intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng vốn chủ sở hửu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam và sức ép tăng vốn trong thời gian tới nhằm phù hợp với bối cảnh hội nhập

Chia sẻ: Hgfghff Hgfghff | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

244
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng vốn chủ sở hửu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam và sức ép tăng vốn trong thời gian tới nhằm phù hợp với bối cảnh hội nhập nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng vốn chủ sở hửu và hệ số an toàn vốn của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Phân tích sức ép tăng vốn chủ sở hửu đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong tương lai gần. Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị phù hợp với điều kiện và tình hình của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng vốn chủ sở hửu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam và sức ép tăng vốn trong thời gian tới nhằm phù hợp với bối cảnh hội nhập

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ SỨC ÉP TĂNG VỐN TRONG THỜI GIAN TỚI NHẰM PHÙ HỢP VỚI BỐI CẢNH HỘI NHẬP Họ và tên sinh viên : Dƣơng Hoàng Kim Ngân Lớp : A19 Khóa : 42 Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hiền Hà Nội, thángLỤC 2007 MỤC 11 năm Mục: Trang Lời mở đầu 1 ề Chƣơng I: Lý‎luận chung v‎ Vốn Chủ Sở Hữu và Hệ số an toàn vốn của các
  2. Ngân hàng thƣơng mại 3 I. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại 3 1. Khái niệm 3 2. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 4 3. Ngân hàng _ ngành kinh doanh có độ rủi ro cao 5 II. Vốn chủ sở hữu và Hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng thƣơng mại 5 1. VCSH đối với NHTM 5 1.1. Khái niệm 5 1.2. Các thành phần của VCSH tại các NHTM 7 1.2.1. Phân loại theo sự hình thành nguồn vốn 7 1.2.2. Phân loại theo Hiệp ước Basel 10 1.3. Vai trò của VCSH đối với NHTM 12 1.3.1. Tấm đệm chống đỡ rủi ro, bảo vệ người gửi tiền/k‎ thác, và các quỹ ý bảo hiểm tiền gửi 13 1.3.2. Tạo điều kiện cho sự thành lập và hoạt động ban đầu của NHTM 14 1.3.3. Tạo niềm tin cho người gửi tiền và thu hút tiền gửi 15 1.3.4. Cung cấp nguồn lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển 15 1.3.5. Phương tiện điều chỉnh hoạt động và điều tiết sự tăng trưởng 15 2. Hệ số an toàn vốn CAR (Capital Adequacy Ratio) 16 2.1. Hệ số an toàn vốn CAR 16 2.1.1. Hệ số CAR theo Hiệp ước Basel I 16 2.1.2. Hệ số CAR theo Hiệp ước Basel II 19 2.2. Vai trò của hệ số CAR trong việc xác định một quy mô VCSH thích hợp đối với NHTM 21 III. Kinh nghiệm tăng VCSH của NHTM tại một số nƣớc và bài học cho Việt Nam 21 1. Trung Quốc 22 2. Thái Lan 26 3. Hàn Quốc 28 4. Ba Lan 29 5. Hình thức liên kết vốn “Tập đoàn tài chính” tại một số nước phát triển 30 2
  3. 6. Bài học cho Việt Nam 32 Chƣơng II: Thực trạng Vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam 33 I. Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam 34 1. Lịch sử hình thành và phát triển 34 2. Khái quát những thành tựu của hệ thống NHTM Việt Nam thời gian qua 36 3. Phân tích SWOT của các NHTM Việt Nam 38 II. Thực trạng VCSH và Hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam 40 1. Thực trạng 40 1.1. Bộ phận NHTMNN 40 1.2. Bộ phận NHTMCP 40 1.3. Bộ phận NHTM Liên doanh 44 2. Đánh giá thực trạng VCSH và hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam 49 2.1. Những thành tựu 49 2.2. Những hạn chế 52 3. Nguyên nhân của thực trạng VCSH và hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam 58 3.1. Nguyên nhân của những tiến bộ 58 3.2. Nguyên nhân của những tồn tại 60 Chƣơng III. Một số giải pháp tăngvốn chủ sở hữu cho các NHTM Việt Nam nhằm phù hợp với sức ép tăng vốn của bối cảnh hội nhập 64 I. NHTM Việt Nam trƣớc sức ép tăng vốn trong bối cảnh hội nhập 1. Xu hướng tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế 64 2. Hội nhập trong lĩnh vực Ngân hàng ở Việt Nam 64 3. Sức ép tăng vốn trong bối cảnh hội nhập 65 3.1. Sức ép cạnh tranh từ phía các định chế tài chính nước ngoài 66 3.1.1. Hội nhập theo Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 67 3.1.2. Hội nhập theo các hiệp định của ASEAN và WTO 68 3.1.3. Yêu cầu quy mô VCSH lớn 68 3.2. Phạm vi và chất lượng hoạt động được mở rộng đòi hỏi VCSH lớn 72 3.2.1. Số lượng và quy mô nhu cầu về dịch vụ NH tăng đòi hỏi VCSH lớn 73 3
  4. 3.2.2. Quy mô hoạt động mở rộng để tận dụng lợi ích kinh tế theo quy mô 74 3.2.3. VCSH lớn để vượt qua những giới hạn kinh doanh đặt ra từ phía các nhà quản lý 75 3.3. Sự gia tăng các yếu tố rủi ro trong hoạt động tài chính - ngân hàng của bối cảnh hội nhập 77 III. Một số giải pháp tăng VCSH và Hệ số an toàn vốn cho các NHTM Việt Nam 79 1. Đẩy mạnh triển khai cổ phần hóa đối với bộ phận NHTMNN 79 1.1.Tính cấp thiết và triển vọng 8079 1.2. Những vấn đề đối với việc CPH bộ phận NHTMNN 81 2. Đối với bộ phận NHTMCP và Liên doanh 85 2.1. Phát hành cổ phiếu, và trái phiếu có khả năng chuyển đổi 85 2.2. Thu hút đối tác chiến lược 87 3.Hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tài chính 89 3.1. Hợp nhất, sáp nhập để cải thiện năng lực tài chính 89 3.2. Hợp nhất, sáp nhập để thành lập tập đoàn tài chính mạnh 89 3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó tăng lợi nhuận tích lũy 91 4. Tăng cường hệ số an toàn vốn 92 III. Một số kiến nghị nhằm góp phần tăng VCSH và hệ số an toàn vốn đối với các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 92 Kết luận 94 Danh mục tài liệu tham khảo 95 Danh mục bảng biểu 102 Phụ lục 1: Danh mục các bảng biểu phụ 103 Phụ lục 2: Cách phân loại vốn và “tài sản có” (nội và ngoại bảng) điều chỉnh theo tỷ lệ rủi ro theo luật Việt Nam 106 4
  5. Danh mục các chữ viết tắt CPH : Cổ phần hóa GT : Giá trị NH : Ngân hàng NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMQD : Ngân hàng thương mại quốc doanh NHTMNN : Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHTW : Ngân hàng Trung Ương TCTD : Tổ chức tín dụng TS : Tài sản VCSH : Vốn chủ sở hữu 5
  6. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đối với những khởi sắc của nền kinh tế trong suốt thời gian qua là không thể phủ nhận. Như huyết mạch của thị trường tài chính - tiền tệ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, các ngân hàng thương mại đã luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc tận dụng và phát huy các nguồn lực tài chính trong nước, đáp ứng nhu cầu tín dụng của đông đảo đối tượng và thành phần kinh tế, phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vị trí ấy đang bị lung lay, vì cùng với sự hội nhập quốc tế ngày càng chủ động và tích cực hơn của Việt Nam trong thời gian gần đây, thị trường tài chính - ngân hàng sẽ mở rộng cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi, do đó năng lực cạnh tranh là vấn đề then chốt. Bàn về năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, có rất nhiều điều để trăn trở: trình độ phát triển thị trường và trình độ quản lý thấp, chất lượng tài sản không cao, công nghệ ngân hàng lạc hậu, dịch vụ còn giới hạn, v.v…Song, một trong những hạn chế lớn nhất, ảnh hưởng cơ bản nhất đến khả năng cạnh tranh của các định chế tài chính này tại Việt Nam chính là tiềm lực tài chính còn hết sức yếu kém, mà Vốn chủ sở hữu là thước đo cho tiềm lực ấy. Nếu ngân hàng có thể hoạt động và lớn mạnh như một cây cổ thụ, thì vốn chủ sở hữu chính là rễ của cái cây đó. Không chỉ tạo cơ sở hình thành và điều kiện mở rộng cho ngân hàng, trong suốt quá trình hoạt động, nguồn vốn ấy luôn đóng vai trò là tấm đệm chống đỡ mọi tổn thất đến từ lĩnh vực kinh doanh chứa đựng đầy rủi ro này. Có thể nói, vốn chủ sở hữu là xuất phát điểm đầu tiên, và cũng là cứu cánh cuối cùng cho mọi ngân hàng duy trì được sự tồn tại và phát triển của mình. Một mức vốn chủ sở hữu đủ lớn sẽ giúp tránh được những vụ phá sản ngân hàng _ một tai họa đem lại ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế có lẽ là hơn bất cứ loại hình doanh nghiệp nào khác. Vì vậy, tìm hiểu sâu về thực trạng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, và những sức ép tăng nguồn vốn này trong thời gian tới là một việc làm rất thiết thực và cấp bách, đặc biệt khi mà tài chính - 6
  7. ngân hàng là một trong những lĩnh vực được mở cửa mạnh nhất sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006 vừa qua. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, làm rõ những căn cứ l‎ luận và thực tiễn để khẳng định vai trò thiết ý yếu của vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn đối với các ngân hàng thương mại; đồng thời nghiên cứu một số kinh nghiệm tăng vốn chủ sở hữu của các nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Thứ hai, tìm hiểu và đánh giá thực trạng vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua, những kết quả, tồn tại và nguyên nhân. Thứ ba, phân tích sức ép tăng vốn chủ sở hữu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tương lai gần; từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị phù hợp với điều kiện và tình hình của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu Với thực tế là sức ép sẽ đến chủ yếu với bộ phận các ngân hàng thương mại bản địa, cũng như mong muốn rằng các ngân hàng được thành lập bởi những nguồn lực nước nhà không dần mất đi vị thế của mình trên thị trường, khóa luận chỉ xin tập trung vào các ngân hàng thương mại do phía Việt Nam nắm quyền chi phối, bao gồm các ngân hàng thương mại: Nhà nước, Cổ phần và Liên doanh, trong khoảng thời gian từ năm 2000-2007. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Ngoài các phương pháp biện chứng trong nghiên cứu khoa học, Khóa luận chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê, tổng kết thực tiễn, phân tích và khái quát. 5. Bố cục của Khóa luận ề Chương I: Lý‎ luận chung v‎ Vốn Chủ Sở Hữu và Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp tăng vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm phù hợp với sức ép tăng vốn của bối cảnh hội nhập. 7
  8. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Hiền, giảng viên khoa Tài Chính Ngân Hàng của trường Đại học Ngoại Thương, đã hết sức tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành Khóa Luận này. 8
  9. CHƢƠNG I Ề LÝ‎LUẬN CHUNG V‎ VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ HỆ SỐ AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI I. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại 1. Khái niệm Ngân hàng (NH) là một trong các định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Có thể định nghĩa NH qua các chức năng, dịch vụ, hoặc vai trò mà chúng thực hiện, nhưng những yếu tố trên đang không ngừng thay đổi: Rất nhiều tổ chức tài chính_bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ hay công ty bảo hiểm…đang nỗ lực cung cấp các dịch vụ ngân hàng; Ngược lại, NH cũng đang đối phó với các đối thủ cạnh tranh (các tổ chức tài chính phi NH) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chứng khoán, đầu tư vào quỹ tương hỗ, v.v...Do đó, cách tiếp cận thận trọng nhất có lẽ là xem xét NH trên phương diện những loại hình dịch vụ mà nó cung cấp. Theo cách này:“Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất _ đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” [10]. Cũng có một số định nghĩa dựa trên các hoạt động chủ yếu của NH, ví dụ tại Việt Nam theo Điều 1_Khoản 3 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các TCTD (số 20/2004/QH11): “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”, trong đó: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cung cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Có nhiều cách phân loại NH: Theo chức năng, có NHTW và NHTM; Theo mục đích và phạm vi hoạt động có: NHTM, NH phát triển, NH đầu tư, NH chính sách, NH hợp tác và các loại hình NH khác. Theo cách nào thì trong hầu hết mọi nền kinh tế, NHTM vẫn thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng NH. Về cơ bản, có thể nói điểm phân biệt NHTM với các loại hình NH khác là: NHTM hoạt động vì mục đích lợi nhuận (trong khi NHTW làm nhiệm vụ chính 9
  10. là quản l‎ , thực thi và giám sát chính sách tiền tệ, đóng vai trò điều tiết, là NH của ý các NH trong nền kinh tế; còn các NH chính sách, phát triển hay đầu tư lại ưu tiên thực hiện những chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước, trợ giúp người nghèo, đầu tư dự án, v.v…). Do đó khi nói đến NH, nhìn chung có thể hiểu đó là NHTM, vì chúng thực hiện được tất cả những chức năng, nhiệm vụ và hướng tới cung cấp tất cả những dịch vụ ngân hàng mà không bị giới hạn bởi các mục đích khác. NHTM cũng được phân loại theo nhiều cách. Theo hình thức sở hữu: NHTM Nhà nước, tư nhân, cổ phần, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài; Theo tổ chức hoạt động: Bán lẻ và Bán buôn; Chuyên doanh và Đa năng; Theo cơ cấu tổ chức: Sở hữu công ty và Thuộc sở hữu công ty; Đơn nhất và Có chi nhánh. NHTM thực hiện những chức năng vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế: - Trung gian tín dụng: Trong hầu hết mọi nền kinh tế, NH là tổ chức thu hút tiền tiết kiệm lớn nhất: Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại NH, vì thế NH đóng vai trò thủ quỹ cho toàn xã hội; Ngược lại, NH cũng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần với Nhà nước (tỉnh, thành phố,...); Các khoản tín dụng của NH cho Chính phủ (thông qua việc mua các chứng khoán của Chính phủ) là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển; Đối với các doanh nghiệp, NH thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ mua hàng hóa dự trữ, xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị, v.v... - Trung gian thanh toán: thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ bằng cách phát hành séc, thẻ, ủy nhiệm chi,…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy, tiền đúc. - Tạo tiền: xuất phát từ chức năng trung gian tín dụng và than toán mà NH có khả năng “tạo tiền”. Từ một khoản tiền gửi ban đầu vào NH, thông qua cho vay bằng chuyển khoản (vì không phải mọi khoản vay đều được rút ra bằng tiền mặt để đưa vào lưu thông), các NH nhân số tiền đó lên rất nhiều lần. 2. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Các NHTM có những nghiệp vụ là: Nghiệp vụ tài sản nợ _ là nghiệp vụ huy động, tạo nguồn vốn (với các dịch vụ như nhận tiền gửi, đi vay, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, v.v.); Nghiệp vụ tài sản có _ là việc sử dụng những nguồn vốn tạo dựng 10
  11. được vào các hoạt động kinh doanh (cho vay, thuê mua, tài trợ dự án, đầu tư chứng khoán. v.v..) ; Nghiệp vụ trung gian (hoạt động ngoại bảng) _ là các nghiệp vụ mà NHTM thực hiện căn cứ theo yêu cầu của khách hàng, thay mặt khách hàng thanh toán, làm ủy thác,v.v.. để thu phí (bảo lãnh, đại l‎ , quản l‎ ngân quỹ, v.v..). Cùng ý ý với sự phát triển của nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng nói riêng, số dịch vụ mà NHTM cung cấp cho ba nghiệp vụ nói trên hiện nay đã lên tới con số 6.000. Với những chức năng và nghiệp vụ nói trên, NHTM có vai trò bôi trơn sự lưu thông của tiền tệ, chuyển dịch vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, huy động và tạo nguồn lực phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách của Chính phủ (đặc biệt là chính sách tiền tệ), góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội. 3. Ngân hàng _ ngành kinh doanh có độ rủi ro cao Lĩnh vực kinh doanh nào cũng luôn hàm chứa rủi ro, song đối với NH _ với tư cách là một định chế tài chính đặc biệt _ nhân tố này lại càng là một yếu tố thường trực và đa dạng hơn nữa. Các nhà quản trị NH liên tục phải đối mặt với vô số rủi ro đến từ: sự thay đổi lãi suất (Rủi ro lãi suất), khả năng không thể chi trả đúng hạn của khách hàng (Rủi ro tín dụng), nhu cầu rút vốn ồ ạt của khách hàng (Rủi ro thanh khoản), những bất lợi trong tỷ giá (Rủi ro ngoại hối), Rủi ro công nghệ , Rủi ro hoạt động ngoại bảng, Rủi ro quốc gia, chiến tranh, thay đổi chính sách thuế, v.v… * Góp phần tạo nguồn lực làm nên những chức năng, vai trò đó của NHTM, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của vô số những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nêu trên chính là yếu tố Vốn chủ sở hữu. II. Vốn chủ sở hữu và Hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng thƣơng mại 1.Vốn chủ sở hữu đối với ngân hàng thương mại 1.1. Khái niệm VCSH của NHTM có thể được hiểu là nguồn tiền thuộc sở hữu hợp pháp của chủ NH trong một thời gian dài, chủ yếu bao gồm các khoản vốn NH được cấp, hoặc được đóng góp bởi những người chủ ngân hàng khi mới thành lập, cộng với những khoản được trích lập, giữ lại từ lợi nhuận hoạt động. Về cơ bản, cũng như các 11
  12. loại hình doanh nghiệp khác, VCSH không phải hoàn trả, chủ NH có thể tăng, giảm (với sự đồng ‎ ‎của cơ quan chức năng), thay đổi cơ cấu của VCSH, hoặc quyết định ý các chính sách phân phối lợi nhuận vốn dĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn này. Song, là một định chế tài chính đặc biệt, VCSH của NHTM mang một số điểm riêng có như về thành phần của vốn, vai trò của vốn, v.v... Với chức năng là trung gian tín dụng, NHTM chỉ lấy VCSH làm bàn đạp ban đầu; Còn lại, họ không ngừng huy động tiền của các chủ thể khác trong xã hội và nền kinh tế để tài trợ cho các hoạt động của mình. Do đó, ngay cả khi gia tăng về số lượng tuyệt đối theo đà phát triển của NH, VCSH vẫn chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ, đôi khi là rất nhỏ (như trường hợp các NHTM Việt Nam) trong tổng nguồn vốn của NH. ví dụ: tại Deutsche Bank (một trong những NH hàng đầu Châu Âu và thế giới, có lịch sử từ năm 1876), đến 31/12/2006: Tổng nguồn vốn là 1.126 tỷ Euro, trong khi VCSH chỉ là 32,8 tỷ Euro [43xxviii]. Tuy nhiên, chiếc bánh xe nhỏ ấy lại là khớp nối cho cả guồng máy ngân hàng, đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt động thường nhật và đảm bảo khả năng phát triển lâu dài của NHTM, đồng thời các thành phần của VCSH cũng được phân loại một cách chi tiết để đáp ứng các công tác đánh giá vốn của NH (sẽ đề cập ở các phần sau). Năm 1988, Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel (Basel Committee on Banking Supervision) đã đưa ra văn bản: “Sự thống nhất quốc tế về đo lường vốn và các tiêu chuẩn vốn” (International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards ), trong đó đưa ra định nghĩa dựa trên các thành phần của vốn tại NHTM (Capital*)_ mà bản chất là VCSH. Từ đó đến nay, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi thị trường tài chính phát triển hết sức sôi động, hầu hết các NH trên thế giới đều áp dụng những chuẩn mực phân loại đó. Các nhà kinh tế và học giả Việt Nam cũng đi theo tinh thần của văn bản trên, song lại thiếu sự thống nhất về tên gọi. Điều này khiến cho việc tìm hiểu bản chất của phạm trù VCSH sao cho đúng với thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam có phần phức tạp. Trong những tài liệu thuộc lĩnh vực NH (của Việt Nam hoặc được dịch sang tiếng Việt), các tác giả đưa ra nhiều cách gọi tên khác nhau khi đề cập đến VCSH của NHTM: “Vốn tự có”[7][11][13]; * Với các doanh nghiệp phi tài chính, VCSH tiếng Anh được gọi là: Shareholders’ equity, Stockholders’ equity, Ownership’s equity. 12
  13. hoặc “VCSH”[4][5][6][10]; hoặc đồng nhất các khái niệm “Vốn”, “Vốn tự có”, “VCSH” [12]. Trong các văn bản luật có liên quan, như Luật các tổ chức tín dụng (Số 02/1997/QH10) Chương I_Điều 20_khoản 13 và bản sửa đổi bổ sung (Số 20/2004/QH11) Điều 1_khoản 3, hay trong một văn bản quan trọng có đề cập trực tiếp những vấn đề về vốn của NH là Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD (Số 457/2005/QĐ-NHNN) Phần II_Mục I_Điều 3, cũng chỉ đưa ra khái niệm “Vốn tự có”. Tuy nhiên, như đã nói, xét về mặt bản chất, sau khi tổng kết nội dung các cuốn sách, nghiên cứu khoa học, và báo chí của Việt Nam bàn về vốn chủ tại NHTM, thì có thể thấy gốc rễ quan điểm của các tác giả đều thống nhất; tuy cách gọi khác nhau nhưng nội hàm và ngoại diên đều tương tự và đi theo tinh thần lý luận của Hiệp ước Basel *. Vì vậy, để phù hợp với tính chất của VCSH trong tương quan với các khoản Nợ, nhằm thấy rõ những nguồn lực thực sự thuộc về chủ ngân hàng, trong khuôn khổ Khóa luận này, người viết xin sử dụng thuật ngữ Vốn chủ sở hữu. 1.2. Các thành phần của VCSH tại các NHTM ** Có thể phân loại VCSH của NHTM theo một số tiêu chí khác nhau: 1.2.1. Phân loại theo sự hình thành nguồn vốn a) VCSH ban đầu Đây là nguồn vốn hình thành khi NH được thành lập. Tại Việt Nam, nó còn được gọi là Vốn điều lệ _ ghi rõ trong điều lệ hoạt động của tổ chức. Vốn này có thể được tạo ra bằng nhiều cách, tùy thuộc vào tính chất sở hữu của NH: Vốn của NHTMNN do Nhà nước cấp từ ngân sách bằng tiền hoặc trái phiếu chính phủ; của NHTM tư nhân do cá nhân tự ứng ra; của NHTM Liên doanh do các bên tham gia liên doanh đóng góp; của NHTMCP do các cổ đông góp thông qua việc mua cổ phiếu, và được tính theo mệnh giá cổ phiếu. Vốn điều lệ của NHTMCP bao gồm các loại: * Xem chi tiết ở mục 1.2.2 của phần này. ** Tham khảo ví dụ ở Bảng phụ1 và Bảng phụ 2 phần Phụ lục. 13
  14. Vốn cổ phần phổ thông: được tính bằng mệnh giá của tất cả các cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) đã phát hành, nghĩa là tổng số cổ phần chưa thanh toán nhân với mệnh giá cổ phần. Vốn cổ phần ưu đãi: được tính bằng mệnh giá của tất cả các cổ phiếu ưu đãi đã phát hành. Cổ phiếu ưu đãi có thể là vĩnh viễn hoặc chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, đảm bảo một tỉ lệ thu nhập cố định hoặc số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu thường. Theo quyết định ngày 4/9/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của NHTMCP của Nhà nước và Nhân đân (Số 1122/2001/QĐ-NHNN) Chương II_Mục 1_Điều 7: “NHTMCP có thể có cổ phần ưu đãi biểu quyết; Loại cổ phần này chỉ có giá trị ‎ trong 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng k‎ kinh doanh. Sau thời hạn ý đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông”. Trong nhiều trường hợp, mức vốn điều lệ của mỗi NH phải tuân thủ theo định mức của các cơ quan quản lý Nhà nước _ mức vốn tối thiểu cần đáp ứng đó được gọi là Vốn pháp định. Vốn điều lệ chủ yếu được dùng để mua sắm bất động sản, động sản, trang thiết bị …phục vụ cho hoạt động của NH, bên cạnh đó còn dùng để góp vốn liên doanh, cho vay, mua cổ phần của các công ty khác, chứ không được dùng để chia lợi tức hay lập quỹ. Có nghĩa là, khi NH đi vào hoạt động, nguồn vốn này có thể đã nằm dưới dạng trụ sở, văn phòng, kho bãi, dự trữ hay k‎ quỹ tại ý NHTW, hoặc đã được đưa vào một vụ cho vay hay đầu tư nào đó. Ngoài ra, vốn điều lệ có thể được tăng thêm, và ngược lại, cũng có thể bị buộc phải điều chỉnh giảm. Tại Việt Nam điều này được quy định tại Điều 1_Khoản 1, Quyết định 797/2002/QĐ-NHNN ngày 29/7/2002 về sửa đổi bổ sung quyết định 1122/2001/QĐ-NHNN, trong đó nêu một số chi tiết như: “Vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần có thể được tăng bằng cách phát hành cổ phiếu mới hoặc được bổ sung từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, đánh giá lại tài sản cố định và các quỹ khác…nhưng phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.”; “buộc phải giảm vốn điều lệ: Lỗ trong 03 năm liên tiếp; Các khoản vốn đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hoặc quyết định là tổn thất trong hoạt động sau khi đã xử lý trích lập dự phòng rủi ro;. Số vốn góp có nguồn gốc không hợp pháp hoặc người 14
  15. góp vốn không đảm bảo tư cách cổ đông theo kết luận của Thanh tra; Giảm giá tài sản cố định khi đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật.” b)VCSH hình thành trong quá trình hoạt động Trong quá trình hoạt động, NH có thể được cấp bổ sung vốn, phát hành thêm cổ phần, hưởng thặng dư vốn, để lại những khỏan lợi nhuận tích lũy, các quỹ…: i. Vốn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước hoặc thông qua phát hành cổ phần Để mở rộng quy mô hoạt động hoặc tăng cường khả năng chống đỡ với rủi ro, NH có thể xin (hoặc được) cấp thêm vốn ngân sách (còn gọi là tái cấp vốn), hay phát hành thêm cổ phần. Những nguồn này đều tính vào cho VCSH của NH. ii. Thặng dư vốn Nguồn vốn này cũng có thể được hình thành ngay từ khi NH mới thành lập, hoặc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), và tiếp tục có khả năng tăng lên khi NH phát hành cổ phiếu mới ở những lần tiếp theo, hay trong quá trình chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu thường. Đây là phần giá trị thị trường của các cổ phiếu vượt quá mệnh giá mà các cổ đông sẵn sàng trả cho NH. iii. Lợi nhuận không chia Kết thúc mỗi kỳ kinh doanh của NH, lợi nhuận sau thuế, sau khi đã bù đắp các khoản chi phí đặc biệt, thường được chia làm hai phần: một phần để chi trả cổ tức cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu của NH, phần còn lại được bổ sung vào nguồn VCSH dưới tên gọi “Lợi nhuận giữ lại”. Thực chất, đây vẫn là vốn của các cổ đông, chủ sở hữu NH, nhưng đã được vốn hóa để mở rộng quy mô cho VCSH, tái đầu tư, và trích lập các quỹ. Trên thực tế, đối với các NH nước ngoài, đây l‎ nguồn quan à trọng nhất để tăng quy mô VCSH nói riêng và vốn NH nói chung: giai đoạn cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90, khoảng 70% số gia tăng về vốn là xuất phát từ lợi nhuận giữ lại [7]. iv. Các quỹ/ khoản dự trữ Trong quá trình hoạt động, các NH hoặc do tuân theo quy định của nhà nước, hoặc do tự nhận thấy cần thiết để đảm bảo hoạt động và đề phòng rủi ro, đều tiến hành trích lập các quỹ dự trữ. Có nhiều loại quỹ khác nhau: - Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: được trích lập hàng năm theo tỷ lệ phần trăm trên tổng lợi nhuận sau thuế, với một mức tối đa do nhà nước quy định. 15
  16. - Quỹ bảo toàn vốn: tính theo tỉ lệ lạm phát, nhằm bảo toàn giá trị của VCSH trong môi trường lạm phát của nền kinh tế. - Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro: Kinh doanh NH luôn gắn liền với rủi ro. Vì vậy, để dự phòng nguy cơ các tài sản bị tổn thất, vốn bị ăn mòn, các NH đều trích lập các khoản dự trữ nhằm bù đắp những thiệt hại khi xảy ra tình huống bất thường. Do quỹ này được trích từ lợi nhuận trước thuế _ tính chất như một khoản chi phí, nên một số NH không hạch toán nó vào VCSH mà vào các khỏan nợ. Nếu được liệt kê vào VCSH, khi tổn thất thực của NH nhỏ hơn số trích lập, vốn chủ của NH sẽ gia tăng, và ngược lại. Như vậy, quy mô của quỹ này phụ thuộc vào tổn thất ròng, thu nhập của NH, và tỉ lệ trích lập quỹ. Ngoài ra, NH còn có các quỹ khác như Quỹ đánh giá lại tài sản (Do giá trị các tài sản và nợ của NH thường xuyên thay đổi theo giá thị trường, đặc biệt là các chứng khoán, bất động sản, nên mặc dù vẫn đang nắm giữ các tài sản này, NH thường xuyên đánh giá lại chúng theo giá thị trường. Quỹ này biến động gắn liền với sự thay đổi của thị giá, do đó cho phép các nhà quản l‎ đánh giá được giá trị thị trường ý của VCSH), Quỹ chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo tài chính, và NH cũng trích lập các quỹ khác từ lợi nhuận sau thuế như: quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ NH, quỹ phúc lợi khen thưởng, quỹ đào tạo…Các quỹ này thường được sử dụng ngay trong kỳ. v. Cổ phần ưu đãi có thời hạn và Giấy nợ có khả năng chuyển đổi Một số công cụ nợ mang tính chất lưỡng tính như cổ phần ưu đãi có thời hạn, giấy nợ thứ cấp có khả năng chuyển đổi, tín phiếu vốn (khoản chứng khoán nợ chỉ có thể được thanh toán khi phát hành được cổ phiếu mới). Những công cụ nợ bổ sung này có chung một số đặc điểm với của các công cụ nợ thuộc loại tiết kiệm với kỳ hạn dài, đồng thời lại mang một số đặc điểm của cổ phiếu thường, như: những người nắm giữ các chứng khoán nợ này chỉ có quyền hưởng thu nhập từ NH sau người gửi tiền (có nghĩa là xếp hạng ưu tiên “thứ yếu”); nhưng, các chứng khoán đó lại có tính chất dài hạn (ở Việt Nam là 5 năm theo II_Mục I_Điều 3_Khỏan 1.2 quyết định 457/2005/QĐ-NHNN), và thực tế là đến khi chúng đáo hạn, đợt phát hành khác có thể được thực hiện để thay thế, hoặc bản thân chúng có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu thường. Việc gia tăng loại vốn này có nhiều ưu điểm đối với quản l‎ NH như ý 16
  17. không làm thay đổi quyền kiểm soát, hạn chế giảm cổ tức, v.v… Chính vì vậy, những công cụ này cũng đem lại một nguồn vốn ổn định trong một khoản thời gian dài cho các NH, và do đó, được một số NH liệt kê vào thành phần của VCSH. 1.2.2. Phân loại theo Hiệp ước Basel ‎ Ý muốn xây dựng những tiêu chuẩn dùng để kiểm tra mức độ hợp l‎ của vốn tại ý một NH riêng lẻ hay cả một hệ thống NH đã được nung nấu từ rất lâu và là nguyện vọng của nhiều đối tượng khác nhau trong thị trường tài chính. Điều này đã được hiện thực hóa kể từ sự ra đời của Hiệp ước Basel I vào năm 1988 do Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel đề xuất. Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel (Basel Committee on Banking Supervision _BCBS) được thành lập bởi thống đốc các NHTW thuộc nhóm nước G10 vào năm 1975, bao gồm đại diện cấp cao từ các cơ quan chức năng về giám sát ngân hàng và từ NHTW của nhóm G-10 (Hiện nay gồm 13 quốc gia: Bỉ, Canađa, Pháp, Đức, ‎ , Ý Nhật Bản, Lúcxembua, Hà Lan, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, và Vương quốc Anh), với mục tiêu là đảm bảo sự giám sát hiệu quả các NH trên toàn cầu thông qua việc xây dựng và phát triển các tiêu chuẩn quốc tế. Các cuộc họp của ủy ban thường diễn ra tại Ngân hàng thanh toán quốc tế Basel (Bank ‎ for international settlements), thuộc Thụy Sỹ _ nơi ban thư k‎ thường trực đặt trụ sở. ý Uỷ ban không có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện những đề xuất của mình, dù các nước thành viên (và cả nhiều nước khác) có khuynh hướng chủ động thi hành những chính sách của ủy ban thông qua luật quốc gia (chính vì thế, thường mất một khoảng thời gian kể từ khi các đề xuất, khuyến nghị ra đời đến khi nó được đưa vào cấp độ luật và điều lệ quốc gia). Năm 1987, BCBS đã soạn thảo những đề xuất cho tiêu chuẩn mới về vốn, áp dụng cho các NH, tổ chức tài chính nhằm khuyến khích các NH lớn củng cố trạng thái vốn, hạn chế sự không bình đẳng trong quy định giữa các quốc gia khác nhau và xem xét những rủi ro đối với hoạt động ngoài bảng cân đối kế toán mà các NH thực hiện trong thời gian gần đó. Năm 1988, đề xuất này chính thức được thông qua dưới cái tên Hiệp ước Basel 1988 _ hiện nay được biết đến như là Basel I, nhằm phân biệt 17
  18. với bản sửa đổi bổ sung Basel II năm 1999. Hiệp ước này được cưỡng chế thi hành theo luật quốc gia của các nước G-10 từ năm 1992 và đến nay, hơn 100 nước trên thế giới cũng đã áp dụng những nguyên tắc cơ bản của các đề xuất này [41iii]. Cũng với những thành phần tương tự như trên, nhưng Hiệp ước Basel I phân loại VCSH của NHTM thành hai lớp phù hợp cho việc đánh giá được tính ổn định và an toàn của nguòn vốn này tại NHTM. Theo đó, VCSH của NHTM gồm: - Vốn cơ sở _ hay Vốn cơ bản, Vốn loại 1 _ (Core Capital, hay Tier 1 Capital): là chỉ tiêu cơ bản để đo lường sức mạnh tài chính của NH nhìn nhận dưới góc độ của các nhà quản l‎ . Nó bao gồm những loại vốn tài chính được xem là đáng tin cậy ý nhất và có tính lỏng cao nhất, thực sự tồn tại, và tương đối ổn định trong suốt quá trình hoạt động của NH, đảm bảo cho NH vận hành bình thường. Trọng tâm của phần vốn này bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại. - Vốn bổ sung _ hay Vốn loại 2 _ (Supplemental Capital, hay Tier 2 Capital): là bộ phận VCSH tăng thêm trong quá trình hoạt động nhằm mở rộng hay đảm bảo an toàn cho các hoạt động của NH trong quá trình kinh doanh, nhưng chúng ít ổn định hơn Vốn cơ sở. Lớp vốn này gồm các khoản có thể được sử dụng như Vốn cơ sở trong thời gian tương đối dài và có thể bị loại khỏi VCSH khi đáo hạn hay bị đem ra sử dụng hết (trường hợp các quỹ dự phòng). Theo Basel I, Vốn bổ sung được phân loại thành [41vi]:  Các quỹ đánh giá lại tài sản (Revaluation Reserves)  Các quỹ dự phòng (General Provisions)  Các công cụ nợ lưỡng tính (Hybrid instruments)  Các khoản nợ dài hạn không được hoàn trả trong một khoảng thời gian nhất định (thường là dài) và có thứ tự ưu tiên thanh toán sau những người gửi tiền (Subordinated term debt)  Các khoản dự trữ không được tiết lộ (Undisclosed Reserves): những khoản này tuy không phổ biến, nhưng vẫn được chấp nhận bởi một số nhà quản l‎ khi một ý ngân hàng kinh doanh có lãi nhưng điều này không được thể hiện rõ trong các khoản lợi nhuận giữ lại hoặc các quỹ dự trữ thông thường. 18
  19. Những khoản này ở các nước không thống nhất với nhau phụ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia. Khi tính toán, phải loại từ vốn cơ sở và bổ sung một số khoản như: lợi thế thương mại (chênh lệch giá mua lớn hơn so với giá trị ghi sổ của tài sản khi NH mua tài sản tài chính), vốn góp vào các công ty con, tổ chức tín dụng khác, một phần của quỹ đánh giá lại tài sản, v.v… 1.3. Vai trò của VCSH đối với NHTM So với các loại hình kinh tế khác, NHTM sử dụng một khối lượng tài chính cao gấp nhiều lần. Một hãng sản xuất tiêu biểu thường chỉ có khoảng 1/3 tích sản (tài sản có) là được tài trợ bằng vốn vay; trong khi đó, nếu tổng kết bảng cân đối kế toán của các NHTM sẽ thấy thông thường, khoảng 90 - 92% nguồn tài chính cho các NH hoạt động là các khoản nợ (vốn của người k‎ thác và các chủ nợ khác) _ có nghĩa là số ý vốn của các chủ NH chỉ chiếm khoảng 8 - 10 % tổng tài sản mà thôi. Tuy nhiên, VCSH của NH lại là ‎ ếu tố chịu sự giám sát hết sức chặt chẽ của cả các nhà quản trị y NHTM cũng như các nhà quản l‎ Trung ương , bởi lẽ nó có những chức năng và ý vai trò vô cùng quan trọng như sau: 1.3.1. Tấm đệm chống đỡ rủi ro, bảo vệ người gửi tiền/k‎ thác và các quỹ bảo ý hiểm tiền gửi Đây là chức năng quan trọng hàng đầu của VCSH tại các NHTM. Như đã trình bày ở phần đầu, kinh doanh ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khiến các NH đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Thực tế, NH có nhiều biện pháp để phòng chống rủi ro, bảo vệ tình trạng tài chính của mình như: nâng cao chất lượng quản lý, đa dạng hóa danh mục đầu tư và địa bàn hoạt động, bảo hiểm tiền gửi,v.v…Song, khi tất cả những phương pháp ngăn chặn này đều không còn hiệu quả, thì VCSH sẽ là cứu cánh cuối cùng. ‎Nhờ VCSH _trước tiên là quỹ dự phòng rủi ro, kế đến là lợi nhuận tích lũy, và cuối cùng là vốn cổ phần_ các khỏan tổn thất của NH sẽ được bù đắp, cho phép NH tiếp tục tồn tại. Chỉ khi các khoản thua lỗ của NH lớn tới mức tất cả các biện pháp nói trên, kể cả VCSH, đều không thể khắc phục nổi thì nó sẽ buộc phải đóng cửa. Trường hợp NH phá sản hoặc ngừng hoạt động, các khoản tiền gửi đã huy động sẽ được ưu tiên hoàn trả trước, sau đó đến nghĩa vụ với chính phủ và người lao động, các khoản vay, cuối cùng mới đến chủ giấy nợ có khả năng chuyển đổi, cổ phần ưu đãi, cổ phần thường. Vì vậy, trong môi trường kinh tế tài 19
  20. chính nói chung vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay, các NH càng phải nắm giữ nhiều VCSH hơn, đặc biệt là những NH chọn kinh doanh trên một số mảng có mức độ rủi ro cao nhằm tăng sức cạnh tranh so với đối thủ. Nhờ khả năng hấp thụ những khoản thua lỗ lớn phát sinh không dự tính trước được, VCSH góp phần bảo vệ những người k‎ thác tài sản tại NH. Cơ chế này có thể ý l‎ giải một cách hết sức đơn giản và ngắn gọn như sau: Trong trường hợp rủi ro tín ý dụng (các rủi ro khác cũng tương tự), giả sử ban đầu NH có Bảng cân đối tài sản giản lược theo thị giá là: Tài sản có Tài sản nợ Chứng khoán dài hạn: $80 Vốn huy động : $90 Tín dụng dài hạn : $20 (*) Thị giá VCSH : $10 Tổng 1 : $100 Tổng 2 : $100 Khi nền kinh tế suy thoái, một số khách hàng vay nợ gặp khó khăn và không thể hoàn trả nợ vay đúng hạn. Khi đó, luồng tiền hoàn trả tín dụng hiện hành và dự tính trong tương lai đều giảm. Giả sử (*) giảm còn $12, có Bảng cân đối theo thị giá khi giá trị của tín dụng giảm như sau: Tài sản có Tài sản nợ Chứng khoán dài hạn: $80 Vốn huy động : $90 Tín dụng dài hạn : $12 Thị giá VCSH : $2 Tổng 1 : $92 Tổng 2 : $92 Sự giảm giá trị của Tài sản có sẽ được cân đối bằng sự giảm giá trị của VCSH, do đó những người gửi tiền được bảo vệ một cách toần vẹn vì giá trị của khỏan tiền gửi không thay đổi . Đó là vì những người gửi tiền bao giờ cũng được ưu tiên thanh toán trước cổ đông, hay nói cách khác: Cổ đông là những người phải chịu thua lỗ đầu tiên từ sự giảm giá của Tài sản có. Chỉ đến khi (*) giảm xuống dưới mức thị giá của VCSH _ ví dụ còn $8, khi đó thị giá VCSH là -$2_ những người gửi tiền mới bắt đầu phải gánh chịu tổn thất; Nếu giả sử VCSH là $15, thì lại có thể tránh cho người gửi tiền sự mất mát tài sản. Từ đó có thể thấy nếu tỷ lệ “VCSH/Tổng tài sản” càng lớn thì NH càng an toàn. Đây cũng là căn cứ xác định khả năng thanh toán cuối cùng, tức là khả năng đáp ứng toàn bộ các cam kết của NH. Chính vì vậy, các nhà quản l‎ coi đây ý 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1