intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

28
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình" nhằm tìm hiểu giá trị du lịch văn hóa tâm linh tại di tích đền Trần. Nội dung của đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp những thông tin, sự hiểu biết cặn kẽ về những giá trị văn hóa tâm linh tới du khách thăm quan và du lịch tại đền Trần.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

  1. BỘ NỘI VỤ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN XÃ ĐỨC TIẾN, HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH Khóa luận tốt nghiệp ngành : VĂN HÓA DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn : THS. NGUYỄN QUANG TRUNG Sinh viên thực hiện : PHAN THỊ THÊU Mã SV : 1805VDLA053 Khóa : 2018 - 2022 Lớp : ĐH VDLA 18A HÀ NỘI - 2022
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận này, tôi vô cùng biết ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía các thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè cả về tinh thần cũng như kiến thức khoa học. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới THS. Nguyễn Quang Trung – người thầy tâm huyết đã hướng dẫn tận tình, tạo cho tác giả động lực mạnh mẽ, say mê nghiên cứu với ý thức làm việc nghiêm túc suốt thời gian qua. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý xã hội – Trường đại học Nội Vụ Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến. Tôi xin cảm ơn tất cả các anh chị và cô chú trong ban quản lý khu di tích Đền Trần tại tỉnh Thái Bình đã cung cấp những tài liệu cần thiết, quý báu để tôi hoàn thành bài khóa luận. Cuối cùng tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tác giả vượt qua khó khăn nhất. Tác giả thực hiện Phan Thị Thêu
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “ Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần tại xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình” là một công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc hoàn thành bài khóa luận này đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Tác giả thực hiện Phan Thị Thêu
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT UBND Ủy Ban Nhân Dân VHTT & DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch HĐQT Hội đồng quản trị DTLSVH Di tích lịch sử văn hóa. BQL Ban quản lý NXB Nhà xuất bản UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc KHXH Khoa học xã hội GS Giáo sư
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến tham quan tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà ....................................................................................................................43 Bảng 2.1: Danh sách nhân lực du lịch tại quần thể đền Trần, xã Tiến Đức .............50 Bảng 2.3: Các hạng mục quần thể di tích đền thờ, lăng mộ các vua Trần xã Tiến Đức- huyện Hưng Hà ................................................................................................53
  6. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................2 4. Đối tƣợng nghiên cứu. ....................................................................................2 5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2 6. Nội dung nghiên cứu: .....................................................................................3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu. ..............................................................................3 8. Cấu trúc khóa luận .........................................................................................3 NỘI DUNG ................................................................................................................ 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH ................ 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. .............................................4 1.2. Một số khái niệm liên quan. .......................................................................5 1.2.1. Văn hóa và du lịch văn hóa ......................................................................5 1.2.2. Khái niệm tâm linh ....................................................................................7 1.2.3. Khái niệm về lễ hội ..................................................................................10 1.2.4. Khái niệm văn hóa tâm linh....................................................................10 1.2.5. Quan niệm du lịch văn hóa tâm linh ......................................................11 1.3. Đặc điểm của hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam ..........14 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ..................................................................................16 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN XÃ TIẾN ĐỨC, HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH .................................................................................................. 17 2.1. Khái quát về tỉnh Thái Bình .....................................................................17 2.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên ................................................................................17
  7. 2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa ....................................................................17 2.1.3. Các lễ hội tại tỉnh Thái Bình ..................................................................19 2.2. Văn hóa lịch sử nhà Trần và những ảnh hưởng tới vùng đất Thái Bình. ..20 2.2.1. Văn hóa lịch sử nhà Trần với lịch sử Việt Nam ....................................20 2.2.2. Nhà Trần tại mảnh đất Long Hưng tỉnh Thái Bình..............................20 2.3. Khái quát đền Trần xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. ...24 2.3.1. Lịch sử hình thành ..................................................................................24 2.3.2. Hệ thống đền thờ .....................................................................................26 2.4. Thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình ............................................................28 2.4.1. Giá trị tín ngưỡng và tinh thần ...............................................................28 2.4.2. Giá trị văn hóa lịch sử và huyền thoại. ..................................................32 2.4.3. Giá trị nghệ thuật ....................................................................................37 2.4.4. Giá trị tự nhiên, không gian, cảnh quan, môi trường. ..........................40 2.5. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch tại quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. ...................................................42 2.5.1. Thị trường và khách du lịch ...................................................................42 2.5.2. Thực trạng về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất. ......................................46 2.5.3. Đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch ..........................................................49 2.5.4. Tổ chức quản lý khai thác.......................................................................50 2.5.5. Đầu tư và quy hoạch ...............................................................................52 2.5.6. Sản phẩm du lịch văn hóa ......................................................................54 2.5.7. Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch.................................................56 2.6. So sánh hoạt động du lịch tại một số di tích đền Trần khác .................58 2.6.1. Hoạt động du lịch tại di tích đền Trần Côn Sơn - Kiếp Bạc ( Hải Dương) ...............................................................................................................58 2.6.2. Hoạt động du lịch tại di tích đền Trần ( Nam Định ) ............................59 2.6.3. Hoạt động du lịch tại đền Trần Nhương ( Hà Nam) .............................60 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ..................................................................................63
  8. Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH ĐỀN TRẦN, XÃ TIẾN ĐỨC HUYỆN HƢNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH ............................................................. 65 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................65 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. ....................65 3.2.1. Đề cao trách nhiệm của quản lý khu di tích ..........................................65 3.2.2. Đa dạng hóa về các sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù hơn. ...........................................................................................66 3.2.3. Nâng cao nhận thức của người dân địa phương và ý thức bảo tồn nguồn tài nguyên du lịch văn hóa. ...................................................................67 3.2.4. Nâng cao giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. .............68 3.2.5. Giải pháp về thông tin truyền thông, tăng cường quảng bá xúc tiến về du lịch .................................................................................................................71 3.3. Kiến nghị ....................................................................................................72 3.3.1. Sở văn hóa và thể thao du lịch tỉnh Thái Bình ......................................72 3.3.2. Với ban quản lý khu di tích .....................................................................73 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ..................................................................................74 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 78
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thái Bình nằm ở vùng Đông Bắc Bộ, tuy còn là một tỉnh nghèo, chưa phát triển mạnh về công nghiệp và ngành du lịch, song tỉnh Thái Bình đang từng bước phát triển hoạt động du lịch văn hóa tâm linh bởi nơi đây là vùng đất có mật độ các di tích lịch sử văn hóa được xếp vào loại cao nhất trong cả nước. Nhờ vào những ưu thế đó mà những năm gần đây Thái Bình đang rất tích cực đầu tư và quảng bá cho hoạt động du lịch của mình đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh. Đáng kể nhất là các dự án đầu tư du lịch, tu bổ quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà nơi tôn miếu linh thiêng của một dòng họ Trần, cũng là nơi lưu giữ dấu tích về một triều đại oai hùng trong lịch sử Việt Nam, đó là triều đại nhà Trần. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, Triều đại nhà Trần (1226-1400) đã giữ một vị thế vô cùng quan trọng và những dấu ấn không phai mờ trong lịch sử Việt Nam cũng như những ảnh hưởng đáng kể tới vùng đất Thái Bình. Qua các cuộc nghiên cứu và khảo cổ học, các nhà sử học và các nhà khoa học đã đi đến một kết luận: “huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay, nơi tọa lạc quần thể di tích đền Trần và lăng mộ thờ các vị vua quan nhà Trần” và không chỉ là quê hương 4 đời của họ Trần kể từ đời vua Trần Cảnh (Trần Thái Tông), mà còn là đất phát tích, sáng nghiệp của vương triều nhà Trần. Hiện nay, SVHTT & DL tỉnh Thái Bình đã và đang quy hoạch để phát triển quần thể di tích này trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh, một thương hiệu của tỉnh. Từ những nội dung trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình” nhằm tìm hiểu ý nghĩa của quần thể di tích đối với một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, cũng như 1
  10. những giá trị của quần thể di tích đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Thái Bình. Qua đó tác giả mong muốn giới thiệu tới mọi người một điểm đến du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh Thái Bình. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm mục đích tìm hiểu giá trị du lịch văn hóa tâm linh tại di tích đền Trần. Nội dung của đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp những thông tin, sự hiểu biết cặn kẽ về những giá trị văn hóa tâm linh tới du khách thăm quan và du lịch tại đền Trần Nhằm đưa ra các biện pháp phát triển du lịch thông qua khai thác giá trị văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần , xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng nền tảng cơ sở lý luận về loại hình du lịch văn hóa tâm linh. - Thực hiện khảo sát thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh ở quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và phát triển du lịch tại di tích này. - Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch ở di tích này thông qua hoạt động du lịch văn hóa tâm linh quảng bá các giá trị văn hóa và bảo tồn di tích lịch sử tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. 4. Đối tƣợng nghiên cứu. Hoạt động kinh doanh du lịch tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Các giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng tại khu di tích . 5. Phạm vi nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu : Quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. 2
  11. 6. Nội dung nghiên cứu: Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình phát triển du lịch ở di tích. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp phân tích: để xây dựng khung lý thuyết của đề tài - Phương pháp điều tra: để thu thập số liệu thực tế. - Phương pháp: thống kê, so sánh: để xử lý kết quả điều tra. 8. Cấu trúc khóa luận Những mục đích và lý do kể trên, ngoài phần mở đầu và các phụ lục, đề tài của tôi bao gồm 3 phần chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh; Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Quần thể di tích đền Trần, Xã Tiến Đức, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình; Chương 3: Một số giải pháp đối với hoạt động du lịch văn hóa du lịch tâm linh tại quần thể di tích Đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. 3
  12. NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. Hiện nay các công trình nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh đã có rất nhiều sự đổi mới cụ thể như sau: . Đầu tiên là nghiên cứu về lịch sử nhà Trần từ trước đến nay có rất nhiều công trình nổi tiếng như : “cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông” của hai tác giả đại học tổng hợp Hà Nội là Hà Văn Tấn và Đặng Thị Tâm in từ thập niên 60 của thế kỷ XX, để tìm hiểu thêm về nhà Trần nhà xuất bản văn hóa thông tin ( 2006) đã cho xuất bản cuốn sách “ Trần miếu di sản và tín ngưỡng dân gian” – cuốn sách này đã cho người đọc thông tin hoàn chỉnh nhất về di tích nhà Trần cùng với những thông tin về lễ khai ấn mùa xuân và lễ hội Đức Thánh Trần. Một số tác phẩm liên quan đến du lịch văn hóa tâm linh ở Thái Bình đã được đề cập trong loại hình du lịch văn hóa và phát triển bền vững các di sản văn hóa ở vùng quê lúa như “Đất và người Thái Bình” của hai tác giả Phạm Minh Đức và Bùi Duy Lan, bên cạnh đó một số bài viết tiêu biểu được đăng lên tạp chí du lịch trong nước về du lịch Thái Bình. Trong đó “ Ngàn năm đất và người Thái Bình” của SởVăn hóa –Thông tin Thái Bình, 1990 nói về văn hóa, lịch sử và các giá trị tín ngưỡng tại vùng đất nơi đây, một số tài liệu luận văn cấp học của trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đã đi sâu vào nghiên cứu du lịch Thái Bình ở nhiều góc độ khác nhau như Phạm Văn Duy với đề tài: “nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình ” hoặc nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh của Trần Thị Dung với đề tài: “ giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di tích Đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”. Các đề tài cũng chủ yếu tập trung vào sự phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng và những tác động của du lịch tới đời sống con người. Tác giả chọn đề tài “Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại quần thể di 4
  13. tích đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình” bài viết còn nhiều thiếu xót, rất mong được các tác giả quan tâm và hoàn thiện hơn trong các công trình nghiên cứu sau. 1.2. Một số khái niệm liên quan. 1.2.1. Văn hóa và du lịch văn hóa Hiện nay có hàng trăm khái niệm khác nhau về văn hóa. Tác giả xin trích dẫn chứng một số định nghĩa cơ bản và quen thuộc, có liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [11tr.25]. Khái niệm văn hóa được hiểu theo nghĩa nhân văn rất rộng. Nguyên tổng giám đốc UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organiation), ông Mayo (F.Mayor), đưa ra một khái niệm về văn hóa vừa mang tính khái quát vừa có tính đặc thù: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” [8 tr.798] “Văn hóa vật thể là một bộ phận của văn hóa nhân loại, thể hiện đời sống tinh thần của con người dưới hình thức vật chất: là kết quả của hoạt động sáng tạo, biến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật có giá trị sử dụng và thẩm mĩ nhằm phục vụ cuộc sống con người. Khái niệm về du lịch: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.” [ Luật du lịch 2017, chương 1, điều 3] 5
  14. Qua đó, ta thấy quan niệm: “văn hóa du lịch”, là một hiện tượng khách quan. Là sự thỏa mãn những hiện tượng trên trước môi trường tự nhiên và xã hội gọi là văn hóa du lịch. Hay có nhiều cách hiểu khác nhau, du lịch văn hóa là một khoa học nhằm nghiên cứu về các giá trị khác nhau. Văn hóa và du lịch đều có những mối quan hệ mật thiết, chúng tương tác với nhau, cùng phát triển duy trì sự bền vững. Du lịch và văn hóa có những mối tương tác qua lại với nhau chúng được thể hiện như sau: Sự tương tác giữa văn hóa và du lịch Các sản phẩm văn hóa khi phục vụ nhu cầu được làm vui và thỏa mãn du khách qua việc mua sắm. Thỏa mãn nhu cầu của du khách về tinh thần, văn hóa giao tiếp của con người bản địa. Nền nông nghiệp của một nước. Hệ thống giáo dục của đất nước đến du khách. Các thành tựu về khoa học kỹ thuật tiên tiến Ngôn ngữ quốc gia đến các du khách quốc tế. Hoạt động khí hậu của một quốc gia với du khách. Tôn giáo và tín ngưỡng của một quốc gia. Sự tương tác giữa ảnh hưởng từ du lịch vào văn hóa Tôn giáo và tín ngưỡng của một quốc gia các giữa ảnh hướng từ du lịch vào văn hóa Có thể xâm hại với văn hóa bản địa của một quốc gia. Có thể do lợi ích trước mắt mà người ta trình diễn văn hóa nghệ thuật sai lệch với ý nghĩa văn hóa. Do sự thiếu nhiều hiểu biết, văn hóa bị thương mại hóa, kinh doanh các sản phẩm văn hóa từ các loại hình du lịch. (Nguồn: Tham khảo Bài giảng môn Nghiệp Vụ Văn Hóa Du Lịch, PGS. Trần Thúy Anh) 1.2.1.1. Khái niệm hoạt động du lịch Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch. (luật du lịch 2017, điều 3 chương 1) 6
  15. Hoạt động du lịch được hiểu là những trải nghiệm, khám phá trong một chuyến du lịch. Tất cả những hoạt động đó được thực hiện trong chuyến đi chính là hoạt động du lịch. Tuy nhiên, hoạt động du lịch không nhất thiết phải di chuyển, cử động và hao phí sức lực mà thư giãn cũng là một hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch là yếu tố quyết định trong chuyến du lịch đó vui và bổ ích hay không. Tùy thuộc vào mục đích du lịch của mỗi người và có thể lên lịch trình kế hoạch về các hoạt động du lịch sao cho hợp lý. Nếu muốn đi du lịch để khám phá, tìm kiếm những điều kỳ thú thì lựa chọn các hoạt động du lịch như: Leo núi, lặn biển, tham quan các địa điểm ít người biết tới,… Còn muốn du lịch sinh thái để xả stress thì nên lựa chọn các hoạt động du lịch như: Bơi lội, tắm nắng, đi dạo vãn cảnh,… 1.2.2. Khái niệm tâm linh Khái niệm tâm linh Lâu nay, quan niệm tâm linh thường mang đậm sắc màu huyền hoặc kỳ bí. Nhắc đến tâm linh, chúng ta thường lập tức nghĩ đến linh hồn, sự tái sinh, Nhân - Quả, Nguồn Năng lượng Tối cao,… như nguồn dữ liệu sẵn có bên trong tiềm thức. Song chưa hiểu hết những triết lý tuyệt vời này, ý nghĩa quan trọng của chúng đối với một cuộc sống bình an, hạnh phúc, viên mãn còn củng cố sức mạnh đích thực, sức mạnh nội tâm. Đôi khi chúng ta cũng tin, nhưng chỉ là một niềm tin… mù quáng. Đó là lý do vì sao con người vẫn còn nếm trải những đau khổ trong cuộc sống. Trong sách “Tâm linh Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy Hinh quan niệm rằng: “Tâm linh là thể nghiệm của con người (tâm) về cái Thiêng (linh) trong tự nhiên và xã hội thông qua sống trải, thuộc dạng ý thức tiền logic không phân biệt thiện ác.” [3,tr.52] Tác giả giải thích tâm linh là một khát vọng trí tuệ của con người, quá trình tồn tại, phát triển, con người không bằng lòng khai thác tự nhiên hái quả 7
  16. săn mồi...sinh con đẻ cái như mọi động vật khác. Con người luôn khao khát tìm hiểu và lý giải thiên nhiên (trời, đất, nước, muôn loài ...) và chính con người để cải thiện cuộc sống. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa con người và động vật. Qua kinh nghiệm cụ thể, về lâu dài, mỗi dân tộc đều có nét tâm linh riêng biệt, nhưng cũng nhờ vào cách lý giải về trời, đất và con người. Giải thích những lực vô hình tác động đến đời sống con người. Đấng quyền năng và vô hình nên được gọi là thần thánh. Một số hiện tượng tâm linh chuyển thành niềm tin có hoặc không có thờ cúng. Đó là tâm linh của tôn giáo, như thờ tổ tiên, cúng hồn lúa… Còn tâm linh phát triển thành tâm linh tôn giáo, người ta cho rằng tâm linh của một vị lãnh đạo tôn giáo nào đó có logic nhất định chứ không phải tâm linh. Nhưng dù vậy, mỗi một nhóm người đều ít nhiều có được linh khí của một vị giáo chủ nhờ linh tính của tín ngưỡng. Qua những quan niệm trên có thể thấy rằng, tâm linh chỉ tồn tại ở con người và là kết quả của những trải nghiệm của con người trong quá trình sống trong một môi trường nhất định. Từ đó hình thành nên nét tâm linh riêng của mỗi quốc gia. Tâm linh không phải là niềm tin tôn giáo, mà tâm linh bao trùm họ. Niềm tin tôn giáo chỉ có thể tồn tại trong môi trường tâm linh, nơi con người có niềm tin vào thần, phật, thần thánh và những điều linh thiêng khác. Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong cuốn “Văn hóa tâm linh” về tâm linh như sau: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”. Đó là cái thiêng liêng cao cả, niềm tin ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm. [4,tr.14] Như vậy, từ các quan niệm trên ta có thể tạm hiểu về tâm linh như sau: Tâm linh là một hình thái ý thức của con người. Quan niệm Tâm linh là ngưỡng vọng của con người về những biểu tượng, hình ảnh thiêng liêng. 8
  17. Phân biệt tâm linh tín ngưỡng và mê tín dị đoan Mê Tín dị Đoan Tín ngưỡng Mê tín dị đoan là sự mê tín, dị đoan Quan niệm Tâm linh là một tín và cách thức truyền bá rộng rãi. Tin ngưỡng tâm linh tồn tại ở nhiều khía không có lý do, nó thậm chí không cạnh của đời sống tinh thần. Người cả cần cuộc sống. Vì vậy, mê tín dị đoan đời tin Phật, Trời, đi tu, tin Đạo, niệm chỉ tồn tại trong nền văn hóa khoa Phật, Trời thì sẽ thoát khỏi kiếp nạn. học trình độ thấp, khi con người Hoặc những người không tin theo tôn không đủ trình độ để phân tích, giải giáo nào, nhưng vẫn tin vào Phật thích đúng sai, vô nghĩa. Hoặc lợi Thánh, hãy đến các thôn, xã, bản dụng tình huống bất lực, tuyệt vọng, làng, chùa để thắp hương, lễ Phật, cầu hoang mang của mọi người để ứng mong sự phù hộ, bình an, sức khỏe, phó kịp thời. Hoặc trong phút thăng may mắn. Nó cũng xuất phát từ việc hoa của lễ hội, phút say sưa dễ dẫn một số người muốn dựa vào thần đến mê tín, mê tín đến mức phi lý. thánh để trục lợi, thương mại hóa Ví dụ: Tín vào thuật bói toán, chữa niềm tin, bắt đầu nói ra nhiều phép lạ, bệnh bằng phù phép. cúng dường cho người khác, khiến người khác tin tưởng ảo tưởng, hành động theo niềm tin đó, lãng phí sức khỏe, lãng phí tiền của. vô ích, và thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng., đó là mê tín. Vì vậy, tâm linh hay mê tín dị đoan muốn tồn tại đều phải có niềm tin. Nhưng niềm tin mê tín dị đoan không có định kiến và mù quáng. 9
  18. 1.2.3. Khái niệm về lễ hội Lễ hội là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chauw có khả năng thực hiện. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng hỗn dung nhiều tôn giáo của cộng đồng, mong cầu bình yên, hạnh phúc cho con người, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “ nhân khang, vật thịnh”. Lễ hội là hoạt động tập thể người, liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo…[8,tr 894] Khách du lịch về tham gia lễ hội được hòa nhập vào cộng đồng địa phương, vào cảm xúc tâm linh, được bày tỏ lòng thành kính với các bậc thánh thần. Đồng thời, họ cũng có dịp tìm hiểu, khám phá những giá trị văn hóa truyền thống ẩn chứa trong những nghi lễ, những trò diễn dân gian đậm đà bản sắc dân tộc. Đây chính là những yếu tố hấp dẫn và cuốn hút khách du lịch từ đó tạo ra nguồn động lực cho loại hình du lịch lễ hội được phát triển. 1.2.4. Khái niệm văn hóa tâm linh Theo tác giả Nguyễn Duy Hinh trong cuốn “ Tâm linh Việt Nam” thì: “Văn hóa tâm linh là một mặt hoạt động văn hóa xã hội của con người, được biểu hiện ra những khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ (e dè, sợ hãi hay huyền diệu) của con người”. [3,tr.27] Văn hóa tâm linh bao gồm cả văn hóa vô hình và văn hóa hữu hình. Văn hóa hữu hình như không gian tâm linh như nhà thờ, đình, chùa, miếu, đền...hay các biểu tượng như tượng phật, tượng chúa…Văn hóa tinh thần là những ý niệm linh thiêng trong mỗi con người chúng ta có ý niệm đó được thể hiện qua hành động của họ, văn hóa tâm linh còn được thể hiện qua hành động. 10
  19. 1.2.5. Quan niệm du lịch văn hóa tâm linh Du lịch văn hóa tâm linh là một thực thể đã tồn tại hàng trăm năm trên thế giới. Trước đây, người ta thường dùng từ hành hương để nói về những chuyến du lịch của mình. Tuy nhiên, từ hành hương không thể hiện hết bản chất, ý nghĩa và mục đích của chuyến đi. Hành hương mang nhiều ý nghĩa tâm linh, nhưng không phải mỗi chuyến đi của mọi người đều mang mục đích duy nhất là ý nghĩa tôn giáo mà một bộ phận họ tham gia hành hương nhưng thích du lịch hơn là tín ngưỡng. Ngay cả những người đi du lịch với niềm tin tâm linh là mục đích chính của họ, không thể không nảy sinh tâm trạng thú vị cho du khách để thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên và tiếp xúc với những nơi đẹp nhất trên thế giới. Cư dân, tận hưởng tiện ích của các dịch vụ du lịch. Vì vậy, du lịch đó cần có một khái niệm phù hợp hơn, trong đó phải bao hàm cả yếu tố du lịch và tâm linh. Du lịch văn hóa tâm linh là sự kết hợp giữa của du lịch và văn hóa tâm linh. Đây là hai nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của con người, nhằm làm đẹp cuộc sống, đồng thời thăng hoa trong tâm hồn. Du lịch nhằm mở mang kiến thức về thiên nhiên, con người nơi đến và giúp xả căng thẳng rất hiệu quả. Theo tác giả Tâm linh ở đó có nghĩa là nói về tôn giáo. Tín ngưỡng bao gồm tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian nhằm thỏa mãn niềm tin vào những biểu tượng thiêng liêng mà họ tôn thờ. Vì vậy, các địa điểm du lịch thường là những nơi linh thiêng và ý nghĩa. Các tôn giáo, tín ngưỡng, như đền, miếu, thánh đường hay phế tích ... Ở nơi đó, họ không chỉ có được thông tin đầy đủ về nguồn gốc tín ngưỡng của mình mà trong chuyến hành hương, họ còn được sống cùng nhau trong một môi trường tâm linh: thờ cúng, cầu nguyện và hành trì an lạc, rèn luyện tinh thần, tạo sức mạnh cho niềm tin, chuyển hóa ý thức. Tóm lại, du lịch văn hóa tâm linh cũng là một loại hình du lịch văn hóa chỉ ứng dụng các đối tượng tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh vào hoạt động du 11
  20. lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo và tham quan. Nâng cao nhận thức của du khách. Du lịch tâm linh và văn hóa cũng có thể sử dụng các khái niệm thay thế như du lịch tín ngưỡng tâm linh, du lịch tôn giáo, du lịch đó phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa, bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần. Tiếp tục bảo quản các hiện vật có ý nghĩa tôn giáo như bảo tháp, xã, chùa, nhà thờ họ ... hoặc các nghi lễ. Điểm đến của du lịch văn hóa tâm linh Theo quan điểm Marketing:“Điểm đến du lịch là một địa điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, chính trị, kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”. Điểm đến du lịch là nơi chủ yếu tập trung chính một loại hình du lịch văn hóa tâm linh nào nhằm phục vụ du lịch và loại hình du lịch văn hóa tâm linh. Trong đó điểm đến là các di tích gắn với tôn giáo và tín ngưỡng như chùa, đình, đền... Di tích tôn giáo Chùa ( Tự) ở Việt Nam có lẽ Chùa là nhiều nhất. Chùa là nơi thờ tự Phật, tín ngưỡng dân gian, nhưng gian chính phải thờ Phật.Chùa là những di tích cổ nhất còn lại Việt Nam, đặc biệt miền Bắc, Ba miền, phong cách chùa cũng rất khác nhau. Ví dụ: Chùa Ba Vàng, chùa Tam Chúc, Chùa Hương… Nhà thờ: là của đạo Thiên Chúa, có thể gọi là Giáo đường, Thánh đường, có các cấp bậc hẳn hoi: Vương cung thánh đường, Chính tòa, Tông tòa, nhà thờ xứ, nhà thờ họ. Nơi thờ tự của Hồi giáo cũng gọi là Giáo đường. Ví dụ: Nhà thờ đá Sa Pa ( Lào Cai), nhà thờ lớn, Hà Nội, nhà thờ Phát Diệm, Ninh Bình, nhà thờ Gỗ (Kon Tum). Di tích tín ngưỡng Đền ( Từ): thờ Thần, Thánh. Có thể là Thiên Thần, Nhiên Thần, Địa 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2