intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tài sản tại công ty TNHH Ngọc Anh

Chia sẻ: Yên Bihf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

114
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Ngọc Anh; nhận dạng và đánh giá rủi ro tài sản mà công ty gặp phải, từ đó phát hiện những nguyên nhân chủ quan gây ra rủi ro tài sản đối với công ty; đánh giá những giải pháp công ty đã thực hiện, đưa ra những giải pháp, kiến nghị để công ty hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tài sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tài sản tại công ty TNHH Ngọc Anh

Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh<br /> <br /> PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> 1. Lý do chọn đề tài.<br /> Rủi ro xất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống, luôn đe dọa cuộc sống của con<br /> người. Do vậy, con người luôn quan tâm và tìm cách đối phó với rủi ro. Lịch sử phát<br /> triển của xã hội gắn liên với quá trình đấu tranh, ngăn chặn rủi ro. Con người đã tìm ra<br /> rất nhiều cách để ngăn ngừa, xử lý rủi ro. Nhưng trong quá trình phát triển của xã hội<br /> luôn xuất hiện nhiều rủi ro mới ngày càng đa dạng và phức tạp h ơn.<br /> Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro luôn đồng hành với lợi nhuận. Mọi quyết<br /> định trong kinh doanh đều được đưa ra trong điều kiện có rủi ro. Thành công có được<br /> một phần không nhỏ là nhờ biết ngăn ngừa, hạn chế rủi ro. Rủi ro trong hoạt động của<br /> DN xảy ra một cách thườ ng xuyên, khó kiểm soát và nó trở thành mối quan tâm hàng<br /> đầu của nhiều DN. Nhà quản trị đòi hỏi phải nhận biết các loại rủi ro mà DN có thể<br /> phải đối mặt trong tương lai (như rủi ro về tài sản, nhân lực, thiệt hại kinh doanh, trách<br /> nhiệm phá p lý…) để có thể đưa ra những đối sách thích hợp.<br /> Mỗi một doanh nhiệp muốn hoạt động phải có địa điểm cụ thể có tài sản, có thể<br /> là văn phòng, toà nhà, khách sạn, trung tâm thương mại, hoặc nhà máy sản xuất... Dù<br /> với quy mô lớn hay nhỏ, tài sản có thể gặp rủi ro từ những sự kiện bất ngờ như: bão,<br /> lụt, hoả hoạn, mất cắp, hư hỏng và các rủi ro khác...Trong quá trình sản xuất kinh<br /> doanh, những tài sản có chức năng sinh lời (đưa vào sản xuất kinh doanh) bị tổn t hất<br /> sẽ làm ngừng trệ, gián đoạn kinh doanh gây thiệt hại về doanh thu hay lợi nhuận cho<br /> người sở hữu tài sản đó.<br /> Bất chấp quy mô và độ phức tạp, việc xử lý những rủi ro có thể xảy ra đối với<br /> tài sản là cần thiết cho mọi công việc kinh doanh. Mỗi một doanh nghiệp thương mại<br /> hay nhà máy sản xuất cần phải thu xếp một giải pháp bảo vệ phù hợp đối với những<br /> tổn thất, thiệt hại bất ngờ đối với tài sản và tổn thất gián đoạn kinh doanh gây ra bởi<br /> những thiệt hại tài sản.<br /> Với mục tiêu phát triển vững mạnh Công ty TNHH Ngọc Anh luôn đề cao công<br /> tác quản trị rủi ro, trong đó đặc biệt là rủi ro tài sản. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài :<br /> “Thực trạng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tài sản tại công ty TNHH Ngọc Anh.”<br /> Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp<br /> <br /> Trang 1<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh<br /> <br /> 2. Mục tiêu của đề tài.<br /> 2.1 Mục tiêu chung.<br /> Đề tài muốn hướng đến các mục tiêu :<br /> - Khái quát được những vấn đề lý luận vể rủi ro – rủi ro tài sản và biện pháp<br /> phòng ngừa hạn chế rủi ro tài sản trong hoạt động của DN sản xuất kinh doanh.<br /> - Phân tích thực trạ ng, tình hình rủi ro tài sản công ty TNHH Ngọc A nh – Huế.<br /> - Khái quát những vấn đề lý luận về rủi ro tài sản và biện pháp phòng ngừa hạn<br /> chế rủi ro tài sản trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Ngọc Anh.<br /> - Có cái nhìn tổng quát rõ hơn về rủi ro tài sản.<br /> 2.2 Mục tiêu cụ thể.<br /> - Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Ngọc Anh.<br /> - Nhận dạng và đánh giá rủi ro tài sản mà công ty gặp phải. Từ đó phát hiện<br /> những nguyên nhân chủ quan, khách quan gây ra rủi ro tài sản đối với công ty.<br /> - Đánh giá những giải pháp mà công ty đã thực hiện. Từ kết quả nghiên cứu đưa<br /> ra những giải pháp, kiến nghị để công ty hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động quản<br /> trị rủi ro tài sản.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.<br /> 3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài.<br /> Nhận dạng, phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tài sản và đề ra các biện<br /> pháp nhằm phòng ngừa, khắc phục, hạn chế rủi ro.<br /> Rủi ro tài sản trong đề tài tập trung đến tài sản cố định hữu hình được phân loại<br /> theo tiêu chí nội dung vật chất :<br /> - Nhà cửa, vật kiến trúc.<br /> - Nhà xưởng.<br /> - Thiết bị máy móc.<br /> - Kho, cửa hàng, trạm, trại.<br /> Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp<br /> <br /> Trang 2<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh<br /> <br /> - Phương tiện vận chuyển.<br /> - TSCĐ trong quản lý.<br /> - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm.<br /> - TSCĐ khác.<br /> 3.2 Phạm vi nghiên cứu.<br /> - Phạm vi không gian : Đề tài được thực h iện nghiên cứu tại Công ty TNHH<br /> Ngọc Anh – Huế.<br /> - Phạm vi thời gian :<br /> + Số liệu thứ cấp :<br /> Thu thập các số liệu hoạt động kinh doanh , tài liệu trong giai đoạn từ năm 2009<br /> – 2011 từ các phòng ban liên quan, đặc biệt là phòng kinh doanh, hành chính.<br /> Thu thập các số liệu lưu trữ về chi phí sửa chữa, khắc phục rủi ro trong thời<br /> gian 10 năm.<br /> + Số liệu sơ cấp :<br /> Điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi 31 người (nhân viên, cấp quản lý am hiểu về<br /> các hoạt động của công ty) . Thời gian thực hiện điều tra là tháng 3/2012.<br /> Phỏng vấn trực tiếp nhân viên, cấp quản lý có liên quan của công ty.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Phương Pháp nghiên cứu định tín h:<br /> Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Đây là phương pháp thu thập thông<br /> tin qua sách báo, tài liệu, internet nhằm lựa chọn những khái niệm và ý tưởng cơ bản<br /> làm cơ sở lý luận cho đề tài. Những thông tin được quan tâm trong phương pháp này là<br /> cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề tài sản và rủi ro tài sản được đăng tải qua tài liệu<br /> nghiên cứu và các khóa luận đã được bảo vệ trướ c đây.<br /> Sử dụng phương pháp thanh tra hiện trường : Bằng những quan sát và nhận xét<br /> thực tế về tổng thể bố trí mặt bằng, các hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn tới rủi ro<br /> hiện hữu.<br /> Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp<br /> <br /> Trang 3<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu định lượng :<br /> Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu: Là phương pháp tổng hợp lại thông tin,<br /> số liệu đã thu thập được nhằm phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài.<br /> Phương pháp so sánh: Là phương pháp dựa trên những số liệu có sẵn để tiến<br /> hành so sánh, đối chiếu (số tương đối, tuyệt đối).<br /> Số liệu sơ cấp được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS với các phương<br /> pháp cụ thể sau :<br /> -<br /> <br /> Thống kê tần số, tính toán giá trị trung bình.<br /> <br /> -<br /> <br /> Kiểm định giả thiết về giá trị trung bình của tổng thể (One Sample T -Test).<br /> <br /> Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp<br /> <br /> Trang 4<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> GVHD : Ths. Lê Thị Phương Thanh<br /> <br /> PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN VÀ RỦI RO TÀI SẢN<br /> <br /> 1.1 Tổng quan về tài sản.<br /> 1.1.1. Tài sản.<br /> Tài sản của DN là toàn bộ phương tiện vật chất và phi vật chất phục vụ trực tiếp<br /> hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời.<br /> 1.1.2. Phân loại tài sản.<br /> Theo QĐ 167/2000/QĐ BTC 25/10/2000 về việc ban hành “ Báo cáo tài chính<br /> DN” và Thông tư 89/2002/TT BTC ngày 09/12/2002 của Bộ tài chính thì tài sản của<br /> DN bao gồm:<br /> - TSLĐ và đầu tư ngắn hạn.<br /> - TSCĐ và đầu tư dài hạn.<br /> 1.2.1.1 TSCĐ và đầu tư dài hạn<br /> Theo quy định số 206/2003 QĐ BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Trưởng Bộ Tài<br /> Chính thì TSCĐ của DN bao gồm:<br /> a. TSCĐ hữu hình:<br /> Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất có giá trị lớn và thời<br /> gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, nhưng vẫn giữ nguyên<br /> hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị….<br /> Đây là những tư liệu lao động được coi là bộ phận quan trọng nhất trong TSCĐ<br /> của DN.<br /> Tài sản nếu thỏa mãn được đồng thời bốn tiêu chuẩn dưới đây thì mới được coi<br /> là tài sản cố định.<br /> + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;<br /> + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;<br /> Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;<br /> Dương Trương Phi – K42 QTKD tổng hợp<br /> <br /> Trang 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2