấc ngủ là khoảng thời gian, trong đó các trạng thái ngủ diễn ra kế tiếp. Một giấc ngủ tốt là giấc ngủ đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng và thời gian ngủ. Khi ngủ dậy người ta cảm thấy khoan khoái dễ chịu về cơ thể và tâm thần. Giấc ngủ phục hồi lại chức năng các cơ quan trong cơ thể . Khi mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng vào nguy cơ tử vong có thể xảy ra do sự giảm trầm trọng khả năng điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Mất ngủ mạn tính là giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh mệt mỏi, giảm tập trung ch ý, giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức, ảnh hưởng nặng nề đến công việc hằng ngày. Rối loạn giấc ngủ liên quan đến nhịp thở, rối loạn nhịp tim và tăng huyết áp. Một số rối loạn giấc ngủ kéo dài nếu không được điều trị sẽ là nhân tố khởi phát rối loạn lo âu, trầm cảm và bệnh tật khác. Nghiên cứu hoạt động của não bộ trong giấc ngủ ch ng ta có thể r t ra những nhận xét sau: - Trong khi ngủ não không ngừng hoạt động. - Chức năng của não trong khi ngủ hoàn toàn khác với chức năng não l c thức. - Giấc ngủ có tác động phục hồi các quá trình sinh lý và tâm thần, có vai trò trong việc sửa chữa các mô, điều nhiệt, chức năng miễn dịch, điều hòa tính nhạy cảm của thụ thể noradrenergic và duy trì trí nhớ. Khi giấc ngủ bị rối loạn, như trong chứng mất ngủ, có thể gây ra nhiều triệu chứng trên cơ thể và tâm thần, tùy thuộc vào mức độ trầm trọng và thời gian kéo dài của rối loạn giấc ngủ 8
- 1.2.1.2. Các giai đoạn giấc ngủ Giấc ngủ chia thành 2 trạng thái: trạng thái ngủ có cử động nhãn cầu nhanh (Rapid Eye Movement - REM) và trạng thái ngủ không có cử động nhãn cầu nhanh (Non Rapid Eye Movement - NREM). Sự thay đổi hoạt động điện của não thể hiện rõ nét trên điện não đồ. Giấc ngủ NREM [13] NREM (Non Rapid Eye Movement) - trạng thái ngủ không có cử động nhãn cầu. gồm 4 giai đoạn, giai đoạn sau sâu hơn giai đoạn trước. Hầu hết những chức năng sinh lý đáng kể đều thấp hơn so với lúc thức. - Giai đoạn 1: từ khi kéo dài cho đến khi kết thúc kéo dài khoảng10 phút. Nhịp thở trở nên chậm, nhịp tim đều, huyết áp giảm, nhiệt độ não giảm, dòng máu đến não giảm… Sóng điện não chậm, biên độ nhỏ và ít đều đặn hơn một ch t. Người ngủ dễ bị tỉnh và có thể không ngủ lại được. - Giai đoạn 2: kéo dài khoảng 20 ph t. Người ngủ có thể ý thức một cách lơ mơ, một vài ý nghĩ rời rạc trôi nổi trong đầu nhưng không thể nhìn thấy bất cứ vật gì ngay cả khi mắt còn mở. Các chức năng cơ thể giảm xuống. Sóng điện não có biên độ lớn hơn, và thỉnh thoảng có sự bùng phát của các sóng nhanh. Người ngủ vẫn có thể bị tỉnh giấc bởi các âm thanh. - Giai đoạn 3: người ngủ rất khó tỉnh, phải có âm thanh to hoặc lay thì mới tỉnh. Sóng điện não chậm 1 nhịp trên 1 giây, biên độ lớn (sóng delta). Giai đoạn này bắt đầu ngủ sâu, xuất hiện sau 30 – 40 phút tính từ khi bạn lơ mơ ngủ. - Giai đoạn 4: giai đoạn ngủ sâu nhất. Sóng điện não đồ là sóng delta, biên độ lớn, tần suất chậm, có sóng nhọn. Tại thời điểm này người bệnh trãi qua tiến trình quên lãng. Nếu người ngủ đi bộ hoặc tiểu dầm thì sẽ diễn ra trong giai đoạn này. Giai đoạn 3 và 4 là giai đoạn ngủ sâu nhất của giấc ngủ. Khi bị đánh thức ở giai đoạn này người ngủ sẽ bị mất phương hướng và những suy nghĩ bị tan rã. Giấc ngủ REM [13]( Rapid eye movement) Sau khi pha ngủ sâu kết th c, người ngủ quay lại giai đoạn 2 và rồi đi vào trạng thái REM - trạng thái ngủ có cử động nhãn cầu. Trong giai đoạn này cằm thả lỏng, nhưng mặt cũng như các ngón tay, ngón chân lại xoắn vặn. Nam giới có thể cương cứng dương vật, nữ giới có thể bị cương tụ máu âm vật. Tuy nhiên, các cơ lớn hoàn toàn bị liệt, và dường như không thể cử động được thân mình, chân và tay. Sóng điện não nhỏ và không đều đặn với hàng loạt các hoạt động của mắt. Trong nhiều trường hợp sóng não đồ giống như lúc thức. Các hoạt động cơ thể tăng lên một cách đáng kể: huyết áp dao động nhưng có thể tăng đáng kể, mạch tăng không đều, và người ngủ phải đối mặt với những vấn đề về tim mạch và có nguy cơ cao của cơn đau thắt ngực. Thở không đều và tăng mức tiêu thụ oxy. 9
- Người ngủ luân phiên giữa giấc ngủ REM và NREM 4- 6 lần trong 1 đêm với mỗi chu kỳ kéo dài trung bình khoảng 90 ph t và dao động trong khoảng 70 – 110 phút. Tuy nhiên giấc ngủ sâu chỉ chiếm ưu thế trong 2 chu kỳ ngủ đầu tiên và nó ít xuất hiện lại trong đêm. Chính vì vậy sau 2 chu kỳ ngủ đầu tiên, bạn có thể không ngủ sâu lại được nữa, mà phần lớn thời gian chỉ là giấc ngủ REM. Những kiểu ngủ thì thay đổi trong suốt đời người. Ở thời kỳ sơ sinh, giấc ngủ REM hiện diện hơn 50% tổng thời gian ngủ và điện não chuyển trực tiếp từ giai đoạn thức đến giai đoạn REM mà không thông qua những giai doạn từ 1 đến 4 của giấc ngủ NREM. Trẻ mới sinh ngủ 16 giờ một ngày xen lẫn với những giai đoạn thức ngắn. Đến 4 tháng tuổi giấc ngủ REM còn thấp hơn 40% và đi vào giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ NREM. Ở người trưởng thành sự phân bố các giai đoạn giấc ngủ như sau: NREM (75%), Giai đoạn 1: 5%; Giai đoạn 2: 45%; Giai đoạn 3: 12%; Giai đoạn 4:13% REM (25%)[13]. 1.2.1.3. Thay đổi về giấc ngủ theo lứa tuổi Nhu cầu ngủ theo từng lứa tuổi là khác nhau, càng lớn tuổi thì nhu cầu ngủ càng giảm, và các giai đoạn của giấc ngủ cũng thay đổi theo. Thời gian Giai đoạn 1 – Giai đoạn 3 – REM ngủ(h) 2 (%) 4 (%) Tuổi ấu thơ 13-16 10-30 30-40 40-50 ( < 7 tuổi ) Trẻ em 8-12 40-60 20-30 20-30 ( 7 – 18 tuổi ) Người lớn 6-9 45-60 15-25 15-25 ( 19 – 64 tuổi) Người già 5-8 50-80 5-15 15-25 ( ≥ 65 tuổi) 1.2.1.4. Chức năng giấc ngủ Chức năng của giấc ngủ đã được kiểm tra bằng nhiều cách khác nhau. Các nhà nghiên cứu gần đây cho thấy rằng giấc ngủ giúp hồi phục sức khỏe, giúp làm cân bằng nội môi và có vai trò quyết định trong điều hòa thân nhiệt và bảo tồn năng lượng. Giấc ngủ REM tăng lên khi luyện tập và khi đói, tình trạng này có thể liên quan đến nhu cầu thỏa mãn chuyển hóa. 10
- Giấc ngủ REM đã được chú ý và tiến hành nghiên cứu từ lâu, và có nhiều kết quả được đưa ra. Một số vai trò của giấc ngủ REM đáng ch ý là : - Lọc sạch các chất chuyển hóa tích trữ trong hệ thần kinh. - Đảm bảo cho nguồn phát các xung động để kích thích vỏ não. - Chuyển trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn. - Đảm bảo cảm xúc diễn ra trong giấc mơ thích ứng được với môi trường xung quanh khi thức - tỉnh. - Tổ chức lại luồng xung dộng thần kinh bị rối loạn trong giấc ngủ NREM, là giai đoạn chuyển tiếp sang thức - tỉnh, chuẩn bị tiếp nhận thông tin mới. 1.2.2. Rối loạn giấc ngủ 1.2.2.1. Khái niệm rối loạn giấc ngủ Rối loạn giấc ngủ là các rối loạn ưu thế về số lượng, chất lượng và thời gian ngủ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân về cả mặt thể chất, tâm thần và xã hội. Rối loạn giấc ngủ trước đây được hiểu như là đồng nghĩa với mất ngủ nhưng ngày nay, RLGN là để chỉ những rối loạn về số lượng, chất lượng, về tính chu kì của giấc ngủ và các rối loạn nhịp thức ngủ. Bốn triệu chứng chính đặc trưng nhất của các rối loạn giấc ngủ là: chứng mất ngủ, ngủ nhiều, các rối loạn liên quan đến giấc ngủ và rối loạn nhịp thức ngủ… Những triệu chứng này thường gối lên nhau [4]. 1.2.2.2. Phân loại Trên thế giới, hiên nay có 3 hệ thống phân loại RLGN được sử dụng: Phân loại Quốc tế về rối loạn giấc ngủ (ICSD-3), Phân loại bệnh Quốc tế (ICD10) và Phân loại theo Hội Tâm thần học Mỹ (DSM-V). Phân loại RLGN theo ICD-10: Các RLGN không thực tổn, bao gồm [27]: RLGN không thực tổn (F51), bao gồm: F 51.0: Mất ngủ không thực tổn. F 51.1: Ngủ nhiều không thực tổn. F 51.2: Rối loạn nhịp thức ngủ không thực tổn. F 51.3: Chứng miên hành. F 51.4: Hoảng sợ khi ngủ. F 51.5: Ác mộng. F 51.8: RLGN không thực tổn khác. F 51.9: RLGN không thực tổn, không biệt định. G47: RLGN thực tổn, bao gồm: 11
- G47.0: Rối loạn khởi đầu và duy trì giấc ngủ (mất ngủ). G47.1: Ngủ quá nhiều. G47.2: Rối loạn chu kì thức ngủ. Hội chứng giai đoạn ngủ muộn. Kiểu ngủ thất thường. G47.3: Ngừng thở khi ngủ (do trung ương và do tắc nghẽn). G47.4: Chứng ngủ rũ và mất trương lực. G47.5: RLGN khác (Hội chứng Kleine - Levin). G47.6: RLGN không xác định. Phân loại theo DSM - V về Rối loạn giấc ngủ : - RLGN tiên phát. - RLGN liên quan đến một số bệnh tâm thần khác. - Các RLGN khác (do bệnh cơ thế, do lạm dụng thuốc, ma t y). 1.2.2.3. Các giai đoạn lâm sàng của rối loạn giấc ngủ Trên lâm sàng người ta chia thành 4 nhóm cơ bản: mất ngủ, ngủ nhiều, cận giấc ngủ, các rối loạn nhịp thức ngủ : - Mất ngủ: + Theo DSM-V (2013) của Hội Tâm thần học Mỹ, mất ngủ là ngủ ít hơn so với bình thường trên 2 giờ. + Phàn nàn chủ yếu là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc không hồi phục sức khỏe sau khi ngủ dậy, kéo dài ít nhất 1 tháng. Mất ngủ là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu rõ rệt; ảnh hưởng xấu đến hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác. - Ngủ nhiều: + Theo DSM-V, nếu một người ngủ nhiều hơn 10 giờ mỗi ngày thì được coi là ngủ nhiều. + Người bệnh than phiền ngủ suốt ngày, ngủ quá nhiều trong vòng 1 tháng (ít hơn nếu tái phát). Ngủ nhiều là bệnh ít gặp hơn (chiếm 5% người lớn) so với mất ngủ, nhưng không phải là hiếm trên lâm sàng. Thật ra, ngủ nhiều ít gây đảo lộn cuộc sống, ít gây khó chịu cho bệnh nhân hơn so với mất ngủ nhưng nó cũng có ảnh hưởng đến chức năng xã hội, nghề nghiệp và các chức năng quan trọng khác. - Cận giấc ngủ: + Lặp đi, lắp lại các lần thức giấc đột ngột khi ngủ buổi tối hoặc khi chợp mắt, do người bệnh có những giấc mơ vô cùng hãi hùng khi mà họ vẫn nhớ được chi tiết của giác mơ + Ác mộng và những lần thức giấc là nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên lâm sàng, ảnh hưởng đến chức năng xã hôi, nghề nghiệp và các chức năng quan trọng khác. - Rối loạn nhịp thức ngủ: + Nhịp thức - ngủ là sự thay thế lẫn nhau giữa trạng thái thức và giấc ngủ hành ngày. Rối loạn nhịp thức - ngủ là tình trạng người bệnh không thể 12
- ngủ được khi họ muốn ngủ, ngược lại họ không thể thức khi họ muốn thức. Tuy nhiên, thời lượng ngủ trong ngày của họ vẫn bình thường, vì thế rối loạn này không phải mất ngủ hay ngủ nhiều, mặc dù ban đầu người bệnh có thể than phiền là mất ngủ hay ngủ nhiều. + Rối loạn nhịp thức - ngủ gây đảo lộn cuộc sống của người bệnh, ảnh hưởng đến các chức năng xác hội, nghề nghiệp và các chức năng khác. 1.2.2.4. Dịch tễ học rối loạn giấc ngủ RLGN ngày càng trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại. Một số cuộc điều tra dịch tễ học được thực hiện ở Tây Âu báo cáo tỷ lệ mặc các triệu chứng mất ngủ từ 20-40% dân số nói chung. Năm 2005, một cuộc khảo sát quốc tế điều tra về sự phổ biến và đặc điểm của chứng mất ngủ trong dân số nói chung ở Pháp, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ cho kết quả 37,2% số người được hỏi ở Pháp, Ý, 6,6% ở Nhật Bản và 27,1% ở Mỹ bị RLGN; số triệu chứng trung bình cho mỗi bệnh nhân là hai, trong đó mất ngủ chiếm ưu thế nhất (73%), tiếp theo là khó ngủ (61%) và chất lượng giấc ngủ kém (48%). Ở Anh, Morphy H và cộng sự (2007) nghiên cứu trên 2363 cá nhân thấy 37% bị mất ngủ và 63% người không bị mất ngủ; trong số những người không bị mất ngủ ban đầu, tỉ lệ bị mất ngủ sau 12 tháng là 15%. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương trên 1310 người tới khám tại phòng khám ngoại trú có tới 116 người mất ngủ, chiếm tỉ lệ 9%. Theo nghiên cứu của Bùi Quang Huy có khoảng 30 – 45 % người lớn bị mất ngủ trong 1 năm. 1.2.2.5. Một số nguyên nhân của RLGN Do rối loạn nhịp thức ngủ trong ngày: thay đổi lịch làm việc, thay đổi m i giờ khi đi ra nước ngoài... Do sử dụng chất kích thích: cà phê, rượu bia, nước tăng lực... Do yếu tố môi trường, thói quen người ngủ cùng.... Do stress Các bệnh lý tâm thần : trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt... Các bệnh lý mạn tính : viêm khớp, hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản... Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như: ác mộng, mộng du, chứng ngừng thở khi ngủ... 1.2.2.6. Ảnh hưởng của RLGN đến cuộc sống Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng và thiết yếu với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mọi người. Giấc ngủ ngon gi p cải thiện sự tập trung, hoạt động nhân thức và hành vi cũng như hiệu suất công việc. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của ngân hàng Việt Nam
111 p | 506 | 111
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội - Nguyễn Văn Chiến
76 p | 491 | 107
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam và một số kiến nghị
109 p | 330 | 79
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng marketing trong các công ty giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam
78 p | 354 | 77
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
103 p | 239 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013
103 p | 295 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ
114 p | 221 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Trường Phúc
92 p | 173 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và hướng phát triển của các cơ sở ươm tại doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam 2001-2010
103 p | 105 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Luxury Quảng Ninh
82 p | 21 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng
72 p | 19 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
82 p | 10 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nhân lực tại khách sạn Nhật Hạ 3 (Nhat Ha L’Opera hotel)
76 p | 18 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận buồng phòng tại Flamingo Cát Bà Resort
99 p | 22 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Ngọc Thảo Nguyên
69 p | 18 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng Sao Mai - Hải Đăng Plaza
85 p | 19 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Đức Vượng – thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 15 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng Sun – Flamingo Cát Bà Resort
98 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn