intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Văn hoá du lịch: Sức hấp dẫn điểm văn hóa du lịch tâm linh Sòng Sơn tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

36
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu “Sức hấp dẫn điểm văn hóa du lịch tâm linh Sòng Sơn tỉnh Thanh Hóa’’ nhằm đưa ra các đánh giá về điểm văn hóa du lịch tâm linh Sòng Sơn. Đề tài sẽ mang lại đánh giá xác thực thông qua số liệu khảo sát sẽ đánh giá sức hấp dẫn điểm văn hóa du lịch tâm linh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Văn hoá du lịch: Sức hấp dẫn điểm văn hóa du lịch tâm linh Sòng Sơn tỉnh Thanh Hóa

  1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH SỨC HẤP DẪN ĐIỂM VĂN HÓA DU LỊCH TÂM LINH SÒNG SƠN TỈNH THANH HÓA Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Văn Đại Sinh viên: Phạm Thị Thảo Mã sinh viên: 1805VDLA050 Lớp: Văn hóa du lịch 18A Hà Nội - 2022
  2. PHỤ LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 1 LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 2 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 4 6. Ý nghĩa của khóa luận tốt nghiệp.............................................................. 5 7. Bố cục khóa luận tốt nghiệp. ..................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TÂM LINH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH....................................................................................... 6 1.1. Các công trình nghiên cứu về đề tài văn hóa tâm linh ở đền Sòng Sơn. 1.2. Những vấn đề về văn hóa tâm linh. ....................................................... 6 1.2.1. Văn hóa. .......................................................................................... 6 1.2.2. Tâm linh. ............................................................................................. 7 1.3.Sức hấp dẫn của điểm du lịch………………………………………………8 1.4 Những vấn đề về du lịch tâm linh. ............................................................ 19 1.4.1. Quan niệm về du lịch. ....................................................................... 19 1.4.2. Du lịch tâm linh. ................................................................................ 19 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỀN SÒNG SƠN TỈNH THANH HÓA ......................................................................................... 25 2.1. Khái quát chung về du lịch ở T.X Bỉm Sơn – Thanh Hóa. ...................... 25 2.1.1. Điều kiện tự nhiên. ............................................................................ 25 2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội. .................................................................. 26 2.1.3. Tài nguyên du lịch. ............................................................................ 30 2.2. Khái quát về đền Sòng. ............................................................................ 33 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển đền Sòng........................................ 33
  3. 2.2.2. Những nét đặc trưng của đền Sòng. .................................................. 33 2.3. Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại đền Sòng ................................ 38 2.3.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch tại đền Sòng. ..................... 38 2.3.2. Nguồn nhân lực trong điểm văn hóa du lịch tâm linh tại đền Sòng............................................................................................................. 42 2.3.3. Hoạt động du lịch tâm linh tại đền Sòng........................................... 45 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 54 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỨC HẤP DẪN ĐIỂM DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH ĐỀN SÒNG – T.X BỈM SƠN – THANH HÓA. .............................................................................. 55 3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng điểm văn hóa du lịch tâm linh tại đền Sòng. ........................................................................................................ 55 3.1.1. Giải pháp nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch. ... 55 3.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ........................ 55 3.1.3. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động du lịch tâm linh. ............ 58 3.2. Một số đề xuất, kiến nghị ......................................................................... 59 Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 60 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 62 PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................ 63 PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................ 67 PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................ 74
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Sức hấp dẫn điểm văn hóa du lịch tâm linh Sòng Sơn tỉnh Thanh Hóa’’. Tôi đã nhận được sự tham gia nhiệt tình của giảng viên TS. Phạm Văn Đại, TS. Lê Thu Hương, thầy Nguyễn Quang Trung. Cảm ơn thầy(cô) đã chia sẻ những kiến thức để tôi có thể hoàn thành đề tài một cách hoàn thiện nhất. Tôi xin cảm ơn ban quản lý điểm văn hóa du lịch tâm linh Sòng Sơn tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi để có được kết quả khảo sát thực tế và khách quan. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn khoa Quản lý xã hội đã trao cho cơ hội được thực hiện khóa luận này để chúng tôi được học tập và trưởng thành hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Chủ nhiệm khóa luận Phạm Thị Thảo 1
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận này là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu tôi sử dụng trong bài khóa luận có nguồn gốc chính thống. Các kết quả trong bài khóa luận là do tôi phân tích một cách khoa học và phù hợp với thực tế nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Chủ nhiệm đề tài Phạm Thị Thảo 2
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáu, tín ngưỡng. Văn hóa dân tộc gắn liền với nền văn minh lúa nước đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử, vì thế văn hóa của người Việt trong tôn giáo, tín ngưỡng mang những nét đặc trưng ghi dấu ấn riêng của dân tộc với rất nhiều hệ thống di tích tôn giáo, tín ngưỡng gắn với các lễ hội tôn giáo, văn hóa đa dạng và phong phú kéo dài suốt cả năm trên khắp 3 miền đất nước. Văn hóa tâm linh sẽ thổi hồn cho di sản. Du lịch tâm linh hay bất cứ loại hình du lịch nào khác sẽ vững chắc hơn nếu dựa vào những yếu tố văn hóa. Do vậy, việc kết hợp du lịch di sản và du lịch tâm linh đang là hướng đi mới, tạo ra sự khác biệt cho du lịch Việt Nam. Thanh Hóa một tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam, là mảnh đất “nhiều đền đài, vua chúa” với nhiều các cụm di tích. T.X Bỉm Sơn – một trong hai thị xã trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa, là một thị xã có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng và đặc biệt nhất đó là những lễ hội và các khu di tích nổi tiếng đặc biệt là khu di tích đền Sòng một trong những điểm du lịch tâm điển hình của thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội Sòng Sơn được tổ chức hàng năm để thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử được nhân dân ta tôn thờ. Tại nơi đây, năm 1789, Nguyễn Huệ đã cùng Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở đã dừng chân để tập kết quân lương, chiêu mộ binh lính, trước khi tiến ra bắc đánh bại 29 vạn quân Thanh. Trong dân gian còn có câu: “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh” “Nhất vui là hội Phủ Giày Vui là vui vậy, không tày Sòng Sơn” Xuất phát từ sự yêu thương, tôn kính với loại hình văn hóa tâm linh bản thân em muốn vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện đề tài ‘Sức hấp dẫn điểm 3
  7. văn hóa du lịch tâm linh Sòng Sơn tỉnh Thanh Hóa’ làm đề tài nghiên cứu của mình, từ đó qua bài nghiên cứu sẽ mang hình ảnh của đền Sòng đến gần hơn khách du lịch trong và ngoài nước. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu “ Sức hấp dẫn điểm văn hóa du lịch tâm linh Sòng Sơn tỉnh Thanh Hóa’’ nhằm đưa ra các đánh giá về điểm văn hóa du lịch tâm linh Sòng Sơn. Đề tài sẽ mang lại đánh giá xác thực thông qua số liệu khảo sát sẽ đánh giá sức hấp dẫn điểm văn hóa du lịch tâm linh. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng: Sức hấp dẫn của điểm du lịch văn hóa tâm linh Sòng Sơn tỉnh Thanh hóa. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu : Đền Sòng Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2013 đến năm 2021 5. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập tài liệu liên quan đến những vấn đề lí luận về du lịch, điểm du lịch văn hóa tâm linh và các khái niệm liên quan. Thu thập kết quả nghiên cứu đã công bố, tạo cơ sở về lí luận để áp dụng giải quyết các nội dung của nghiên cứu. Phương pháp điền dã: Điền dã tại điểm văn hóa du lịch tâm linh Sòng Sơn nhằm tìm hiểu về hoạt động du lịch tại điểm văn hóa du lịch tâm linh Sòng Sơn. Tham gia vào các hoạt động du lịch cùng với người dân địa bàn và các du khách tại điểm văn hóa du lịch tâm linh Sòng Sơn. Từ hoạt động này, đề tài nghiên cứu đánh giá được sơ bộ độ hấp dẫn điểm văn hóa du lịch tâm linh Sòng Sơn. Phương pháp xã hội học: Phỏng vấn khách du lịch trong và ngoài nước đến với điểm văn hóa du lịch 4
  8. tâm linh Sòng Sơn để đánh giá sức hấp dẫn của điểm văn hóa du lịch tâm linh Sòng Sơn. Đây sẽ là nguồn dữ liệu quan trọng để đánh giá được sức hấp dẫn của điểm văn hóa du lịch tâm linh Sòng Sơn. Phương pháp đánh giá qua số liệu: Khi tiến hành nghiên cứu các hoạt động du lịch, số lượng khách du lịch đến, doanh thu du lịch cũng như các số liệu có liên quan. Các số liệu được sử dụng trong đề tài chủ yếu lấy từ các trang web của cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa và các thống kê của bộ văn hóa thể thao và du lịch tỉnh. Có rất nhiều số liệu ở nhiều nguồn khác nhau, việc nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá giúp cho việc so sánh, phân tích sự phát triển của khu du lịch được thực tế và chính xác hơn. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam, Văn hóa học,….. 6. Ý nghĩa của khóa luận tốt nghiệp. Đóng góp của đề tải có ý nghĩa làm tài liệu nghiên cứu cho các công trình về sau. Ngoài ra khóa luận sẽ góp phần cho việc nghiên cứu công trình phát triển điểm du lịch Sòng Sơn tỉnh Thanh Hóa. 7. Bố cục khóa luận tốt nghiệp. Chương 1. Cơ sở lý luận về văn hóa tâm linh và du lịch văn hóa tâm linh. Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại đền Sòng Sơn , T.X Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Chương 3. Một số đề xuất và giải pháp tăng cường sức hấp dẫn điểm du lịch văn hóa tâm linh tại đền Sòng Sơn tỉnh Thanh Hóa. 5
  9. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TÂM LINH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH 1.1. Các công trình nghiên cứu về đề tài văn hóa tâm linh ở đền Sòng Sơn. Nghiên cứu về loại hình du lịch tâm linh, cũng như về tiềm năng du lịch tại đền Sòng đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến là các công trình sau: - “Đền Sòng Sơn - Một trong 400 điểm thờ Mẫu lớn nhất nước” của đài truyền hình Việt Nam. Là một trong những công trình nghiên cứu mang quy mô quốc gia về đạo thờ Mẫu, về du lịch tâm linh đền Sòng. - “Lễ hội Việt Nam” do Phó Giáo sư Lê Trung Vũ - Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Hồng Lý đồng chủ biên. Đây là công trình nghiên cứu về nguồn gốc và hoạt động của tất cả các lễ hội của nước ta – trong đó bài nghiên cứu về lễ hội đền Sòng được tác giả trình bày rất chi tiết. - Nghiên cứu văn hóa dân gian: “Bước đầu tìm hiểu về những vị Thần được tôn thờ ở Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa” – công trình nghiên cứu của Hội Người cao tuổi thị xã Bỉm Sơn. Công trình này đã nghiên cứu và đưa ra rất chi tiết những dẫn chứng, chứng cứ xác thực nhất về sự hiện hữu của những vị Thần đã từng ngự trị tại Vùng thị xã và đặc biệt là đền ở Sòng. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên là những tài liệu chính thống mà tôi đã tham khảo để hoàn thanh bài khóa luận của mình. Để làm sáng tỏ những vấn đề về tâm linh và văn hóa tâm linh, tôi đã sử dụng một số khái niệm để phân tích các vấn đề liên quan tới văn hóa tâm linh tại đền Sòng, lấy đó làm nền tảng nghiên cứu, phân tích, đánh giá sức hấp dẫn điểm văn hóa du lịch tâm linh tại đền Sòng. 1.2. Những vấn đề về văn hóa tâm linh. 1.2.1. Văn hóa. Văn hoá là hiện tượng xã hội xuất hiện từ thuở bình minh của xã hội loài người. Mặc dù văn hoá rất gần gũi, và thậm chí gắn bó máu thịt của sự phát triển 6
  10. con người – xã hội, nhưng việc nhận thức sâu sắc và đầy đủ về nó là cả một quá trình rất lâu dài. Từ góc độ tiếp cận Triết học Mác xem xét văn hoá trong mối quan hệ với con người, với nhu cầu và mục đích sống của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn ở và phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hoá". Trong định nghĩa này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến "sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt" và "biểu hiện của nó", tức đã đề cập đến cả hoạt động sống của con người và những thành tựu do hoạt động đó tạo ra. Nhưng dù là "hoạt động" hay "thành tựu" thì đều phải đáp ứng "những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" mới được gọi là văn hoá. Như vậy có thể hiểu: Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng: tức tất cả những gì phi tự nhiên là văn hóa, thì nó vừa giá trị, vừa lại phản giá trị. Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp: chỉ là giá trị mà thôi. Từ những giá trị đó mà sau này khi nghiên cứu về duy tâm các nhà nghiên cứu đã đưa ra một thuật ngữ mới đó là: “văn hóa tâm linh” – giá trị về tâm linh trong nét đẹp văn hóa. Thuật ngữ “văn hóa tâm linh” được dùng là theo nghĩa hẹp. 1.2.2. Tâm linh. 1.2.2.1. Khái niệm. Trước đây, nói đến tâm linh là người ta nghĩ ngay đến tín ngưỡng và tôn giáo, và đồng nhất nó với tín ngưỡng và tôn giáo. Thực ra, khái niệm tâm linh vừa hẹp hơn nhưng lại vừa rộng hơn khái niệm tín ngưỡng tôn giáo. Hẹp hơn vì: Ở tín ngưỡng tôn giáo ngoài phần tâm linh ra còn có phần mê tín dị đoan và sự cuồng tín tôn giáo. Bởi đó vừa là một lĩnh vực của đời sống tinh thần vừa là 7
  11. một thiết chế xã hội, mà đã là thiết chế xã hội thì không tránh khỏi sự thế tục hóa, sự tha hóa do việc lợi dụng của giai cấp thống trị. Rộng hơn vì: Tâm linh gắn liền với những khái niệm cái thiêng liêng, cái cao cả, cái siêu việt... không chỉ có ở đời sống tôn giáo, mà còn có cả ở đời sống tinh thần, đời sống xã hội. Trong Từ điển Tiếng Việt, tâm linh được định nghĩa như sau: 1. Khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm. 2.Tâm hồn, tinh thần, thế giới tâm linh. Từ quan niệm trên cho thấy, tâm linh chỉ tồn tại ở con người và là kết quả trải nghiệm của họ trong quá trình sống ở mỗi môi trường nhất định. Từ đó hình thành nên tâm linh riêng biệt của mỗi dân tộc. Như vậy, “Tâm linh là cái tồn tại trong mỗi con người. Nó thể hiện qua niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng hay tôn giáo của mỗi người. Và cụ thể hơn chính là sự ngưỡng vọng của họ về những biểu tượng, hình ảnh thiêng liêng”. 1.2.2.2. Đặc điểm của tâm linh. Gắn với những nét đẹp văn hóa nên tâm linh mang nhiều nét độc đáo, nhiều hình thức và nhiều đặc điểm. Dưới đây là các đặc điểm nổi bật của tâm linh: Thứ nhất Tâm linh là một hình thái ý thức, tâm linh gắn liền với ý thức của con người. Do vậy điều kiện để tồn tại tâm linh là sự có mặt của ý thức con người. Thứ hai Tâm linh là phần thiêng liêng trong ý thức của mỗi con người. Thứ ba Tâm linh có sức truyền cảm truyền lệnh, tập hợp ghê gớm. Do con người có tâm lý tự nhiên là khi đời sống được yên bình mạnh khỏe, ăn nên làm gia, hoặc 8
  12. được cứu thoát khỏi cơn hoạn nạn, nguy hiểm, thì nảy sinh ý thức hướng, nhớ về cội nguồn, biết ơn những cái cao cả đã cho mình, cứu mình. Vì vậy, trong mọi mặt đời sống của con người đều tồn tại tâm linh và có thể nhóm thành hai loại là tâm linh trong cuộc sống đời thường và tâm linh trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. 1.2.2.3. Hình thức của tâm linh. - Tâm linh trong đời sống cá nhân: Trong đời sống cá nhân của những người theo tôn giáo thì suốt đời họ chỉ mang niềm tin thiêng liêng vào Chúa và Phật. Trong họ lúc nào cũng thường trực đời sống tâm linh. Còn đối với mọi cá nhân đời thường thì tâm linh khá phong phú nhưng không phải lúc nào cũng thường trực đời sống tâm linh. - Tâm linh trong đời sống gia đình: Mái ấm gia đình, nơi không gian thiêng liêng nhất, nơi con người sinh ra, ở, con người phấn đấu lo toan và cũng là chỗ cuối cùng con người về. Ngày nay xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, hãy nâng niu giá trị tâm linh truyền thống. Mỗi gia đình thực sự là một tổ ấm thiêng liêng, hạnh phúc nhất của con người. - Tâm linh trong đời sống cộng đồng làng xã: Cái cột chặt con người trong làng xã xưa kia không phải chỉ có quan hệ lãnh thổ, kinh tế mà còn có nhiều quan hệ khác đó là thế giới tâm linh. Ở những không gian thiêng liêng ấy, hàng năm lễ thần và hội làng diễn ra, thì lại là những dịp niềm tin thiêng liêng được củng cố. Thần thánh thiêng liêng nhắc nhở nhớ về cội nguồn, lễ hội thiêng liêng nhắc nhở xóa bỏ những gì khúc mắc bất hòa. Đoàn tụ gần gũi nhau hơn lại đến với những trái tim con người làng xóm. - Tâm linh với Tổ quốc giang sơn đất nước: Ngày nay mỗi cuộc lễ nghi, cuộc hội nghị ta kiến lập bàn thờ Tổ quốc. Gần mới đây trong đánh Mỹ ta thường nói bằng cả sức mạnh bốn nghìn năm lịch sử, sức mạnh truyền thống. Đó chẳng phải là vô hình trừu tượng mà là hình ảnh thiêng liêng từ Hữu Nghị quan đến mũi Cà Mau. Là núi cao biển rộng sông dài. Là cây 9
  13. đa bến nước, mái đình, những hình ảnh thiêng liêng về làng xóm. Là những mảnh đất thiêng liêng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, oai hùng còn đó. Là hình ảnh Bác Hồ gần gũi thân thương vĩ đại. Là những tượng đài, nấm mộ trong nghĩa trang lịch sử nhắc nhở. - Tâm linh trong văn học nghệ thuật: Tâm linh trong sáng tác văn học nghệ thuật là những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng nào đó mà tác giả thể hiện được ra trong tác phẩm làm rung động những trái tim, ngấn lệ những tâm hồn. Mà muốn được như vậy, nhà sáng tạo nghệ thuật thực sự phải có đời sống tâm linh, cảm thụ đối tượng muốn sáng tạo ra trong tác phẩm đến độ thiêng liêng nhất. - Tâm linh trong tín ngưỡng tôn giáo: Tâm linh được thể hiện trong rất nhiều mặt của đời sống tinh thần, có cả trong tín ngưỡng tôn giáo. Tín ngưỡng tôn giáo là lĩnh vực đặc biệt trong đời sống tâm linh. 1.2.2.4. Phân biệt tâm linh với mê tín dị đoan Mê tín dị đoan là: Tin một cách mê muội, kì dị, lạ thường. Tin không lý trí và đến mức không cần đến cả mạng sống của mình. Vì vậy, Mê tín dị đoan chỉ tồn tại khi nó bám vào trình độ văn hóa khoa học thấp kém, con người không đủ trình độ để phân tích, lý giải đúng sai, nhảm nhí. Tâm linh là: Niềm tin thiêng liêng có ở trong nhiều mặt đời sống tinh thần. Những người tin vào Phật và Chúa, đi tu, theo đạo suốt đời tâm niệm vào Phật, vào Chúa có thể giải thoát về cái chết cho mình. Hoặc những người không theo tôn giáo nào, nhưng vẫn tin vào thần phật thiêng liêng, tự đến đình, chùa thắp hương khấn lễ, cầu mong sự phù hộ bình yên mạnh khỏe gặp nhiều may mắn. Còn xuất phát từ một số người muốn kiếm lợi bằng việc dựa vào thần, phật thương mại hóa niềm tin, đặt ra phán bảo nhiều điều kỳ diệu khác thường, cúng lễ cho người khác, khiến cho người 10
  14. khác tin theo mê muội, hành động theo sự tin ấy, gây tốn kém sức khỏe, tiền bạc vô ích, thậm chí nguy hại tính mệnh, ấy là mê tín dị đoan. Như vậy, tâm linh hay mê tín dị đoan tồn tại được đều phải có niềm tin. Nhưng niềm tin của mê tín dị đoan không có thị phi, mù quáng. 1.3. Điểm đến du lịch Điểm đến du lịch, hay điểm tham quan du lịch có thể hiểu đơn giản là địa điểm mà khách đi đến du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến du lịch (Tourism Destination): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”. Một khái niệm khác trong du lịch, đó là điểm tham quan du lịch, trong tiếng Anh gọi là tourist attraction. “Tourist attraction là một điểm thu hút khách du lịch, nơi khách du lịch tham quan, thường có các giá trị vốn có của nó hoặc trưng bày các giá trị văn hóa, ý nghĩa lịch sử hoặc được xây dựng, cung cấp các dịch vụ về phiêu lưu, mạo hiểm, vui chơi giải trí hoặc khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ”. Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có qui mô nhỏ, trên bản đồ các vùng du lịch người ta có thể hiểu điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Sự chênh lệch về diện tích của các điểm du lịch là tương đối lớn. Điểm tham quan du lịch về cơ bản có những điểm giống như định nghĩa về điểm đến du lịch, nhưng khác cơ bản với điểm đến du lịch đó là khách chỉ đến tham quan sử dụng các dịch vụ tại đây, nhưng không ngủ lại 1 đêm. Mặt khác, điểm tham quan du lịch thường nằm trong một điểm đến du lịch và điểm tham quan du lịch rất đa dạng, phụ thuộc vào sự sáng tạo của những người làm du lịch. 11
  15. Có thể nói, khái niệm điểm đến du lịch là một phạm trù rất rộng, nó có thể là một châu lục, một đất nước, hay là một địa phương. Điểm đến du lịch không chỉ có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn mà còn có cả nhiều điều kiện khác để khiến nó trở lên hấp dẫn, đặc biệt là việc phát triển các sản phẩm du lịch. Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu tập trung ở điểm đến và điểm tham quan du lịch. Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch trong một địa phương, một đất nước phần lớn tập trung tại điểm đến và điểm tham quan du lịch. Điều quan trọng để điểm đến du lịch trở thành hấp dẫn và thu hút khách đòi hỏi phải có sự quản trị kinh doanh điểm đến. Vấn đề quản trị kinh doanh điểm đến liên quan đến rất nhiều vấn đề từ marketing, tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến điểm đến đến việc phát triển sản phẩm tại điểm đến, đặc biệt là sự phối kết hợp chặt chẽ các chủ thể tại điểm đến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách để họ có những cảm xúc và trải nghiệm sâu sắc. Cần phân biệt điểm đến du lịch với địa điểm du lịch, vì hai khái niệm này khá gần nghĩa nhau. Địa điểm tham quan du lịch là nơi mà du khách có thể chiêm ngưỡng, tham quan,.. các tác phẩm giá trị. Hoặc nơi trưng bày các giá trị văn hóa có ý nghĩa lịch sử. Hơn thế nữa điểm tham quan du lịch chỉ là nơi khách du lịch đến rồi đi chứ không ngủ lại. Có thể nói điểm tham quan du lịch là điểm nằm trong một điểm đến du lịch. Các điểm tham quan du lịch thường rất đa dạng, phụ thuộc các địa điểm của địa phương đó. 1.3.1 Sức hấp dẫn của điểm đến Khái niệm về sức hấp dẫn là một khái niệm rất rộng, mỗi lĩnh vực khác nhau đều có cách nhìn khác nhau về sức hấp dẫn. Hiểu theo nghĩa chiết tự thì “hấp” là hút vào, “dẫn” là kéo đến. Trong vật lý học, lực hấp dẫn, hoặc tương tác hấp dẫn, là một hiện tượng mà tất cả vật có khối lượng hoặc năng lượng bị hút về nhau, trên trái đất, lực hấp dẫn tạo nên trọng lực cho vật thể và tạo nên 12
  16. thủy triều. Có thể thấy rằng, nội hàm của từ “hấp dẫn” chính là sự thu hút, lôi cuốn của đối tượng này với đối tượng kia. Tài nguyên du lịch là một trong những thành tố quan trọng nhất tạo nên điểm du lịch. Giáo trình “Địa lý du lịch” của tác giả Trần Đức Thanh đề cập đến sức hấp dẫn của của tài nguyên du lịch và xem tài nguyên du lịch là một trong năm thành tố tạo nên một điểm du lịch. Theo giáo trình này, độ hấp dẫn tài nguyên du lịch có thể được coi là giá trị của tài nguyên du lịch, nó phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản: giá trị tự thân của tài nguyên đó, vai trò của nhà cung ứng và trình độ của khách du lịch. Có thể xem sức hấp dẫn như là một thuộc tính của điểm đến, một điểm đến có thể trở nên phổ biến bởi khả năng cạnh tranh và độ hấp dẫn của nó. Bài viết “Xác định thuộc tính hấp dẫn của điểm đến và đo lường cảm nhận của khách du lịch” đăng trên tạp chí Du Lịch năm 2017 của tác giả Trần Thị Thùy Trang đã nhìn nhận sức hấp dẫn dưới góc độ là một thuộc tính cơ bản của điểm đến: Sự hấp dẫn của một điểm đến du lịch phản ánh "những cảm xúc, niềm tin và ý kiến của một cá nhân đó về một điểm đến bởi khả năng nhận thức cho sự hài lòng trong quan hệ với các nhu cầu đặc biệt kỳ nghỉ của mình". Tuy nhiên thuộc tính này lại bộc lộ rõ qua vai trò của cá nhân, cụ thể là khách du lịch trong việc nhận xét, đánh giá, cảm nhận đối với điểm du lịch xem đã thỏa mãn các nhu cầu của mình hay chưa. Đo độ lường sự hấp dẫn của điểm đến có thể được thực hiện bằng cách đánh giá những gì một điểm đến có thể cung cấp cho khách du lịch và mức độ đáp ứng kỳ vọng của khách du lịch. Như vậy, có thể hiểu sức hấp dẫn của điểm đến chính là khả năng đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch khi tới với điểm đến. Nó xuất phát từ hệ thống các yếu tố tạo nên điểm du lịch nhằm đáp ứng mong muốn của du khách, tạo cho họ sự thỏa mãn, hài lòng khi thực hiện hoạt động du lịch ở điểm đến đó. 1.3.2 Đặc điểm và yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến 13
  17. Sức hấp dẫn là một thuộc tính của điểm đến, tạo nên sự cạnh tranh của điểm đến đó với các điểm đến khác. Một điểm du lịch có sức hấp dẫn là nơi thu hút lượng lớn khách du lịch và có doanh thu cao và phát triển du lịch theo hướng bền vững. Theo ủy ban Brundtland định nghĩa “phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau”. Đây là khái niệm được sử dụng rộng rãi, làm chuẩn mực để so sánh các hoạt động phát triển có trách nhiệm đối với môi trường sống của con người. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững không tách rời khỏi khái niệm này. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, từ đó ta thấy rõ được phát triển du lịch gắn với môi trường. Chính vì vậy, bản thân sự phát triển du lịch đòi hỏi phải có sự phát triển bền vững chung của xã hội và ngược lại. Hiện nay, đa số chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”. Như vậy, nếu chỉ chạy theo đáp ứng hai yếu tố khách du lịch và doanh thu, khai thác triệt để mọi tài nguyên du lịch mà không có định hướng phát triển, phá hủy môi trường, thì điểm du lịch ấy chưa thể coi là một điểm đến có sức hấp dẫn. Để một điểm du lịch được xem là điểm đến có sức hấp dẫn, nó phải có lượng khách du lịch ghé thăm hàng năm đông, doanh thu du lịch cao. Bên cạnh đó phải góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương, nơi diễn ra các hoạt động du lịch, để du khách có những chuyến du lịch chất lượng và có trách nhiệm. Hoạt động du lịch phải đảm bảo duy trì chất 14
  18. lượng của môi trường cả về tự nhiên và nhân văn vì lợi ích của cả cộng đồng địa phương và du khách. Sức hấp dẫn chính là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tài nguyên du lịch hay một điểm du lịch cụ thể. Dựa trên nhiều cơ sở để có thể phân chia các loại điểm du lịch, do đó yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của điểm du lịch phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của điểm du lịch đó. Theo các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến du lịch bao gồm: sự hấp dẫn; các tiện nghi; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ vận chuyển; dịch vụ khách sạn.Hay có thể phân chia các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến du lịch bao gồm: cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, kiến trúc, phongcảnh thiên nhiên, khí hậu, di tích lịch sử; các loại hình nghệ thuật, phong tục tậpquán..v.v. Nhân tố tâm lý xã hội tại điểm đến du lịch đó là sự hiếu khách và tínhthân thiện của cộng đồng dân cư sở tại, các sự kiện văn hóa, cuộc sống ban đêmvà vui chơi giải trí, tính mới lạ của điểm đến du lịch, khả năng tiếp cận, các món ăn và sự yên tĩnh, môi trường chính trị, xã hội và giá cả; Một quan điểm khác cho rằng, các nhân tố tạo nên khả năng hấp dẫn của điểm đến du lịch bao gồm: Những đặc điểm cơ bản, nguyên thủy của điểm đến đó như khí hậu, môi trường sinh học, văn hóa và kiến trúc truyền thống, đó chính là những điều kiện cần để khách du lịch chọn điểm đến; Những đặc điểm khác của điểm đến du lịch: các khách sạn, vận chuyển, nơi vui chơi giải trí đó chính là điều kiện đủ để tăng tính hấp dẫn của điểm đến du lịch. Cách phân chia này xác định ranh giới rõ ràng giữa hai nhóm điều kiện cần và đủ. Sức hấp dẫn của một điểm du lịch trước hết phải xuất phát tự đặc điểm tự thân của điểm đến, thêm vào đó là các đặc điểm khác bổ trợ xung quanh, hai nhóm điều kiện này kết hợp hài hòa, hỗ trợ nhau cùng tạo nên sức hấp dẫn cho điểm đến. 1.3.3. Tiêu chí xác định sức hấp dẫn của điểm đến Tiêu chí là chuẩn mực được đề ra dùng để kiểm định hay đánh giá một sự vật, sự việc. Bao gồm các yêu cầu về chất lượng, thời gian, năng suất và khả 15
  19. năng tuân thủ các qui định được đề ra, kết quả cuối cùng sẽ biểu thị được tính bền vững và sự hiệu quả của tiêu chí đó. Tiêu chí mang tính khoa học là một công cụ đánh giá về chất lượng, giúp con người định hướng các mục tiêu và phương hướng một cách chuẩn xác. Để đánh giá sức hấp dẫn của một điểm đến, rất nhiều chuyên gia đã đưa ra các giả thuyết khác nhau về xây dựng bộ tiêu chí. Đầu tiên phải kể đến là đánh giá về mức độ hấp dẫn (thu hút) của điểm đến du lịch trên trang web TripAdvisor, nơi mà các tiêu chí xuất phát từ nhận thức của khách du lịch. Trang web du lịch TripAdvisor – một trong những trang web du lịch lớn trên thế giới đánh giá chất lượng những điểm đến du lịch cũng đưa ra những xếp hạng các điểm đến thường niên. Phương pháp đánh giá TripAdvisor áp dụng không giống những trang web khác, họ sử dụng một thuật toán độc quyền để phân tích ý kiến đánh giá và phản hồi của người truy cập về điểm đến du lịch. Những ý kiến này tập trung vào đánh giá ba tiêu chí chính, bao gồm: Địa điểm lưu trú, Nhà hàng, Các điểm tham quan và vui chơi.Về mặt nội dung, TripAdvisor thu thập thông tin đánh giá về điểm đến du lịch qua trang web trực tuyến, và bằng việc gửi email cho những người đăng ký thành viên để khuyến khích họ đưa ra đánh giá về một điểm đến cụ thể. Mỗi ý kiến phản hồi này đều phải đưa ra đánh giá theo thang đo từ 1 đến 5 đối với các tiêu chí nơi lưu trú, nhà hàng, các điểm tham quan và vui chơi tại điểm đến (trong đó, 1 là đánh giá chất lượng kém, 5 là chất lượng xuất sắc). Một nghiên cứu khác nữa của Bùi và Mai (2012) đã đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá khả năng thu hút khách của điểm đến du lịch – thành phố Huế, Việt Nam. Trong đó, 17 tiêu chí xuất phát từ thuộc tính của điểm đến, được chia làm 5 nhóm chính đã được đưa vào nghiên cứu. Các nhóm này bao gồm: Các yếu tố tự nhiên, Các yếu tố xã hội, Các yếu tố lịch sử, Các điều kiện giải trí và mua sắm, Cơ sở hạ tầng, ẩm thực và lưu trú. Hệ thống các tiêu chí này được đưa ra dựa trên mô hình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến đề xuất bởi Hu và 16
  20. Ritchie (1993) kết hợp với việc bổ sung yếu tố “an toàn của điểm đến” – một trong những quan tâm hàng đầu của du khách hiện nay. Vengesayi (2003) đã đưa ra định nghĩa cho khả năng thu hút và cạnh tranh của điểm đến du lịch, đó là khả năng một điểm đến có thể mang lại những lợi ích kinh tế, xã hội, và vật chất cho cộng đồng dân cư của điểm đến cũng như làm hài lòng khách du lịch. Theo Vengesayi, các yếu tố nguồn lực của điểm đến và hỗn hợp các hoạt động là tiêu chí cơ bản tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến. Đây cũng chính là lí do tại sao du khách đánh giá, lựa chọn điểm đến này hơn điểm đến khác. Cụ thể đó là 5 nhóm yếu tố: văn hóa, tự nhiên, các sự kiện, các hoạt động du lịch, và hoạt động vui chơi giải trí tại điểm đến. Các yếu tố nguồn lực của điểm đến và các hỗn hợp các hoạt động sẽ cung cấp cho du khách có thêm nhiều lựa chọn, giữ họ lưu lại điểm đến lâu hơn, và đó chính là yếu tố “kéo” đối với du khách Theo John Lea và David W. Smith đã đưa ra quan điểm về đánh giá sức hấp dẫn của một điểm đến du lịch trong cuốn “Tourism and development in the third world” với hệ tiêu chí như sau: Tăng hấp dẫn ( 100 điểm) Giảm hấp dẫn (10 điểm) 1. Phong cảnh đẹp 1. Lạm phát cao 2. Thời tiết trong lành 2. Đồng tiền mạnh 3. Không quá xa 3. Tỷ lệ tội phạm cao 4. Đi lại rẻ 4. Khủng bố 5. Dịch vụ tốt 5. Thiên tai, sự cố môi trường 6. Ổn định về chính trị 6. Chính trị không ổn định 7. Chính quyền thiếu sự ủng hộ của 7. Thịnh vượng về kinh tế dân chúng 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2