Khoá luận tốt nghiệp Văn hoá du lịch: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công Ty Cổ phần đầu tư thương mại và du lịch mở Hà Nội -HANOI OPEN TOURISM
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công Ty Cổ phần đầu tư thương mại và du lịch mở Hà Nội -HANOI OPEN TOURISM" nhằm nhận diện một số thách thức và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch mở Hà Nội Tìm ra được ưu điểm, hạn chế trong hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch mở Hà Nội – HANOI OPEN TOURISM. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Văn hoá du lịch: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công Ty Cổ phần đầu tư thương mại và du lịch mở Hà Nội -HANOI OPEN TOURISM
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH MỞ HÀ NỘI – HANOI OPEN TOURISM Khoá luận tốt nghiệp : CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA DU LỊCH Giảng viên hƣớng dẫn : TS. PHẠM VĂN ĐẠI Sinh viên thực hiện : TRƢƠNG MINH NGHĨA Mã sinh viên : 1905VDLB044 Hà Nội – 2023
- MỤC LỤC L I CAM ĐOAN .............................................................................................. L I CẢM ƠN .................................................................................................... MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn ......................................................... 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu. ............................................................................ 2 4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3 6. Kết Cấu Đề Tài ....................................................................................... 3 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH ............... 5 1.1 Khái niệm về du lịch ........................................................................... 5 1.2 Sản phầm du lịch ............................................................................... 5 1.3 Khách du lịch và nhu cầu về du lịch ................................................. 7 1.3.1 Khái niệm khách du lịch. ................................................................... 7 1.3.2 Nhu cầu về du lịch. ............................................................................ 7 1.4 Khái niệm về lữ hành và kinh doanh lữ hành .................................. 9 1.4.1 Khái niệm về lữ hành ......................................................................... 9 1.4.2 Khái Niệm kinh doanh lữ hành ........................................................ 10 1.4.3 Đặc điểm của kinh doanh lữ hành.................................................... 10 1.4.4 Đặc điểm về sản phẩm lữ hành ........................................................ 12 1.4.5 Đặc điểm về mối quan hệ trong sản xuất và kinh doanh lữ hành . .. 13 1.4.6 Doanh nghệp lữ hành ...................................................................... 13 1.4.7 Sản Phẩm Kinh doanh lữ hành......................................................... 14 1.5 Hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành ...................................... 16 1.5.1 Khái niệm hiểu quả ......................................................................... 15 1.5.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu qủa kinh doanh lữ hành ........................ 17 1.6 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành.............. 21 1.7 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành ............. 22 TỔNG KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................. 25
- CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH MỞ HÀ NỘI HANOI OPEN TOURISM ...................................... 27 2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch mở Hà Nội ............................................................................................................. 27 2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của đơn vị.................................................. 28 2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty..................................................................... 30 2.1.3 Chƣơng trình du lịch của công ty..................................................... 34 2.1.4 Đội ngũ lao động ............................................................................. 37 2.1.5 Đội ngũ Hƣớng dẫn viên. ................................................................. 38 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty cổ phần đầu tƣ thƣơng mại và Du lịch Mở Hà Nội . ............................... 39 2.2.1 Doanh thu ......................................................................................... 39 2.2.2 Thị trƣờng khách. ............................................................................. 42 2.3 Tổ chức và bán các chƣơng trình du lịch ............................................ 43 2.3.1 Tổ chức bán các chƣơng trình du lịch.............................................. 43 2.3.2 Công tác tổ chức thực hiện các chƣơng trình du lịch ...................... 43 2.4 Hoạt động Marketing của Công ty .................................................. 44 2.5 Hoạt động điều hành của công ty HANOI OPEN TOURISM ..... 44 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THƢƠNG MAỊ VÀ DU LỊCH MỞ HÀ NỘI – HANOI OPEN TOURISM .............. 48 3.1 Điểm mạnh và điểm yếu của Công ty HANOI OPEN TOURISM....... 48 3.1.1 Điểm mạnh ....................................................................................... 48 3.1. 2 Hạn chế............................................................................................ 48 3.2 Một số gỉai pháp nâng cao hiệu qủa kinh doanh lữ hành tại Cổ phần đầu tƣ thƣơng mại và du lịch mở Hà Nội – HANOI OPEN TOUISM, Cụ thể là tăng doanh và và tối đa hoá lợi nhuận ............... 49 3.2.1 Tăng cƣờng quảng cáo , giới thiệu sản phẩm của công ty đến các đối tác, các đại lý du lịch và các CTV. ........................................................... 49 3.2.2 Hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của công ty................................ 50
- 3.2.3 Chủ động xây dựng các kế hoạch đầu tƣ dài hạn , huy động vốn để mở rộng kinh doanh. ................................................................................. 51 3.2.4 Nâng cao chất lƣợng lao động của công ty ...................................... 52 3.2.5 Tăng cƣờng hoạt động , liên doanh liên kết với các đối tác chiến lƣợc. .... 52 3.2.6 Tiết kiệm chi phí .............................................................................. 53 TỔNG KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................. 54 KẾT LUẬN .................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 58
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1.1 Bảng thống kê tour bán chạy và doanh thu 34 cao nhất 2 Bảng 2.1.2 Bảng thống kê trình độ học vấn của nhân 37 viên 3 Bảng 2.2.1 Bảng 2.2.1:Các chỉ tiêu trên đánh giá kết 38 quả kinh doanh chương trình du lịch của công ty 4 Bảng 2.2.2 Thị trường khách du lịch của công ty giai 41 đoạn 2022- 2023 5 Bảng 2.2.3 Bảng chỉ tiêu đề ra hoạt động kinh doanh để 44 đạt được hiệu quả của Công ty HANOI OPEN TOURISM năm 2023.
- L I CAM ĐOAN Em xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp với đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH MỞ HÀ NỘI – HANOI OPEN TOURISM” là công trình thuộc quyền sở hữu duy nhất của em. Nguồn tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đƣợc trích dẫn và tham khảo trong phần Tài liệu tham khảo. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, không hề sao chép hay đạo văn từ bất kỳ công trình nào trƣớc đó. Nếu những lời khai trên của em không đúng sự thật, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của Khoa và Nhà trƣờng. Hà Nội, tháng 06 năm 2023
- L I CẢM ƠN Để hoàn thanh bài tốt nghiệp khoá luận của mình, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô khoa Quản Lý Xã Hội – Học Viện Hành Chính Quốc Gia và đặc biệt là Giảng viên, TS.Phạm Văn Đại. Xin cảm ơn thầy đã luôn giảng dạy và hƣớng dẫn em rất nhiệt tình, giúp em hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất. Em xin cảm ơn các anh chị trong công ty đã hỗ trợ em hoàn thành bài khoá luận của mình. Trong khoảng thời gian làm khoá luận, em cảm thấy mình đã mở mang đầu óc, phát triển đƣợc lối tƣ duy và học hỏi đƣợc nhiều điều bổ ích,từ đó, em đã có đƣợc nhiều kỹ năng và kiến thức sẽ giúp đƣợc mình trong công việc sau này. Cuối cùng, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý quý báu của quý thầy cô và các bạn để khoá luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Trƣơng Minh Nghĩa
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 2020 dịch Covid 19 đã ảnh hƣởng nặng nề toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam nói chung và ảnh hƣởng trực tiếp đến ngành du lịch nói riêng, gây ra tổn hại nặng nề cho ngành du lịch Việt Nam, ngành du lịch là ngành chịu tổn thật nặng nề nhất trong các ngành kinh tế. Ngành du lịch đã tổn thất hơn 20 tỉ USD do lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam giảm 80% so với nằm 2019, lƣợng khách trong nƣớc cũng giảm gần 50% … Song các đợt giãn cách xã hội vì dịch Covid-19 cũng là "thời gian nghỉ cần thiết" để ngành du lịch nhìn lại những hạn chế, tìm cơ hội trong thách thức và có các giải pháp phát triển bền vững trong giai đoạn mới. Dịch Covid 19 đã ảnh hƣởng nặng nề đến nền kinh tế của Việt nam, và chịu ảnh hƣởng nặng nhất là các công ty, tập đoàn kinh doanh dịch vụ lữ hành. Ngành du lịch gắn với hầu hết các ngành kinh tế - xã hội khác, ngành du lịch phát triển cũng là điều kiện để phát triển các ngành khác, từ đó tạo nên áp lực vô cùng lớn. Rất may mắn, nhờ đƣờng lối chỉ đạo sáng suốt của Đảng và nhà nƣớc, Chúng ta đã thành công phòng ngừa cũng nhƣ là dập tắt đƣợc dịch bệnh. Trong định hƣớng phát triển phát triển kinh tế, chính trị đất nƣớc giai đoạn hậu Covid 19, chính sách phát triển kinh tế đất nƣớc đƣợc chính phủ đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lời cho ngành du lịch phát triển. Đảng và nhà nƣớc xác định đó là điểm mạnh hiện có và điểm yếu còn tồn tại , chúng ta đã và đang tìm ra những hƣớng đi hợp lý cho sự phát triển của ngành du lịch quốc gia .Nhiệm vụ chính là làm sao các công ty lữ hành có thể đóng góp nguồn lực của mình để ngành du lịch đƣợc phát triển một cách bền vững, lâu dài. 1
- Kinh doanh có lãi và tối đa hoá lợi nhuận luôn là mục tiêu tất yếu của tất cả các doanh nghiệp hƣớng đến. Hoạt động kinh doanh có lãi là hoạt động kinh doanh hiệu quả. Quan tâm và nghiêm cứu đến các giải pháp nâng cao hiệu quả lữ hành là hoạt động then chốt, mang lại hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề đƣợc các công ty quan tâm và trở thành điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của các công ty lữ hành. Vì vậy, qua một thời gian thực tập và làm việc tại Công ty cổ phần ĐTTM và du lịch mở Hà Nội em đã lựa chọn đề tài :“Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công Ty Cổ phần đầu tƣ thƣơng mại và du lịch mở Hà Nội -HANOI OPEN TOURISM”. 2.Mục đích nghiên cứu của luận văn Nêu lên đƣợc hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành, các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần đầu tƣ thƣơng mại và du lịch mở Hà Nội Nhận diện một số thách thức và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần đầu tƣ thƣơng mại và du lịch mở Hà Nội Tìm ra đƣợc ƣu điểm, hạn chế trong hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tƣ thƣơng mại và du lịch mở Hà Nội – HANOI OPEN TOURISM. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3.Đối tƣợng nghiên cứu. Dƣới góc độ nghiên cứu khoa học du lịch, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Cụ thể đề tài nghiên cứu thực tiễn kinh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, rút ra đánh giá ƣu 2
- điểm và nhƣợc điểm của doanh nghiệp, từ đó nêu ra đƣợc những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trên quan điểm nghiêm cứu khoa học ngành du lịch, đối tƣợng nghiêm cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh hiệu quả của Công ty cổ phần đầu tƣ thƣơng mại và du lịch mở Hà Nội. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian : Trình bày các hoạt động kinh doanh lữ hành, du lịch và thực hiện các các chƣơng trình du lịch. Mặt khác chỉ ra những điểm yếu và điểm mạnh qua từng giai đoạn để đƣa ra giải phát phát triển kinh doanh lữ hành. - Về thời gian, phân tích giữ liệu khoảng thời gian từ năm 2019 đến 3 tháng đầu năm 2023. 5.Phƣơng pháp nghiên cứu Khoá luận đã vận dụng cơ sở lí luận của phƣơng pháp duy vật biện chứng và lịch sử trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, còn sử dụng một số phƣơng pháp cụ thể khác: phƣơng pháp tiếp cận hệ thống; phƣơng pháp thu thập số liệu thông qua các tài liệu tham khảo sách, báo, bài viết trên mạng, tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch ; ngoài ra còn sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic để tổng hợp số liệu, dữ kiện đồng thời kết hợp với phƣơng pháp khảo sát thực tế và thu thập ý kiến chuyên gia. - Phƣơng pháp nghiêm cứu: thu thập thông tin về du lịch nói chung và du lịch nội địa nói riêng tại Công ty Cổ phần đầu tƣ thƣơng mại và du lịch mở Hà Nội -HANOI OPEN TOURISM - Phƣơng pháp phỏng vấn : Trao đổi ý kiến với giám đốc Công ty , các điều hành tour, các anh chị đã gắn bó lâu năm với công ty. 6.Kết Cấu Đề Tài - Gồm 3 chƣơng : không kể phần mở đầu và kết thúc. 3
- Chương 1 : Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành Nội Địa tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và du lịch mở Hà Nội ( HaNoi Open tourism) Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và du lịch mở Hà Nội ( HaNoi Open tourism ) 4
- CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH 1.1 Khái niệm về du lịch Hội nghị lần thứ 27 (1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đƣa ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm năm 1963: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên (usual environment) của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm” [4,tr.90]. Trong Luật Du lịch Việt Nam (ban hành năm 2005), tại điều 4, chƣơng I định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [4,tr.90]. 1.2 Sản phầm du lịch Dựa trên khái niệm về du lịch, năm 2017, Luật Du lịch đã đƣa ra một khái niệm về sản phẩm du lịch nhƣ sau: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách tham quan”. Tuy nhiên, khái niệm này chƣa đƣợc coi là hoàn hảo và vẫn còn nhiều thiếu sót. Để định nghĩa lại một cách đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa của sản phẩm du lịch, tổ chức Du lịch Thế Giới (UNWTO) đã cho rằng: “ Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 nhóm nhân tố cấu thành bao gồm Hệ thống dịch vụ, quản lý điều hành, Tài nguyên du lịch, Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.”. Sản phẩm du lịch nằm trong tổng thể ngành du lịch và cũng là nhân tố quyết định đến phần lớn doanh thu của ngành du lịch. 5
- Các yếu tố cấu thành một sản phẩm du lịch bao gồm: - Yếu tố dịch vụ vận chuyển: Đây là yếu tố chính của sản phẩm du lịch bao gồm các phƣơng tiện vận chuyển để đƣa đón khách nhƣ ô tô, xe máy , máy bay, tàu hoả , xe đạp … - Yếu tô dịch vụ lƣu trú và ăn uống: Đây là yếu tố chính tạo nên sản phẩm du lịch nhằm phục vụ du khách bao gồm khách sạn , nhà hàng, homestay … - Yếu tố dịch vụ tham quan: Bao gồm các địa điểm tham quan , khu di tích, các đền thờ , khu vui chơi , giải trí , công viên, hội chợ,… - Mặt hàng bán: Bao gồm hàng tiêu dùng, quà lƣu niệm… - Các dịch vụ hỗ trợ: Thủ tục xin hộ chiếu, visa… Các sản phẩm du lịch ƣa thích ở Việt Nam hiện nay là: du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du lịch mua sắm và du lịch mạo hiểm. … Đặc điểm của sản phẩm du lịch Một sản phẩm du lịch có 4 đặc điểm sau: - Tính vô hình: Sản phẩm du lịch không ở dạng vật chất, không thể sờ, thử trƣớc khi mua. Vì vậy, khách du lịch chỉ có thể đánh giá chất lƣợng sản phẩm dựa trên các yếu tố nhƣ điểm đến, công ty du lịch uy tín và thông tin đƣợc cung cấp.… - Tính không tách rời: Sản phẩm du lịch đƣợc tiêu thụ đồng thời với việc phục vụ. Sản phẩm du lịch chỉ cho phép khách hàng sử dụng và cảm nhận mà không sử dụng quyền sở hữu và quyền chuyển nhƣợng. - Tính không đồng nhất: Vì là sản phầm vô hình , chất lƣợng sản phẩm thƣờng không nhất quán. Vì vậy, khách hàng chỉ có thể cảm nhận đƣợc chất lƣợng của dịch vụ chứ khó có thể đo lƣờng chính xác giá trị của nó. 6
- - Tính mau hỏng và không dự trữ đƣợc: Để cung cấp các sản phẩm du lịch, các công ty du lịch chuẩn bị các dịch vụ nhƣ ăn, ở, vận chuyển, v.v. Các dịch vụ này không thể đƣợc bảo lƣu và sẽ bị mất nếu không đƣợc sử dụng. 1.3 Khách du lịch và nhu cầu về du lịch 1.3.1 Khái niệm khách du lịch. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 và Điều 10 Luật Du lịch 2017 có quy định về khái niệm và phân loại của khách du lịch nhƣ sau: Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Theo đó, “Khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài”. Cụ thể, các loại khách du lịch này đƣợc định nghĩa nhƣ sau: - “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam” -“Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.” -“Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.”[6,tr.90] 1.3.2 Nhu cầu về du lịch. 1.3.2.1 Khái niệm : - Nhu cầu là cái tất yếu, tự nhiên, nó là thuộc tính tâm lý của con ngƣời hay nói cách khác nhu cầu chính là cái gây lên nội lực ở mỗi cá nhân. Nhu cầu là mầm sống nguyên nhân của mọi hành động. Khi một nhu cầu đƣợc thỏa mãn, nó có tác động tích cực và khi không đƣợc thỏa mãn, nó có tác động tiêu cực. - Nhu cầu du lịch là“một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con ngƣời đƣợc hình thành trên cơ sở của nhu cầu sinh lý đó là nhu cầu nghỉ ngơi, nhu cầu tinh thần, nhu cầu tự khẳng định, nhu cầu giao tiếp.” 7
- - Nhu cầu du lịch là “mong muốn, nguyện vọng rời khỏi nơi ở thƣờng xuyên để đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, tham quan, giải trí, nghiên cứu không vì mục đích kinh tế”. - Vấn đề là chúng ta phải nắm đƣợc nhu cầu của khách để có biện pháp khai thác tối đa nhu cầu đó và làm hài lòng du khách. 1.3.2.2 Đặc điểm của nhu cầu du lịch . Trong sự phát triển không ngừng của nhành du lịch, du lịch là nhu cầu tất yếu của con ngƣời, du lịch đã trở thành xu hƣớng phát triển toàn cầu. Nhu cầu du lịch đang tăng trƣởng nhẹ và bị ảnh hƣởng bởi nền kinh tế. Nhu cầu du lịch của con ngƣời phụ thuộc vào nhiều điều kiện nhƣ điều kiện tự nhiên, chính trị xã hội, kinh tế và nhóm xã hội mà họ sinh sống. Nhu cầu thiết yếu. “Nhu cầu thiết yếu là những nhu cầu cơ bản của sự tồn tại của con ngƣời, các nhu cầu cơ bản của khách du lịch nhƣ ăn, uống, ngủ, nghỉ đòi hỏi phải đƣợc đáp ứng thƣờng xuyên với sự đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng”. Nhìn chung ở mức độ nhu cầu thƣờng có những mong muốn : - Thoát khỏi thói quen thƣờng ngày - Thƣ giãn cả về tinh thần và thể xác - Tiếp xúc với thiên nhiêu , đặc biệt là thiên nhiên hoang giã - Tìm kiếm những cảm giác mới lạ Nhu cầu an toàn. Trong cuộc sống, nhu cầu đƣợc an toàn có nhiều ý nghĩa, nhƣng xét theo cảm tính của cơ thể, con ngƣời luôn có nhu cầu đƣợc sống trong một nhu cầu nào đó và đƣợc ngƣời khác quan tâm, chăm sóc . Đối với khách du lịch là “Những ngƣời rời nơi ở quen thuộc đến nơi ở mới không thể dễ dàng thích nghi với môi trƣờng xung quanh, vì vậy mong muốn đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần lại càng quan trọng đối với họ.” 8
- Nhu cầu giao tiếp. Khi đi du lịch, các đối tƣợng của mỗi đoàn xe du lịch không phải lúc nào cũng đƣợc biết đến, nhƣng hầu hết không có mối liên hệ bạn bè hay ngƣời thân. Vì vậy, trong chuyến đi du khách phải sống với những con ngƣời hoàn toàn mới, gặp gỡ những ngƣời không cùng dân tộc, ngôn ngữ chính nên ai cũng muốn kết bạn, mở rộng các mối quan hệ, hệ thống thông tin liên lạc và đặc biệt là họ rất quan tâm đến sự chú ý. Nhu cầu kính trọng. Đối với khách du lịch, nhu cầu đƣợc tôn trọng thể hiện qua những yếu tố sau: + Đƣợc phục vụ đúng theo hợp đồng + Đƣợc ngƣời khác tôn trọng + Đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ mọi thành viên khác Nhu cầu hoàn thiện bản thân. Thông qua hành trình, du khách có thể hiểu thêm về thế giới xung quanh, từ đó khách hàng đánh giá và thảo luận về bản thân, phát triển bản thân và trân trọng các giá trị tinh thần, và làm giàu kiến thức của bản thân. Vì vậy, du lịch phải là nơi cung cấp cho họ những giá trị tinh thần và trí tuệ mong muốn. 1.4 Khái niệm về lữ hành và kinh doanh lữ hành 1.4.1 Khái niệm về lữ hành Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.” Theo đó, thông qua cách định nghĩa về "du lịch" tại khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch 2017, có thể hiểu: "Lữ hành là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, nghỉ dƣỡng, giải trí, 9
- tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác". Việc tiếp cận theo nghĩa này là hợp lý và chính xác để có thể đƣa ra các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các công ty lữ hành hiện nay. 1.4.2 Khái Niệm kinh doanh lữ hành Kinh doanh dịch vụ lữ hành đƣợc định nghĩa tại Khoản 9 Điều 3 Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) “Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp thông qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành”. Theo Luật du lịch Việt Nam 2017 phân loại thì kinh doanh lữ hành bao gồm hai loại là: - Kinh doanh lữ hành nội địa: Tổ chức đón khách là công dân của nƣớc này, ngƣời đang sinh sống tại nƣớc này và đi du lịch trên lãnh thổ nƣớc này. - Kinh doanh lữ hành quốc tế: là đƣa khách du lịch ra nƣớc ngoài hoặc đƣa khách du lịch nƣớc ngoài vào nƣớc sở tại. 1.4.3 Đặc điểm của kinh doanh lữ hành Trƣớc hết cần hiểu: Hoạt động của các công ty du lịch là nghiên cứu của hoạt động thị trƣờng, chuẩn bị các chƣơng trình du lịch trọn gói hoặc từng phần, xúc tiến và bán các chƣơng trình này trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thông ty lữ hành, mô giới hoặc các đơn vị tổ chức các chƣơng trình du lịch. Du lịch là một loại hình kinh doanh dịch vụ, Vì vậy, ngành du lịch có những đặc điểm sau: - Đối với khách du lịch : 10
- Ngày nay, đi du lịch đã trở thành một hiện tƣợng phổ biến cần thiết cho tất cả mọi ngƣời. Tham quan, trải nghiệm, để du khách gần gũi với thiên nhiên hơn, sống trong môi trƣờng trong lành, tận hƣởng không khí trong lành. Bằng cách đi du lịch, du khách mở rộng hiểu biết về văn hóa, xã hội và lịch sử của đất nƣớc. Công ty du lịch giúp khách hàng đáp ứng nhu cầu này bằng cách mua các tour du lịch trọn gói, khách du lịch tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc cho việc tìm kiếm thông tin và sắp xếp chuyến đi. Du khách đƣợc thừa hƣởng kiến thức, kinh nghiệm của các công ty chuyên về du lịch lữ hành, các chƣơng trình vừa phong phú, hấp dẫn vừa tạo điều kiện cho du khách hƣởng thụ một cách khoa học nhất. Một lợi thế khác là giá cả phải chăng của chƣơng trình du lịch. Các công ty du lịch khác nhân cơ hội này đã hạ giá thấp hơn đáng kể so với giá mà các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đƣa ra, đảm bảo các chƣơng trình du lịch luôn có giá hấp dẫn cho khách. Một lợi thế không kém phần quan trọng là các công ty lữ hành giúp khách du lịch tính toán sản phẩm trƣớc khi họ quyết định mua và thực sự tiêu dùng nó. - Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch: Các công ty du lịch cung cấp nguồn khách rộng rãi, đầy đủ và có kế hoạch. Mặt khác, trên cơ sở thoả thuận giữa các bên, bên cung ứng dịch vụ đã chuyển một phần rủi ro có thể xảy ra cho các đơn vị tổ chức du lịch. Các nhà cung cấp đƣợc hƣởng lợi rất nhiều từ các hoạt động quảng bá rộng rãi của các công ty lữ hành. Đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam, khi tiềm lực kinh tế còn hạn chế, các mối quan hệ với các nhà điều hành lữ hành toàn cầu là một cách hiệu quả để thúc đẩy thị trƣờng du lịch quốc tế. - Đối với ngành du lịch : Công ty du lịch là tế bào, là đơn vị cấu thành nên ngành du lịch. Nhiệm vụ của công ty du lịch là thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của ngành du 11
- lịch. Nếu mỗi công ty du lịch làm ăn có hiệu quả sẽ tạo điều kiện tốt cho ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung. - Đối với các doanh nghiệp khác: Mọi công ty đều có mối quan hệ chung với các công ty khác trên thị trƣờng. Các công ty du lịch cũng không nằm ngoài quy luật này. Ngành du lịch thúc đẩy sự phát triển của các công ty và các ngành kinh tế khác thể hiện ở chỗ ngành du lịch sử dụng sản xuất của các ngành kinh tế khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất và thƣơng mại của mình. - Đối với cư dân địa phương : Khi du lịch phát triển, nhiều điểm du lịch đƣợc mở ra, đặc biệt là các điểm đến địa phƣơng. Nó giúp cƣ dân địa phƣơng mở mang kiến thức, tìm kiếm cơ hội kinh doanh và quan trọng nhất là tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng. 1.4.4 Đặc điểm về sản phẩm lữ hành Sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp: sản phẩm du lịch là sự kết hợp của nhiều dịch vụ: vận chuyển, lƣu trú, ăn uống, sản phẩm hoàn toàn mới từ các nhà sản xuất đơn lẻ. Sản phẩm du lịch là các gói du lịch (du lịch trọn gói) hoặc một phần của chúng. Khách hàng phải thanh toán toàn bộ gói dịch vụ của chƣơng trình du lịch trƣớc khi khởi hành. Trong ngành du lịch có tính thời vụ rõ rệt mùa khác nhu cầu của du khách cũng khác nhau. Chẳng hạn du lịch biển tăng cao vào mùa hè nhƣng lại giảm vào mùa đông, ngƣợc lại mùa xuân nhu cầu du lịch lễ hội cũng tăng đột biến khiến hoạt động kinh doanh du lịch mang tính thời vụ. Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản lý trong ngành du lịch phải hiểu rõ tính thời vụ để hạn chế tính thời vụ, duy trì nhịp độ phát triển ổn định và nâng cao hiệu quả của ngành du lịch. 12
- 1.4.5 Đặc điểm về mối quan hệ trong sản xuất và kinh doanh lữ hành . Trong lĩnh vực du lịch, chúng ta chỉ phục vụ khách du lịch nếu họ có mặt trong suốt quá trình phục vụ. Có thể coi khách hàng là “đầu vào” trong quá trình sản xuất du lịch. Do đó, sản phẩm không thể đƣợc chuẩn bị trong ngành du lịch. Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch diễn ra trong cùng một không gian. Sản phẩm du lịch không giao đƣợc cho khách. Khách hàng chỉ có thể đạt đƣợc nhu cầu của họ nếu họ đáp ứng. Vì vậy, khách hàng là một phần không thể thiếu của quá trình sản xuất. Ngoài những đặc điểm đã nêu, hoạt động của ngành du lịch còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên, thời gian nhàn rỗi, trí tuệ và thu nhập của khách hàng. Trong những đặc điểm chính nêu trên, ngành du lịch rất rủi ro, đòi hỏi các công ty du lịch phải có mối quan hệ rộng rãi với các đối tác, nhà cung cấp đáng tin cậy và đội ngũ nhân viên. 1.4.6 Doanh nghệp lữ hành. Khoản 9 điều 3 luật du lịch năm 2017( có hiệu lực 01/01/2018 ) theo đó doanh nghiệp lữ hành Là một đơn vị cung cấp các dịch vụ du lịch riêng lẻ nhƣ: vận chuyển, lƣu trú, ăn uống, tham quan, hƣớng dẫn, vui chơi giải trí… thành một chƣơng trình du lịch (Tour) hoàn chỉnh, thông qua mạng lƣới các đối tác, đại lý du lịch hoặc trực tiếp bán cho du khách. Vai trò của doanh nghiệp lữ hành : Là sự kết nối giữa khách du lịch và các đơn vị cung cấp dịch vụ tạị các điểm điểm tham quan, điểm du lịch. Về phía nhà cung cấp, nhờ có các công ty lữ hành, họ giảm đƣợc phần nào tính bị động trong khâu tiêu thụ sản phẩm, giảm nguy cơ lƣợng khách tăng đột biến, cũng tăng khả năng thu hút khách nhƣng tập trung sản xuất tiêu thụ sản phẩm của mình, mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm, nhằm tạo ra những giá trị mới thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Công ty lữ hành còn 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty liên doanh làng quốc tế Hướng Dương
83 p | 527 | 183
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong - Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa
91 p | 678 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu loại hình du lịch nông nghiệp tại Trang trại Đồng Quê – Ba Vì – Hà Nội
105 p | 380 | 87
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Hồng Nhật
67 p | 385 | 78
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Bắc Ninh
124 p | 352 | 69
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác giá trị văn hóa Phật giáo phục vụ phát triển du lịch tại thành phố Huế
123 p | 260 | 58
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác văn hóa ẩm thực Hải Dương phục vụ hoạt động du lịch
88 p | 173 | 52
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu về văn hoá ứng xử trong Công ty Cổ phần Du lịch và Thương Mại Phương Đông
92 p | 293 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Xây dựng một số chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện dành cho sinh viên khoa văn hóa du lịch – trường đại học dân lập Hải Phòng
76 p | 374 | 47
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Hoàn thiện hệ thống tài liệu nghiệp vụ lễ tân theo ISO 9001:2000 tại khách sạn Việt Trung
62 p | 221 | 41
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng
94 p | 181 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Hà Nam
81 p | 176 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu về văn hoá kinh doanh tại khách sạn Sao Biển - Hải phòng
106 p | 152 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác giá trị văn hoá các làng nghề truyền thống ở Thuỷ Nguyên để phục vụ phát triển du lịch làng nghề ở Hải Phòng
84 p | 191 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh phục vụ khai thác phát triển du lịch
109 p | 125 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Đặc điểm và giá trị văn hóa của dân tộc Tày tại Định Hóa -Thái Nguyên. Hiện trạng và giải pháp
70 p | 168 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác giá trị lịch sử, văn hoá các di tích thờ tướng quân nhà Trần ở huyện Thuỷ Nguyên – Hải Phòng phục vụ cho du lịch
96 p | 117 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác tài nguyên nhằm phát triển văn hóa du lịch ở lưu vực sông Giá huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
75 p | 146 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn