Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng trầm cảm ở học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội, năm 2021
lượt xem 12
download
Đề tài "Thực trạng trầm cảm ở học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội, năm 2021" nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ trầm cảm ở học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội năm 2021; mô tả một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội năm 2021.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng trầm cảm ở học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội, năm 2021
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ---------- ---------- NGUYỄN MINH NGHĨA THỰC TRẠNG TRẦM CẢM Ở HỌC SINH LỚP 10 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VIỆT NAM – BA LAN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2021 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA HÀ NỘI – 2022
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ---------- ---------- Người thực hiện: NGUYỄN MINH NGHĨA THỰC TRẠNG TRẦM CẢM Ở HỌC SINH LỚP 10 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VIỆT NAM – BA LAN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2021 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khoá: QH.2016.Y Người hướng dẫn: THS. BSNT. NGUYỄN VIẾT CHUNG HÀ NỘI – 2022
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Ban Chủ nhiệm Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội, thầy cô giảng viên Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu để em có thể hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn chân thành tới ThS. Nguyễn Viết Chung – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô và các em học sinh khối 10 trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan đã tham gia nghiên cứu và hỗ trợ thu thập số liệu cho nghiên cứu này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giảng viên Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em trong suốt 6 năm theo học tại trường. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, những người bạn thân thiết của em, những người đã cùng chia sẻ khó khăn, dành cho em những lời động viên, chia sẻ quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2022 Sinh viên Nguyễn Minh Nghĩa
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trên đây của tôi là trung thực, kết quả này chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào, các tài liệu liên quan đến đề tài, được trích dẫn đều đã được công bố. Nếu có gì sai trái với những quy định tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2022 Sinh viên Nguyễn Minh Nghĩa
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CDI 2 : Thang đo trầm cảm ở trẻ em COVID – 19 : Đại dịch bệnh truyền nhiễm tác nhân virus SARS-CoV-2 DASS 21 : Thang đo mức độ rối loạn lo âu – trầm cảm – stress ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu ICD – 10 : Phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và vấn đề sức khỏe tâm thần KTC : Khoảng tin cậy PHQ – 9 : Thang đo đánh giá trầm cảm ở cộng đồng POR : Prevalence Odds Ratio PSS – 10 : Thang đo cảm nhận mức độ stress RSE : Thang đo lòng tự trọng THPT : Trung học phổ thông WHO : Tổ chức y tế Thế giới
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3 1.1. Giới thiệu về trầm cảm ........................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm trầm cảm ........................................................................ 3 1.1.2. Dịch tễ ............................................................................................. 3 1.1.3. Nguyên nhân ................................................................................... 4 1.1.4. Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm ................................................... 5 1.1.5. Chẩn đoán trầm cảm........................................................................ 6 1.2. Giới thiệu về học sinh THPT ................................................................. 8 1.2.1. Khái niệm học sinh THPT .............................................................. 8 1.2.2. Đặc điểm phát triển thể chất của học sinh THPT ........................... 8 1.2.3. Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh THPT .............................. 9 1.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh THPT ......................... 12 1.3.1. Cấp độ cá nhân .............................................................................. 12 1.3.2. Cấp độ gia đình ............................................................................. 13 1.3.3. Cấp trường học .............................................................................. 13 1.3.4. Cấp cộng đồng............................................................................... 14 1.3.5. Một số yếu tố khác: ....................................................................... 14 1.4. Các nghiên cứu đã được thực hiện về sức khỏe tâm thần ở học sinh THPT trên thế giới và Việt Nam ................................................................. 15 1.4.1. Trên thế giới .................................................................................. 15 1.4.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 16 1.5. Giới thiệu thang đo trầm cảm ở trẻ em và một số thang đo liên quan . 17 1.5.1. Thang đo CDI 2 ............................................................................. 18
- 1.5.2. Thang đo lòng tự trọng Rosenberg (RSE) .................................... 20 1.5.3. Thang đo cảm nhận mức độ stress PSS – 10 ................................ 21 1.6. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu........................................................... 22 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 24 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu: ................................. 24 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu:.................................... 24 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 24 2.3. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 24 2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu .............................................................................. 24 2.5. Các chỉ số và biến số nghiên cứu ......................................................... 24 2.6. Công cụ nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin ............................. 27 2.6.1. Công cụ nghiên cứu ...................................................................... 27 2.6.2. Kỹ thuật thu thập thông tin ........................................................... 27 2.7. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................... 28 2.8. Sai số và cách khắc phục...................................................................... 28 2.8.1. Sai số thông tin thường gặp: ......................................................... 28 2.8.2. Cách khắc phục sai số thông tin:................................................... 28 2.9. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 29 2.10. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................... 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 31 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 31 3.2. Đặc điểm trầm cảm ở học sinh lớp 10 trường THPT Việt Nam – Ba Lan ............................................................................................................... 34
- 3.3. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ trầm cảm ở học sinh lớp 10 tại trường THPT Việt Nam – Ba Lan .......................................................................... 36 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 43 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 43 4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học ............................................................... 43 4.1.2. Đặc điểm yếu tố học tập ................................................................ 44 4.1.3. Đặc điểm yếu tố cá nhân ............................................................... 44 4.1.4. Mức độ stress của học sinh ........................................................... 46 4.1.5. Mức độ lòng tự trọng của học sinh ............................................... 46 4.2. Tỷ lệ trầm cảm ở học sinh lớp 10 trường THPT Việt Nam – Ba Lan . 47 4.2.1. Tỷ lệ trầm cảm theo mức độ ......................................................... 47 4.2.2. Tỷ lệ trầm cảm theo giới tính ........................................................ 48 4.2.3. Tỷ lệ học sinh có suy nghĩ tự tử .................................................... 49 4.3. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu ....... 50 4.3.1. Các yếu tố nhân khẩu học liên quan đến trầm cảm ...................... 50 4.3.2. Các yếu tố cá nhân liên quan đến trầm cảm.................................. 51 4.3.3. Các yếu tố học tập liên quan đến trầm cảm .................................. 52 4.3.4. Các yếu gia đình liên quan đến trầm cảm ..................................... 53 4.3.5. Yếu tố stress liên quan đến trầm cảm ........................................... 54 4.3.6. Yếu tố lòng tự trọng liên quan đến trầm cảm ............................... 54 KẾT LUẬN .................................................................................................... 56 ĐỀ XUẤT ....................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng các biến số nghiên cứu. ......................................................... 25 Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của học sinh ........................................... 31 Bảng 3.2. Đặc điểm yếu tố học tập của học sinh ............................................ 32 Bảng 3.3. Đặc điểm yếu tố cá nhân của học sinh ........................................... 32 Bảng 3.4. Mức độ stress của học sinh khối 10 trường THPT Việt Nam – Ba Lan ........................................................................................................... 33 Bảng 3.5. Mức độ lòng tự trọng của học sinh khối 10 trường THPT Việt Nam – Ba Lan .................................................................................................. 34 Bảng 3.6. Tỷ lệ mức độ trầm cảm của học sinh khối 10 trường THPT Việt Nam – Ba Lan ......................................................................................... 34 Bảng 3.7. Mối liên quan giữa trầm cảm và các yếu tố nhân khẩu học ........... 37 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa trầm cảm và một số yếu tố cá nhân ................. 38 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa trầm cảm và yếu tố học tập của học sinh ........ 39 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa trầm cảm và yếu tố gia đình .......................... 40 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa trầm cảm và stress trên học sinh ................... 41 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa trầm cảm và lòng tự trọng của học sinh ........ 42
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ học sinh có dấu hiệu trầm cảm .......................................... 35 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mức độ trầm cảm theo giới tính ........................................ 35 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ học sinh có suy nghĩ tự tử ................................................. 36
- ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn trầm cảm hay trầm cảm là một rối loạn khí sắc phổ biến và nghiêm trọng [1]. Thuật ngữ major depressive disorder (rối loạn trầm cảm chính) được đưa ra bởi một nhóm bác sĩ lâm sàng Hoa Kỳ vào giữa những năm 1970 [2]. Các triệu chứng bao gồm: tâm trạng buồn bã kéo dài ít nhất hai tuần liên tiếp, lòng tự trọng thấp, mất hứng thú với các hoạt động bệnh nhân từng cảm thấy thú vị, hay các hoạt động bình thường cũng dần trở nên khó khăn, cảm thấy uể oải thiếu năng lượng, đau nhưng không rõ nguyên nhân. Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cá nhân, cuộc sống công việc hoặc giáo dục cũng như thói quen ngủ, ăn uống và sức khỏe nói chung [1]. Trầm cảm ở trẻ vị thành niên bao gồm: rối loạn mất điều hòa khí sắc kiểu gây rối, bệnh trầm cảm nặng, rối loạn trầm cảm dai dẳng [3]. Trẻ có thể bị bệnh trầm cảm nếu thường có biểu hiện buồn chán dai dẳng, mất quan tâm thích thú với những hoạt động mà trẻ thường thích kèm theo là mệt mỏi, không có khả năng thực hiện các công việc hàng ngày, trong ít nhất hai tuần. Ngoài ra, trẻ có thể khó tập trung chú ý trong học tập, trẻ thu mình tránh tiếp xúc với mọi người hay tuyệt vọng, luôn cho mình là người kém cỏi, bi quan về tương lai có thể đưa đến ý tưởng và hành vi tự sát. Một số khác còn có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, ăn kém ngon miệng… Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên từ 0,4 – 8,3%, trong đó trầm cảm nặng chiếm khoảng 15% – 20%. Một số yếu tố ảnh hưởng như: tổn thất tình cảm: người thân qua đời, quan hệ bố mẹ căng thẳng, li thân, li hôn, hay bố mẹ mắc trầm cảm, gia đình ít tham gia hoạt động xã hội; lòng tự trọng bị tổn thương: kết quả học không tốt, tướng mạo không như ý, bị miệt thị hoặc bị bỏ rơi; tính cách cô độc, hướng nội, xa lánh mọi người hoặc yêu quá sớm dễ dẫn tới trầm cảm nghiêm trọng, tự sát hoặc giết người; tính công kích: một trẻ vị thành niên mất đi sự tự tin hoặc bị dày vò về tâm hồn sẽ thể hiện tính công kích nhưng nếu không thể hiện được thì trẻ lại biến những xung đột đó thành trầm cảm, càng muốn công kích trầm cảm càng nặng [4]. Ngoài ra, vấn đề nổi trội lên hiện nay là dịch COVID – 19 kéo dài. Việc đóng cửa trường học do bùng phát COVID – 19 đã ảnh hưởng đến 87% học sinh trên thế giới. Một cuộc khảo sát trực tuyến với 1
- học sinh ở Thượng Hải, Trung Quốc đã cho thấy ba triệu chứng phổ biến là: lo lắng (24,9%), trầm cảm (19,7%) và căng thẳng (15,2%) [5]. Trầm cảm ở học sinh nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của các em. Một số hậu quả như là: thứ nhất, suy giảm chất lượng học tập: trầm cảm kéo dài sẽ khiến trẻ mất tập trung, suy giảm trí nhớ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập của trẻ, từ đó kết quả học tập bị sa sút đáng kể. Thứ hai, trầm cảm khiến cho chất lượng cuộc sống của học sinh bị suy giảm nghiêm trọng; Thứ ba, ảnh hưởng đến các mối quan hệ: biểu hiện đặc trưng của trẻ bị trầm cảm đó chính là sự xa lánh với mọi người xung quanh, trẻ không muốn tiếp xúc hay trò chuyện với bất kỳ ai dẫn đến mất đi các mối quan hệ. Thứ tư, nguy cơ tự sát cao: nếu tình trạng trầm cảm ở học sinh không được can thiệp sớm sẽ khiến cho trẻ dần có những suy nghĩ tiêu cực, nguy cơ tự sát tăng cao [6]. Để hiểu rõ hơn thực trạng trầm cảm ở học sinh THPT nên em thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng trầm cảm ở học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội” nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn tổng thể về vấn đề trầm cảm ở học sinh THPT tại thành phố Hà Nội nói chung và tại trường THPT Việt Nam – Ba Lan nói riêng. Nghiên cứu được thực hiện với hai mục tiêu chính như sau: 1. Xác định tỷ lệ trầm cảm ở học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội năm 2021. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội năm 2021. 2
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về trầm cảm 1.1.1. Khái niệm trầm cảm Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn rầu, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm giác tội lỗi hoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ, ăn uống và kém tập trung” [7]. Theo bảng phân loại tâm thần lần thứ 4 của hiệp hội tâm thần học Mỹ (DSM – IV, 1984): “Trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là sự tăng mệt mỏi sau một cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài, ít nhất là hai tuần” [8]. Trầm cảm là một rối loạn khí sắc thường gặp trong các rối loạn tâm thần. Nó là một tình trạng buồn chán, giảm hứng thú quá mức và kéo dài, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống như công việc/ học tập, gia đình và xã hội. Là rối loạn tâm thần có thể điều trị được [9]. Hội chứng trầm cảm là một hội chứng cấp cứu trong tâm thần học. Đứng trước một hội chứng trầm cảm cần phải đánh giá được mức độ trầm trọng, nguy cơ tự sát cũng như tính đa dạng về mặt lâm sàng. Tính đa dạng này được biểu hiệu trên các mặt: cảm xúc, nhận thức, cơ thể, hành vi [9]. 1.1.2. Dịch tễ Trầm cảm là một rối loạn phổ biến ở cộng đồng, tỷ lệ mắc chung khoảng 3 -5% dân số. Trầm cảm là bệnh phổ biến đứng hàng thứ hai sau bệnh tim mạch. Trầm cảm gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới, tỷ lệ nữ/nam là 2/1. Trầm cảm gặp ở mọi lứa tuổi, gặp nhiều ở lứa tuổi từ 25 – 44. Trầm cảm có khuynh hướng tái diễn [10]. Dịch tễ học trầm cảm được nghiên cứu nhiều trên toàn thế giới. Tỷ lệ lưu hành trọn đời ước tính rất khác nhau giữa các khu vực, từ 3% ở Nhật Bản 3
- đến 17% ở Mỹ. Dữ liệu cho thấy trầm cảm cao hơn ở Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á và Mỹ so với các quốc gia khác [11]. Ở Bắc Mỹ, xác suất xuất hiện giai đoạn trầm cảm chính (major depressive; trầm cảm dạng điển hình hay thường gặp) trong bất kỳ khoảng thời gian dài nào trong năm là 3–5% đối với nam giới và 8–10% đối với nữ giới [12,13]. Hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất rằng khoảng 1% đến 2% trẻ em trước tuổi dậy thì và khoảng 5% thanh thiếu niên bị trầm cảm đáng kể về mặt lâm sàng tại bất cứ thời điểm nào [3]. Một số nghiên cứu dịch tễ học trầm cảm tại Việt Nam cho tỷ lệ trầm cảm ở cộng đồng từ 3-8%; báo cáo số liệu người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần trung ương I với tỷ lệ người bệnh được chẩn đoán trầm cảm (F32, F33 theo ICD – 10) từ 3,14%- 6,76% [14]. Tại Việt Nam, theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2%, trong đó, riêng rối loạn trầm cảm chiếm 2,45%. Tỷ lệ tự sát trong năm 2015 là 5,87% trên 100.000 dân. Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% - 29% trẻ em vị thành niên Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Theo báo cáo của nhiều nghiên cứu trong nước, 87% số trẻ em trong mẫu nghiên cứu có vấn đề về tâm lý. Nghiên cứu với 202 trẻ em, trong đó có 22,8% số trẻ em trầm cảm; 23,7% số trẻ muốn tự tử; 10,4% tâm thần; 4% tự kỷ và 2,5% lo âu. Như vậy, ước tính tại Việt Nam có ít nhất ba triệu thanh thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết [15]. 1.1.3. Nguyên nhân Trầm cảm do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng tóm tắt có ba nguyên nhân chính: - Trầm cảm nội sinh hay còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân (trầm cảm trong phân liệt cảm xúc, trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn trầm cảm tái diễn, trầm cảm thoái diễn …). - Trầm cảm tâm sinh (trầm cảm xuất hiện sau các sang chấn tâm thần hay hoàn cảnh xung đột, trầm cảm phản ứng …). 4
- - Trầm cảm thực tổn (trầm cảm do các bệnh thực tổn ở não hoặc các bệnh toàn thân khác, trầm cảm do nhiễm độc ma túy, rượu…) [10]. 1.1.4. Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm Biểu hiện khởi phát: thường bệnh khởi phát từ từ bằng các dấu hiệu bệnh nhân cảm thấy suy nhược, mệt mỏi, khó tập trung khi làm việc, ngại tiếp xúc, chậm chạp trong hoạt động, rút khỏi các hoạt động xã hội thường lệ, trí nhớ nghèo nàn, dễ bị kích thích và rối loạn giấc ngủ (thường thức giấc sớm). Biểu hiện toàn phát: * Theo mô tả kinh điển: trạng thái trầm cảm điển hình được biểu hiện bằng sự ức chế các hoạt động tâm thần, nổi bật là cảm xúc bị ức chế, tư duy bị ức chế, hoạt động bị ức chế. * Theo mô tả của ICD - 10: giai đoạn trầm cảm biểu hiện bằng các triệu chứng đặc trưng và phổ biến sau: - Các triệu chứng đặc trưng: 1. Khí sắc trầm. 2. Mất mọi quan tâm và thích thú. 3. Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động. - Các triệu chứng phổ biến khác hay gặp: 1. Giảm sút sự tập trung và chú ý. 2. Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin. 3. Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng. 4. Nhìn vào tương lai thấy ảm đạm. 5. Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát. 6. Rối loạn giấc ngủ. 7. Ăn ít ngon miệng. - Các triệu chứng cơ thể (sinh học, sầu uất) của trầm cảm: 5
- 1. Mất quan tâm, ham thích trong những hoạt động thường ngày gây thích thú. 2. Không có phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh thường ngày vẫn tạo phản ứng vui thích. 3. Thức giấc sớm ít nhất 2 giờ so với bình thường. 4. Trầm cảm nặng nề hơn về buổi sáng. 5. Chậm chạp tâm lý vận động hoặc kích động. 6. Mất khẩu vị rõ rệt. 7. Sút cân (thường giảm > 5% so với trọng lượng cơ thể tháng trước). 8. Mất dục năng rõ rệt, rối loạn kinh nguyệt ở nữ. - Các triệu chứng loạn thần: Hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ. Hoang tưởng, ảo giác có thể phù hợp với khí sắc (hoang tưởng bị tội, bị thiệt hại, bị trừng phạt, nghi bệnh, hoang tưởng mở rộng, nhìn thấy cảnh trừng phạt, ảo thanh bị kết tội hoặc nói xấu, lăng nhục) hoặc không phù hợp với khí sắc (hoang tưởng bị theo dõi, liên hệ...) [16]. 1.1.5. Chẩn đoán trầm cảm 1.1.5.1. Chẩn đoán xác định: - Lần đầu tiên xuất hiện ở bệnh nhân các triệu chứng lâm sàng đặc trưng, phổ biến và sinh học của trầm cảm. - Giai đoạn trầm cảm kéo dài ít nhất 2 tuần. - Không có đủ các triệu chứng đáp ứng các tiêu chuẩn của giai đoạn hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm (F30) ở bất kỳ thời điểm nào trong đời. - Giai đoạn này không gắn với việc sử dụng chất tác động tâm thần (F10 – F19) hoặc bất cứ rối loạn thực tổn nào (F00 – F09). 1.1.5.2. Chẩn đoán giai đoạn: Giai đoạn trầm cảm (F32) biệt định theo các mức độ trầm cảm. F32.0. Giai đoạn trầm cảm nhẹ. 6
- - Phải có 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm. - Và có 2/7 triệu trứng phổ biến khác hay gặp của trầm cảm. - Không có triệu chứng cơ thể (sinh học) của trầm cảm. - Khó tiếp tục công việc và hoạt động xã hội nhưng không dừng hoàn toàn. - Kéo dài ít nhất 2 tuần. F32.1. Giai đoạn trầm cảm vừa: - Phải có 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm. - Và có ít nhất 3/7 triệu chứng phổ biến hay gặp của trầm cảm. - Gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt gia đình, xã hội và nghề nghiệp. - Có thể có các triệu chứng cơ thể (phải có 4 hoặc nhiều hơn các triệu chứng cơ thể). - Kéo dài ít nhất 2 tuần. F32.2. Giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần. - Có 3/3 triệu chứng đặc trưng. - Và có ít nhất 4/7 triệu chứng phổ biến. - Kèm theo các triệu chứng cơ thể. - Không còn khả năng tiếp tục công việc xã hội và nghề nghiệp. - Kéo dài ít nhất 2 tuần, nhưng nếu các dấu hiệu rõ rệt, trầm trọng có thể chẩn đoán trước 2 tuần. F32.3. Giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần. - Thoả mãn các tiêu chuẩn đã nêu trong mục F32.2. ở trên. - Kèm theo hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm. Nếu cần, hoang tưởng và ảo giác có thể được phân rõ là phù hợp hay không phù hợp với khí sắc. F32.8. Các giai đoạn trầm cảm khác: 7
- Bao gồm trầm cảm không điển hình, trầm cảm ẩn [16]. 1.2. Giới thiệu về học sinh THPT 1.2.1. Khái niệm học sinh THPT “Học sinh trung học phổ thông” là thuật ngữ để chỉ nhóm học sinh từ 15, 16 tuổi đến 17, 18 tuổi. Theo tâm lý lứa tuổi, tuổi thanh niên là “giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn”. Tuổi thanh niên được chia làm 2 giai đoạn (đầu tuổi thanh niên từ 15 – 18 tuổi; tuổi thanh niên 17, 18-25 tuổi). Như vậy định nghĩa này đã giới hạn ở hai mặt sinh lý và xã hội. Tuổi thanh niên với đặc trưng là hoàn thiện cơ thể và giải phẫu sinh lý, đa số thanh niên là từ thời kỳ 15,16 tuổi đến 25 tuổi. Lứa tuổi từ 15 – 18 tuổi phần là đang học THPT từ lớp 10 đến lớp 12 còn gọi là đầu tuổi thanh niên (thanh niên mới lớn, thanh niên học sinh, vị thành niên). Do vậy, xét dưới góc độ tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi có thể gọi là học sinh THPT. Do sự phát triển của xã hội nên sự phát triển của trẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn nhanh hơn và sự tăng trưởng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trước, nên tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn khoảng 2 năm. Vì vậy, tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm hơn. Nhưng việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi, mà trước hết là do điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội; khối lượng tri thức, kỹ năng kỹ xảo mà họ nắm được và một loạt nhân tố khác…) có ảnh hưởng đến sự phát triển lứa tuổi [17]. Học sinh lớp 10 là những học sinh trung học phổ thông trong nhóm tuổi 15, 16 và có đầy đủ các đặc điểm trên. 1.2.2. Đặc điểm phát triển thể chất của học sinh THPT Đặc điểm cơ bản của học sinh THPT về thể chất là cơ thể đã trải qua giai đoạn phát triển nhiều biến động như chức năng các tuyến sinh dục, tuyến nội tiết hoạt động mạnh, phát triển về chiều cao, kích cỡ, thể lực. Chức năng vận động phát triển, các em có thêm sức lực, thêm khả năng phối hợp, khả năng chịu đựng. Và phần lớn sự biến đổi đều mang nét đặc thù cho từng giới. 8
- Mất cân đối đồng thời bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển bình thường. Cơ thể các em có thể đạt tới mức phát triển của người trưởng thành. Với sự tăng trưởng nhanh nên nhu cầu năng lượng hàng ngày cao hơn các giai đoạn khác. Các em cần được cung cấp dinh dưỡng và các chất khoáng đầy đủ đối để chống đỡ với bệnh tật và stress…Chế độ ăn không hợp lý có thể sẽ ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển cơ thể, tâm thần và hành vi ứng xử, ở những học sinh gặp tình trạng suy dinh dưỡng hay béo phì. Thời kỳ trưởng thành về giới tính, đánh dấu sự chấm dứt của thời kỳ khủng hoảng về biến đổi sinh lý để chuyển sang thời kỳ ổn định, cân bằng hơn. Ở trên cả các mặt hoạt động hưng phấn, ức chế của hệ thần kinh cũng như các mặt phát triển của thể chất [18]. Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên. Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức, nên người ta hay nói: “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó còn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em [17]. 1.2.3. Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh THPT Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ. 1.2.3.1. Sự phát triển tự ý thức Sự phát triển của tự ý thức ở lứa tuổi này đã phát triển mức độ cao, có liên quan đến nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những thuộc tính tâm lý theo quan điểm, mục đích sống, hoài bão. Chính điều này, làm cho các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất, nhân cách và năng lực của mình. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội tương lai. Các em không chỉ chú ý đến vẻ bên ngoài mà còn đặc biệt chú trọng tới phẩm chất bên trong. Các em có khuynh hướng phân tích và đánh giá bản thân mình một cách độc lập dù có thể có sai lầm khi 9
- đánh giá. Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình… Nếu như học sinh trung học cơ sở thường đặt bản thân mình vào hiện tại thì ngược lại học sinh THPT lại đặt bản thân mình vào tương lai. Vì vậy, các em quan tâm nhiều đến cuộc sống sau này, tình yêu, gia đình, nghề nghiệp và lựa chọn bạn đời tương lai [17,19] 1.2.3.2. Sự hình thành thế giới quan Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì các em sắp bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người. Các em quan tâm đến nhiều vấn đề như: thói quen đạo đức, cái xấu cái đẹp, cái thiện cái ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cống hiến với hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm… Tuy nhiên vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thích có cuộc sống xa hoa, hưởng thụ hoặc sống thụ động… Nhìn chung, ở tuổi này các em đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày. Các em có thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử sự một cách đúng đắn trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng có khi các em lại thiếu tin tưởng vào những hành vi đó. 1.2.3.3. Xu hướng nghề nghiệp Thanh niên đã xuất hiện nhu cầu lựa chọn vị trí xã hội trong tương lai cho bản thân và các phương thức đạt tới vị trí xã hội. Xu hướng nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy các mặt hoạt động và điều chỉnh hoạt động của các em. Càng cuối cấp học thì xu hướng nghề nghiệp càng được thể hiện rõ rệt và mang tính ổn định hơn. Nhiều em biết gắn những đặc điểm riêng về thể chất, về tâm lý và khả năng của mình với yêu cầu của nghề nghiệp. Tuy vậy, sự 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
103 p | 738 | 157
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển ERP (Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
107 p | 709 | 137
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của ngân hàng Việt Nam
111 p | 506 | 111
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội - Nguyễn Văn Chiến
76 p | 491 | 107
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam và một số kiến nghị
109 p | 330 | 79
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng marketing trong các công ty giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam
78 p | 354 | 77
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
103 p | 239 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013
103 p | 295 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam
99 p | 204 | 46
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ
114 p | 221 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO
83 p | 165 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Trường Phúc
92 p | 173 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và hướng phát triển của các cơ sở ươm tại doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam 2001-2010
103 p | 105 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng
72 p | 19 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
82 p | 10 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nhân lực tại khách sạn Nhật Hạ 3 (Nhat Ha L’Opera hotel)
76 p | 18 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Ngọc Thảo Nguyên
69 p | 18 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Đức Vượng – thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 15 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn